Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc sách của thầy Trung Hậu

12/06/201805:45(Xem: 5304)
Đọc sách của thầy Trung Hậu

Đọc sách của thầy Trung Hậu

ca dao tuc ngu-Phat Giao


Lời tòa soạn: Nhân cuốn
 “Ca dao-Tục ngữ Phật giáo Việt Nam” do Hòa thượng Thích Trung Hậu sưu tập được tái bản, có sửa chữa và bổ sung, Văn Hóa Phật Giáo xin giới thiệu với quý độc giả qua bài viết của Giáo sư Cao Huy Thuần được đăng ở đầu sách.

Ca dao, tục ngữ là gia tài văn hóa của dân tộc. Chúng ta thừa hưởng gia tài đó từ quần chúng, vì quần chúng vừa là người sáng tạo vừa là người lưu giữ bằng cách truyền miệng từ đời này qua đời khác. Một lời thốt ra đấy, rồi đồng thanh tương ứng, như thử đó là sự thực của chính lòng mình, như chính mình thốt ra.

Nói sáng tạo tức là nói cảm hứng. Quần chúng rút cảm hứng từ đâu để sáng tạo? Từ trong sâu thẳm của vốn liếng văn hóa un đúc từ ngàn xưa. Cũng từ trong sâu thẳm đó, sáng tạo bắt gặp hưởng ứng của tập thể, được truy nhận, trút bỏ tính cách riêng tư cá nhân và biến thành gia tài của tập thể.

Từ ngàn xưa, Phật giáo đã tô bồi văn hóa cho đất nước này, đã trở thành văn hóa của dân tộc. Như vậy, tất nhiên Phật giáo đã cung cấp cảm hứng, đã là nguồn cội chính của sáng tạo và truy nhận tập thể trong việc hình thành ca dao tục ngữ. Nhận định có tính cách * hiển nhiên này tạo ra hai phản ứng đối nghịch nhau nơi người nghiên cứu về ca dao tục ngữ, vừa hứng khởi vừa nhụt bước. Hứng khởi, vì mưa gió thuận hòa như thế giữa Phật giáo và dân gian, mùa gặt ca dao tục ngữ chắc chắn phải đầy ắp. Nhụt bước, vì chính mưa thuận gió hòa đó trong tâm hồn quần chúng khiến cho sự quan sát ảnh hưởng của Phật giáo trong tục ngữ ca dao thành ra phức tạp. Trái cây đang chín trên cành, làm sao phân biệt đâu là cống hiến của đất, đâu là góp phần của phân bón?

Tác giả cuốn sách này đã nhụt bước như vậy không phải một lần, ngay từ câu hỏi đắu tiên. Làm sao chọn lựa? Đứng trên tiêu chuẩn nào? Không tiêu chuẩn nào là hoàn toàn khách quan cả. Lấy một ví dụ: nhân duyên. Tư tưởng rất bác học này của Phật giáo được dân gian tiếp nhận như một chuyện hiển nhiên trong đời sống thường ngày, như chim hót bướm bay. Trai gái gắn bó với nhau? Nhân duyên. Phụ bạc nhau? Cũng nhân duyên. Hàng trăm câu tục ngữ ca dao như vậy, biết lấy câu nào bỏ câu nào? Lấy ít thì bất công, lấy nhiều thì lạm phát, lấy nửa chừng thì vừa lạm phát vừa bất công.

Tinh cha nghĩa mẹ là một ví dụ khác. Ở đây vừa có chữ hiếu của Nho giáo vừa có chữ hiếu của Vu-lan, hai tình cảm trộn lẫn với nhau, tùy lúc phần này đậm hơn phần kia. Làm sao phán đoán khách quan để chọn lựa: đây đậm màu Phật giáo hơn đó? Đã trích câu này sao lại bỏ câu kia? Giống như một tiếng chuông ngân, ai dám quả quyết với ai đâu là lúc ngân nga tan biến hẳn trong không trung?

