Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen

12/06/201912:36(Xem: 6486)
Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen
hoa-sen-vo-thuong


HUYỀN THOẠI NGÔN NGỮ HOA SEN 

Thích Quảng Thanh


 
Có phải hoa sen ẩn tàng ngôn ngữ huyền thoại?

Nói đến đặc tínhhoa sen là một trong những loài hoa quý pháiHoa sen vươn mình lên từ bùn lầymà không bị ô nhiễm sắc màu và hương vị. Ngôn ngữ hoa sen là ngôn ngữ huyền thoại tuyệt vời!

Các trường phái sinh hoạt nghệ thuật thường trang điểm hoa sen đặc trưng cho các bậc thầy tôn quý. Hoa sen biểu hiện tính chất nhân quả đồng thời. Nghĩa là những cánh sen bao bọc cái gương bên trong đã thành hình những hạt giống. Sen tỏa hương về đêm thanh khiết kỳ diệu lạ thường! Vóc dáng hoa và lá sen vượt khỏi mặt nước ao bùn tuy mảnh khảnh, nhưng rất vững vàngtrước gió đong đưa lay chuyển. Hoa sen trông mượt mà đài các lung linh trong nắng hè oi bức, sen mỗi năm chỉ nở hoa một lần vào dịp nắng hè rạng rỡ. Do vậy, những người muốn tìm bộ ảnh hoa sen phải sẵn sàng đúng thời, đúng lúc. Nghĩa là bố cục và ánh sáng trung hòa với sự giao cảm của nghệ nhân.

Nhiếp ảnh gia săn ảnh hoa sen để làm tác phẩm đắc ý phải thật nhạy cảm. Nghĩa là tìm thấy chân dungđối tượng chưa đủ mà phải chờ đợi ánh sáng chiếu vào hoa lá lung linh, tạo thành cấu trúc hài hòa mỹ thuật rất thiên nhiên. Từ cấu trúc thiên nhiên cho chúng ta cảm xúc bắt mắt từng mỗi góc cạnh dẫn đến ý thức hình thành. Hoa sen là một trong những loài hoa quý phải được người đời bất phân giới tính tạo thành tác phẩm để trưng bày trong những dịp lễ lạc quan trọng nào đó.

Giới hội họa cũng thường dùng biểu tượng hoa sen để mô tả trên một bình diện nào đó. Có những bức họa hoa sen rất ư linh động thiền vị. Cho dù dùng kỹ thuật trắng đen hay màu để minh họa nét đẹp đài các của hoa sen, người họa sĩ đều có thể thành công vừa ýChúng ta cũng tìm thấy hoa sen trong các trường phái điêu khắc mỹ thuật.

Những sắc dân Á Châu thường dùng hoa sen ướp trà và thưởng thức tính chất độc đáo của nó. Tim sen còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ hay bệnh tim…Hạt sen những người chuyên nghiệp thườngdùng để chế biến sản phẩm thức ăn như chè hay các loại bánh ngọt. 

Đứng về mặt khảo cứu đặc tính của hoa sen, tôi rất thích đợi chờ và nắm bắt thời gian kỳ diệu. Nghĩa là tìm đủ yếu tố căn bản để cấu trúc tác phẩm và cống hiến đến tha nhân thưởng ngoạn. Có lẽ sắc màu và ngôn ngữ của loài sen chúng rất hãnh diện được các trường phái nghệ thuật đắc ý và chọn làm biểu tượng độc đáo. Nói đến tính chất phân loại, hoa sen có nhiều giống khác nhau tùy theo phong thổ của mỗi quốc gia. Cho dù sen trắng hay hồng, hương thơm chỉ có một mà thôi. Không biết đã có quốc gianào chọn hoa sen làm biểu tượng quốc hoa?

