Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Tưởng Niệm Đêm Thắp Nến Tiễn Biệt Thầy Tâm Khanh

07/06/201904:04(Xem: 5153)
Lời Tưởng Niệm Đêm Thắp Nến Tiễn Biệt Thầy Tâm Khanh


Le tra ty_TT Tam Khanh (113)


Lời Tưởng Niệm
Đêm Thắp Nến Tiễn Biệt Thầy Tâm Khanh

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch: Hòa Thượng trưởng ban tổ chức thượng Thiện hạ Tâm

Kính bạch: Chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni

Kính thưa: Toàn thể quý Phật tử tham dự thương mến

Kính thưa: Giác linh pháp lữ đồng song thầy thích Tâm Khanh

Hôm nay chư tôn đức tăng ni khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ và Việt Nam, đang có mặt tại Tĩnh Tâm thiền tự, North Carolina, nơi thầy dày công khai sơn trú trì và hướng dẫn quần chúng Phật tử địa phương tu học.

Thầy Tâm Khanh! Thầy có biết ai đang đứng trước thầy đây không? Đây là thượng tọa Nhật Tồn, thượng tọa Nguyên Nguyện, thượng tọa Thiện Lợi, và tôi là thích Phước Hạnh... Còn đây là quý ni sư: Lệ Thành, Minh Nghiêm, Ngộ Bổn, Trung An, Viên Tịnh, Như Bảo, Tịnh Ý…cũng đang có mặt tại đây, trước di ảnh giác linh của thầy đây.

Thầy còn nhớ ngày ấy bây giờ đã 27 năm (1993-2019) kể từ ngày quý huynh đệ mình được trúng tuyển vào trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam (nay là Học Viện Phật Giáo Việt Nam), chúng ta rất hãnh diện được học tại ngôi trường Phật học chính quy danh giá nhất nước Việt Nam theo tiêu chuẩn chấp thuận của Bộ Giáo Dục Việt Nam.

Nhờ vậy, khi ra trường, quý huynh đệ mình đủ khả năng hoằng pháp lợi sanh khắp nơi, kể cả khi ra hải ngoại. Thầy là người học giỏi, thông minh, siêng năng trong suốt bốn năm học. Tính tình hiền lành, vui vẻ, trên môi luôn nở nụ cười, dễ hòa đồng với anh em, không tỏ vẻ kiểu cách ta đây hơn người, rất khiêm cung, không đụng chạm đến ai, tính thầy rất hay. Do vậy, thầy được trong lớp bầu làm lớp phó học tập, giúp đỡ anh em học bài bản có khoa học, dễ dàng vượt qua các kỳ thi trong bốn năm.

Riêng cá nhân tôi đã có dịp làm việc với thầy. Ngoài việc học của mình, thầy, tôi và quý thầy cô khác trong nhóm như: thầy Nhuận An, thầy Thanh Chương (đã viên tịch 2013) thầy Quang Thạnh, thầy Nguyên Tạng, thầy Quảng Thức…, cô Lệ Thành, cô Ngộ Bổn, cô Huyền Tâm….dưới sự hướng dẫn của giáo sư Trần Phương Lan (đã mất), đã phải nhận thêm nhiệm vụ phiên dịch Anh văn thuật ngữ cho lớp học mỗi tuần. Sau bốn năm, giáo sư Trần Phương Lan đã gom và duyệt lại in thành sách học cho lớp và cũng làm sách tài liệu cho các khóa học sau này tại trường. Thầy đóng góp công đức lớn cho việc học tập trong lớp.

Thầy Tâm Khanh ơi! Lúc chúng ta còn cắp sách đến trường rất vui. Mỗi lần tan học cuối tuần, anh em mình chào tạm biệt và hẹn gặp lại nhau tuần tới, hết học kỳ này đến học kỳ tới, hết năm này đến năm tới, suốt bốn năm như thế.

