Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm Về Ôn Trưởng lão NHẬT LIÊN

27/03/201906:42(Xem: 4076)
Hoài Niệm Về Ôn Trưởng lão NHẬT LIÊN

HT nhat Lien

H
oài Niệm Về Ôn Trưởng lão NHẬT LIÊN

Hậu sanh Tín Nghĩa kính bút


Tín Nghĩa tui vào đầu sư học đạo, bổn sư là ngài Viện chủ Trúc Lâm tức Trưởng lão Hòa thượng Thích Mật Hiển, không sớm nhưng cũng không muộn. Tính đến nay cũng trên năm mươi năm hơn.

Ngôi Tổ Đình Tây Thiên Di Đà Tự và Ngôi Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh đều do nhà Nguyễn sắc phong. Tuy thế, Tây Thiên là vai cha và Trúc Lâm là vai con. Tây Thiên do Tổ Tâm Tịnh khai sơn, Trúc Lâm do Tổ Giác Tiên, (đệ tử của Tổ Tâm Tịnh) khai sơn.

Tổ Tâm Tịnh có Chín vị đệ tử lớn gọi là Tây Thiên Bác học Thạc đức Cửu Giác,  đó là :

1.- Ngài Giác Tiên, Tổ khai sơn Trúc Lâm,

2.- Ngài Giác Nguyên, Tọa chủ Tổ Đình Tây Thiên Di Đà tự, thượng thọ 106 tuổi,

3.- Ngài Giác Nhiên, Tọa chủ Tổ Đình Thuyền Tôn do Tổ Liểu Quán Khai sơn và là Đức Đệ nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thượng thọ 102 tuổi,

4.- Ngài Giác Viên,Khai sơn chùa Hồng Khê,

5.- Ngài Giác Bổn,Tọa chủ chùa Từ Quang,

6.- Ngài Giác Ngạn, Khai sơn chùa Kim Đài ở huyện Nam Hòa,

7.- Ngài Giác Hạnh,Tọa chủ Tổ Đình Vạn Phước, thượng thọ 101 tuổi,

8.- Ngài Giác Hải, Tọa chủ chùa Giác Lâm,

9.- Ngài Giác Thanh, tức Trưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Pháp danh Trừng Nguyên, Đức Đệ Tam Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tọa chủ Linh Mụ quốc tự, thượng thọ 88 tuổi ; và cũng là đệ tử cuối cùng của Tổ Tâm Tịnh nên Ngài có Pháp tự là Đôn Hậu mà không có chữ Chí như các sư huynh.


Hầu hết quý ngài vai anh đều có Pháp danh bằng chữ Trừng và Pháp tự bằng chữ Chí mà chúng tôi được biết rõ ràng như là : Tổ Giác Tiên Pháp tự Chí Thông, ngài Giác Nhiên pháp hiệu là Chí Thâm, . . .  Riêng ngài Giác Hạnh được ấn chứng Pháp hiệu là Giác, nhưng Pháp danh bằng chữ Tâm.

(*) Ngoài ra trong phổ hệ Tổ đình Tây Thiên còn có ngài Giác Thể nữa.  Ngài này chúng tôi được biết đến khi Hòa thượng Trưởng lão Thích Lưu Hòa, đương kim Trú trì Tổ Đình Trúc Lâm và là Trưởng môn phái Tây Thiên Di Đà tự cung cấp cho chúng tôi thời gian gần đây. Chúng tôi cũng cập nhật để những vị sinh quán ở đất Thần kinh nói riêng và miền Trung nói chung mà là con cháu Tỗ Liểu Quán và gần nhất là cùng phát xuất từ Tổ đình Tây Thiên Di Đà tự, con cháu của Tổ Tâm Tịnh đều được rõ biết.


Sự hiểu biết của chúng tôi đối với bậc
Danh Tăng thạc đức

Theo sử sách thì : Ngài thế danh là Diệp Quang Tiền, Pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác(Đồng sư với Hòa thượng Thiện Châu ở bên Pháp), hiệu Trí Ấn Nhật Liên.

Nguyên quán làng Xuân An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ; là cháu gọi Ôn Linh Mụ bằng chú ruột. Đầu sư học Phật với Ôn Trưởng lão Giác Nguyên, đương kim tọa chủ Tây Thiên Di Đà tự ở Dương Xuân Sơn, xã Thủy Xuân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tôn, đời thứ 43.


Sau khi ngài vào hẳng hóa ở miền nam thì ngài đã làm Tọa chủ chùa Long Thọ cho đến ngày ngài quãy gót quy tây.

