Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe giọng nói của Hòa Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978)

08/10/201807:56(Xem: 9915)
Nghe giọng nói của Hòa Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978)

ht thich thien minh
HÒA THƯỢNG

THÍCH THIỆN MINH
(1922 – 1978)

Nghe giọng nói của Hòa Thượng Thích Thiện Minh





Hòa thượng Thích Thiện Minh, thế danh Đỗ Xuân Hàng, pháp danh Thiện Minh, pháp hiệu Thích Trí Nghiễm. Sinh năm Nhâm Tuất (1922) tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Gia đình Ngài thuộc tầng lớp thức giả, thân phụ là ông Đỗ Xuân Quang, có làm việc làng, được phong Cửu Phẩm Văn Giai. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Nhơn. Ngài là người thứ năm trong tám anh chị em (1).

Năm Tân Mùi (1931), khi mới 10 tuổi, Ngài được song thân cho phép xuất gia tu học. Khi ấy phong trào chấn hưng Phật giáo đang được phát động rầm rộ tại Trung kỳ và Hội An Nam Phật Học được thành lập tại Huế năm 1932. Do đó, Ngài thừa hưởng được những thuận duyên để vun bồi cho sự tu học ngay từ bước đầu. Năm Giáp Tuất (1934) Hòa thượng Giác Tiên cùng đệ tử thân tín của Hòa thượng là Ngài Mật Khế đứng ra tổ chức, thành lập trường An Nam Phật Học tại chùa Trúc Lâm, thu nhận chỉ 50 học Tăng, được tuyển chọn rất kỹ từ nhiều nơi, trong đó có Ngài.

Vốn có tư chất thông minh lại tinh tấn tu học, suốt thời gian theo học tại trường An Nam Phật Học, từ bậc Tiểu học, lên Cao đẳng và Đại học Phật giáo, Ngài đều gặt hái được kết quả tốt đẹp. Nơi đây, tài hùng biện thu hút người nghe được bộc lộ mỗi khi Ngài đăng đàn diễn thuyết, nên Ngài được chư Tôn đức giám quản luôn khen ngợi.

Năm Quý Mùi (1943), Ngài tốt nghiệp Đại học Phật giáo chuẩn bị nhận lãnh trọng trách hoằng pháp lợi sanh, thì tình hình trong nước có biến động dồn dập. Đảo chính Nhật (9.3.1945) rồi Cách mạng Tháng tám và Nam bộ Kháng chiến (23.9.1945)… Tất cả các hoạt động của Phật giáo cũng chịu nhiều ảnh hưởng, phải ngưng hoạt động. Không ít Tăng sĩ và Phật tử đã lao vào cuộc kháng chiến chống thực dân, cứu nước. Các học Tăng tốt nghiệp xuất sắc cùng khóa với Ngài có Hòa thượng Trí Quang, Trí Thuyên… cũng không ngần ngại dấn thân vào các tổ chức cứu nước. Ngài hăng hái phụ trách Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tại tỉnh Quảng Trị, nhờ tri kiến uyên thâm và tài hùng biện vô ngại, Ngài đã vận động được sự ủng hộ từ nhiều phía đóng góp nhân tài vật lực cho kháng chiến.

Năm Bính Tuất (1946) đến năm Đinh Hợi (1947), nhiều tổ chức kháng chiến tại Huế tan vỡ, quân viễn chinh Pháp tràn ra Quảng Trị, Quảng Bình, gây nhiều tang tóc bi thương. Ngài bị Pháp bắt giam một thời gian. Sau đó vội vàng về Huế, Ngài cùng với nhiều vị khác khôi phục lại các hoạt động Phật giáo.

Năm Đinh Hợi (1947), sau khi trợ duyên cùng Hòa thượng Trí Thủ khai giảng Phật học đường Trung Việt tại chùa Báo Quốc (Huế), Ngài cũng kịp lúc góp sức cùng các Hòa thựơng Mật Hiển, Mật Nguyện vận động thành lập Sơn môn Tăng già Trung việt.

Năm Kỷ Sửu (1949), Ngài được phân công đi vào phía Nam Trung Việt và Cao nguyên, khôi phục và thành lập lại các Tỉnh hội. Ngài đã xây dựng được nhiều cơ sở vững chắc cho Hội An Nam Phật Học tại các tỉnh Lâm Viên, Đồng Nai Thượng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Năm Tân Mão (1951), Giáo Hội Tăng Già Trung Việt được thành lập tại Huế. Đây là nơi gặp gỡ thường xuyên của các vị lãnh đạo để bàn bạc những vấn đề thiết yếu cho Phật giáo. Và chỉ một năm sau tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc được thành lập. Tại đại hội quan trọng này Ngài được bầu vào Chủ tọa đoàn điều khiển các cuộc thảo luận.

