Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phước thế gian cũng là phước của Phật pháp…

29/06/201810:11(Xem: 5377)
Phước thế gian cũng là phước của Phật pháp…

Phước thế gian

cũng là phước của Phật pháp…

 

Chúng tôi quen được một người, sở dĩ nói được là vì hôm nay giờ này ngồi viết cho người cảm được niềm vui Phật pháp. Người này là huynh đệ cùng tu, cùng làm việc với sư phụ chúng tôi (Hòa Thượng Phương Trượng chùa Pháp Bảo) trước năm 1975, và cũng là thân phụ Sư cô Giác Anh. Sau biến cố đổi đời cuộc sống khó khăn, ông không còn tu nữa và hoàn tục như một số đông tu sĩ thời bấy giờ; từ đó ông sống đời cư sĩ và câu chuyện trải dài chấm dứt đến hôm nay.

Ông có ba người con, tất cả hiện nay sống tại Úc, cháu út đã lập gia đình dù thương Cha Mẹ nhưng vì công việc phải sống xa Ông Bà; cháu giữa hiếu thảo, sống trọn tâm trọn tình hướng đến cha mẹ; và người con đầu là Sư cô Giác Anh, người con cả mà ông bà quan tâm nhiều nhất, vì lìa khỏi gia đình sống đời xuất thế. Dù cả ba người con hoàn cảnh khác nhau thế nào, cũng đều là những đứa con hiếu thảo.

Như đã thưa được quen biết ông, chúng tôi học được ý nghĩa phước báo ẩn khuất đời trước, và ẩn hiện đời nay, nên niềm hoan hỷ Phật pháp càng tăng, chứ không phải vì ông là thân phụ của một huynh đệ đồng môn, hay có quá khứ thân quen với sư phụ của mình.

Ông đến Úc thăm con lần đầu tiên 2012, chính thức được định cư là năm 2014. Vì thường nghe Sư cô Giác Anh kể về gia đình, cứ mỗi năm thỉnh quý Thầy đến nhà cúng dường trai tăng suốt thời gian hơn 30 năm, một sự kính mộ Tam Bảo như vậy quả thật là quý hiếm. Hòa Thượng phương trượng Pháp Bảo còn kể, sau khi không còn là tu sĩ nữa, ông cùng một số huynh đệ sáng lập chúng cư sĩ Huệ Năng, hầu giữ được tinh thần học Phật, và tạo duyên Phật pháp cho gia đình của mỗi vị. Nhưng bản thân ông vẫn là hình ảnh nổi bật trong nhóm học Phật này. Nghe như vậy chúng tôi thật lòng thầm kính một cư sĩ thật học thật tu.

Theo lời Sư cô kể, thì quý Thầy chứng trai, chứng minh nạp thọ các lễ cúng dường trai tăng mỗi năm, đa số là huynh đệ mới năm nào với ông. Lâu lâu mới cung thỉnh những vị cao tăng đại lão. Như vậy niệm ân kính trọng Tam Bảo của ông rõ ràng là chân thật, và pháp lực của hình ảnh xuất thế vẫn còn trong tâm ông nhiều lắm. Ông xưng hô tác bạch đúng pháp của một cư sĩ thuần thành, không pha loãng, không kịch tính.

Năm tháng đầu tiên làm một cư sĩ bươn chải cuộc đời, chỉ nhờ vào đồng lương giáo chức của người bạn đời, và một ít oi tiền công làm mướn của ông, chỉ đủ vượt qua chật vật trong đời sống, vậy mà ông vẫn làm sao hằng năm phải có một lễ cúng dường đúng pháp diễn ra tại nhà.

Khi định cư tại Úc, ông vẫn còn muốn gợi lại hình ảnh xưa, dù rằng ở đây không huynh đệ, không đủ thuận duyên cho ông phát tâm làm Phật sự. Nhưng do thiện tâm cao quý đó, một buổi cúng dường trai tăng đầu tiên, cũng được tổ chức nơi tư gia của ông ở xứ người. Nhìn ông hôm đó không giấu được niềm hoan hỷ, và cả quý Thầy Cô đến chứng minh nạp thọ, cũng hoan hỷ không thua ông; vì ngạc nhiên với sự phát tâm của một gia đình cư sĩ học Phật phát tâm kính trọng Tam Bảo hiếm có ở xứ người. Buổi lễ cúng dường trai tăng hôm đó không tuyên bố lý do, vì hoàn toàn không ngoài lý do tri ân Tam Bảo, như ông đã từng cùng dường kéo dài hơn 30 năm qua.

