Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019)

20/03/201916:11(Xem: 5698)
Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019)

 W_S_ Merwin

Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin

(1927-2019)

 

Nguyên Giác

 

Nhà thơ W. S. Merwin vừa từ trần trong một giấc ngủ hôm 15/3/2019. Trong gần nửa thế kỷ, ông cũng nổi tiếng là một Phật tử, thực tập theo Thiền Tông Nhật Bản. Cuộc đời ông là một điển hình của giới trí thức Hoa Kỳ thập niên 1960-1970s, nhiều người nghiêng về Phật giáo khi nhìn thấy xã hội Hoa Kỳ tranh cãi về Chiến Tranh Việt Nam và khắp thế giới chiến tranh như dường bất tận.

Nhà phê bình thi ca Reginald Shepherd viết trên Poetry Foundation về các thi phẩm  thời kỳ đầu của Merwin, được viết trong thời Chiến Tranh Việt Nam: “Đó là những bài thơ không được viết cho một nghị trình [chính trị], nhưng đã thiết lập ra một nghị trình. Trân trọng giữ gìn và tái sáng tạo thế giới trong những chữ từ ái. Merwin luôn luôn quan tâm với quan hệ giữa đạo đức và mỹ học, cân nhắc cả hai phía đồng đều nhau. Thơ của ông là một đáp trả đối với một thế giới đã tan rã, không phải như những vùng địa lý nhưng là như các sự kiện thẩm mỹ.”

W. S. Merwin sinh ngày 30/9/1927, từ trần ngày 15/3/2019, đã viết khoảng hơn năm mươi sách về thơ và văn xuôi, cũng như nhiều dịch phẩm. Khi mới 5 tuổi, ông đã bắt đầu viết các lời ca trong nhà thờ cho thân phụ, một mục sư Tin Lành Presbyterian.

Trong phong trào phản chiến 1960s, thơ của Merwin viết như chuyện kể gián tiếp, không dấu ngắt câu, mang nhiều hình ảnh đau đớn, thường ẩn dụ phức tạp.

Như trong bài thơ “The Asians Dying” (Những người Châu Á Đang Chết) dài 4 đoạn, nơi đây chúng ta trích dịch hai đoạn giữa:

 

Mưa rơi vào những con mắt mở lớn của những người chết
Một lần nữa một lần nữa với âm thanh vô nghĩa
Khi mặt trăng tới chúng là những sắc màu của mọi thứ

  

Những đêm biến mất đi như các vết bầm nhưng không có gì được chữa lành
Những người chết biến đi như các vết bầm
Máu hòa vào đất ruộng đã nhiễm độc
Vẽ lên đường chân trời
Còn lại
Phía trên những mùa màng đá tảng
Chúng là những cái chuông giấy
Âm vang gọi tới bên kia sự sống  
 

 

Trong các thập niên 1980s và 1990s, thơ của ông mang đậm màu sắc Phật giáo và gần thiên nhiên. Năm 1976, ông dọn tới Hawaii để học Thiền với Robert Aitken Roshi. Cư trú ở một miền xa thành thị trên đảo Maui, tiểu bang Hawaii, ông viết nhiều về việc hồi phục rừng.

Merwin được nhiều giải thưởng văn học, hai lần được giải Pulitzer về thơ trong năm 1971 và 2009; được giải thi phẩm National Book Award for Poetry năm 2005, và nhiều giải thơ khác. Đặc biệt, năm 2010, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ phong ông là Thi Hào Hoa Kỳ thứ 17 (the 17th United States Poet Laureate) một cương vị chính thức của chính phủ liên bang trong nỗ lực gây ý thức người dân về thơ, đọc thơ và sáng tác thơ.

Phim tài liệu Even Though the Whole World Is Burning (Mặc Dù Cả Thế Giới Đang Bốc Cháy) lưu hành năm 2014 chọn ông là chủ đề chính.

Merwin cũng xuất hiện trong phim tài liệu The Buddha (Đức Phật) của PBS, lưu hành năm 2010. Phim này dài gần 3 giờ đồng hồ, đang phổ biến ở YouTube.

Thơ mang tính Phật giáo của ông thường có chủ đề vô thường và thiên nhiên.

Như trong bài thơ “Anniversary on the Island” (Chu niên trên đảo) ông trở thành người quan sát những hình ảnh trên đảo Maui, trích:

ngày lại ngày chúng tôi tỉnh thức với đảo
ánh sáng mọc lên xuyên qua nhưng giọt nước trên lá
và chúng tôi nhớ như những con chim nơi chúng tôi ở
đêm lại đêm chúng tôi chạm hải đảo đen tối
mà một lần chúng tôi từng ra đi để tới

 

Trong bài viết “The Garden & The Sword” (Ngôi Vườn & Thanh Kiếm), phóng viên Joel Whitney ghi lại trên tạp chí Tricycle, số mùa đông 2010, cuộc nói chuyện với nhà thơ W. S. Merwin.