Trong thời gian làm Phật sự tại miền Nam Trung Việt và Cao nguyên. Ngài thường xuyên viết bài cộng tác với Tạp chí Viên Âm do Hòa thượng Trí Quang làm chủ bút. Ngài còn làm chủ nhiệm tạp chí Hướng Thiện xuất bản tại Đà Lạt năm 1950. Trong thời gian tại Khánh Hòa, Ngài đã làm Trị sự trưởng Tỉnh Giáo Hội một thời gian dài, đã đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng các cơ sở chi hội tại các quận và các khuôn hội tại Thị xã Nha Trang. Đặc biệt khuôn hội Linh Thứu gồm đa số đồng bào di cư ở khu Xóm Mới đã được Ngài trực tiếp hướng dẫn dìu dắt trong những ngày đầu. Từ nơi này, Ngài cũng có công sức rất lớn cho việc nuôi dưỡng và hình thành Phật Học Viện Hải Đức (Nha Trang).

Năm Kỷ Hợi (1959), tại đại hội của Tổng Hội Phật Giáo Trung Phần được tổ chức tại Huế, Ngài được suy cử làm Trị sự trưởng Tổng Hội, cho đến năm Nhâm Dần (1962) thì Hòa thượng Trí Quang lên thay để Ngài lãnh trọng trách khác.

Năm Quý Mão (1963), đây là thời điểm mà bất kỳ một Tăng sĩ hay Phật tử nào có nhiệt tâm, lòng thành mến đạo, đều ưu tư và lo góp phần mình trong công cuộc chống kỳ thị tôn giáo của chính thể Ngô Đình Diệm. Ngài đã cùng Ban Trị Sự Tổng Hội, dưới sự lãnh đạo tối cao của Đại lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, phát động phong trào đấu tranh, đòi thực thi năm nguyện vọng đã lập thành kiến nghị đề ngày 10.5.1963. Sau đó, Ngài cùng Hòa thượng Trí Quang cung thỉnh Hòa Thượng Hội Chủ vào Sài Gòn để chuyển cuộc đấu tranh trực tiếp với chính thể Ngô Đình Diệm, và nơi này Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo được thành lập, Ngài là một trong năm thành viên ở ngôi vị cố vấn.

Sau khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, chính thể Ngô Đình Diệm hốt hoảng, yêu cầu Ủy Ban Liên Phái cử phái đoàn đến để thương thuyết. Ngài được cử làm Trưởng đoàn trong lần thương thuyết này. Trước sự việc còn đang gây nên nhiều làn sóng đấu tranh, phẫn uất, Trần Lệ Xuân lại còn mô tả hành động tự thiêu của Ngài Quảng Đức với những lời lẽ khiếm nhã nhất, Ngài bình tĩnh khôn ngoan đối chất với Ủy Ban Liên Bộ, dùng khả năng hùng biện, lý lẽ vững chắc, Ngài đã thẳng thừng lên án chính phủ dồn họ vào thế phải ký bản Thông Cáo Chung. Mặc dù bản Thông Cáo Chung này chỉ là kế hoãn binh để Ngô Đình Diệm chuẩn bị một kế hoạch thâm độc hơn, đó là kế hoạch “Nước lũ” và nó đã được thực hiện vào đêm 20.8.1963. Rất nhiều chùa chiền bị bao vây và Chư tôn giáo phẩm bị bắt bớ, đánh đập trong đó có Hòa thượng Hội chủ Tịnh Khiết, Ngài cũng cùng chung số phận ngay trong đêm đáng nhớ ấy.


hoa thuong thich thien minh-3

 
hoa thuong thich thien minh-1hoa thuong thich thien minh-2hoa thuong thich thien minh-3hoa thuong thich thien minh-4

hoa thuong thich thien minh-7hoa thuong thich thien minh-6


hoa thuong thich thien minh-8hoa thuong thich thien minh-11
hoa thuong thich thien minh-9
hoa thuong thich thien minh-12
hoa thuong thich thien minh-10


Hình ảnh Bảo tháp của cố Hòa thượng Thích Thiện Minh
 tại Chùa Thiền Tôn ở cố đô Huế.
bao thap ht thien minh (2)

 Toàn Cảnh Bảo Tháp của HT Thiện Minh nhìn từ trên xuống.

bao thap ht thien minh (3)
Chư Tăng Ni đang nhiểu quanh bảo tháp trong ngày Lễ Tạ Tháp .

bao thap ht thien minh (2)

bao thap ht thien minh (1)

HTr Phúc Thiện, Trưởng Ban Hướng Dẫn TƯGĐPTVN tại Hoa Kỳ

đang dâng hương trước Bảo Tháp của Cố HT THÍCH THIỆN MINH.