Và rồi hơn thế nữa một đại nhân duyên lại xảy ra đối với chính bản thân ông, nói đúng hơn đây là phước báo cuối cùng trước khi ông xả báo thân. Đó là phụ công tạo lập đại tượng Thích Ca Mâu Ni Phật tọa lạc tại Thiền Lâm Pháp Bảo.

Duyên khởi tạo tượng Phật của quý Thầy Cô chùa Pháp Bảo đã manh nha hơn 10 năm nay, nhưng nếu không nhờ ông thì không biết sẽ còn bao lâu nữa. Ông tận lực tận tâm, trải qua gian nan nguy hiểm cùng đứa cháu ra tận miền Bắc, tìm loại đá quý; sau khi vừa lòng, lại phải tìm cho được một nơi tạo tượng với giá cả phải chăng. Sự việc theo dòng nhân quả thiện phước nên tất cả đã hoàn thành một cách không ngờ được. Và chính bản thân chúng tôi, do nhân duyên hy hữu này mới về Việt Nam để làm lễ cầu nguyện chuyển thỉnh Phật qua Úc, nếu không có Phật sự này không biết chừng nào mới về VN, vì tính ra đã hơn 20 năm kể từ khi trở về thọ tang cho Mẹ.

Untitled3

Tác giả và ĐH Quảng Hạo, bên container Phật về Thiền Lâm Pháp Bảo
Tháng 11/2017…

 

Lại còn một việc hết sức mầu nhiệm đối với ông, dù mang trong người bệnh tim nguy kịch, đã từng đột ngụy hôn mê, tưởng không qua khỏi, thế mà bệnh vừa hồi phục chưa bao lâu, ông vẫn hết sức hoan hỷ đón nhận Phật sự to lớn này. Cuối cùng tượng Phật an toàn đến Úc, cũng như quả thiện phước báo của ông, đã được chính thức là thường trú dân hơn một năm ở Úc. Đây là nhân duyên cho ông không còn lo lắng qua lại nhiều lần, nhất là ông có thể nghỉ ngơi, chỉ chờ tượng Phật được an vị mà thôi.

Và có lẽ thọ mạng tạo phước của ông trong đời này đến đây đã đủ. Còn thời gian tượng Phật được dựng lên, dù ông không có mặt, nhưng ông sẽ trở lại trong dáng hình khác, để chiêm ngưỡng lễ bái và tiếp tục phụng sự theo nhân quả tích tụ của ông. Bởi vì một chúng sanh bao giờ còn chưa chứng đạo thì vòng luân hồi sẽ quay mãi không ngừng.

Nhiều lần viếng thăm gia đình ông, chúng tôi không ngại tâm sự với ông: “Đạo Hữu Quảng Hạo dư biết mọi sự vô thường nha, tuổi của đạo hữu vậy cũng là thọ lắm, quan trọng là hiểu và hành Phật pháp. Phổ Huân nghĩ rằng, công đức phước báo mà đạo hữu đã làm và hiện tâm tha thiết với Tam Bảo, nếu đạo hữu phát nguyện hành Bồ Tát Đạo, thì quả báo hai cõi chắc chắn sẽ được sanh, hoặc cõi trời, hoặc trở lại làm đại cư sĩ hay tiếp tục sống đời xuất gia thành tựu pháp hành, cho nên đạo hữu không nên lo lắng gì cả, mà nên mừng là khác!”. Nghe nói vậy ông chấp tay, hoan hỷ vui lắm.