Cũng vậy, những khái niệm hoặc ngôn ngữ như phước, đức, tội, nghiệp, phận, số, kiếp… hoặc những hình ảnh, âm thanh như chùa, tượng, hương đèn, hoa sen, chuông mõ… nằm trong rất nhiều thề thốt, ví von, hẹn hò, trách móc giữa trai gái, vợ chống. Chẳng lẽ nghe tiếng chuông này mà bỏ tiếng chuông kia?

Chọn lựa của tác giả quả là ray rứt, bỏ thì thương vương thì tội. Tác giả đành mang tội, đành gánh tội nghiệp trên vai, gánh mọi phê bình chi trích mà tác già biết trước. Bù lại, người đọc tha hồ thưởng thức hoa thơm quả lạ mà tác giả đã hái trong nhiều chục năm qua với lòng thương trải rộng trên cả những trái đẳng chát, độc.

Ở đâu, trong bất kỳ văn hóa nào, quấn chúng cũng thích hóm hỉnh, trào lộng, tiếu lâm. Đặc tính đó phát biểu tràn đầy trong tục ngữ. Ở Pháp, hổi thế kỷ XVII, César Oudin, trong Les Curiosités Françaises (1640), đã phân loại tục ngữ theo thứ lớp như sau: íamilières, vulgaires, basses, triviales (trêu chọc, tầm phào, hạ tiện, thô bỉ). Trong sách này, bốn loại đó không thiếu. Cùng với những chắp tay cung kính, nhửng tiếng cười bốn loại này vẽ ra hình ảnh của Phật giáo trong dân gian. Dân gian sùng kính từ bi, nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên, hiếu hạnh trong đạo Phật. Và dân gian đòi tôn trọng chữ giới. Không đặt chữ giới lên hàng đầu, hãy cúi đầu gánh chịu tiếng cười, kể cả tiếng cười độc, của dân gian. Hãy quán tiếng cười đó, biết ơn những người đã cười độc, và trải lòng từ bi đến họ.

 Tôi rất hân hạnh được Thượng tọa Trung Hậu cho cái phước viết mấy dòng này ở đẩu sách. Sự kính trọng và tình cảm thân mật lâu đời của tôi đối với Thượng tọa cho phép tôi cũng cười một tiếng với tác giả qua hai câu chuyện thiền.

Chuyện thứ nhất, tôi nghĩ là chuyện thiền nhưng quá phổ thông trong quẩn chúng đến nỗi đã thành ra chuyện ngụ ngôn mà thế hệ của tôi đã học từ lớp ba trong Quốc văn giáo khoa thư. Một chú bé thọc tay vào hũ kẹo, bốc cả một nắm kẹo, rút tay không ra. Nhưng nếu Thượng tọa lấy một chiếc kẹo để có thể rút tay ra dễ dàng thì lại thương mấy chiếc kẹo kia quá trong nắm tay.

Chuyện thứ hai là chuyện gió thổi. Mùa hè nóng bức, sư phụ ngồi quạt phe phẩy. Chú tiểu lại gần, thưa: “Bạch Thầy, bản chất của không khí là hiện diện cùng khắp, còn gió thì chổ nào cũng thổi cả. Bạch Thầy, tại sao Thầy phải dùng quạt? Tại sao Thầy phải tạo ra gió?”.

Chú tiểu thông thái quá, như những bậc thông thái.

Sư phụ đáp: “Chú chỉ biết rằng bản chất của không khí là hiện diện cùng khắp, nhưng chú không biết tại sao chỗ nào cũng có gió thổi”.

Chú tiểu hỏi lại: “Bạch Thầy, Thầy nói ‘không có chỗ nào mà không có gió thổi’, như vậy là nghĩa làm sao?”.

Sư phụ không nói gì nữa, im lặng tiếp tục phe phẩy. Chú tiểu cúi đầu, chắp tay vái, rồi bước ra.

Thượng tọa Trung Hậu ngồi quạt phe phẩy. Chỗ nào mà không có làn gió Phật giáo?

Paris – Phật lịch 2545 Tân Tỵ 2001 ■

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 228

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2012(Xem: 7681)
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong. Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
27/05/2012(Xem: 18578)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 5263)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 7290)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 4363)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 17162)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 8182)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 4638)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 5413)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
23/03/2012(Xem: 5076)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567