Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời

09/03/201808:53(Xem: 7907)
Những bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời

Phat Xuat Gia 4

Những bước ngoặc
quan trọng trong cuộc đời


Bài viết: HT. Thích Như Điển
Diễn đọc: Quảng Hương




 

 

Ai trong chúng ta cũng có nhiều khúc quanh quan trọng trong cuộc đời. Ít ai sinh ra mà được suông sẻ,kể từ khi lọt lòng Mẹ cho đến khi hơi thở cuối cùng đến báo cho ta biết rằng: Ở trần gian nầy vẫn tồn tại, nhưng ta lại phải ra đi để tiếp tục một chuyến đăng trình khác. Có người đi lên, có người đi xuống, có người đi ra, có người đi vào; nhưng cũng có lắm người chẳng biết đi mô cả. Điều nầy liên hệ gì với cuộc sống của chúng ta trong hiện tại hay trong quá khứ và dẫn đến vị lai thì thế nào nữa đây? Đố ai biếtđược một quá khứ dài đăng đẳng, một tương lai mịt mù và một hiện tại không định hướng như vậy?

Trong Kinh Phật Bản Hạnh thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh hay Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh từ quyển thứ 11 cho đến quyển thứ 13 thuộc bộ Bản Duyên, chư Tổ kể lại lời Phật qua nhiều nhân duyên khác nhau để Ngài đi vào đời. Có những loại duyên thuận, mà cũng lắm duyên nghịch. Nghịch hay thuận cũng do nghiệp lực chi phối chúng ta, nhưng ít người quan tâm cũng như không hiểu nhân duyên là gì, nên mới than trời trách đất, mà chẳng ai tự chê mình đã vụng đường tu bao giờ. Khi Đức Phật thành đạo quả dưới cội Bồ Đề, Ngài đã được chư Thiên cung thỉnh cả ba lần, nhưng Ngài quyết tâm vào Niết Bàn, vì Ngài nghĩ rằng những lời Ngài sắp nói ra chẳng ai có thể hiểu cả. Cuối cùng Vua Trời Đế Thích và Vua các cõi sắc giới khác cung thỉnh Ngài, Ngài mới mỉm cười đồng ý,cái mỉm cười ấy chứng tỏ rằng Ngài đã hoan hỷ. Và sau khi đã chiêm nghiệm nhiều lần về việc quán nhân duyên, Ngài thấy rằng trong chúng sanh có nhiều loại người khác nhau: Loại thì ương ngạnh, khó độ cũng như không có nhân duyên với Phật Pháp thì dẫu cho Ngài có ở đời lâu bao nhiêu đi chăng nữa, thì những người nầy quyết sẽ khôngbao giờ đến với Đạo; loại thứ hai là những chúng sanh có căn tánh nhậm lẹ, họ không cần ai dạy bảo hết, họ vẫn có thể chứng quả Thánh Hiền, loại nầy cũng không cần Ngài độ. Duy chỉ có loại chúng sanh vừa thiện mà vừa ác thì Ngài quan tâm đến, nên đã quyết định ở lại trên cõi đời nầy để thuyết pháp độ sanh. Trong loại nầy Ngài phân tích rất rõ ràng là các chúng sanh nầy có 50% thiện và cũng có 50% ác. Từ ác những chúng sanh nầy có thể tiến lên thiện, mà từ thiện nầy nếu không tu học cũng dễ trở thành ác. Ngài giải thích rằng: Nếu chúng sanh nào tưởng nhiều, tình ít thì khi lâm chung, những chúng sanh nầy sẽ dễ dàng siêu thoát; còn những chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít đến khi lâm chung bị cáitình nó níu kéo, nên tâm thức của người đó dễ đi xuống hơn là đi lên. Vậy chúng ta phải đón nhận tấm lòng cao cả của Ngài. Ngài đã vì chúng ta mà nán lại thêm 45 năm nữa trên trần thế nầy để thuyết phápđộ sanh và nếu không có 45 năm ấy thì tam tạng Thánh Điển sẽ không có, chúng ta lấy đâu mà dò tìm .

