Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạch Xuân Phẻ Trên Chiếc Cầu Thế Hệ

11/05/201806:55(Xem: 7607)
Bạch Xuân Phẻ Trên Chiếc Cầu Thế Hệ

BẠCH XUÂN PHẺ TRÊN CHIẾC CẦU THẾ HỆ

su ong lang mai
Cư sỹ Bạch Xuân Phẻ, Nhà văn Trần Kiêm Đoàn, Nhà văn Doãn Quốc Sỹ,
 Sư Ông Thích Nhất Hạnh, và cư sỹ Doãn Quốc Hưng. Tu Viên Lộc Uyển, 2011.
 
Đó là chiếc cầu bắc ngang hai bờ: Bờ dĩ vãng là thế hệ đàn anh và bờ tương lai là thế hệ đàn em. Sự "xung đột thế hệ" (generational gap) đã xảy ra từ cổ chí kim, khi hai thế hệ già và trẻ không cùng chung quan điểm với nhau về cuộc sống, về giá trị đạo đức, về lãnh đạo và chính trị. Sự xung đột thế hệ thiếu chiếc cầu hóa giải sẽ tạo thành một sự "ly dị" về tình cảm và nếp sống của hai thế hệ già, trẻ trong bất cứ cộng đồng dân tộc nào. Đặc biệt là cộng đồng di dân ra nước ngoài như Việt Nam.
Người châu Á mà tiêu biểu nhất là người Việt Nam thường lấy đạo "tu thân" ra để hóa giải sự xung đột thế hệ.


Tu thân là phải làm gì và tu như thế nào?
Trong quan niệm Tu Thân theo truyền thống của người xưa, có 3 con đường "tu" gọi là Tam Lập: Lập đức, lập công và lập ngôn. Nhưng lập ngôn thường được coi trọng hơn cả, nhất là đối với giới trí thức, kẻ sĩ lấy tinh thần bút nghiên, sáng tạo văn chương nghệ thuật làm trọng thì con đường lập ngôn là vượt trội hơn tất cả. Những tác phẩm văn học nghệ thuật là giá trị tinh thần để đời cho các thế hệ con cháu mai sau. Thiếu đức thân chịu, thiếu công gia đình chịu; nhưng thiếu ngôn thì cả xã hội chịu từ thế hệ này đến thế hệ khác. Có những tác phẩm triết học, chính trị, giáo dục, xã hội đã làm thay đổi bộ mặt xã hội.
Lịch sử văn học và sách báo Việt Nam đã ghi dấu những tác phẩm văn chương, nghệ thuật trong quá khứ thường do những bậc túc Nho trước tác. Và văn học sử cận đại cũng cho thấy rằng, giới sáng tạo văn chương phần đông nằm trong giới bút nghiên, trí thức đã tiếp cận và trải nghiệm nhiều với cuộc sống. Vì vậy giới trẻ có rất ít khuôn mặt viết sách, xuất bản tác phẩm vào tuổi thanh thiếu niên. Ở quê nhà đất nước Việt Nam đã vậy, tại các nước Âu Mỹ lại càng hiếm hơn hiện tượng thế hệ trẻ đang trong cơn lốc "hội nhập" Tây hóa, Mỹ hóa. Sau năm năm, có nhiều đứa trẻ nói tiếng Anh như Mỹ bản xứ và quên dần tiếng Việt Nam "ngày xưa quê mẹ"! 

Trong 36 năm sống tại Mỹ, tôi chỉ gặp 3 trường hợp người tuổi trẻ Việt Nam giữa độ tuổi thanh niên mà vẫn sống nhiệt tình trong những sinh hoạt văn học nghệ thuật bằng tiếng Việt thuần túy: Nguyễn Việt Quý viết và xuất bản cuốn bút ký Ngày Xưa Quê Mẹ khi đang còn là sinh viên mới của đại học Berkeley thời thập niên 1980. Người thứ hai là Phạm Vũ Anh Thư, ra tác phẩm thơ khi đang còn là sinh viên của Delta College thời thập niên 1990. Và, người thứ ba là Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ hôm nay.

