Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Có Mặt Của Thiền Trong Dấu Ấn Nghệ Thuật 2

11/06/201913:21(Xem: 6413)
Sự Có Mặt Của Thiền Trong Dấu Ấn Nghệ Thuật 2

SỰ CÓ MẶT CỦA THIỀN TRONG DẤU ẤN NGHỆ THUẬT 2

( Bài phát biểu trong dịp ra mắt tác phẩm Dấu Ấn Nghệ Thuật 2 của nghệ nhân thiền sư Thanh Trí Cao ti Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo chùa Bảo Quang ). 

Chúng tôi có cơ duyên quen biết với thầy khi còn ở Việt Nam, lúc đó chúng tôi thường gọi thầy là cao tăng. Mà qu như thế, thầy cao thật, cao từớng mạo cho đến tư tưởng, cao từ những tác đng hưng khởi ở bên trong đến sự hành hoạt ở bên ngoài, cao từ nội giới đến ngoại giới, cao từ trong lý ng đến giải thoát, cao từ phụng sự tha nhân đến tinh thần giác ngộ. Hầu như tất cả những bộ môn nghệ thuật đều có sự góp mặt của Thầy, từ văn chương, thi ca, hội hoạ, kiến trúc, âm nhạc, nhiếp ảnh, tạc tượng, cắm hoa, non bộ, bonsai, sưu tầm cổ vật, đâu đó đều có bàn tay khối óc và con tim của thầy tạo nên. Thầy đem đo vào đi xuyên qua con đường của nghệ thuật, và xử dụng sở trường nầy để khai mở tâm thức, gieo hạt mầm giác ngộ đến với tha nhân. Thầy là nghệ sỹ, nghệ nhân, thiền sư Thanh Trí Cao 

Trước khi là một nghệ sỹ, một nghệ nhân thầy là một tăng s, trước khi những tác phẩm nghệ thuật ra đời thầy là một thiền sư. Dù đứng ở góc đ nào để nhận định, thì con ngưi tài hoa đó, ngh nhân vượt trội đó, trước hết và trên hết vẫn là một thiền sư. Cả hai lãnh vực đó được kết tụ trong cùng một con người, vì lẽ thiền còn được kể như một bộ môn nghệ thuật siêu việt trong việc chuyển hoá tâm thức trở nên tinh tường sáng tỏ " Kiến chiếu tự tánh " đ đi đến giác ngộ mà không gây nên sự xung đột, bế tắc, đổ vỡ nào. Dấu Ấn Nghệ Thuật 2 được hình thành từ năng lực tu tập, từ sự tư duy tác tạo, phụng sự, hiến dâng, tất cả đều nằm trong mỹ học vi diệu của thiền, sống và thở cùng một nhịp, với thiên nhiên con người, nên những ẩn mang, cốt cách, tàng chứa ấy đu được phủ vây bởi chất thiền. Có sao thấy vậy, thấy sao chụp vậy, đ nguyên như vậy, thể hiện như vậy. Ở đó ngôn ngữ không còn là ngôn ngữ mà là tiếng lòng, thông điệp truyền trao, chất liệu của yêu thương, hương từ bi và trí tuệ, gởi gắm tấm chân tình đến với tha nhân. Ở đó nghệ thuật không còn là nghệ thuật mà là siêu nghệ thuật, trở thành biểu tượng bắt nhịp cho sự bùng lên của giác ngộ, vượt thoát phủ trùm lên từng tâm cảnh. 

Trong tác phẩm Dấu Ấn Nghệ Thuật 2, ngoài lãnh vực tư tưởng, chứa đựng sự khám phá mới lạ, sự rộng mở của tâm thức trên từng hiện thực, chúng tôi tâm đắc hai tuyển tập ảnh mang chủ đề " Ngôn ngữ hoa sen " và " Đời sống thiền môn ". Cả hai bộ ảnh đu đạt giải thưởng quốc tế, và riêng bộ ảnh " Ngôn ngữ hoa sen " đạt giải " Nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới". Mỗi một bức ảnh là điểm chấm phá riêng, những đường nét lạ, tạo thành sức sống liên kết giữa đi tượng và nhận thức, con người và thiên nhiên trong sự hợp nhất. Trong hai tác phẩm vừa là hình ảnh, vừa là tư tưởng với hai tiểu luận, đó là " Huyền thoại ngôn ngữ hoa sen " và cùng tên chủ đề với bộ ảnh " Đời sống thiền môn ". Thầy đúng là bậc thầy của một số lãnh vực nghệ thuật, tất cả đu được kết tụ hình thành ở đó, ti đó, nơi thiền môn Bảo Quang, cứ thế mà vươn lên che mát và làm tươi đẹp cho đo cho đời.

