Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Thượng Tọa Thích Tâm Khanh (1966-2019)

29/05/201923:30(Xem: 6762)
Tiểu Sử Thượng Tọa Thích Tâm Khanh (1966-2019)

TT Thich Tam Khanh

TIỂU SỬ CỐ THƯỢNG TỌA THÍCH TÂM KHANH

Trụ trì Tỉnh Tâm Thiền Tự - North Carolina, Hoa Kỳ





  1. Thân thế

Thượng Tọa Thích Tâm Khanh. Thế danh Nguyễn Bá Tuấn, Pháp danh Tâm Khanh, Pháp tự Hạnh nguyện, Pháp hiệu Giác Pháp. Thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh, đời thứ 42.

Sanh ngày 2 tháng 09 năm 1966 tại Sài Gòn VN.

Thượng Tọa sinh ra trong một gia đình có bốn người con, Thượng Tọa là con trai thứ 2.

Thân phụ là Cụ ông Nguyễn Bá Lộc pháp danh Tâm Quang (đã quá cố), thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Kim Ngọc pháp danh Diệu Châu. Hiện đang sống tại Sài Gòn VN.

  1. Thời Kỳ Xuất Gia Học Đạo

Thuở thiếu thời, Thượng Tọa là một cậu bé hiền lành, học giỏi, thông minh, và yêu mến đạo Phật. Vì vậy, lúc lên 7, xuất gia đầu Phật với Cố Hòa Thượng Bổn Sư Thượng Như Hạ Nghĩa.

Đến năm 1978, Thượng Tọa được12 tuổi, cùng gia đình vượt biên, nhưng thất bại - cả nhà phải vào tù.

Năm 14 tuổi, 1980, gia đình lại 1 lần nữa, gửi Thượng Tọa vượt biên với người thân, nhưng cũng lại thất bại. Sau 2 lần vượt biên bất thành, Thượng Tọa trở về nhà, tiếp tục con đường đạo học và thế học. Cũng cần nói thêm rằng, vào thời điểm đó chính quyền Sài Gòn không cho phép học sinh mặc áo tu sĩ đến trường, nên Thượng Tọa đành phải trở về sống đời tục gia như bao trẻ thơ khác. 

Mặc dầu sống cuộc sống thế tục, nhưng có lẽ thiện duyên đã gieo trồng nhiều đời với Tam Bảo, nên năm 17 tuổi, Ngài đã quyết chí trở lại đường tu và đã được Hòa Thượng Bổn Sư tiếp thọ và giáo dưỡng. Với chí nguyện tinh chuyên học đạo nên Ngài được Hoà Thượng Bổn Sư cho thọ giới Sa di vào năm 1989.

Năm 1991, nhận thấy Thượng Tọa có đầy đủ phẩm hạnh nên Ngài được Bổn Sư cho thọ giới Tỳ Kheo tại giới đàn Đại Tùng Lâm, Bà Rịa Vũng Tàu.

Cùng năm này, Thượng Tọa trúng tuyển vào trường cao cấp Phật học Sài Gòn và tốt nghiệp năm 1997 với hạng Ưu.

3. Thời Kỳ Hành Đạo

Sau khi tốt nghiệp Cao cấp Phật Học, năm 1999, Ngài tham gia làm việc tại Báo Giác Ngộ trong vai trò Biên Tập Viên, phụ trách chương mục  nghiên cứu Phật Học (Nguyệt San Giác Ngộ); bên cạnh đó, Ngài còn là thành viên ban biên soạn chương trình Phật Học hàm thụ do ban Hoằng Pháp Trung ương phối hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức.

Năm 2001, với chí nguyện nghiên tầm giáo điển của Như Lai, Thượng Tọa đã du học sang Đài Loan và chuyên lo dịch Đại Tạng Kinh từ Hán sang Việt với cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh.

Năm 2005, với tâm nguyện hoằng Pháp, Thượng Tọa đã đến Mỹ.

Tại xứ sở Hoa Kỳ này, trên bước đường hoằng dương Chánh Pháp, Ngài đã từng làm giáo thọ tại các chùa ở nhiều tiểu bang khác nhau như: Massachusetts, Connecticut, Arkansas, Louisiana, California, Florida, North Carolina,...

Tuy nhiên có lẽ vì nhiều duyên lành với Đồng hương Phật Tử North Carolina, nên Thượng Tọa đã chọn mảnh đất lành Kannapolis làm nơi tuyên dương chánh Pháp và kiến lập ngôi già lam Tĩnh Tâm Thiền Tự. Ngoài công việc hoằng Pháp độ sinh, Thượng Tọa còn chuyên sâu nghiên tầm Kinh điển, dịch Kinh và Viết các tác phẩm Phật Pháp như: Tám Phần Thánh Đạo, Lòng từ trong đạo Phật, Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật Giáo Trung Quốc …

4. Thời Kỳ Viên Tịch

Những tưởng Thượng Tọa còn trụ thế lâu dài, nào ngờ hạnh nguyện độ sanh của Ngài nơi chốn Ta bà đã mãn.

Cố Thượng Tọa đã viên tịch lúc 12 giờ 53 phút, trưa ngày 23 tháng 05 năm 2019, nhằm ngày 19 tháng Tư năm Kỷ Hợi tại tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ, thọ thế 54 tuổi, 28 hạ lạp. Sự ra đi của Ngài đã để lại biết bao niềm tiếc nuối đau thương cho Đạo Pháp, tình Pháp lữ cùng Đồng hương Phật tử và tang môn pháp quyến.