Mặc dầu mối đạo Tây Thiên và Trúc Lâm thì thật là vô cùng mật thiết. Tuy thế, vì là kẻ hậu học, vả lại, rừng thiền Cố đô Huế thật là thâm u diệu vợi nên chỉ biết tắm gội trong rừng thiền ấy và nương theo Pháp Phật và vâng theo Thầy để dọn mình cho sạch sẽ may ra có chút gì đó trong tương lai, nên các bậc tiền bối trong Phật giáo tại Cố đô Huế cũng khó mà thấu rõ tường tận. Chúng tôi nhờ hầu cận sư phụ hôm sớm nhất là hầu trà, sửa xe thường nhật cho sư phụ và những việc rất tối cần mà những vị cũng là đệ tử lớn hơn hay đồng hàng với chúng tôi khó có được những cái mà chúng tôi có. Ví dụ như khi Sư phụ tôi tiếp chuyện với chính quyền Địa phương hay Trung ương của hai nền Đệ nhất và Đệ nhi Việt Nam Cộng Hòa, bất cứ cấp bậc nào Dân sự hay Quân sự, v.. v…


Khi chúng tôi nghe được Đạo hiệu Nhật Liên là vào khoảng năm 1962 hay sớm hơn một chút là nhờ quý ôn Linh Quang, ôn Trúc Lâm, ôn Từ Đàm hay bàn về vụ thầy Nhật Liên bị chính quyền sở tại của nhà Ngô làm khó dễ từ Lào Quốc. Nghe thì nghe vậy, nhưng ít dính mắc vào tâm trí của chúng tôi cho lắm.

Mãi đến khi ngài Thiện Hỷ, bào đệ của ôn Linh Quang đương kim Trú Trì Tổ đình Tây Thiên viên tịch quá sớm, cũng làm cho sơn môn bản tỉnh bàng hoàng xúc động ; từ đó, Tây Thiên Pháp Phái nói riêng và Sơn môn Huế nói chung cung thỉnh Hòa thượng Nhật Liên trở về lại Tổ Đình để nhiếp chúng, vì Ôn Tây Thiên bổn sư quá già.




ht-nhat-lien-2

Ngày 23/4/1992, Hòa Thượng Thích Nhật Liên, là trưởng tử của Cố Hòa Thượng Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu,
  đã trao lại cho Ngài ấn tín của Giáo Hội đến Hòa Thượng Thích Huyền Quang (Đệ Tứ Tăng Thống).



Nhờ nhơn duyên kỳ diệu nầy mà chúng tôi bắt đầu tò mò tìm hiểu, nhất là lúc hầu trà bổn sư sáng sớm. Chúng tôi từ khi làm điệu cho đến lúc thọ Đại giới rồi vẫn một công tác duy nhất là hầu trà như thế này và cứ thỏ thẻ với sư phụ khi ngài vui kể những chuyện xưa tích củ của ngài khi được vua Khải Định cho đưa ngài vào cung học chữ nho hoặc khi ở trong cung thì ngài và vua Bảo Đại chưa tức vị cũng đã từng chơi với nhau bằng kiểu nhảy con cừu (le saute-mouton) ; do đó, chúng tôi từ từ hỏi chi tiết về ngài Nhật Liên.


Sư phụ tôi dạy : . . . “Ông đó(tức ôn Nhật Liên), thông minh kỳ lạ, học một biết hai. Ra trường Tây Thiên xong là được bổ nhậm vào nam hướng dẫn, rồi được Phật giáo Lào quốc mi qua đãm nhiệm chức vụ như một vị Quốc sư, Tăng thống, . . .”.

Tôi thưa tiếp :


Thưa ôn lý do nào mà ôn Nhật Liên bị khó khăn  :

Thầy tôi dạy :

. . . “Có phái bộ Ngoại giao của Việt Nam qua Lào thăm viếng chi đó, một vị đang làm việc tại quán sứ Việt Nam Lào đến chùa bảo ông (tức ôn Nhật Liên)đi đón, Ông trả lời sao đó, khi phái bộ về trình lại cho Tổng thống Diệm và ông liền bị nạn.”.

Ôn dạy tiếp : Cũng may nhờ có cụ Tôn Thất Hối làm việc trên đó(Lào)và cũng nhờ ông Chánh Trí Mai Thọ Truyền có uy tín với miền Nam và nhà Ngô, lại mến mộ uy đức của ông(ôn Nhật Liên)nên mọi chuyện cũng tương đối ổn thỏa.


Năm Mậu thân (1968), tất cả chùa chiền vùng Huế vừa bị bom đạn, vừa bị khai quang nên hầu hết đều bị tổn thất gần 100%.

Trong khi Tăng chúng Trúc Lâm đang lo chuyện tái thiết lại những ngôi nhà hư hại. Một buổi mai trời đẹp, chúng tôi ai nấy tùy theo khả năng leo lên mái nhà để lợp, thì ở giữa sân chùa một vị Tăng thanh tú, cốt cách phi phàm trong chiếc áo tràng vàng, tay cầm tràng hạt đi vào ; bất chợt ngài nhìn lên mái nhà thấy sáu, bảy anh em chúng tôi loay hoay theo công tác, ngài quỳ xuống và chân thành vọng lên mái nhà đảnh lễ đại chúng trên cao với những bộ đồ vạc hò của chúng tôi không mấy đàng hoàng. Ngài vừa niệm Phật vừa đảnh lễ như thế, chúng tôi không cách nào hơn, nhẹ nhàng từ từ leo xuống thì ngài cũng vui vẻ tươi cườivà đứng dậy.

