- Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Quảng Thanh
- Ban Tổ Chức Tang Lễ Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (1951-2019)
- Cáo Bạch Tang Lễ HT Thích Quảng Thanh (1951-2019)
- Chương Trình Tang Lễ Hòa Thượng Thích Quảng Thanh
- Điện Thư Phân Ưu
- Tin về tình trạng sức khỏe của HT Thích Quảng Thanh
- Chân dung Dấu Ấn Nghệ Thuật
- Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền
- HT Thích Quảng Thanh trả lời phỏng vấn
- Đời Ta Chẳng Tiếc (thơ)
- Những Việc Đáng Làm, Đã Làm Xong (thơ)
- Mừng 20 năm thành lập chùa Bảo Quang
- Nhạc phẩm " Mẹ Là Phật " tác phẩm để đời của HT Thích Quảng Thanh do Ca Sĩ Gia Huy trình bày
- Kính Lễ Giác Linh Hòa Thượng
- Nghi Lễ chuyển nhục thân HT Thích Quảng Thanh về nhà tổ chùa Bảo Quang
- Dấu Ấn Nghệ Thuật - Thanh Trí Cao
- Dòng Nhạc Thơ Thanh Trí Cao
- Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang, viên tịch
- Nghệ thuật cắm hoa chủ đề Mẹ- HT Thích Quảng Thanh
- Phỏng Vấn Đặc Biệt Hoà Thượng Thích Quảng Thanh
- HT Thích Quảng Thanh Giảng Đề Tài Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam
- Nhạc Phẩm Cảm Ơn Phật
- Nhạc Phẩm Thiền Hành
- Nhạc Phẩm Gió Hát Thiền Ca
- Nhạc Phẩm Thiền Trà
- Nhạc Phẩm Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền
- Nhạc Phẩm Ấn Tượng Thi Ca
- Quảng Thanh Hoà Thượng Ca (thơ)
- Người Đến Rồi Người Đi: Hoà Thượng Thích Quảng Thanh
- Hòa Thượng Thích Quảng Thanh Chùa Bảo Quang- Nỗi Đam Mê Thơ Nhạc
- Tinh Thần Văn Hoá Dân Tộc
- Niềm Riêng Cảm Xúc" (Bài thơ cuối cùng của HT Thích Quảng Thanh)
- Sự Có Mặt Của Thiền Trong Dấu Ấn Nghệ Thuật 2
- Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen
- Những tác phẩm để lại cho đời của HT Thích Quảng Thanh
- Clip nhạc " Tiễn Người", thành kính tưởng niệm HT Thích Quảng Thanh (1951-2019)
- Nhạc phẩm: Tình Cha Đại Dương
- Lộ Trình Tâm Thức trong cõi thơ Thanh Trí Cao
- Linh Sơn Cốt Nhục, Tiếng Lòng Cùng Ai
- Dấu ấn trên dòng thời gian trong thơ Thanh Trí Cao
- Kính dâng Giác Linh Thầy
- Video:Tang lễ HT Thích Quảng Thanh : Lễ Nhập Kim
- Các đoàn viếng tang cố HT Quảng Thanh chiều ngày 15-6-2019
- Điếu văn trong tang lễ Hòa Thượng Thích Quảng Thanh
- Đạo Từ của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành
- Tiễn thầy Quảng Thanh, dù ước nguyện ‘được di quan trên xe Jeep’ không thành
- Đại nguyện (thơ)
- Lễ Chung Thất Truy Niệm Hoà Thượng thượng Quảng hạ Thanh
- Thiệp Thỉnh Lễ Đại Tường Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (ngày 8-9/6/2022) tại Cali, Hoa Kỳ
(Hôm nay, ngày 6 tháng 6 năm 2019, đã trải qua một ngày, sau khi các bác sỹ quyết đinh ngưng điều trị căn bệnh nan y đã đến giai đoạn chót, để Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, trụ trì Bảo Quang tự viện được về chùa yên nghỉ.
Suốt một ngày, một đêm đã trôi qua trong tiếng tụng kinh, niệm Phật của Chư Tôn Đức và Phật tử khắp nơi. Trên giường bệnh, bác sỹ và y tá túc trực chỉ còn truyền thuốc giảm đau cho Hòa Thượng mà thôi; nên mơ màng giữa mộng và thực, đôi lúc người bệnh cũng tỏ dấu cảm nhận và ý thức được những gì xung quanh.
Trưa nay, bác sỹ và những vị thân cận đã quyết đinh người bệnh phải có sự yên tĩnh và không gian thông thoáng hơn, nên đề nghị hình thức tụng kinh và cầu an dời lên chánh điện và người viếng thăm chỉ đứng bên ngoài, nhìn qua cửa kính.