Trong bộ ảnh " Ngôn Ngữ Hoa Sen " thầy nắm bắt được phút giây chuyển mình của thực tại, sự vươn lên, biến hiện, đi thay đu được thầy kéo lại, phơi bày, thể hiện một sức sống vô cùng linh hiện, để chúng ta có dịp xúc tác, chạm vào cái giây phút huyền diệu đó. Thời gian và không gian in dấu trên từng đường nét, sáng và tối hoà nhập với nhau, nở và tàn, sinh diệt trộn lẫn vào nhau. Những giọt sương kết tụ trên phiến lá, điểm tô thêm vẻ đp mong manh như thân phận của kiếp người, chỉ một cơn gió vô tình lay động, thì hạt sương y rơi xuống vở tung, nói lên sự có mặt của vô thường, thành, trụ, hoại, diệt, chi phối tất cả, nhưng cũng là nguyên tố để bừng lên sức sống cho một hành trình kế tiếp. Thầy đưa chúng ta đi từ sự nhiệm mầu nầy đến sự mầu nhiệm khác, tâm thức đợi mong, cận kề, bổng trở mình thức dậy. Hoa sen không chỉ là hình ảnh, để ta ngắm nhìn, mà nó đang mĩm cười và còn biết nói, có ngôn ngữ riêng " Ngôn ngữ hoa sen" . Hoa sen còn là biểu tượng tuyệt vời của Đạo Phật Việt, hoa sen mọc lên từ bùn, từ nơi tăm ti vươn lên trổi dậy, mang vẽ đẹp thanh khiết, tỏa hương thơm ngt ngào, và khi tàn phai đến khi tái hiện cũng từ nơi ấy. Sống và chết cùng với bùn, nhưng không bị ô nhiễm, " gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn " sống ở trần mà không nhiễm trần, sống với khổ đau nhưng tâm lúc nào cũng vưt thoát, " cư trần lạc đạo " bởi lẽ từ nơi kh đau mới cần sự giải thoát, phiền não chính là bồ đề, tuy hai vấn đ nhưng cùng chung một khuôn mặt. Chỉ có thiền sư nghệ nhân mới đ năng lực tạo thành nét chấm phá lững lơ, chỉ ra những điều kỳ diệu mà chúng ta không tự mình nhận ra được.

Bộ ảnh nghệ thuật về " Đời sống thiền môn " được thầy chụp lại, trong dịp chư tôn đc Tăng Ni tu hội về chùa Bảo Quang đ an cư kiết hạ, trau dồi đạo hạnh, trang nghiêm thân tâm. Mỗi bức ảnh là một thông điệp, lời kinh nhắc nhở, sự hồn nhiên vô tư của tuổi thơ, s sinh động tự tại của tuổi trẻ, sự thảnh thơi an lạc của tuổi già, vẫn ngày đêm vươn cao lan toả sức sống. Sáng và tối, có với không, còn với mất, đến và đi, sanh và tử, mê và ngộ, tạo thành bản hoà tấu vô tận lên cung bậc tử sinh. Màu y vàng giải thoát, cánh cửa không môn rộng mở, sự an lạc toả chiếu lên từng tâm cảnh, tạo thành năng lực nhiệm mầu, chuyển hóa sinh, lão, bệnh, tử, thành giác ngộ an lạc, vượt thắng vô thường tìm đến chân thường. Lời kinh tiếng mõ, pháp âm thi nhau vang vọng, từng bước thiền hành niệm Phật, hòa nhập theo dòng thời gian và không gian về nơi tịch lặng. Đi giữa tử sinh với vô thường réo gọi, mà vẫn thong dong mĩm cười tự tại, sống với khổ đau, biến đng nhưng tâm lúc nào cũng tỉnh thức. Một khi tuệ giác hiển bày, nhận ra được chân lý cao cả, thì đi với về, sinh với tử đồng một nghĩa, tất cả chỉ là sự dừng chân thăm viếng, khi duyên hết tâm nhẹ, an nhiên ra đi v nơi vô sinh, bất diệt, không có khởi đầu và chung cuộc. 

Dấu ấn nghệ thuật 2, là sự bừng dậy của tâm cảnh, nối kết của nghệ thuật, đi từ hiện thực đến phi thực, từ phi thực trở về với hiện thực, một sự đến đi của không cùng vô tận. Cái giây phút bất chợt đó, cái khoảnh khoắc nhiệm mầu ấy, được thầy kéo xuống đem lại gần, để chúng ta tự mình quán chiếu, chiêm nghiệm. Tấm lòng của thầy đã trãi bày, năng lực kết tinh đã hiển lộ, chỉ cần chúng ta nâng mức độ cảm nhận của mình lên cao, thì tâm cùng cảnh sẽ tỏ rạng. Thông thường chúng ta chỉ xử dụng một vài giác quan để nhận biết, nhưng nếu muốn cảm nhận một cách sâu xa trọn vẹn những tác phẩm nghệ thuật của nghệ nhân thiền sư Thanh Trí Cao, chúng ta phải xử dụng đến cả sáu giác quan, và đánh thức sáu giác quan của mình thức dậy trong sự rộng mở, chuyển hoá sáu căn thành sự nhận biết, tự tánh của như thật.