(Cảm ơn anh Tâm Thể gởi tặng 3 hình bảo tháp Ôn Thiện Minh)

 

(Xem thêm hình ảnh)




Ngày 1-11-1963, Tướng Dương Văn Minh cùng các tướng lãnh quân đội nổi dậy lật đổ Ngô Đình Diệm, mọi tai họa dành riêng cho một tôn giáo lớn của dân tộc mới hoàn toàn chấm dứt.

Năm Giáp Tuất (1964), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập với ngày Lễ Phật Đản huy hoàng chưa từng có tại Việt Nam được thể hiện bằng lễ đài hùng vĩ ngay tại Bến Bạch Đằng Sài Gòn. Trong tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất này, Ngài được suy cử làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.

Với cương vị mới mẻ và quan trọng này, Ngài đã vận động từ mọi nơi, xây dựng nên Trung tâm Quảng Đức ở số 294 đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Đây là trụ sở của Tổng Vụ Thanh Niên và trụ sở của các Vụ trực thuộc như Gia đình Phật tử, Hướng Đạo Phật giáo, Thanh Niên Phật tử, Sinh Viên Phật tử , Học Sinh Phật tử , Thanh Niên Thiện chí Phật tử … Nơi đây còn là Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội hoạt động rất sôi nổi của Giáo Hội. Đồng thời, còn là nơi xuất phát nhiều cuộc đấu tranh đòi dân chủ trong nửa cuối thập niên 60. Khi vừa hoàn thành xong công trình to lớn này, Ngài được Giáo hội cử làm Trưởng Đoàn Phật Giáo Việt Nam đi dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới được tổ chức tại Nhật Bản.

Những năm cuối thập niên 60, phong trào đấu tranh đòi thực hiện Quốc Hội Lập Hiến, Dân Chủ Dân Sinh bùng nổ khắp mọi nơi. Ở miền Trung (Đà Nẵng) vào ngày 15 tháng 5 năm 1966 trước làn sóng đấu tranh của Phật Giáo, 2.000 lính dã chiến đã bao vây chùa chiền. Cuộc đổ máu đã diễn ra bởi sự đàn áp của quân đội từ Sài Gòn ra với các cánh quân địa phương. Hơn 600 Tăng Ni, Phật tử chết và 1.000 người khác bị thương. Trước tình hình đó, Hòa thượng Trí Quang hô hào tiến hành cuộc đấu tranh bất bạo động, và một trong nhiều hình thức bất bạo động được Hòa Thượng Trí Quang chỉ thị là “thỉnh Phật xuống đường”. Những việc làm đó để hỗ trợ cho cuộc đối đầu của Ngài Thiện Minh ở Sài Gòn.

Nhân danh Chủ tịch các lực lượng đấu tranh và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Ngài đã gặp trực tiếp hai tướng Thiệu-Kỳ đưa ra những yêu sách đấu tranh. Đó là ngày 28.5.1966, hai tướng này hứa ngày hôm sau phúc đáp. Ngài hướng dẫn phái đoàn ra về hẹn lại hôm sau. Riêng Ngài sau khi báo cáo kết quả cùng Viện Hóa Đạo và các phong trào do Ngài làm Chủ tịch, Ngài một mình đi bằng Taxi về Trung Tâm Quảng Đức. Ngài vừa đặt chân xuống lề đường ngay trước cổng Trung Tâm thì một quả lựu đạn nổ ngay chỗ Ngài vừa bước ra. Rất may Ngài chỉ bị thương tật ở chân. Ngay chiều hôm sau, các vị khác thay mặt Ngài vào gặp hai tướng Thiệu – Kỳ thì được trả lời bằng thái độ tráo trở “không nhượng bộ nữa”.