Sau khi sắp xếp, tôi là một, trong những người ở lại trong phòng. vì tôi ngỏ ý muốn được ngồi đây, niệm Phật thầm. Bác sỹ và y tá thì theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. Một vài vị thân cận thì luôn hội ý với Đại lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành, trụ trì chùa Liên Hoa để ứng phó và cập nhật với những diễn biến. Chính vì ngồi đối diện giường bệnh mà trong một phút bất ngờ nhất, chúng tôi đã chợt nghe người bệnh nói nhỏ:” Cho nghe …nhạc ….thiền …!”
Ôi, nhu cầu tinh thần của một tâm hồn nghệ sỹ!
Và dòng thiền ca, các nhạc sỹ phổ từ thơ thi sỹ Thanh Trí Cao- tức Hòa Thượng Thích Quảng Thanh-đã được mở nhè nhẹ, ngay đầu giường bệnh.
Do được chứng kiến giây phút cảm động này, tôi xin chia sẻ bài viết về một CD mà lời thơ Thanh Trí Cao đang là những gì gần gũi nhất với không gian và thời gian này).
TN Huệ Trân
DÒNG SÔNG THẤP THOÁNG CON THUYỀN
Đây là tựa CD thiền ca mới nhất, nhạc sỹ Hoàng Quang Huế phổ từ mười bài thơ của nhà thơ Thanh Trí Cao, tức Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, trụ trì chùa Bảo Quang.
Trong khóa An Cư Kiết Hạ 2011 tại chùa Bảo Quang, thỉnh thoảng, để tận dụng dăm phút trước giờ học tập, đại chúng lại được Thầy cho nghe bài chủ đề của CD. Vì vậy mà chúng tôi, ai cũng nhớ được hai câu hỏi dễ thương trong bản nhạc này: “Giác ngộ rồi, người sẽ về đâu? Giác ngộ rồi, người sẽ làm chi?”
Trai đường của trường hạ là khoảng sân trống, trước chánh điện, được căng lều làm mái che nắng gió. Trên hai bờ tường “dã chiến” của trai đường là những câu thơ, những bức họa đầy đạo vị, thiền vị, trong đó có phác họa hình bìa của CD “Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền”
Chỗ tôi ngồi, thường đối diện với những nét chấm phá này, nên giờ thọ trai nào cũng tưởng như tâm mình “thấp thoảng” khởi lên dăm … con thuyền.
Tuy bức họa chỉ có một con thuyền, nhưng tôi chắc thầy Quảng Thanh ngụ ý có những con thuyền tiếp nối nhau. Dòng sông này, chắc cũng không phải chỉ là dòng sông tích-môn mà phải là dòng sông sinh tử mang dấu ấn bản-môn, để những con thuyền được hành giả mượn làm phương tiện vượt bờ mê, qua bến giác.
Cảm nhận chủ quan của tôi như thế, vì tác giả là một thiền sư, một nghệ nhân, một nhà văn hóa, và thâm trầm hơn hết, là một nhà sư khoác áo Như Lai từ thuở thiếu thời; nên người thưởng ngoạn muốn tiếp nhận được phần nào rung động từ tác phẩm, chắc cần có đôi phút lắng tâm, để nhìn bằng tuệ nhãn, nghe bằng tánh-nghe, biết đâu lại may mắn, thấp thoáng thấy được chính mình!
Có lần, Đức Khổng Tử đi ngang một dòng sông, đã dừng lại, chỉ tay xuống dòng nước chảy xiết mà nói với các đệ tử rằng:
-Thệ giả ư tư phù, bất xả chú dạ.
Đại ý là, dòng sông cứ đêm ngày không ngừng, chảy hoài, chảy mãi …
Nếu kẻ phàm phu đi ngang dòng sông cũng nói như thế, mà có bạn cùng đi, thì có thể sẽ được nghe, đại khái: “Ai chả biết dòng sông chảy hoài không ngừng!”
Nhưng lời nói từ bậc Thánh Hiền thì phải hiểu là lời dạy bảo, nhắc nhở ta chớ để năm tháng trôi qua uổng phí; phải biết rằng một ngày sống vô nghĩa là ta đã đánh mất một ngày trong cuộc đời, vì cuộc đời vẫn trôi, trôi đều, không hề phút giây nào dừng lại.
Trước hình ảnh con thuyền đơn độc, thấp thoáng trên sông, bỗng dưng tôi cảm thấy bùi ngùi chi lạ!
Nhân loại trên trái đất này vừa được ước tính khoảng bảy tỷ người. Bảy tỷ con người mà trên dòng sông sinh tử chỉ thấy “thấp thoáng”, tức là chỉ ít ỏi, khiêm nhường, những con thuyền muốn vượt bờ mê, qua bến giác!
Vậy, đa số nhân loại đang ở đâu? Nếu được thân người là phước báu mà không dùng phước báu này làm phương tiện vượt thoát sinh tử thì cái gì sẽ đón ta khi con thuyền tứ đại tan rã?