Về đêm, nhất là những lúc sương mờ bàng bạc lãng đãng, thi nhân thả tâm hồn phiêu bồng trong khung trời tĩnh lặng sâu lắng giao cảm với thiên nhiênhoa sen có thể là nguồn cảm hứng đầy sáng tạo trên dòng tâm thức tuyệt vời để thi nhân cảm xúc ý thơ

Giòng tâm thức nào mà không chứa chan kỳ vọng? Vẻ đẹp nào mà không phôi phai hương sắc?

Thời gian nào mà  không bỏ lại sau lưng những bao kỷ  niệm? Tuy nhiên các bậc Thánh Hiền đã dùng biểu tượng hoa sen làm nền tảng đời sống tâm linhThiên thu trước và sau cũng thế, sự cảm nhận và trung hòa của bậc thầy minh triết lúc nào cũng mới tinh bằng cả nghị lực trí tuệ và dũng cảmĐặc tínhcủa hoa sen từ lúc tượng hình chớm nở gọi là tiếu, hàm tiếu đến mãn khai sống động tuyệt vời!

Riêng các trường phái phát triển đạo Phật đều dùng hoa sen làm biểu tượng cao quý. Khi Đức Phật còn tại thế hoa sen tạo thành câu chuyện thiền ý vịCâu chuyện được ghi nhận:

 “Một hôm Đức Phật xuất hiện trước đại chúng như thông lệ mỗi ngày thuyết pháp, hôm đó Đức Phậtkhông nói gì hết, Ngài mặc nhiên lắng sâu thiền địnhĐại chúng ngơ ngác đợi chờ lời pháp nhủ từ kim khẩu của Đức Thế TônĐức Phật Ngài tiếp tục yên lặng…sau đó tay phải cầm một búp sen đưa lên trước mặt đại chúng mà không nói gì. Đại chúng lúc bấy giờ ngạc nhiên không biết hiện tượng gì khác thường. Trong lúc vắng lặng, Ngài Ca Diếp mỉm cười đáp lễ bằng trạng thái bình lặng. Đức Phật  Ngài tuyên ngôn:

“Chánh pháp nhãn tạng
Niết Bàn diệu tâmThực tướngvô tướng
Bất lập văn tự
Trực chỉ chân tâm
Kiến tánh thành Phật”
Truyền Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả

Đại loại rằng:

(Chánh pháp chân truyền
Tuệ giác soi sáng,
Diệu tâm -Niết Bàn
Có tướng, không tướng
Chẳng dùng ngôn ngữ
Nhìn thẳng chân tâm
Thấy tánh thành Phật)
Truyền cho Ma Ha Ca Diếp làm tổ thứ nhất.

Câu chuyện thiền đã đặt lên tâm thức đại chúng mỗi người một dấu ấn kỳ diệuTâm đắc lãnh hội chân truyền (truyền tâm ấn) khai phóng tư duy đại chúng cho nguồn thiền ấy tuôn chảy suốt chiều dài lịch sửhơn 2556 năm.  Dòng thiền sinh động bắt đầu từ một bông sen khai thị tuệ giác vô tiền khoáng hậu. Vì tính chất vô nhiễm qua biểu thị bông sen khi Đức Phật còn tại thế mãi về sau làm tòa ngồi tôn quý bậc thầy đại giác Thế Tôn. Vẻ đẹp tự nhiên của bông sen ở một thời điểm nào cũng đặc sắc. Những nghệ sỹ đưa hoa sen vào tác phẩm tạo sự rung cảm bắt mắt kỳ lạ tuyệt vời! Bông sen là loài hoa quý pháilung linh gợi cảm qua ống kính máy thu hình. Bông sen được nhiều danh họa phóng tác theo cảm hứngdung thông trực giác để làm giàu nền thi ca của nhân loạiViệt Nam có thơ ca tụng bông sen rằng:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Thi nhân xúc cảm đề thơ rất tới như thế! Do vậy, những tài năng về sau khai thác thể chất hoa sen đa dạng trên bình diện thi ca – học thuật.