Từ cuộc ám sát đó, sức khỏe của Ngài giảm sút thấy rõ. Mọi hoạt động của Ngài như mất dần kết quả nguyên vẹn. Tuy nhiên, Ngài cũng không kém quyết liệt trước mọi tình huống xảy ra, vẫn tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội cùng Chư tôn đức khác.

Năm 1971, Ngài được cử làm Phó Viện TrưởngViện Hóa Đạo, đây là giai đoạn Viện Hóa Đạo bị phân hóa trầm trọng, Ngài đã góp phần ổn định, lèo lái vượt qua, ngay cả những năm ác liệt nhất của chiến tranh.

Năm 1972, khi Hòa thượng Thiện Hoa viên tịch, Ngài phải ra đảm đương chức Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, cho đến khi tổ chức được Đại Hội Phật Giáo kỳ 4, Hòa thượng Trí Thủ nhận chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Ngài mới rút về làm cố vấn cho Viện Hóa Đạo mà thôi.

Thời gian sau đó, vì sức khỏe, Ngài phải hạn chế hoạt động, trao lại chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên dù chưa có người thay, do đó Viện Hóa Đạo đã đặc cách quyền Tổng Vụ Trưởng cho Đại Đức Giác Đức cho đến năm 1975. Sau đại hội kỳ 7 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Ngài được mời làm Cố Vấn Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo (năm 1976).

Sự kiện ngài tiếp tục bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt giam và lưu đày ra trại cải tạo Hàm Tân, Thuận Hải đến tháng 10 năm 1978. xã báo thân nơi vòng lao lý cho đến nay vẫn còn là một nghi án mà GHPGVNTN bắt nhà nước CS phải làm minh bạch cái chết của Ngài.

Hòa thượng Thiện Minh trụ thế được 56 năm và 36 năm hành đạo.

Chùa Thuyền Tôn (Huế) đã lập tháp vọng thờ Ngài với ngày kỷ niệm tưởng nhớ công ơn là 15 tháng 9 âm lịch.

Nam Mô Từ Lâm Tế Liễu Quán Chánh Tông Tứ Thập Tam Thế, Húy Thượng Tâm Hạ Thủy, tự Trí Nghiễm, hiệu Thiện Minh Hòa Thượng Giác Linh thùy từ chứng giám

Chú thích :

(1) Theo gia phả chi thứ 5, phái thứ II, họ Đỗ Khắc, làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tám anh em là: Xuân Tiềm, Thị Tiến, Xuân Khôi (chết năm 1917), Thị Diệu, Xuân Hàng (1922-1978), Xuân Tú, Xuân Uyển, Thị Danh.


http://gdpthaingoai.org/2010/12/23/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-hoa-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-thich-thi%E1%BB%87n-minh/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 10944)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
09/04/2013(Xem: 8703)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
09/04/2013(Xem: 15737)
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
09/04/2013(Xem: 13622)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784).
08/04/2013(Xem: 8360)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 6591)
Thế nhưng, cũng như chư vị Thiền Tổ khác, sử cũ Việt Nam ta không có quyển nào ghi chép rõ ràng; thậm chí một dòng bi ký cho thật chính xác khắc trên đá cứng cũng không có. Sách Đại Nam nhất thống chí (1910) chỉ ghi: “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”. Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh - Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.
08/04/2013(Xem: 6405)
Giờ đây, kính xin Ban Tổ Chức cho phép chùa Thiên Minh – Huế chúng con có đôi lời tác bạch trước Giác Linh Cố Hòa thượng. Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng! Tháng 08 tiết mùa thu xứ Huế, khí trời chưa lạnh nhưng lòng chúng con se thắt, buồn lạnh hơn mỗi khi tưởng kính đến Hòa Thượng. Hôm nào đây, tại Huế, chúng con nghe tin Hòa Thượng sắp xả báo thân, đêm dài chúng con không ngủ, lo lắng từng phút giây. Thế rồi sự hồi hộp lo âu đó đã đến... Khi điện thoại reo, chúng con nhấc máy lên thì được khẩn tin Hòa Thượng đã an nhiên thâu thần thị tịch. Từ Cố Đô Huế xa xôi, lòng chúng con thật bàng hoàng thống thiết. Ôi thật là!
08/04/2013(Xem: 14606)
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hoà thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hoà thượng mà còn đối với đạo pháp và dân tộc.
01/04/2013(Xem: 9254)
Đây là tài liệu do cố thi sĩ Bùi Giáng ghi chép ngay trong cuốn sổ tay của chúng tôi vào một buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 tại chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn.
29/03/2013(Xem: 8928)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]