Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ni trưởng Như Thanh - sen hồng một đóa

04/03/201907:40(Xem: 6966)
Ni trưởng Như Thanh - sen hồng một đóa




ni truong nhu thanh 3
Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.


Lò lửa sen hồng mấy kẻ hay

Mây che nguyệt rạng chẳng phô bày
Ngọc lành ẩn đá không phai sắc
Bể thánh nguồn chơn mặc tỉnh say
.

 

Bốn câu thơ trên là của Ni trưởng Như Thanh, một bậc tài năng xuất chúng được sự ngưỡng mộ và khâm phục trong ni giới Phật giáo Việt Nam. Như ngọn đuốc sáng bừng trong đêm tối, Ni trưởng là một bậc chân tu vì đạo quên mình, sanh năm Tân Hợi 1911, tại huyện Thủ đức, Gia định.

 

Thiện duyên đưa đến, Ni trưởng xuất gia năm 22 tuổi, đệ tử của Tổ Pháp Ấn, chùa Phước Tường, Thủ đức.

Với trí thông minh và lòng hiếu học, cộng thêm nhẫn lực vô biên, Ni trưởng đã đạt được nhiều thành quả trên đường tham học Phật pháp từ Nam ra đến Huế và Hà nội.

 

Năm 1972, Ni trưởng được Giáo hội giao trọng trách Vụ trưởng Ni bộ Bắc tông, và giữ vai trò Cố vấn tối cao trong các nhiệm kỳ kế tiếp. Ni trưởng viên tịch năm 1999, để lại bao thương tiếc cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia.

 

Vài trang giấy không đủ nói lên hết được đạo hạnh và gương sáng của người, nhưng để chia sẻ với những người đang học Phật và tu Phật, những lời dạy quí báu của người ghi lại trong quyển sách “Cuộc đời và sự nghiệp của Sư trưởng Như Thanh”, xem như một nhân duyên thiện lành đặc biệt.

 

Thành kính đảnh lễ giác linh Ni trưởng với tấm lòng tri ân và niềm cảm phục của hàng hậu học.

 

Ni Truong Nhu Thanh (1)Ni Truong Nhu Thanh (2)Ni Truong Nhu Thanh (3)Ni Truong Nhu Thanh (4)Ni Truong Nhu Thanh (5)Ni Truong Nhu Thanh (6)Ni Truong Nhu Thanh (7)Ni Truong Nhu Thanh (8)Ni Truong Nhu Thanh (9)Ni Truong Nhu Thanh (10)Ni Truong Nhu Thanh (11)Ni Truong Nhu Thanh (12)Ni Truong Nhu Thanh (13)Ni Truong Nhu Thanh (14)Ni Truong Nhu Thanh (15)Ni Truong Nhu Thanh (16)Ni Truong Nhu Thanh (17)Ni Truong Nhu Thanh (18)Ni Truong Nhu Thanh (19)Ni Truong Nhu Thanh (20)Ni Truong Nhu Thanh (21)Ni Truong Nhu Thanh (22)Ni Truong Nhu Thanh (23)Ni Truong Nhu Thanh (24)Ni Truong Nhu Thanh (25)

Hình ảnh lễ húy nhật Ni Trưởng Như Thanh năm 2019
tại Chùa Huê Lâm, Sàigòn

 



Nếu như xưa kia, khi đồng ý cho bà di mẫu Maha baxà bađề (Kiều Đàm) cùng 500 người nữ xuất gia trong giáo pháp, đức Thế tôn tuyên báo rằng chánh pháp vì vậy sẽ diệt vong sớm 500 năm. Không ai có thể đoán rằng chánh pháp tồn tại bao lâu để làm bài toán trừ 500 năm đó.

 

Khi đề cập đến quá trình lịch sử đức Phật không cho phép người nữ xuất gia một cách dễ dàng, Ni trưởng đã có một cái nhìn tuệ giác như sau:

 

“Vì trách nhiệm của người xuất gia rất nặng nề, khó nhọc, mà phạm hạnh cũng khó thực hành, bởi thế đức Phật không hứa cho người nữ xuất gia một cách dễ dàng.

 

Đây là bổn ý của đức Phật muốn mở rộng con đường hóa đạo cho tất cả người nữ sau này.

 

Bởi sự giáo dục của người nữ thời ấy chưa được phát triển, nên họ ở trong thế gian bị nhiều sự chướng ngại buộc ràng, làm cho tâm tính không được sáng tỏ, ý chí không được sâu rộng.

 

Đức Phật vì muốn cho hàng Tỳ kheo ni chứng đến các pháp thiệt tánh mà Ngài đem tâm bình đẳng phương tiện dẫn dắt, khiến cho mọi người đều được tăng trưởng thiện báo, tiêu trừ ác nghiệp, sửa đổi phong hóa ở thế gian trở nên tốt đẹp.