Tâm tri kiến, lòng nhân nghĩa và ý hướng hành thiện của Bạch Xuân Phẻ thể hiện qua tác phẩm đã là những dấu chỉ để nhận diện Anh như một thiện tri thức Phật giáo, một nhà giáo dục có tâm huyết và có lý tuởng nhân bản và khai phóng. Nhưng con đường anh đi xa tới đâu thì hoàn toàn tùy thuộc vào "nghề mọn riêng tay" của anh và thiện duyên chờ đón.

Đối với cá nhân người viết những dòng nầy, viết để giới thiệu về một Bạch Xuân Phẻ đã khó; viết về một Tâm Thường Định lại càng khó hơn. Khái niệm "khó - dễ" ở đây không nằm trong phạm trù ngôn ngữ hay tư tưởng mà nằm trong sự lý đời thường. Trong nếp cũ của một đời thường thì một người phân hai đã có nhiều ngõ ngách; huống hồ người khoác nhiều chiếc áo choàng và đứng nhiều vị thế như Bạch Xuân Phẻ là: Cư sĩ, Tiến sĩ, Thi sĩ, Văn sĩ, Giáo sư, Huynh trưởng GĐPT... thì những khúc quanh và những ngã rẽ trong tư tưởng và giữa cuộc đời càng phong phú biết chừng nào. 

Bạch cư sĩ và Bạch thi sĩ làm thơ rất sớm, từ tuổi hoa niên theo gia đình định cư ở Mỹ trong quá trình vừa trau giồi tiếng Việt, vừa hội nhập với môi trường tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Bạch Xuân Phẻ còn là tác giả của những bài thơ tiếng Anh đầy cảm xúc trong sáng. Anh cũng là dịch giả Anh - Việt, Việt - Anh những tác phẩm của mình. 

Và, Bạch văn sĩ cũng đã viết và xuất bản những tập truyện ngắn và bút ký đầu tiên khi còn là sinh viên mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học Hoa Kỳ. Trong sinh hoạt giáo dục, Bạch Xuân Phẻ là một thầy giáo trung học chuyên ngành khoa học và đồng thời cũng là giáo sư thỉnh giảng của Hiệp Hội Giáo Chức Bang California về các đề tài tâm linh, tôn giáo mà đậm nét là về lý thuyết và thực hành Chánh Niệm (mindfulness) theo tinh thần Phật giáo. Đặc biệt nhất, Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ là một Phật tử thuần thành. Anh góp mặt thường xuyên trên các diễn đàn truyền thông, những sinh hoạt bảo tồn và phát huy tinh thần hành trì Phật giáo tại Hải ngoại. Anh từng trình bày tham luận trước Đại hội Phật giáo Thế giới VESAK của Liên Hợp Quốc tại Thái Lan và trường Đại học Gautama Buddha ở Ấn Độ.

Điều đáng quan tâm trước nhất khi nói về Tâm Thường Định BXP là hiểu và thực hành pháp hạnh Thân giáo trong quan hệ tôn giáo cũng như ngoài cuộc đời. Nghĩa là lấy chính hành trạng của bản thân mình làm pháp khí và tài liệu sống thực trong quan hệ tu dưỡng và ứng xử. Trong sinh hoạt đời thường, Anh đã chinh phục được thiện cảm của các bậc tôn túc lãnh đạo tinh thần cũng như bằng hữu và người thân bằng chính phong cách trí thức mà chơn chất, thông thoáng mà hiếu hạnh, sáng tạo mà không vỡ bờ trong tất cả các sinh hoạt thường ngày của bản thân. Trong hoạt động văn nghệ nói chung và sáng tác nói riêng, Bạch Xuân Phẻ đã tỏ ra rất xông xáo vì tinh thần khai phá không ngừng nghỉ. Từ tác phẩm đầu tay Mẹ, Cảm Xúc và Em xuất bản năm 2004, đến nay vừa gần mười lăm năm qua, Bạch Xuân Phẻ đã cho ra đời hơn 10 đầu sách kể cả thơ, văn, bút ký, tham luận, luận án... Mỗi tác phẩm là một thế giới nhỏ riêng tư, nhưng nhìn chung đều có sự nhất quán là tấm lòng tri ngộ và tri ân của tác giả đối với đạo, với đời và người thân. 