Tĩnh Tâm Thiền vẫn mãi còn vương

Người sứ giả một thời lưu diệu đạo.

Nam Mô Tĩnh Tâm Thiền Tự khai sơn tịnh Trú trì Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế. Húy thượng Tâm hạ Khanh, tự Hạnh Nguyện, Hiệu Giác Pháp. Thượng Tọa Giác Linh.   

 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 4693)
Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ, sinh trưởng trong gia đình phong kiến quý tộc có nhiều danh vọng, quê gốc ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha và anh của ông giữ những chức vụ quan trọng trong phủ chúa Trịnh. Thời trẻ ông tập ấm một chức quan võ nhỏ của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Năm 1787, Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, ông bắt đầu thời kỳ “Thập tải phong trần” (Mười năm gió bụi). Sau ông phục vụ nhà Nguyễn, làm đến Hữu Tham tri Bộ Lễ, từng được cử làm chánh sứ đi sứ Trung Quốc.
30/12/2010(Xem: 4597)
Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quang trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho người hậu thế.
27/12/2010(Xem: 5312)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử sống cùng bà trong những năm gần đây. Tôi, năm mươi sáu tuổi, nhưng lại là đệ tử mới nhất của bà, mà lại là nam đệ tử. Tôi ở với một nhóm nhỏ đệ tử người Tây phương chỉ mới được mười năm nay, trong khi người nữ đệ tử trẻ tuổi nhất cũng đã có mười lăm năm theo học với bà. Do vị thế ưu tiên của việc “sống lâu lên lão làng” trong tăng đoàn nhỏ bé của chúng tôi, mà các vị nữ đệ tử trẻ này tha hồ chế ngạo cái đầu không tóc, và việc gia nhập tăng chúng muộn màng của tôi. Tôi không màng điều đó chút nào, vì từ những ngày đầu, tôi đã rất hạnh phúc được thân cận “roshi” của tôi, với lòng tin tưởng rằng sự gần gủi, tiếp xúc hằng ngày với bà có thể giúp tôi đi đến ngưỡng cửa tiếp cận tâm linh, nơi ma
24/12/2010(Xem: 7200)
Đại lễ đặt dưới sự chứng minh tối cao của: Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, trú trì Tổ đình Tường Vân – Huế, Trưởng lão Hòa thượng Thích khả Tấn, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Giáo phẩm chứng minh BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, Giáo phẩm chứng minh Môn phái tổ đình Tây Thiên – Huế, trú trì chùa Giác Lâm – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương, Phó chủ tịch HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, trú trì Diệu Đế quốc tự, Lam Sơn và Tra Am – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Ủy viên thường Trực HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Hướng dẫn nam nữ cư sĩ Phật tử trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Quảng Nam, trú trì chùa Đạo Nguyên Tam Kỳ - Quảng Nam. Chư tôn đức trong thường trực BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức đại diện các môn phái Tổ đình trong tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức trú trì các
24/12/2010(Xem: 4185)
Niên Biểu Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký, Xử lý Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đệ Tam Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
24/12/2010(Xem: 6687)
Được sự hoan hỷ chấp thuận của Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ mọi mặt của quý cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và mặt trận, Ban Hướng Dẫn Phật Tử Tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội Thảo Hướng Dẫn Phật Tử và Đại Lễ Trai Đàn Truy Niệm Tiền Hậu Công Đức, Sáng Lập Hội Viên, Khuôn Trưởng, Trưởng Ban Hộ Tự, Hội Viên Thiện Nam Tín Nữ, Cư Sĩ Phật Tử, Gia Trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh Gia Đình Phật tử trong tỉnh Thừa Thiên Huế và tưởng niệm Cầu Siêu quá cố Chư vị huynh trưởng nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trước hết, thay mặt Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh và Ban Tổ Chức Đại lễ chúng con thành kính đảnh lễ niệm ân Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni. Kính lời chào mừng nồng nhiệt đến chư vị quý khách lãnh đạo các cấp, quý vị nhân sĩ trí thức và toàn thể đồng bào Phật tử các giới. Cung chúc Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni thế tuế thọ t
19/12/2010(Xem: 9873)
Phật Giáo và A-dục Vương. K. R. Norman (Nguyên Tâm dịch) Hoàng đế Asoka, Con người của hòa bình và tình nhân bản. Minh Chi Đại đế Asoka và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Thích Quảng Đại Đại đế Asoka Maurya và những pháp dụ khắc trên đá Trần Trúc-Lâm Hoàng đế Asoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận. Trần Hương Lan Trường ca Kalinga. Trúc Thiê
19/12/2010(Xem: 14317)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
18/12/2010(Xem: 14803)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
17/12/2010(Xem: 5785)
.Thế là đại hạn đến rồi ! - Giường hạc canh thâu (1) phút mộng tàn, Nghìn thu vĩnh biệt nẻo nhơn gian ! .Thật vậy! - Hóa thân Báo xả siêu sinh tử, Chân tánh quang thu nhập Niết bàn. .Tuy nhiên - Chết chẳng sợ sa đường địa ngục Sống không ham đến ngõ Thiên đàng. Thế thì Người đi đâu ? - Cân bình nửa gánh về quê Phật, Để lại trần gian ngọn Pháp tràng !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567