 

Hàng Tỳ kheo ni ở trong chánh pháp của đức Phật gặp được cơ hội mở mang, truyền bá, làm cho ánh sáng Phật pháp được chói rạng, tạo công đức vô lượng”.

 

Đạo Phật đã đi sâu vào cuộc đời. Đạo Phật không phải là lý thuyết suông để bàn luận. Đạo là sống và hành. Đạo là sự chân thật, sáng suốt, đậm đà và thanh thoát.

 

Để dẫn dắt người nữ tu vượt qua được bản tánh nhi nữ thường tình, nhờ khép mình trong giới pháp, vượt qua mọi trở ngại thuận nghịch bằng khả năng tu chứng, thì người nữ tu vẫn có thể phụng sự và xiển dương Chánh pháp.

 

Ni trưởng chủ trương một căn bản đào tạo ni tài, lập nguyện kiên cường cho ni chúng, trao truyền tam học Giới, Định, Tuệ.

 

Ni trưởng dạy rằng:

1) Giới học là giềng mối của người tu Phật. 
2) Định học là phép tắc điều phục tâm trí. 
3) Tuệ học là năng lực bạt trừ nghiệp chướng si ái.

 

Ni trưởng Như Thanh đã trải thân phục vụ đạo pháp, khiến cho pháp âm truyền bá khắp nơi. Người là một bậc Ni trưởng đạo cao, đức trọng, làu thông kinh luật, trước tác, dịch thuật nhiều tác phẩm có giá trị.

 

Ni trưởng đã dẫn dắt hàng ni chúng hậu học thoát khỏi những mặc cảm tự ti, sợ hãi, nhút nhát và khai sáng trí tuệ cho hàng đệ tử. Công đức của người thực vô lượng, vô biên.

 

Ni trưởng luôn luôn quan niệm, để chia sẻ gánh nặng hoằng pháp, người xuất gia, không phân biệt tăng hay ni, đều có trách nhiệm góp phần công đức để đền đáp công ơn sâu dầy của đức Thế tôn.

 

Khi nói lên phạm hạnh cao quí của hàng xuất gia, trong tác phẩm “Giới đức khiêm ưu”, Ni trưởng đã viết như sau:

 

Phẩm hạnh cao quí của tăng già là do công phu tu dưỡng gồm đủ sự lý, đối với tất cả chúng sanh, tìm đủ các chước phương tiện làm lợi ích cho mọi người, như khát thì cho uống, đói cho cơm ăn, bịnh cho thuốc uống, lạnh cho áo ấm, gặp sợ sệt giúp đỡ an ủi hết sợ sệt, thiếu trí tuệ giúp đỡ mong cho tâm trí trở nên sáng suốt, cho đến bỏ mình cho cọp đói ăn cũng gọi là đức hỷ xả bố thí.

 

Trong hoàn cảnh nhịn khổ chịu nhọc, trăm phen bẻ gảy mà lòng vẫn dai bền, việc khó nhọc là cố gắng học tập, việc khó làm cố gắng siêng làm. Dẫu có người khuấy rối, dằn ép cũng chẳng căm tức, giận hờn, hình dung vẫn tự nhiên, chẳng tác sắc nóng nảy bứt rứt”.

 

Với khả năng, đức độ, tâm từ bi của người đã tạo cho hàng ni chúng xuất gia tiến trên con đường giác ngộ và giải thoát.

 

Sự tương kính nhau như tỷ muội, dùng tâm niệm bình đẳng đối xử, phẩm hạnh của người tu trong chúng nên tự xét lại mình để chừa bỏ lỗi lầm, thay vì phóng tâm  nghĩ đến hơn thua, phải quấy, đúng sai, được mất, biểu lộ đức tính hiền từ, lễ độ, khiêm cung, khoan dung, hòa lạc, khiến người xung quanh sanh lòng quí mến như hoa sen nở hương thơm ngát.

 

Huynh đệ cùng nhau gắng học hành
Lời qua tiếng lại nhớ đừng tranh
Quyết lòng sửa tánh cho thanh tịnh
Xuân đến đời ta đặng tiếng thanh.
(Hoa Đạo)

 

Trải qua trong cõi phù sinh
Học rành chữ nhẫn hữu hình ngại chi
Nhẫn là phước quả từ bi
Giúp ta thâm ngộ vô vi đạo mầu.
(Hoa Đạo)

 

Lời thơ của người là khuôn vàng thước ngọc. Thơ văn của một bậc chân tu đầy đạo tình đạo vị, người đọc cần lắng lòng tỉnh ngộ. Ni trưởng còn khuyên nhắc về trách nhiệm của Tỳ kheo ni về sự nghiệp hoằng pháp như sau:

 

1) Xuất gia vì mục tiêu giải thoát tự thân và tha nhân.
2) Thiết tha cầu học chánh pháp giữa biển sống vô thường.
3) Thể hiện nghiêm túc nếp sống phạm hạnh Giới-Định-Tuệ, 
4) Phát triển văn huệ, tư huệ và tu huệ.
5) Tích cực tiếp dẫn hàng hậu học.
6) Thao thức vì sự nghiệp độ sanh, hưng khởi chánh pháp.