Sau khi ra trường, anh em mình mỗi người mỗi hướng, người đi học tiếp, người đi theo nhu cầu Phật sự các nơi. Tôi đi du học Ấn Độ, thầy đi du học Đài Loan, lại tạm biệt nhau, không gặp nhau từ đó. Ai cũng nghĩ sẽ có ngày gặp lại, nhưng vẫn không gặp nhau.

Đến nay đã 23 năm rồi (cuối 1996-2019). Hôm nay chúng ta đã gặp nhau, nhưng lại gặp nhau trong một bối cảnh khác, bối cảnh xót xa đau lòng lắm. Quý huynh đệ gặp thầy bằng di ảnh, tấm hình trên bàn thờ. Ai cũng buồn hết thầy Tâm Khanh. Ai cũng biết và hiểu quy luật vô thường là vậy mà, nhưng mà lần này sao khó chấp nhận cảnh tiễn đưa thầy lần cuối quá! Anh em nói với nhau bận gì thì bận, chứ lần này phải về chùa thầy để tiễn đưa thầy lần cuối cùng. Chắc lần này là lần cuối cùng thật rồi, nó không giống như mấy lần trước khi còn học ở trường nữa.

Khi về đến chùa thầy, ai cũng thấy xót xa cho thầy. Chư tôn đức, quý Phật tử ai nấy đều thương mến thầy. Họ chỉ tiếc thầy đã có kế hoạch tu học cho Phật tử, dự án sữa chữa (remodel) chùa. Vậy mà thầy đã bỏ ra đi. Đúng là người tính không bằng trời tính và Đức Phật nói cái gì cũng phải theo cái nghiệp. Tôi thấy đúng vậy, nhưng vẫn thấy chạnh lòng, cũng xót xa lắm, nói không ra lời.

Chết là lẽ thường tình. Đệ tử Phật luôn ý thức câu nằm lòng: sanh tử sự đại (sống chết là việc lớn). Riêng quý anh em cùng khóa III rất tiếc và tiếc lắm thầy Tâm Khanh. Tiếc sự ra đi đột ngột của thầy chỉ có một, nhưng họ tiếc và xót xa tài năng của thầy lên tới mười. Hòa thượng hiệu trưởng thượng Minh hạ Châu và chư tôn đức đã dày công đào tạo ra được một vị thầy tài năng năng như thầy rất là hiếm. Tài năng của thầy không tương xứng với ngôi chùa như vậy (làm chùa ở Mỹ rất cực, nhưng người đến tu học ít). Tài năng của thầy phải là nơi đứng lớp dạy học, truyền bá kiến thức cho thế hệ kế tiếp. Làm chùa là một việc làm đáng khích lệ và nên làm, nhưng không phải thầy đứng ra làm, để rồi ra đi đột ngột như thế!

Hay là thầy chán chê sự đời, chán cõi ta bà này quá đi, lòng người thay đổi, chẳng biết tin vào ai, thất vọng, rồi muốn đi tìm thế giới tốt đẹp hơn để sanh vào. Đúng, cũng có lúc như vậy thật, nhưng đó là đời thôi thầy. Còn đạo thì thầy thấy đấy. Quý huynh đệ, không phải ruột thịt với thầy, chỉ là những người cùng xuất gia tu học theo Phật như thầy, nhưng vừa nghe tin thầy mất một cái, là mọi người đặt vé bay về ngay với thầy, bất chấp giá cả mua gấp.

Giờ này chẳng biết nói gì nữa thầy Tâm Khanh ơi! Thời gian đang trôi dần về khuya. Đêm thắp nến tưởng niệm thầy sắp hết rồi. Mọi người đang luyến tiếc chia tay vĩnh biệt thầy đây. Việt Nam và một số nơi trên thế giới cũng đang livestream theo dõi tang lễ của thầy nữa. Thầy có thấy mình hạnh phúc không?Ai cũng thương mến thầy đó. Mọi người đang chắp tay cầu nguyện gửi năng lượng bình an cho thầy đấy. Thôi thầy Tâm Khanh hỉ! Nhân duyên chúng ta chỉ đến đây thôi, có muốn kéo dài thêm cũng không được nữa. Mình sống hết lòng vì đạo vậy là được rồi. Mọi người có khóc thương thầy thật, nhưng thầy cứ giữ vững tâm, rồi mĩm cười với sanh tử đi, đừng bận tâm cõi đời ô trược này làm gì cho mệt.