Ông kể rằng Thiền sư Nhật Bản thế kỷ 13 và là một nhà thơ, tên là Muso Soseki, với nhiều bài ông đã dịch sang tiếng Anh, luôn luôn gợi cảm hứng cho ông. Merwin cũng kể rằng cảm xúc trong lần đầu tiên đọc Diamond Sutra (Kinh Kim Cương) đã lay động ông mạnh mẽ.

Merwin kể về người cha mục sư, kỷ niệm đi nhà thờ, học lớp giáo lý Ki tô những ngày Chủ nhật, lắng nghe ngôn ngữ những bài thánh ca.

Merwin kể duyên khởi dịch về Muso Soseki là sau khi tới Hawaii, dịch chung với một người Nhật tên là Soiku Shigematsu, ông quen qua Robert Aitken, vì Merwin không biết tiếng Nhật.  Muso là một Thiền sư dị thường, là bậc thầy môn Kiếm đạo, huấn luyện một người nổi tiếng là đệ nhất kiếm thủ ở Nhật thời đó.

Tuyển tập thơ của Muso bản tiếng Anh được Merwin đặt nhan đề là “Sun at Midnight” (Mặt Trời Lúc Nửa Đêm)

Chỗ này cũng cần ghi chú, bởi vì trong tiểu sử chính thức trên Wikipedia của Thiền sư Muso Soseki  (1275-1351) chỉ nói rằng ông nổi tiếng là nhà thơ, nhà thư pháp, người thiết kế vườn, và là người dạy Thiền Lâm Tế (Rinzai) – từng có hơn mười ngàn Thiền sinh theo học. Soseki được Hoàng  Đế Go-Daigo phong làm Quốc sư, danh hiệu Musō Kokushi. Có thể chuyện thầy dạy môn Kiếm đạo  cho đệ nhất kiếm thủ là do đời sau ghi lại, như là ngoại sử?

Bên cạnh tác phẩm của Muso Soseki, nhà thơ Merwin ưa thích đặc biệt Thiền sư Dogen (Đạo Nguyên); Merwin từng viết Lời Giới Thiệu cho một tuyển tập bản Anh dịch các bài thơ của Dogen.

Ông cũng nói rằng yếu tố thần bí huyền học lôi cuốn ông, vì bản thân ông không tự gọi mình là Ky tô hữu và không còn dính gì với Đạo Ky tô, nhưng ông đã từng ưa thích các nhà huyền bí, như Eckhardt, Plotinus và Spinoza, mà ông nói, “những tác giả này vẫn còn cực kỳ quan trọng đối với tôi.”

Nhưng trong lứa tuổi ba mươi, ông sửng sờ khi đọc tới Kinh Kim Cương.
W_S_ Merwin-2

Merwin nói với phóng viên Whitney:

Có cái gì đó vượt xa tất cả đó, nằm dưới tất cả đó, đều cùng chia sẻ, rằng tất cả đều tới từ đó. Tất cả là nhánh cành, mọc từ một rể đơn độc. Và đó là cái người ta phải chú ý tới. Và dĩ nhiên, những chữ thực sự trong Kinh Kim Cương nắm lấy tôi là, khi Như Lai nói, “Bồ Đề, Như Lai có pháp nào để dạy không?” Và Bồ Đề nói, “Bạch Thế Tôn, không. Như Lai không có pháp nào để dạy.” Đọc tới chỗ đó, tôi thấy hơi lạnh chạy dọc xương sống. Và Như Lai nói, “Bởi vì không có pháp nào để dạy, đó mới là pháp dạy.” Tôi đã nghĩ đúng như thế đó, bạn biết đấy...” (1)

Nơi này cần phải ghi chú, trong bài nêu trên, ghi tên vị đương cơ trong Kinh Kim Cương là “Bodhi” (Bồ Đề) – nhưng đúng ra, các bản dịch kinh này đều ghi là ngài “Subhuti” (Tu Bồ Đề).

Để kết bài này, nơi đây xin dịch bài thơ ngắn, nhan đề “Do Not Die” (Đừng Chết) của W.S. Merwin. Bài thơ có ngôn phong thần bí, hình như (dịch giả xin phép suy đoán) là có tư tưởng “tương tức” (interbeing) thường được Thầy Nhất Hạnh nói tới. Nghĩa là, “anh là tôi, và tôi là anh” và như thế, không có gì thực sự sinh và thực sự chết. 

Bài thơ “Do Not Die” rất ngắn, dịch như sau:

Trong mỗi thế giới họ có thể đẩy chúng ta
ra xa nhau hơn
Đừng chết
trong khi thế giới này hình thành tôi có thể
sống mãi mãi.

Rất mực trân trọng, xin gửi lời từ biệt nhà thơ Thiền sư W. S. Merwin.