Bây giờ đã 5 ngày trôi qua, từ khi ông từ giả trần cảnh, ngồi viết kể lại việc làm công đức ông, và chứng kiến hoàn cảnh hình ảnh ông ra đi, cũng như các buổi lễ truy niệm cầu siêu, thật đúng theo lý nhân quả phước báo. Theo căn bệnh tim mà ông chịu đựng, các mạch máu có thể bể vỡ bất cứ lúc nào; bác sĩ vô phương cứu chữa nhưng vẫn bảo gia đình nên chở ông vào bệnh viện dù không cứu được, vì sẽ tiếp thuốc giảm đau giúp sự ra đi không bị hành xác. Từ khi bác sĩ tuyên bố như vậy, đến ngày ông mất gần một năm trời. Thời gian đó gia đình luôn sống trong hồi hộp không biết ngày ông ra đi sẽ đau đớn ra sao, cho nên những triệu chứng lạnh nóng, chóng mặt, thật bình thường với mọi người, nhưng đối với gia đình ông là nỗi lo sợ, mà không bao giờ dám suy nghĩ tới.

Untitled2

Lễ nhập liệm Cố Cư sĩ Quảng Hạo có đông chư Tôn Thiền Đức
và quí Phật tử từ bi hộ niệm…

 

Nhưng chưa hết, nghiệt ngã của thân người, của bệnh khổ mà Đức Phật dạy là chân lý, quả thật đáng khiếp sợ. Bệnh nan y về tim không biết ra đi lúc nào, thì ông lại bị phát giác thêm một bệnh nan y về đường ruột, và dù có thể cứu chữa được, nhưng ông phải trải qua cuộc giải phẩu nguy hiểm, nguy hiểm vì liên quan đến bệnh tim. Ôi thật nhiệm mầu, tất cả hiện trạng đó chỉ là nhân quả nghiệp báo mà ông phải chịu trong đời này, cho nên dù đủ thứ bệnh như vậy, ai lại ngờ ông đã hoàn thành một Phật sự trước đó không xa, cho nên ngày ông ra đi được đền bù xứng đáng.

Ngày đó ngày Thứ Sáu 22/6/2018 ông vẫn bình thường, buổi sáng sư GA đưa ông bà đi Office Work in ấn thêm hồ sơ nộp cho Council, không thấy sức khoẻ ông có dấu hiệu nào yếu hơn, hay bất thường. Cho đến khoảng 3 giờ chiều Ông gọi sư cô GA hỏi việc nộp hồ sơ trung tâm tu học và tượng Phật Thiền Lâm thế nào rồi. Hai Cha con vẫn cuộc nói chuyện như ngày nào; nhưng rồi chỉ hơn 1 tiếng đồng hồ sau khoảng hơn 4 giờ đạo hữu Diệu Vinh, mẹ sư cô GA báo rằng ông đang bất tỉnh trên giường, thật ra ông đã ra đi ngay lúc được phát giác.

Nghe tin vậy, chúng tôi bảo sư cô nên gọi xe cứu thương gấp. Khi cuộc đối thoại với nhân viên cứu thương chấm dứt, sư cô GA liền nói “Lần này chắc ông không quả khỏi rồi”. Và sau gần 20 phút, hơn nửa đoạn đường từ Thiền Lâm về nhà, tất cả chúng tôi đã có mặt tại phòng nơi ông nghỉ, cùng lúc đó được nhân viên cứu thương báo rằng ông đã ra đi, vì họ không tìm được sự phản ứng nào của sự sống.

Chúng tôi nghẹn lời không nói gì cả, thầm nói trong tâm, vậy là đạo hữu Quảng Hạo chính thức không còn nữa. Sư cô GA nén lòng bình tĩnh thưa hỏi với nhân viên cứu thương; Thanh Tín lúc này phụ với sư cô những thủ tục tiếp theo cần phải làm, cô Chúc Quyên và đạo hữu Diệu Vinh mẹ sư cô, liên tục vừa niệm Phật vừa đi đi lại xem làm được gì trong lúc khó khăn này.