Tôi chọn hoa sen kết thành sưu tập để minh họa đời sống nhân sinh quan tốt đẹp trong lúc có cơ hội trình bày trước đại chúng. Tất nhiên cũng muốn chia xẻ cùng quý thức giả và tìm sự đồng cảm bất phân màu da sắc tộc. Này các bạn hãy để tâm hồn chúng ta vươn lên và đạt đến cứu cánh của sự hạnh phúcnhư loài hoa sen biểu tượng quý phái.

Với tôi, ngôn ngữ, hương vị và sắc màu của hoa sen luôn được chiêm ngưỡng và cảm nhận sâu sắc bằng cả tâm hồn thanh cao huyền diệu tương đắc.

Thời tiết lạnh sen ngủ
Giấc ngủ dài mùa Đông
Xuân đến sen thức giấc
Vươn mình đón nắng hồng

Thời tiết lạnh sen ngủ
Trong bùn lầy tối tăm
Ngày tháng buồn đến thế
Sen kể chuyện trăm năm

Vượt thoát khỏi mặt nước
Lá xanh niềm ước mơ
Ánh sáng và bóng tối
Có kẻ vẫn đợi chờ

Thời tiết vào nắng Hạ
Xôn xao lối đi qua
Tâm thức nào gối mộng
Sen hồng ta với ta

Bông sen hương ngọt ngào
Thi ca vượt đỉnh cao
Góc cạnh giọt ánh sáng
Ấn thiền ai truyền trao
California 30-8-2012



hoa sen 2a

THE MYTHICAL LANGUAGE OF THE LOTUS 
 

Thích Quảng Thanh (Thanh Trí Cao) | Translation by Ngọc Bảo

 The lotus, a special kind of flower – is there a hidden legend relating to it?

 With its remarkable characteristics, the lotus is considered a flower of nobility. Its roots are buried in the mud, but the leaves and flowers standing high above the water are intact in their color and fragrance, not soiled by water or mud. The language of lotus is a mystical, wonderful language!

In Buddhist tradition, the lotus is considered a symbol for the enlightened.  The lotus contains in itself a meaning of cause and effect – inside the multiple layers of lotus petals is a central pod which contains many lotus seeds.  The cause (seed) is already within the effect (flower). At night, the lotus embalms the air with a pure and subtle fragrance. The flowers and leaves appear delicate but are quite strong in the blowing wind.  The lotus has a silky, noble beauty, shimmering in the hot summer sunshine. It is only in midsummer that the lotus is in full bloom, when the weather is hot and humid and the sunlight is bright. Therefore, photographers who want to make a collection of lotus pictures should be aware of the good timing, when the background and light are in harmony with the feeling of the artist.

The photographer who looks for satisfactory lotus pictures should be quite sensitive.  A good background is not good enough; he should wait for a time when the lotus flowers and leaves are glittered in the light, making up a natural structural harmony. A natural structural harmony always attracts our senses and emotions, provoking a creative force. The lotus is also a precious flower which has been the subject of decorating art works in important events, for people from all paths of life.

In painting, the lotus is also a frequent subject. There are many paintings of the lotus with Zen elements which are quite stimulating. The artist can successfully express the beauty of the lotus, whether it is in colors or black and white.  The lotus is also subject for many sculptured works.

In Asia, dry lotus petals are mixed with tea for aroma and the bitter embryos within the lotus seeds are produced into herbal medicines for sleeplessness or hypertension.  Almost all parts of the lotus are edible : the roots, stems, leaves, and seeds.  The lotus seeds are boiled and cooked in a sweet soup, a popular delicacy (called chè in Vietnamese), or made into lotus nut paste for pastries.

For all of its special characteristics, the lotus is always a source of inspiration for my photography. I enjoy the patience of waiting for a good time, when all elements for an artful photograph are assembled.  The lotus, with its pure beauty and silent language, deserves to be the subject of many art traditions.  There are many kinds of lotus, with different colors, but the fragrance is always the same. I wonder if there is any country has chosen the lotus as their national emblem?