Cũng trong Kinh Phật Bản Hạnh nầy, chính Ngài đã tường thuật việc xuất gia tu học của Ngài cũng như những chướng duyên trong khi còn ở tại gia với bao nhiêu thử thách tại cung thành Ca Tỳ La Vệ ấy. Một điều quan trọng chúng ta nên nhớ là: Nếu Thái tử Tất Đạt Đa không đi xuất gia tìm Đạo thì danh tiếng của Ngài nhiều lắm cũng chỉ nằm trong xứ Ấn Độ mà thôi! Chính Ngài đã hy sinh tất cả, nênđã được tất cả. Ngày nay khắp năm châu bốn bể qua hơn 2.600 năm lịch sử đã chứng minh được điều ấy. Thiết nghĩ rằng chúng ta không cần phải nhắc lại nhiều nữa. Chúng ta chỉ biết niệm ân Ngài và cố gắng tu học làm sao để bào mòn được bản ngã, vắng bớt trong nẻo luân hồi, để thấy rằng sự hy sinh xả kỷ của Ngài đối với chúng ta là một tư tưởng, một đạo lý quá tuyệt vời, dẫu cho trong quá khứ hay nhẫn đến trong vị lai xa xôi nữa, chưa chắc gì những đạo khác có được một vị giáo chủ như là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Vua Tịnh Phạn chưa bao giờ muốn rằng con của mình sẽ đi xuất gia tầm đạo và thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nhà Vua chỉ muốn con của mình sẽ trở thành Chuyển Luân Thánh Vương, như một trong hai lời đoán của Đạo Sĩ A Tư Đà lúc Thái tử Tất Đạt Đa mới sinh ra mà thôi. Do vậy mà nhà Vua đã không từ bỏ một kế hoạch nào để làm cho Thái tử phải bị vướng chân mà ở lại với đời. Đã có lần một vị cận thần thưa với Vua Tịnh Phạn rằng: “Dẫu cho có dùng một ngàn sợi dây đồng cũng không thể  buộc ràng được chân của Thái tử, nhưng chỉ cần một sợi tóc của mỹ nhân thì có thể ràng buộc được bước chân của Thái tử“. Nghe lời tâu ấy có lý, nhất là vua thấy Thái tử đã trưởng thành, nên một cuộc thi bắn cung, rồi ném tạ, đô vật, cỡi ngựa v.v... đã được tổ chức, và môn nào Thái tử cũng dẫn đầu, ngay cả Hoàng Thân Đề Bà Đạt Đa cũng không thể sánh kịp, nên Bà Mangala, Mẹ của Đề Bà Đạt Đa lúcnào cũng lấy làm lo, chẳng yên dạ chút nào vì bà mong muốn Đề Bà Đạt Đa sẽ cưới được công chúa Da Du Đà La. Trong khi đó thì Thái tử Tất Đạt Đa chiến thắng không vì sắc đẹp, không vì danh, không vì lợi mà cũng chẳng phải vì sự giàu sang phú quý, Ngài đã thực hiện những điều ấy chỉ vì làm thỏa mãn ước vọng của Vua Tịnh Phạn mà thôi.