Lúc này, chúng tôi khom người xuống gần thi thể ông, nhắc nhở ông, chia tay ông, nhưng vừa mở lời, tự nhiên không nói được, phải mất gần một phút nghẹn ngào. Tôi đã cưỡng lại xúc động tưởng đã rơi nước mắt. Trọn ngày hôm đó, tâm trạng xúc động như vậy xảy ra với tôi hơn hai ba lần. Trong đời chưa bao giờ có một người cư sĩ mà làm tôi xúc động như vậy. Ngày mẹ tôi mất, khi niệm Phật tiếp dẫn bà, cho đến khi hạ huyệt, tôi rất bình tỉnh, và hình như chỉ buồn biết mình mất mẹ, chứ không khóc. Như vậy rõ ràng đạo tâm thâm tình của ông đối với chúng tôi lại sâu đậm như vậy.

Duyên lành thay, đạo hữu Diệu Vinh người bạn đời của ông nghe lời SC GA nên luôn tiếng niệm Phật, mà không hoảng hốt dù biết sự thật ông không còn sống nữa. Tội nghiệp bà dù không khóc, dù luôn tiếng niệm Phật, nhưng cứ vài phút bà lại lên tiếng “Sao ông đi mau vậy! Nam Mô A Di Đà Phật sao ông đi sớm vậy!”. Thật ra đó là một nhân duyên hy hữu, trường hợp nếu là người không hiểu lý vô thường, chưa hiểu Phật pháp ra đi như vậy, thì đây cũng tốt, nhưng đó là tốt theo phước thế gian, không đau đớn, không làm người thân lo lắng, nhưng vẫn xa với sự giải thoát, hay nói đúng hơn xa với sự tìm đến hạnh phúc tối thượng.

Tội nghiệp cô Huệ Phúc em gái sư cô GA lẽ ra phải chứng kiến ông ra đi từ sớm, vì cô luôn theo dõi chăm sóc sức khỏe ông. Hôm đó trên đoạn đường từ chỗ làm về nhà, nghe sư cô GA báo tin ba bị ngất lịm, cô rất lo vì không làm sao có mặt ngay lúc này; cô liền gọi khẩn cấp cho anh Thanh Tín, có thể đến nhà giúp mẹ cô mà cứu được ông chăng! Vì biết Thanh Tín gần gũi với quý Thầy Cô, hơn nữa giờ này Thanh Tín đã đi làm về. Cho nên chú Thanh Tín là người đầu tiên nhận ra ông đã mất, sau khi dò nghe hơi thở không còn trên người ông nữa.

Bấy giờ Sư cô GA không thể nào không gọi cho hai em gái hay, vì trước sau cũng phải biết; hơn nữa Sư cô không muốn nhìn thấy cảnh trạng em gái gào khóc khi bước vào phòng nhìn sự thể như vậy, cho nên thà cho biết trước để em đủ sức dằn nén nỗi niềm khi chứng kiến sự thật. Như thế Huệ Phúc người con gái giữa phải trải qua từ tâm trạng lo lắng, cho đến thất vọng đau buồn ngay trên đoạn đường về nhà. Ban đầu chỉ nghe ông bất tỉnh, và chưa đầy 15 phút sau trở thành hung tin ông không còn nữa. Riêng đứa em út phải trải qua một đêm dằn vặt nhớ thương chờ đợi cho đến sáng hôm sau, lại phải mất 4 tiếng giờ bay mới gặp thi thể cha mình lần cuối. Nỗi xót xa đau buồn này hơn cả hai chị của mình, còn được gần gũi thân xác cha sớm hơn cô một ngày.

Untitled1

SC Giác Anh và quí Ni Sư tùy nguyện của Ông, đắp cho Ông miếng vải vàng,
mà hơn 40 năm nay Ông gìn giữ cẩn thận, đó là chiếc y cũ ngày xưa của Ông…

 

Tuy nhiên bù lại đau thương đó, các con ông hiểu ra, ba mình đã ra đi thật nhẹ nhàng, giống như mỗi buổi chiều ông thường vào phòng nghỉ ngơi, đạo hữu Diệu Vinh nói như vậy. Nhưng khi nhận ra thời gian vắng ông hơi lâu, thì mới biết ông đã ngất đi, hay sự thật ông đã yên nghỉ vĩnh viễn đúng thời, đúng nhân duyên thọ mạng đã định trong đời này.