Nghĩ về tình linh sơn cốt nhục, tình pháp lữ đồng song bấy lâu, quý huynh đệ có làm bài thơ tiễn biệt thầy, xin đọc thầy nghe gọi là tâm tình đêm thắp nến tưởng niệm công đức của thầy. Kính chúc thầy thượng lộ bình an, tùy sở trú xứ thường an lạc.

Tuổi thanh xuân vào chùa học đạo

Đường danh lợi chẳng chút bon chen

Túc duyên đời trước vun trồng

Hiên ngang trần thế sống trong đạo mầu

Thân tứ đại phương phi đỉnh đạc

Đạp phong trần xé toạc thời gian

Pháp môn cửa ngõ gian nan

Đi vào chân lý dịu dàng niêm hoa

Bằng cấp có mà không kiêu ngạo

Tài năng kia cũng chẳng là chi

Chỉ lo Tam Bảo tu trì

Một đời dâng hiến từ bi thương đời.

Thay mặt quý huynh đệ khoá III Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam thành kính tưởng niệm đêm thắp nến tiễn biệt Thượng Tọa Thích Tâm Khanh tân viên tịch.

Thích Phước Hạnh

May 31, 2019

 





Hình ảnh Lễ Nhập Kim Quan (Lễ Tang TT Thích Tâm Khanh)

Le nhap liem_TT Tam Khanh (18)



Hình ảnh Cung Tống Kim Quan Trà Tỳ (Lễ Tang TT Thích Tâm Khanh)

Le tra ty_TT Tam Khanh (151)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8836)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
09/04/2013(Xem: 7454)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
09/04/2013(Xem: 13786)
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
09/04/2013(Xem: 11380)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784).
08/04/2013(Xem: 7257)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 5153)
Thế nhưng, cũng như chư vị Thiền Tổ khác, sử cũ Việt Nam ta không có quyển nào ghi chép rõ ràng; thậm chí một dòng bi ký cho thật chính xác khắc trên đá cứng cũng không có. Sách Đại Nam nhất thống chí (1910) chỉ ghi: “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”. Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh - Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.
08/04/2013(Xem: 5548)
Giờ đây, kính xin Ban Tổ Chức cho phép chùa Thiên Minh – Huế chúng con có đôi lời tác bạch trước Giác Linh Cố Hòa thượng. Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng! Tháng 08 tiết mùa thu xứ Huế, khí trời chưa lạnh nhưng lòng chúng con se thắt, buồn lạnh hơn mỗi khi tưởng kính đến Hòa Thượng. Hôm nào đây, tại Huế, chúng con nghe tin Hòa Thượng sắp xả báo thân, đêm dài chúng con không ngủ, lo lắng từng phút giây. Thế rồi sự hồi hộp lo âu đó đã đến... Khi điện thoại reo, chúng con nhấc máy lên thì được khẩn tin Hòa Thượng đã an nhiên thâu thần thị tịch. Từ Cố Đô Huế xa xôi, lòng chúng con thật bàng hoàng thống thiết. Ôi thật là!
08/04/2013(Xem: 12320)
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hoà thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hoà thượng mà còn đối với đạo pháp và dân tộc.
01/04/2013(Xem: 7688)
Đây là tài liệu do cố thi sĩ Bùi Giáng ghi chép ngay trong cuốn sổ tay của chúng tôi vào một buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 tại chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn.
29/03/2013(Xem: 7741)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567