At night, under a misty sky, when the poet immerses himself in the deep silence, he will feel a connection with the universe, and the sight of the lotus is an inspiration for creativity.

 Is there any consciousness that does not have hope? Is there any beauty that will not fade away? Is there any passing time that leaves no memory?

 In the midst of this impermanent world, the enlightened masters have chosen the lotus as a spiritual symbol. For thousands of years before and after, the enlightened view of the wise is always fresh with compassion and courage.  The characteristics of the lotus in every level, from the bud, to blossom and full flowering, are wonderfully lively!

In the time of Buddha the famous story of “Flower Sermon”, also known as “Pick up flower, subtle smile”, was narrated as follows:

“In a Dharma assembly, the Buddha was silent in meditation. His disciples were waiting to hear a sermon, when suddenly he held up a white lotus flower. No one in the audience understood this wordless sermon except Mahakasyapa, who responded with a subtle smile.  It was a manifestation of his realization of the essence of the teaching. The Buddha affirmed this by saying:

I possess the true Dharma eye
The marvelous mind of Nirvana
The true form is formless
Outside of scriptures
No dependence upon words and letters
Direct pointing to the heart of man
Seeing into one’s original nature and becoming Buddha
This I entrust to Mahakasyapa.

Thus began the direct transmission of wisdom without words, and Mahakasyapa became the first patriarch of Zen. From the mythical story of a wordless sermon with the white lotus, a lively Zen tradition of direct transmission from mind to mind has continued in the Buddhist history of 2556 years.  The lotus, with the quality of purity and stainlessness, remains the symbol of Buddhism from the time of the Buddha, and is the sacred seat for the Buddha.  In the mundane world, through all the time the lotus has been the subject of literature and many valuable art works, in photography or paintings. A Vietnamese folk poem said:

In the pond, nothing is more beautiful than the lotus
The leaves are green, the flower white with yellow sigma
Yellow sigma, white flower, and green leaves
Growing from the mud but untainted by mud.

I chose the lotus in my photographic collection as a way to teach the meaning of Zen, whenever there is a chance, and of course I would like to share it to viewers from all over the world.  Let us purify our mind and stand up for happiness from the suffering world, like the noble lotus rising up high from the muddy water.

 For me, the lotus, with its silent language, its colors and fragrance, is always admired in my soul, with all the purity in my mind.

In cold weather, the lotus sleeps
A long sleep of winter
Spring comes, the lotus wakes up
Greeting the warm sunshine

In cold weather, the lotus sleeps
In the dark muddy water
The days go by sadly
The lotus narrating a hundred years story

Rising high above the water
The green leaves with wishful dreams
In the light and the shadow
Lotus still laying in waiting

The weather changes to summer
Passing through the lively path
In the dreamy consciousness
The image of a pink lotus and me

Sweet fragrant lotus
Is the supreme poetry
Glittering drops of light on the side
Reflecting a transmission of mind

Thanh Trí Cao
(California, August 30, 2012)