Đám tang của ông được chư Tăng Ni ở tiểu bang NSW thương tưởng tham dự đông đủ. Số người đến thăm viếng hộ niệm dự lễ, hầu như là Phật tử thuần thành, áo tràng đầy ấp cả hội trường nhà quàn không còn chỗ trống. Ông chỉ ở Úc hơn ba năm, nhưng duyên phước thiện báo tưởng như đã từng kết duyên hết cả chùa chiền ở Sydney vậy.

Untitled4

Chư Tôn Thiền Đức và gia đình trong Lễ Nhập Quan…

 

Thế thì hễ còn sống bao lâu, con người đều cầu mong hạnh phúc, phước đức giàu sang, thân tâm an lạc, nhưng cuộc đời không bao giờ như ý. Học Phật ai cũng biết mọi thứ vô thường, có sinh tất có diệt. Hai chữ vô thường là thay đổi liên tục, thì làm sao vui được để cầu mong như ý; hai chữ sinh diệt là chân lý tuyệt đối có đến tất có đi thì làm sao nắm giữ được cái gì. Dù vậy tại sao cuộc đời có người khổ nhiều khổ ít, vui nhiều vui ít ? Đó chính là phước, phước này do hiểu được sự vô thường, sinh diệt, nhưng để đến với phước này, cần có phước thế gian! Chúng ta không thấy sao, Phật trước khi thành đạo, phước thế gian của Ngài là một Thái Tử, một vị vua tương lai. Cho nên sự xuất gia của Ngài mới dễ thành tựu buông xả một cách dễ dàng, chứ nếu Ngài là một thường dân, thì việc thành đạo dù không thay đổi, nhưng việc hoằng hóa lợi sanh, sẽ có nhiều người không khâm phục, và khó có thể hành hạnh xả ly. Ngày nay Phật tử chúng ta hiểu được công thức này, nghĩa là phải quý trọng hay thành tựu phước thế gian, mới có thể giúp ta đi đến phước giải thoát.

Cuộc sống về già của ông thật nhàn hạ, dù chỉ có ba cô con gái, nhưng tất cả đều ổn định, lại thật hiếu với cha mẹ, người con giữa hết sức chăm lo sức khỏe ông bà, có thể dám hy sinh mọi thứ sao cho cha mẹ được khoẻ được vui. Người con gái út do vì công việc sống xa cha mẹ, nên không ngần ngại bất cứ việc gì làm được, hầu cung phụng, bồi dưỡng cho cha mẹ, cụ thể những chuyến bay qua lại từ VN và Úc hay đi du lịch bất cứ nơi nào, đều tìm chỗ ngồi sang trọng và thoải mái cho cha mẹ. Riêng người con cả, đem cả thân và tâm phụng trì Tam Bảo, quyết tâm đền đáp thâm ân hiếu dưỡng sâu đậm nhất.

Về phần ông, cũng thật phước duyên, người bạn đời của ông là Đạo Hữu Diệu Vinh lại là người đồng tâm thuận ý với ông, đều hướng về Tam Bảo, dù bà chưa phải là một hành giả mật hạnh như ông, nhưng nếu ông không có một thiện trí thức như bà, thì phước thế gian đưa đến quả phước bây giờ chắc cũng khó được. Cuối cùng vì ông bà có phước thế gian, hòa với phước duyên Tam Bảo, nên các con ông tiếp tục hưởng phước, nhất là sư cô Giác Anh, chính là một thiện tri thức đúng nghĩa của cả gia đình, đã hướng dẫn ông sau những năm cuối đời.

Kết lại chúng tôi đối với ông như một người bạn tri thức, hoặc như một người anh cả, sự gặp nhau biết nhau dù thời gian không dài, nhưng cho chúng tôi một nhân duyên thấy được phước thế gian là vậy, và phước xuất thế là vậy. Ông biến mất trên đời này, chỉ là một bước đi tiếp đến gần với giải thoát, và vô số đoạn đường sắp tới đây nhất định ông sẽ sắm nhiều vai, nhưng vai nào chắc chắn ông đều tích phước, và hưởng phước cho đến vượt lên vượt lên giải thoát.

Ít lời tâm sự cùng ông, xin chân thành tiễn biệt ông.

