Cách đây 24 năm, ngày 15 tháng 9 âm lịch (17 tháng 10 năm 1978), Hòa Thượng Thích Thiện Minh, một người đã tận tuỵ vì đạo pháp và dân tộc đã âm thầm nằm xuống. Khi đã chọn thế đứng trong lòng dân tộc, sống và chết cho dân tộc, thì sự vắng mặt sau cùng của một con người tự nó, để lại nỗi nhớ tưởng sâu sắc cho những người còn sống.
Trong niền tưởng nhớ chân thành về những hình bóng đã ngả dài trên chiều dài của lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam hiện đại ấy, ban biên tập www.thuvienhoasen.org trang trọng ghi lại nơi đây Tiểu Sử Hòa Thượng và bài thơ “Mây Trắng Thong Dong” của Hòa Thượng Nhất Hạnh viết tưởng niệm khi nhận được tin báo tử; như là để tưởng niệm ngày giỗ thứ 24 của Ngài.
Ngày nghe thầy Thiện Minh tịch, tôi viết một bài thơ cho thầy, đó là bài Mây Trắng Thong Dong. Thầy Thiện Minh ngày xưa học ở Phật học viện chùa Báo Quốc tốt nghiệp cùng một lớp với thầy Trí Quang. Thầy Thiện Minh là người rất thông minh, mau lẹ, tổ chức rất hay. Nếu cần một thầy ngồi chủ tọa một đại hội để giải quyết những vấn đề khó khăn thì người làm chủ tọa giỏi nhất, đưa đại hội đi tới sự thành công mau nhất đó là thầy Thiện Minh. Rất mau nhạy, rất thông minh. Trong cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam cho nhân quyền dưới quyền ông Ngô Đình Diệm, thầy Thiện Minh đã được cử làm trưởng phái đoàn Liên Tông, gồm đại diện của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và các tổ chức Phật giáo khác, đứng ra thương thuyết với phái đoàn Liên Bộ của chính phủ. Bên phía chính phủ phái đoàn Liên Bộ (bộ Nội Vụ, bộ Xã Hội, v.v..) có Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm trưởng đoàn.
Chúng ta biết thầy Thiện Minh mà hướng dẫn một phái đoàn như vậy là hay nhất. Trong khi họp, phái đoàn Phật giáo đã thành công. Bên chính phủ phải ký vào một thông cáo chung, tôn trọng quyền tự do của Phật giáo. Khi thông cáo chung được công bố, mọi người thấy đây là một thắng lợi lớn của phía Phật Giáo. Nhưng chính quyền không có thiện chí. Họ ký xong lại âm thầm phản bội lại thông cáo chung ấy.
Trong cuộc tranh đấu của Phật giáo để chống chế độ độc tài, thầy Thiện Minh đã đóng một vai trò rất lớn. Khi chính phủ của xã hội chủ nghĩa lên, họ sợ thầy Thiện Minh nên đã bức tử thầy. Họ bắt thầy và ép thầy tự tử trong một nhà tù tại Sài Gòn. Thầy Thiện Minh phải xé áo làm dây để tự tử. Khi thầy tịch rồi, sợ quần chúng phản ứng mạnh nên họ đã chở thầy về Hàm Tân, một hai ngày sau mới báo tử. Thầy Trí Thủ và các thầy khác phải về Hàm Tân mới nhận xác được. Lúc đó tôi đang ở Phương Vân Am. (Pháp) Tôi nhớ buổi chiều hôm .đó, nhận được tin bên nhà, thầy trò làm việc suất đêm tìm những dữ kiện có được về thầy Thiện Minh, tổ chức họp báo, làm press release, báo cáo về cái chết của thầy Thiện Minh. Buổi sáng, khi làm xong công việc, tôi ngồi lại, tưởng niệm thầy Thiện Minh và viết bài Mây Trắng Thong Dong để cúng dường thầy. Mây trắng thong dong là một đám mây tự do. Thầy Thiện Minh bây giờ đã trở thành một đám mây trắng, thầy đã có sự thong dong rồi. Trong bài thơ, tôi dùng hai hình ảnh: đám mây và dòng suối; giống như hai người bạn. Mây và suối là hai cái khác nhau nhưng cùng một bản chất. Tôi nói ngày xưa tôi là dòng suối còn thầy Thiện Minh là đám mây. Một bên thì đi xuống để tìm ra biển Đông, một bên thì thong thả rong chơi trên trời. Cả hai đều hẹn nhau đi về biển Đông. Nhưng vì hoàn cảnh khổ đau, khó khăn cho nên đám mây đã biến thành mưa, rơi xuống:
MÂY TRẮNG THONG DONG
Nhớ thuớ xưa - khi ngươi còn là đám bạch vân bay thong dong ta theo nguồn múa ca đi về đại dương mênh mông, ngươi lưu luyến chốn đỉnh cao, lắng tiếng reo cười ngàn thông ta nhấp nhô trên sóng bạc, lên xuống vào ra muôn trùng.
Kịp đến khi thầy trần gian quằn quại lệ chảy thành dòng thì ngươi biến thành mưa, nhỏ giọt tuôn tràn đêm đông mây đen mịt mờ một phương chừ, mặt trời hấp hối ngươi gọi ta về, cùng nhau giăng tay nổi trận cuồng phong.(*)
Lòng thảnh thơi đâu, khi hoa ngàn cỏ núi còn rên siết hận bất công, ngươi đưa hai tay thiên thần, quyết tâm tháo bỏ cùm gông. trong khi bóng tối phủ đầy, họng súng đen ngòm bạo lực xương dồn thành gò cao chừ, trong khi máu đã chảy dài thành sông.