Mắt, nhìn không đơn thun để nhìn, mà phải quán chiếu sự chuyển động vi tế của từng khởi diệt, cái nhìn không bị gò bó, bóp méo, cái nhìn vượt thoát, thấu rõ của con mắt trí tuệ, chuyển thành năng lưng, tương tác phổ cập lên từng hiện thực, một sự hoà nhập của tâm cùng cảnh.

Tai, lắng nghe từng nhịp thở, những réo gọi của vô thường, những xúc cảm uyên nguyên tràn về ngự trị, một sự liên kết vượt ra ngoài thời không.

Mũi, cảm nhận trọn vẹn sự lan tỏa mênh mông của hương thiền lẫn khuất trên từng in dấu, hương thơm tinh khiết của giải thoát, phủ ngập ngay từ bây giờ cho đến tận mai sau không hề phai nhạt.

ỡi, nếm trãi hương vị của giác ngộ giải thoát,  miệng nói lời ái ngữ chân thật phù hợp với chánh pháp.  

Thân, xúc tác được cái phút giây tuyệt vời của sự sống, không có sự biến động chen vào lôi kéo, không còn nhân ngã,  thân với tâm cùng hoà nhịp, chạm thẳng vào, không cần đến những tác động từ bên ngoài.

Ý, chuyển hoá sự sai biệt của ý thức, vưt ra ngoài năng sở, tâm cảnh, đi tượng và nhận thức, khám phá và tự mình trãi nghiệm. Dấu ấn nghệ thuật 2, thật đẹp, rộng, sâu, tuyệt vời, tự nó nói lên tất cả.

Một tác phẩm nghệ thuật to nhất, lớn nhất, vượt ra ngoài thời gian, lưu lại trong lòng mọi ngưi, đó là công trình kiến trúc ngôi chùa Bảo Quang, do bàn tay khối óc của thầy và của tất cả Phật tử chúng ta, chung sức chung lòng tạo thành. Ưc mong Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Chùa Bảo Quang mỗi ngày một thêm lớn mạnh, làm chổ nương tựa an lạc, ấm cúng cho chúng ta và những thế hệ mai sau.

Cầu nguyện Tam Bảo Gia hộ cho tất cả chúng ta vững tiến trên con đưng đạo.

California - 10- 2012

Như Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8255)
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23/12/1921 (Tân Dậu), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Cụ Ông Vũ Đức Khanh, thân mẫu là Cụ Bà Đỗ Thị Thinh. Hoà thượng có 5 anh chị em, 3 trai 2 gái. Ngài là con thứ 4 trong gia đình.
09/04/2013(Xem: 6225)
Lý Càn Đức (Bính Ngọ 1066 - Mậu Thân 1128) là vua thứ 4 nhà Lý, con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân tức Linh Nhân hoàng hậu. Càn Đức sinh ra ở Cung Động Tiên, gác Du Thiềm (gác thưởng Trăng) vào tháng Giêng năm Bính Ngọ, niên hiệu Chương Thánh năm thứ 8 (23-2-1066), hồi vua Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi. Một ngày sau ngày sinh thì được lập làm Thái tử, 6 tuổi vua cha mất, được tôn làm vua, tức vua Lý Nhân Tông. Vua có tướng hảo, tâm hiền, bản chất thông minh dũng lược.
09/04/2013(Xem: 7248)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con người và sự nghiệp Lý Công Uẩn. Giá trị lịch sử của một con người không chỉ ảnh hưởng đến tự thân mà dư âm giá trị lịch sử của con người đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến muôn người khác từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và quả thật, Vạn Hạnh Thiền sư là người có công rất lớn trong việc khai sáng ra triều đại nhà Lý thì Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên thực thi tinh thần Vạn Hạnh bằng tất cả sự thể nhập "Đạo Pháp - Dân tộc" trong một thực thể duy nhất.
09/04/2013(Xem: 13861)
Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.
09/04/2013(Xem: 7257)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
09/04/2013(Xem: 8594)
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
09/04/2013(Xem: 10852)
Thiền sư THÍCH ĐỨC NHUẬN, pháp hiệu Trí Tạng, thế danh Đồng Văn Kha, sinh ngày 14 tháng Chạp năm Quí hợi (thứ bảy, ngày 19 tháng giêng, 1924). Chính quán : làng Lạc Chính, xã Duyên Bình, huyện Trực Ninh, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Đồng Văn Trung và thân mẫu là bà chính thất Hà Thị Thìn hiệu Trinh Thục (cả hai vị đều đã mãn phần). Là con thứ tư trong một gia đình thanh bần - dòng quí tộc. Ngài có 2 anh, 1 chị và 3 người em dì bào (2 trai, 1 gái).
09/04/2013(Xem: 5672)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hũu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.
09/04/2013(Xem: 7851)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc – Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy
09/04/2013(Xem: 7056)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]