 

GHI CHÚ:

(1) The Garden & The Sword: “Tathagata [the Buddha] says, “Bodhi, does the Tathagata have a teaching to teach?” And Bodhi says, “No, Lord, Tathagata has no teaching to teach.” At that point I got chills right down my spine.”  https://tricycle.org/magazine/garden-sword/  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2018(Xem: 10711)
Thầy Bổn sư của tôi là thủ khoa A-tỳ-đàm. Thầy tịch năm 1984 lúc đó tôi chỉ mới 15 tuổi. Thầy có một cái độc chiêu: thầy dạy học hay dịch kinh cả đời chỉ trên cái ghế bố. Thức ăn của thầy gồm có 4 món như sau: bánh tráng, dưa hấu, đu đủ, miến. Suốt đời chỉ ăn mấy cái đó thôi, thức ăn khác ăn không được. Điều đặc biệt là ngài tịch năm 71 tuổi, răng trắng như ngọc, đều như bắp, răng đẹp cực kỳ, lạ há. Bàn chải đánh răng thì ngài phải xài loại cứng nhất. Cái mà tôi muốn nói là cái này, thầy đang đọc bài mà ngủ quên giựt mình thức dậy ngài vẫn tiếp tục đọc tiếp. Ngài ngủ thiệt, ngủ buông bút, rớt sách. Đệ tử để yên chứ đâu dám kêu, lát sau cây bút rớt cái độp, giựt mình lượm lên để lên bàn, đọc tiếp. Nghĩa là nãy giờ không phải stop mà là pause.
08/06/2018(Xem: 7285)
Giải mã hiện tượng xá lợi toàn thân ở chùa Đậu Việc xá lợi toàn thân (hay còn gọi là nhục thân) của 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường có niên đại gần 400 năm được phát hiện cách đây hơn 30 năm vẫn là sự kiện kỳ bí và để lại nhiều băn khoăn cho những người đã được chiêm ngưỡng.
04/06/2018(Xem: 10690)
HT.Thích Trung Hậu vừa viên tịch tại Sài Gòn Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn, Hòa thượng Thích Trung Hậu, Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Tổng Biên tập Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã thu thần thị tịch vào trưa hôm nay, 4-6-2018 (nhằm ngày 21-4-Mậu Tuất), tại chùa Linh Thái, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
04/06/2018(Xem: 8693)
Thư Mời Lễ Tưởng Niệm Kỵ Giỗ 10 năm Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 30 tháng 06 năm 2018
23/05/2018(Xem: 18903)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
19/05/2018(Xem: 10141)
Xưng Tán Công Hạnh của Trưởng Lão HT Thích Thắng Hoan
12/05/2018(Xem: 4766)
Thành kính đảnh lễ Giác Linh Ân Sư Húy Thượng Quảng hạ Bửu, Đệ Nhị Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều ! Con trở về đây với Tháp xưa Dù bao sương gió, mấy nắng mưa Tháp vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Bao nỗi nhớ thương mấy cho vừa.
11/05/2018(Xem: 7629)
Đó là chiếc cầu bắc ngang hai bờ: Bờ dĩ vãng là thế hệ đàn anh và bờ tương lai là thế hệ đàn em. Sự "xung đột thế hệ" (generational gap) đã xảy ra từ cổ chí kim, khi hai thế hệ già và trẻ không cùng chung quan điểm với nhau về cuộc sống, về giá trị đạo đức, về lãnh đạo và chính trị. Sự xung đột thế hệ thiếu chiếc cầu hóa giải sẽ tạo thành một sự "ly dị" về tình cảm và nếp sống của hai thế hệ già, trẻ trong bất cứ cộng đồng dân tộc nào. Đặc biệt là cộng đồng di dân ra nước ngoài như Việt Nam.
01/04/2018(Xem: 6318)
Mới đầu năm, nghe tin buồn đưa đến ! Năm mới về, ray rứt tận tâm can QuaZalo Sư Giác Trí chuyển sang. Báo cho biết, Ngài Giác Tần viên tịch.!.
26/03/2018(Xem: 11119)
Sáng ngày 24 tháng 3 năm 2018 (mùng 8 tháng 2 năm Mậu Tuất), chùa Đức Viên tọa lạc tại thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Lễ húy nhật Sư Bà tọa chủ lần thứ 19. Đông đảo chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng, Ni cùng Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan quang lâm chứng minh buổi lễ. Chương trình buổi lễ như sau: 09g00 Trang nghiêm ổn định đạo tràng 09g30 Cung thỉnh chư Tôn đức quang lâm Bảo điện 10g00 Dâng hương bạch Phật 10g05 Khóa lễ truy tiến giác linh Sư Bà 10g30 Lễ tưởng niệm Sư Bà tọa chủ Tuyên đọc di chúc của Sư Bà tọa chủ Đảnh lễ giác linh Sư Bà tọa chủ Đại diện Ni chúng, Phật tử dâng lời cảm niệm Bài hát “Ơn Thầy” (Ngọc Bích) Ni sư trụ trì chùa giới thiệu hoạt động tu họ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]