Translated by Ngọc Bảo

Nguồn: phatgiaovietnamhaingoai

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2010(Xem: 10982)
-Người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình- -Nhà lãnh đạo toàn cầu trong phong trào vì hòa bình, nhân quyền và sức khỏe cộng đồng-
14/06/2010(Xem: 5862)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên là một trong những bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Lâm Đồng. Ngài họ Nguyễn, húy là Tùng, sinh năm 1898 tại làng Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, bẩm chất thông minh, đĩnh ngộ. Thời tráng niên, lập nghiệp ở Lào, Hòa Thượng nhân đọc báo Từ Bi Âm mà ngộ đạo, thấy rõ cuộc đời vô thường, nuôi chí xuất gia. Đến năm 29 tuổi (1927), Hòa Thượng mới có đủ nhân duyên đầu sư thọ giáo với Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ, Trú trì chùa Hải Đức, Huế và đắc giới Sa di năm 1934. Năm 1936, ngài thọ Cụ túc giới với pháp hiệu BÍCH NGUYÊN, rồi theo học ở các lớp Phật học tại các Phật học viện Hải Đức, Bảo Quốc và Ấn Quang.
15/05/2010(Xem: 5364)
Thiền sư Khánh Hòa sinh năm 1877 tại làng Phú Lễ tỉnh bến Tre, xuất gia năm 19 tuổi tại chùa Khải Tường. Chí nguyện chấn hưng Phật giáo của ông phát sinh vào khoảng năm ông được bốn mươi tuổi. Ông du hành khắp các tổ đình và Nam Kỳ để gây ý thức chấn hưng và kêu gọi sự hợp tác của các bậc tôn túc.
19/03/2010(Xem: 7423)
Một cặp kính trắng với sợi dây vòng ra sau cổ, năm ba con khỉ nhảy tung tăng trên vai, trên đầu, tóc tai rối rắm, áo quần cái dài, cái ngắn, kiểu đàn ông, đàn bà, đầy màu sắc sặc sỡ …đây là dáng người anh Bùi Giáng chúng ta thường gặp trên những nẽo đường Sài Gòn năm 1975 … Sau năm 1975 , anh Bùi Giáng về ở chung với chúng tôi trong nội xá viện Đại học Vạn Hạnh cũ (222 Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sĩ). Vào thời điểm này, Đại học Vạn Hạnh không còn hoạt động, nên nội xá chỉ còn một số ít người ở lại với Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu. Chúng tôi quản lý chung, chú Chơn Thuần đi chợ và thị giả cho Hòa thượng Viện trưởng, anh Trần Châu phụ trách an ninh, anh Bùi Giáng thì nhận nhiệm vụ đi mua lương thực.
10/03/2010(Xem: 6174)
Bản thân tôi (Tín Nghĩa), rất ít có dịp thân cận với Ôn Già Lam. Điều dễ hiểu, vì tôi không xuất thân từ Phật Học Viện. Vả lại, mỗi lần Ôn về Huế (Bảo Quốc), thường vào dịp đầu xuân, thì đa phần Ôn hay đàm luận Phật sự với quý Ôn lớn như Ôn Linh Mụ, Ôn Trúc Lâm, Ôn Linh Quang, Ôn Từ Đàm và Ôn Bảo Quốc, . . . Đầu năm, Ôn thường hay nghe Đại luật (tức là dạy luật Tứ phần) cho hai chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, thì tôi đạp xe ra học rồi về lại chùa. Vả lại, bổn phận của tôi ở chúng Trúc Lâm cũng tương đối bề bộn. Tuy thế, chính tôi lại có với Ôn ba kỷ niệm khó quên.
10/03/2010(Xem: 8932)
Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài thì chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. Còn tu viện Quảng Hương Già Lam thì vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam.
10/03/2010(Xem: 7248)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng. Ôn Già Lam, người đã hy sinh suốt đời mình để phụng sự cho Phật pháp, đào tạo Tăng tài qua nhiều thế hệ. Ôn đã khai phóng tinh thần thế học cho Tăng sinh các Phật Học Viện.
10/03/2010(Xem: 13891)
Sau năm 75 các Phật Học Viện đều đóng cửa. Các tăng sinh tại các Phật Học Viện đều trở về chùa cũ của Thầy Tổ để sinh sống và tu học. Thật tế, tu thì có mà học thì hầu như không. Có chăng là Thầy dạy đệ tử trong chùa. Những chùa có ruộng đất thì thầy trò tự túc canh tác để sinh sống. Sinh hoạt giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ đã không còn.
05/12/2008(Xem: 9453)
Hình ảnh Mừng Sinh Nhật Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Ngày 5-12-2008 tại Cao Hùng , Đài Loan tại Nhà Hàng 200 Món Đồ Chay Do Đạo Hữu Tony và quý Phật tử trong phái đoàn Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ tổ chức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]