Trân quý.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

TK Thích Phổ Huân

Sáng ngày thứ ba 26/6/2018

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2023(Xem: 7375)
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
16/02/2024(Xem: 655)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, thế danh Nguyễn Tấn Hưng, sinh năm Nhâm Tuất (1921), tại xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngài là con thứ trong gia đình có 4 anh chị em; thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Thời, cụ bà là Trần Thị Thất.
07/02/2024(Xem: 1370)
Sớm mai Sư khép cửa tùng Thỏng đôi chân bước chập chùng sương đêm Bước chân không tiếng động thềm Tư duy cao viễn sáng viền nguyên tiêu. Cần gì nao ! kính chiếu yêu Bồ tát tâm Chẳng lụy điều phục tâm.
03/02/2024(Xem: 4384)
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG húy thượng THẮNG hạ HOAN hiệu LONG HOAN - Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại - Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 6 giờ 50 sáng thứ Năm, ngày 25 tháng 01 năm 2024, (nhằm ngày Rằm tháng Chạp năm Quý Mão), tại Thành phố Santa Ana, Quận Cam, Tiểu bang California, Hoa Kỳ, thế thọ 97, hạ lạp 72. Tang lễ Đức Đại lão Hòa Thượng sẽ được long trọng cử hành tại Chùa Bát Nhã, 4717 W. First Street, Santa Ana, California 92703, U.S.A. - Lễ cung nghinh báo thân nhập kim quan lúc 10 giờ sáng thứ Tư, ngày 31 tháng 01 năm 2024 (nhằm ngày 21 tháng Chạp năm Quý Mão). - Lễ phụng tống kim quan trà tỳ lúc 6 giờ 30 sáng thứ Sáu, ngày 02 tháng 02 năm 2024 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão). Ngưỡng mong mười phương thường trụ Tăng-già nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc.
29/01/2024(Xem: 1292)
Xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh được các tăng ni rước từ thiền đường Trăng Rằm sang thất Lắng Nghe trong khuôn viên chùa Từ Hiếu, sáng 29/1.
23/01/2024(Xem: 626)
Vào lúc 10 giờ ngày chủ nhật 21/01/2024, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Ave, thành phố Hayward, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Lễ Đại tường - tưởng niệm cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh - nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và nhà hoạt động hòa bình, đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam ngày 22 tháng 01 năm 2022. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ân đức, tình thương cao rộng của Sư Ông Làng Mai qua nhiều năm giảng dạy thiền quán; với công trình trước tác, phiên dịch kinh sách to lớn; chùa Phổ Từ đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố Thiền sư vào ngày 29/01/2022; ngày 30/01/2022; Lễ Chung thất - tưởng niệm vào ngày 13/3/2022; Lễ Tiểu tường - tưởng niệm vào ngày 07/01/2023 có đông chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử tham dự.
07/01/2024(Xem: 21041)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
07/01/2024(Xem: 542)
Trong tận thâm tâm tôi, thầy Tuệ Sỹ là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này. Thế gian này, cụ thể nhất là với người Việt ta thì thầy là một biểu tượng của minh triết phương đông, một bậc Bồ tát “vô công dụng hạnh”. Thầy xuất thế, nhập thế với tất cả từ bi và đại dụng vì Phật pháp, vì dân tộc và vì nước non này. Thầy là một hiền sĩ phương đông với tất cả những đặc tính biểu trưng nhất và trọn vẹn nhất “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và hơn thế nữa, trọn đời hy hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh.
07/01/2024(Xem: 444)
Trong tôi là cả một đại dương sóng dậy, sau khi đọc bài viết của anh Quảng Diệu Trần Bảo Toàn. Tôi cảm phục anh vô cùng, một trí thức đúng nghĩa, một tài năng thực thụ, một Phật tử đầy nhiệt huyết và đạo tâm. Anh đã dùng khả năng và các mối quan hệ rộng rãi của mình với các bác sĩ tài giỏi nhất để chữa bệnh cho thầy. Anh đã lo lắng chăm sóc sức khỏe cho thầy với tất cả tâm thành và khả năng của anh. Tôi ước gì được gặp anh để một lần bày tỏ sự khâm phục và cảm ơn anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567