“Giác ngộ rồi, người sẽ về đâu?
Cho tôi xin bắc một nhịp cầu.
Dòng sông ấy thiên thu tĩnh lặng.
Người là ai, hằng hữu nghìn sau” (*)
Đây có phải là lời từ bi sách tấn giữa năng và sở, người cho và người nhận, người hỏi và người đáp, như gương đối bóng mà thôi, xá chi phải rõ, ai giác ngộ rồi, ai còn vời trông; nhưng dấu ấn về một đối tượng giác ngộ đã là điểm tựa đầy an ủi cho kẻ còn bôn ba. Niềm an ủi đó đủ lớn, tạo thành niềm tin xin bắc nhịp cầu tìm về con đường giác ngộ.
Đây là sức mạnh của Thân Giáo khi ngài Xá Lợi Phất nhìn phong thái oai nghi, đĩnh đạc của một vị sa môn đang hành trì hạnh khất thực trong thành phố. Đó là sa môn Assagi, một, trong năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Chỉ bằng thân giáo thầm lặng thôi, nhưng đã toát ra giáo pháp, khiến kẻ đang cầu đạo phải sửng sốt, rồi nhẫn nại theo sau để chờ dịp hỏi thăm sư phụ của vị ấy là ai, dạy pháp gì mà từng bước chân, từng cử chỉ của đệ tử tỏa sáng như thế!
“Giác ngộ rồi, người sẽ làm chi?
Cho tôi xin nối kết những gì
Lý tưởng đẹp cuộc đời dâng hiến
Đường thênh thang ta mãi cứ đi” (*)
Tới đây, tôi đang bắt gặp hình thức “vô vấn tự thuyết” trong kinh A Di Đà. Hội chúng không ai hỏi nhưng vì lòng từ bi Đức Phật đã mượn đối tượng là ngài Xá Lợi Phất mà thuyết giảng về cõi Tịnh Độ Tây Phương, để khuyên răn, thúc liễm chúng sanh sớm nhận biết vô thường, kíp chí tâm quay về tự tánh Di Đà.
Ở đây, là lời mời gọi lên đường tìm về giác ngộ, nơi ấy, người giác ngộ rồi, sẽ làm chi? Làm rất nhiều, mà thật chẳng làm. Như Bồ Tát Vô Sự, trên con đường thênh thang chỉ có một việc là hiến tặng những gì đẹp đẽ cho đời.
Trên dòng sông, con thuyền hướng về Bến Giác tiếp tục thả những đóa sen:
“Đây núi cao, hay tình người cao?
Cánh cửa Không, ta mở lối vào
Sở trường ấy chiều dày tuệ giác
Tâm ấn tâm, người đã truyền trao
Sang sông rồi, thuyền bỏ lại đây
Bước ung dung tự tại như mây
Thảo am nhỏ trăng treo lơ lửng
Dấu ấn thiền hạnh ngộ đông tây
Sang sông rồi, nguyện lực như nhiên
Tình yêu thương ứng dụng chân truyền
Tâm tình đẹp, chan hòa sợi nắng
Dòng sông xưa thấp thoáng con thuyền” (*)
A! Bây giờ đối tượng giác ngộ mới rõ nét. Người đã qua bờ bên kia, đã Đáo Bỉ Ngạn. Phương tiện đã bỏ lại. Dòng sông ấy đã là “sông xưa”, là quá khứ. Nhưng cũng dòng sông quá khứ, lại đang thấp thoáng con thuyền hiện tại. Con thuyền hiện tại, lại đang chở một người giác ngộ vị lai!
Tới đây là sự tiếp nối nhiệm mầu và kỳ diệu của tinh thần Kim Cang “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc” lại là chặng đường quán tâm, hàng phục tâm, an trụ tâm để tiến tới thong dong tự tại: “Sang sông rồi, nguyện lực như nhiên”
Lời chia sẻ thành thực và đáng suy ngẫm của nhà thơ Thanh Trí Cao trong đêm ra mắt CD “Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền” mà tôi ghi nhận được là một câu ngắn gọn: “Xây dựng và chỉnh trang ngôi chùa tọa lạc trên diện tích 2.2 mẫu đất, chúng tôi có thể hoàn tất trong vòng một năm. Vâng, mười hai tháng thôi, Chùa Bảo Quang với chánh điện được tân tạo khang trang đã hoàn thành. Nhưng cái CD nhỏ xíu, cầm gọn trong lòng bàn tay này thì phải hơn hai năm, hôm nay mới được ra đời.”
Giá trị của nghệ thuật và văn hóa là như thế.
Huệ Trân
(Tào-Khê tịnh thất)
(*) Thơ: Thanh Trí Cao