bach xuan phe
Phe's books can be found here on Amazon. Please check it out. Xin giới thiệu một số sách của BXP trên hệ thống Amazon. 
bach xuan phe-2
Trong chiều họp mặt hội thảo và ra mắt sách nhân dịp cuối tuần, chiều Ngày Của Mẹ (Mother's Day) 12-5-2018 tại chùa Kim Quang, thành phố Sacramento, California, Bạch Xuân Phẻ sẽ giới thiệu nhiều tác phẩm được bạn đọc ưa chuộng; trong đó có nhiều bài thơ, bài viết được trình bày song ngữ Anh và Việt do chính tác giả sáng tác và chuyển ngữ. Ngoài ra những quyến sách tuyển chọn do nhà xuất bản Lotus Media, Inc. và Hương Tích Phật Việt xuất bản cũng sẽ được anh giới thiệu.

tam thuong dinh 3

Bạch Xuân Phẻ, pháp danh: Tâm Thường Định
và người bạn đời (xem bài viết của anh)


Với con đường Lập Ngôn như đã giới thiệu khái quát ở trên, Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ đang để lại cho thế hệ mình và thế hệ đàn em những suy nghĩ, cảm xúc và dự phóng về những trải nghiệm và thử thách trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra càng ngày càng sôi động.

Tiếng nói và nếp nghĩ của Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ và thế hệ của anh vừa ghi dấu nội dung kế thừa của thế hệ đàn anh đang ra đi; đồng thời, cũng khẳng định một thái độ và con đường chọn lựa phù hợp với tuổi trẻ, niềm tin và hoàn cảnh cuộc sống cụ thể trong một xã hội phương Tây, giữa thời đại mới quanh mình.

Chúc tuổi trẻ lên đường vững tiến và thế hệ bắc cầu như Bạch Xuân Phẻ sẽ giúp hai thế hệ đàn anh và thế hệ đàn em người Việt ở quê người tuy có nếp sống và sự sinh hoạt độc lập, khác biệt nhưng không đoạn tuyệt với quá khứ và tách rời nguồn cội. 

Thực trạng tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại đang ở trên một tiến trình Âu hóa, Mỹ hóa càng ngày càng nhanh. Những trí thức trẻ gốc Việt như Bạch Xuân Phẻ đang làm một chiếc cầu thế hệ tuy không nhiều nhưng cần được phát huy và hỗ trợ mạnh mẽ hơn. 

Con én không làm thành mùa Xuân; nhưng mùa Xuân - tự bản chất - vẫn muôn đời cần cánh én.