Ngài hỏi :

-. Có ôn ở nhà không ?

Tôi thưa :

-. Dạ, bạch Ôn có. Thỉnh Ôn vô nhà, con chạy lên thưa với ôn con.

Vì tôi là người hầu trà thường xuyên, vừa sợ mà cũng vừa vui vì có cơ duyên được tiếp cận sau ngài và thỉnh ngài vào nhà khách, ngồi nơi bộ trường kỷ giữa nhà.

Một tách nước trà đạm bạc thỉnh ngài dùng và tôi lật đật chạy tìm áo dài mặc vào, lên tận liêu để thỉnh sư phụ xuống.

Tôi gõ cửa liêu phòng sư phụ, bên trong vọng ra hỏi :

-. Chi rứa ?

Tôi thưa :

-. Bạch ôn, có ôn Nhật Liên qua thăm.

Thầy tôi vừa ra khỏi liêu phòng, mặc áo dài xuống liền hỏi :

-. Qua khi mô rứa ? Mấy bữa ni Ôn (ôn Tây Thiên) bên khỏe không ?

Tôi hầu mấy tách trà xong, liền để người lớn nói chuyện và chúng tôi cũng trở lại việc củ.

Khi ra hải ngoại, cọng trú với Hòa thượng Thích Đức Niệm, cũng được Hòa thượng xưng tán về uy đức của ngài Nhật Liên không ngớt.

Hòa thượng nói :

-. Tụi tui mới học viết văn, mới tập dịch kinh sách chưa mấy thông thạo. Tết năm đó (?), Hòa thượng Thích Thiện Hòa bảo học chúng viết bài làm Tập san.


Chúng tôi ai nấy hớn hở cặm cụi viết bài cũng gần cả tuần và lên nạp cho ngài Nhật Liên. Ngài cầm lấy và đọc chưa được mấy đoạn, bao nhiêu bài vở của chúng tôi viết đều đưa vào sọt rác hết.


Chúng tôi buồn, cũng hơi nản chí liền chạy lên thưa với Hòa thượng Thiện Hòa là không thể làm báo được. Và trình lên những lý do vừa rồi để Hòa thượng tường tri.


Hòa thượng Thiện Hòa biết rõ ngọn ngành liền mặc áo lên phòng của ôn Nhật Liên, Hòa thượng ôn tồn :

-. Mấy chú còn non, mới tập tễnh, thầy ráng giúp cho họ có tinh thần.

Ôn Nhật Liên thưa :

-. Viết dỡ ẹt mà làm báo cái gì ? Tui bỏ vô thùng rác hết rồi.


Ngài Thiện Hòa nhè nhẹ đến thùng rác lấy ra và nói :

-. Thôi thầy ráng sửa lại cho họ để mấy chú có tinh thần. Ai cũng giỏi như thầy thì đâu có chuyện, . . .

Cuối cùng ôn Nhật Liên thấy cung cách, đức độ và sự thương tưởng của Hòa thượng Thiện Hòa đối với Học Tăng nên ngài cũng hoan hỷ vàtrực tiếp hướng dẫn cho Học Tăng.


Kể từ khi Ôn Nhật Liên vào nam, chúng tôi không có cơ duyên hầu cận và ngày 30 tháng tư đen đến, ai lo phần nấy ; Tôi tìm đường vượt biên từ độ ấy mà chưa một lần đặt chân trở lại quê hương, nên không có dịp đến tận chùa Long Thọ để bái kiến khi ngài còn trụ thế.


Khi nghe tin Ôn quãy gót đăng trình, Thượng tọa Nguyên Lộc là đệ tử báo tín từ Pháp quốc cho chúng tôi hay ; Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại tổ chứ lễ tưởng niệm rất trọng thể.


Giờ thì chúng tôi chỉ biết ngưỡng vọng :

Thành kính đảnh lễ :Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Thế Tây Thiên Đường Thượng, Long Thọ Tọa Chủ Húy thượng Tâm hạ Khai, tự Thiện Giác hiệu Trí Ấn Nhật Liên Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh.


Chứng minh chiếu giám.

Kính bái,

Hậu học và cũng là Tây Thiên Pháp Phái,

Điều ngự tử Tín Nghĩa


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 7191)
Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi. Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.
24/06/2011(Xem: 4226)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 4853)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 5631)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 6213)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 3845)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 5284)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 5343)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 13002)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
05/06/2011(Xem: 11572)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567