Hai bàn tay ngươi dập nát, thương ôi, xích xiềng vẫn chưa tháo được ta gọi sấm sét về bên ngươi, quyết cùng bạo lực mở cuộc thư hùng gan dạ hơn người, trong đêm ngươi hóa thành Sư Vương rống lớn hàng vạn loài ma quái nghe ngươi, đã cầm cập run trong đêm sương.
Hiên ngang không lùi bước chừ, dù phía trước dày đặc hầm chông ngươi thản nhiên đưa mắt nhìn bạo lực chừ, như nhìn vào khoảng không.
Sống Chết là chi chừ, ép uổng nhau sao được ? ngươi gọi tên ta mà cười chừ, không một lời rên siết, dù tra tấn cùm gông.
Bây giờ thoát đi, xiềng xích không còn buộc nổi chân thân, ngươi trở về kiếp xưa mây trắng, thảnh thơi trên bầu mênh mông; Đến, Đi tự ngươi – đỉnh cao nào thích thú thì ngươi dừng lại, cưỡi trên sóng bạc đầu chừ, ta hát ru ngươi khúc hát bi hùng.
(*) Đám mây gọi dòng suối về, tổ chức cuộc tranh đấu
HT. Thích Nhất Hạnh (Trích Đoạn Thả Một Bè Lau Truyện Kiều Dưới Cái Nhìn Thiền Quán, Lá Bối 2000).
CÁO PHÓ TANG LỄ
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Gia đình chúng con, chúng tôi vô cùng thương tiếc,
kính báo tin cùng Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,
Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu gần xa; Chồng, Cha của chúng con, chúng tôi là:
Chơn Linh Phật tử
Quảng Hạo – Phạm Viết Vân
Bút hiệu Quảng Từ Vân
Sinh năm Quí Mùi tại Tam Kỳ, Quảng Nam - Việt Nam
Vãng sanh lúc 4.15pm ngày mùng 9 tháng 5 Mậu Tuất (22-6-2018)
Tại Sydney, Úc Châu
Thọ thế: 76 tuổi
Thầy Bổn sư của tôi là thủ khoa A-tỳ-đàm. Thầy tịch năm 1984 lúc đó tôi chỉ mới 15 tuổi. Thầy có một cái độc chiêu: thầy dạy học hay dịch kinh cả đời chỉ trên cái ghế bố. Thức ăn của thầy gồm có 4 món như sau: bánh tráng, dưa hấu, đu đủ, miến. Suốt đời chỉ ăn mấy cái đó thôi, thức ăn khác ăn không được. Điều đặc biệt là ngài tịch năm 71 tuổi, răng trắng như ngọc, đều như bắp, răng đẹp cực kỳ, lạ há. Bàn chải đánh răng thì ngài phải xài loại cứng nhất. Cái mà tôi muốn nói là cái này, thầy đang đọc bài mà ngủ quên giựt mình thức dậy ngài vẫn tiếp tục đọc tiếp. Ngài ngủ thiệt, ngủ buông bút, rớt sách. Đệ tử để yên chứ đâu dám kêu, lát sau cây bút rớt cái độp, giựt mình lượm lên để lên bàn, đọc tiếp. Nghĩa là nãy giờ không phải stop mà là pause.
Giải mã hiện tượng xá lợi toàn thân ở chùa Đậu
Việc xá lợi toàn thân (hay còn gọi là nhục thân) của 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường có niên đại gần 400 năm được phát hiện cách đây hơn 30 năm vẫn là sự kiện kỳ bí và để lại nhiều băn khoăn cho những người đã được chiêm ngưỡng.
HT.Thích Trung Hậu vừa viên tịch tại Sài Gòn
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn, Hòa thượng Thích Trung Hậu, Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Tổng Biên tập Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã thu thần thị tịch vào trưa hôm nay, 4-6-2018 (nhằm ngày 21-4-Mậu Tuất), tại chùa Linh Thái, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
Thư Mời
Lễ Tưởng Niệm Kỵ Giỗ 10 năm Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang
Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
10 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 30 tháng 06 năm 2018
Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa,
Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu.
Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo.
Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
Thành kính đảnh lễ Giác Linh Ân Sư
Húy Thượng Quảng hạ Bửu, Đệ Nhị Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều !
Con trở về đây với Tháp xưa
Dù bao sương gió, mấy nắng mưa
Tháp vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Bao nỗi nhớ thương mấy cho vừa.
Đó là chiếc cầu bắc ngang hai bờ: Bờ dĩ vãng là thế hệ đàn anh và bờ tương lai là thế hệ đàn em. Sự "xung đột thế hệ" (generational gap) đã xảy ra từ cổ chí kim, khi hai thế hệ già và trẻ không cùng chung quan điểm với nhau về cuộc sống, về giá trị đạo đức, về lãnh đạo và chính trị. Sự xung đột thế hệ thiếu chiếc cầu hóa giải sẽ tạo thành một sự "ly dị" về tình cảm và nếp sống của hai thế hệ già, trẻ trong bất cứ cộng đồng dân tộc nào. Đặc biệt là cộng đồng di dân ra nước ngoài như Việt Nam.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.