                        Sacramento. 8-5-2018
                        Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 12183)
Hòa Thượng Pháp danh thượng Tâm hạ Ba, tự Nhựt Quang, hiệu Bửu Huệ thuộc đời 41 dòng Lâm Tế (chữ Nhựt) và đời 43 thuộc phái Thiên Thai (chữ Tâm). Húy danh: Nguyễn Văn Ba, sanh năm Giáp Dần (1941), tại Xã Tân Hương, huyện Bến Tranh, Tỉnh Ðịnh Tường (Nay là Tỉnh Tiền Giang). Thân phụ là Ông Ðặng Văn Cử, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Thu. Hòa Thượng theo họ mẹ, cũng là người con thứ ba trong gia đình gồm hai anh em.
09/04/2013(Xem: 7680)
Ôn Từ Đàm (Hòa thuọng Thích Thiện Siêu) với tôi vốn không có duyên nghĩa thầy trò; mặc dù, vào đầu thập niên 1960, Ôn là Giáo thọ tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang trong khi tôi là một học tăng ở đó. Những tháng năm này, tôi là nguòi được theo học trường Võ Tánh nên thời khóa sinh hoạt của tôi không bị câu thúc chặt chẽ; và vì vậy, ít có cơ hội gần gũi với các bậc thầy lớn như Ôn.
09/04/2013(Xem: 7132)
Trúc Lâm Đại sĩ là vua thứ tư nhà Trần, con của Thánh Tông, lên ngôi ngày 12 tháng 2 năm Mậu dần (1278). Trước khi Đại sĩ ra đời, Nguyên Thánh Hoàng Thái hậu nằm mộng thấy thần nhân đưa cho hai lưỡi kiếm bảo : "Có lệnh của Thượng giới, cho phép ngươi được chọn lấy". Bỗng nhiên được kiếm, Thái hậu bất giác rất vui, nhân đó có thai. Những tháng dưỡng thai, nhà bếp dâng thức gì Thái hậu cứ dùng như thường, chẳng cần kiêng cử mà thai cũng chẳng sao.
09/04/2013(Xem: 8977)
Đọc qua các Thiền sư Việt Nam từ xưa đến nay, chưa thấy một người nào đã chinh phục được các hàng vương tôn, quý tộc, khiến cho họ tín nhiệm, quy y và ủng hộ hết mình như Thiền sư Pháp Loa. Sư là một con người tích cực hoạt động, suốt đời tận tụy phục vụ đạo pháp cho đến hơi thở cuối cùng. Điều đặc biệt quan tâm của Sư là ấn hành Đại Tạng kinh, do đó đã đề xuất, tiến hành và in xong bộ Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngoài ra, Sư đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thống nhất Phật giáo, thiết lập một Giáo hội Phật giáo thống nhất đầu tiên của Việt Nam, và Sư là người thứ nhất đúng ra thiết lập sổ bộ Tăng, Ni và tự viện trên khắp cả nước.
09/04/2013(Xem: 7609)
Sư người làng Vạn Tải, lộ Bắc Giang. Thỉ Tổ của Sư là Lý Ôn Hòa, làm quan Hành khiển dưới triều Lý Thần Tông (1128 - 1138). Trải nhiều đời, đến Tổ phụ là Tuệ Tổ, có công đánh giặc Chiêm Thành, nhưng không không chịu ra làm quan, chỉ thích những chuyện hay, sách lạ, và vui thú ruộng vườn. Mẹ Sư là Lê Thị, vốn người hiền đức, bản tính nhân từ, năm 30 tuổi vẫn chưa có con trai. Nhân gặp lúc có bệnh dịch hoành hành, bà đi hái thuốc trên núi Chu Sơn, dừng chân tạm nghỉ tại một ngôi chùa tên Ma Cô Tiên.
09/04/2013(Xem: 7252)
Truyền thống Phật giáo Việt Nam từ truớc đến nay vốn thiên về Phật giáo Phát triển hay Đại thừa; mãi đến năm 1959 lần đầu tiên bộ kinh Trường A Hàm do Hòa thượng Thích Thiện Siêu phiên dịch được xuất bản thì Phật giáo Nguyên thủy mới được các Phật tử chú ý đến. Mặc dù bộ kinh này nằm trong Hán tạng thuộc hệ thống Phật giáo Phát triển, nhưng tinh thần của nó thì tương quan mật thiết với 5 bộ Nikàya trong giáo lý Nguyên thủy.
09/04/2013(Xem: 6729)
Phương Tây có câu tục ngữ "Hoạn nạn làm lớn con người". Phương Đông cũng có câu danh ngôn tương tự "Ngậm cay đắng trong cay đắng mới làm con người trên loài Người". Trường hợp của Trần Thái Tông sao mà ứng với hai câu này đến thế?
09/04/2013(Xem: 6655)
Hòa thượng Thích Thiện Châu Nguyên Đạo (Đọc tại buổi lễ tưởng niệm và lễ Trà Tỳ Hòa thượng Thích Thiện Châu) Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần.
09/04/2013(Xem: 30388)
Hòa thượng pháp danh Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, tự Vô Nhất thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, sinh năm 1925 (Ất Sửu) tại xã Bình Xuân, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Song thân là cụ Nguyễn Văn Hương và cụ Trần Thị Dung pháp danh Giác Ân. Ngài là người thứ 10 trong số 13 anh em, 4 trai, 9 gái.
09/04/2013(Xem: 8243)
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23/12/1921 (Tân Dậu), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Cụ Ông Vũ Đức Khanh, thân mẫu là Cụ Bà Đỗ Thị Thinh. Hoà thượng có 5 anh chị em, 3 trai 2 gái. Ngài là con thứ 4 trong gia đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]