 

Ni trưởng là một vị Bồ tát dấn thân từ ni giới, mang tâm niệm cứu khổ chúng sanh, thức tỉnh mọi người quay về với tình thương vô hạn trong giới pháp của đức Thích ca mâu ni.

 

Dòng pháp nhũ của Ni trưởng Như Thanh là dòng nước cam lộ của đức Quán thế âm, làm dịu mát những nhiệt não của thế gian, khơi dậy ngọn đèn trí tuệ, không bị tham sân si trói buộc, sai khiến, hành xử lợi mình lợi người, sống với tâm Phật không còn bị vô minh che lấp.

 

Trong tác phẩm “Hành Bồ Tát Đạo”, Ni trưởng đã đem tâm huyết của mình để truyền trao lại cho người xuất gia cũng như tại gia. Ni trưởng viết:

 

Nếu trong một lúc nào đó, chúng ta lắng yên được tâm thức, để cho nó vắng lặng rỗng rang, chẳng khởi lên một niệm suy tính so lường, thì tất nhiên trong sát na ấy, chúng ta nhìn rõ được bản lai diện mục của mình, thấy rõ chân tâm thể tánh của mình vốn bất sanh bất diệt, nó xóa bỏ mọi ranh giới ngã và nhơn, thiện và ác.

 

Trong giây phút linh diệu ấy, tâm thức chúng ta bổng nhẹ nhàng, cõi lòng mở rộng với muôn ngàn thương yêu, tình cảm trong sáng dịu dàng, nó chẳng phải là thứ tình cảm hạn hẹp, phát sinh từ lòng ái dục, mà phát xuất từ tâm bi, nên nó bao la, tươi nhuần và bình đẳng, vô phân biệt.

 

Bấy giờ cái nhìn của chúng ta đối với vạn vật cũng trong suốt và bình đẳng như thế.

 

Đây là giây phút mà tâm ta vô trụ, không vướng mắc, hoàn toàn tự do.

 

Nếu sống mãi với tâm vô trụ như thế, chúng ta đã được giải thoát, được an nhiên tự tại”.

 

Chư Phật không có tâm phân biệt đây là tăng, đây là ni, đây là tướng nam, đây là tướng nữ, tướng đẹp tướng xấu, tướng giàu tướng nghèo.

Chư Phật bình đẳng tuyệt đối trong phong cách hóa độ chúng sanh. Bổn phận người tu phải nhận ra con đường chư Phật đã đi và đã đến.

 

Đức Phật đã dạy chúng ta hãy mồi ngọn đuốc chánh pháp của Ngài để tự thắp sáng trí tuệ, thấy đường mà tu, thấy đạo mà hành.

 

Các đấng Tôn sư đã tha thiết giảng dạy, khuyến tu, chớ nên đợi khi vô thường đến, không phân biệt già trẻ, sang hèn, tuổi đời càng chồng chất, đau yếu bệnh tật sanh ra, làm cho con đường đi đến giác ngộ ngày càng thêm khó khăn, trắc trở.

 

Bao nhiêu đời kiếp đã qua, con người mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi, không biết đến kiếp nào mới vượt thoát được.

 

Tóm lại, Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.

 

Cho đến ngày thanh thản ra đi, để lại cho đời và cho đạo  nhiều tác phẩm có giá trị tu học, Ni trưởng vẫn còn mong các đệ tử Phật gia phải giống như hoa sen rạng ngời ánh sáng trí tuệ, đem ngọn đuốc chánh pháp soi rọi khắp thế gian u tối, giúp mọi người thoát khỏi bùn nhơ khổ đau phiền não, vượt lên trên mặt nước như những đóa sen hồng tỏa hương thơm tinh khiết của sự giác ngộ và giải thoát.

 

Thích Nữ Chân Liễu

(Gửi về từ Montreal, Quebec, Cana

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2013(Xem: 5972)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 11063)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 7665)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 9564)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 8839)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 6678)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 7170)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 11294)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 6984)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 12108)
Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết - Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap - Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sau Tương chao nhà quê Tăng Lữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]