Lấy vợ rồi, Thái tử cũng chẳng thấy vui, Ngài lại còn tìm cách để xa dần công chúa Da Du Đà La bằng nhiều hình thức khác nhau,như đi ra khỏi bốn cửa thành để xem những sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Đi đến đâu Ngài cũng được ca tụng là một Thái tử có lòng từ, bởi Ngài luôn tỏ ra xúc động với những nỗi khổ đau mà Ngài được chứng kiến. Từ khi hiểu rõ được nỗi khổ sanh, lão, bệnh, tử của kiếp nhân sinh, Thái tử lại càng khắc khoải suy tư. Vua Tịnh Phạn thấy không xong, nên ra lệnh đóng kín bốn cổng thành của hoàng cung. Tương truyền rằng, Đức Vua sợ Thái tử ra đi tìm chân lý vào một ngày đẹp trời nào đó, nên Vua đã cho đóng 4 cánh cửa thật lớn màkhi mở cửa ra hay đóng lại đều nghe được âm thanh từ rất xa. Đây cũng là một cách để cản ngăn sự ra đi tìm đạo của Thái tử. Thế nhưng vào đêm mồng Tám tháng Hai của hơn 2.600 năm trước, sau những yến tiệc linh đình tại cung vua, Thái tử đã chiêm nghiệm ra rằng những hình hài của những cung nữ, ngay cả Da Du Đà La cũng không có gì đáng nói cả, chẳng qua chỉ là những phấn son lòe loẹt trâytrét đầy mình và giờ đây những thứ ấy hòa quyện với mồ hôi, đã trở nên lem luốc và hôi hám. Tuy nhiên Ngài lúc ấy vẫn chưa quyết định ra đi, mãi cho đến khi chư Thiên hiện ra và báo cho Thái tử biết rằng: Giờ ra đi đã đến, giờ ra đi đã đến! Lúc ấy Thái tử mới đánh thức Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc, vốn là hai chúng sanh có duyên trong nhiều kiếp với Ngài và trong đời nầy sinh ra cùng ngày tháng năm với Ngài để trở thành những người hầu cận tâm phúc của Ngài.


Phat Xuat Gia 3

Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc đã ráng sức đưa Thái tử vượt thành trốn khỏi hoàng cung. Chư Thiên đã bịt tai và bịt mắt hết tất cả mọi người đang lúc ngủ say nêndù có những tiếng động do người, ngựa gây ra nhưng chẳng ai nghe được bất cứ một âm thanh nào, thậm chí khi cánh cửa Đông của cung thành Ca Tỳ La Vệ bình thường khi đóng hay mở thì âm thanh vang xa chừng năm bảy dặm, thế mà đêm mồng Tám tháng Hai năm ấy không một ai, kể cả VuaTịnh Phạn, Hoàng Hậu Ba Xà Ba Đề và ngay cả Da Du Đà La cũng chẳng ai hay biết gì cả. Đúng là chư Thiên có phép màu, nên mới giúp Thái tử hoàn thành được tâm nguyện của mình trong lúc khó khăn như thế. Ngay cả khi đã vượt ra khỏi cung thành Ca Tỳ La Vệ, ngựa Kiền Trắc theo sự điều khiển của Sa Nặc thẳng hướng qua dòng sông A Nô Ma, để chẳng ai nghe được tiếng động và phải bay mới kịp thời gian trước khi ánh thái dương ló dạng khiến cho mọi người dễ nhận diện ra, nên 4 vị chư Thiên cũng đã nâng 4 chân củangựa Kiền Trắc, không cho chạm mặt đất, bay đi trên không trung để hộ trì tâm nguyện của một vị Bồ Tát xuất trần. Khi vào sâu trong rừng Ưu Lâu Tần Loa, Thái tử thấy cảnh vật nên thơ và yên tĩnh quá, trước mắt Ngài có một chư Thiên đã hóa ra làm người thợ săn, trên mình mặc chiếc y vàng và Thái tử đã không ngại ngùng cởi hoàng bào của mình để đổi cho người thợ săn ấy, lấy chiếc y hoại sắc kiakhoác lên mình. Lúc nầy thì Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc chỉ biết đứng yên lặng chẳng thốt được nên lời. Tiếp đến Thái tử đưa tay nâng lọn tóc lên cao và dùng kiếm báu gọt sạch những muộn phiền qua làn tóc xanh óng ả ấy và trao qua cho Sa Nặc bảo rằng: “Ngươi hãy mang những vật nầy về lại cho Da Du  Đà La“, nhưng Sa Nặc chỉ muốn ở lại đây vì sợ khi về đến kinh thành mà nhà Vua không thấy Thái tử , thì chỉ có chết chứ làm sao có thể thoát khỏi được lưỡi hái của tử thần. Con ngựa Kiền Trắc cũng như vậy, nó vẫn dậm chân tại chỗ lại còn rống lên những tiếng thật là áo não sầu bi, nước mắt cứ chảy đầm đìa như chưa bao giờ có một cuộc chia ly đầy tang thương như vậy.

“Tóc của Mẹ Cha xin trả lại cho Mẹ Cha, người trần thế xin trở về với trần thế“. Đây có thể là lời than của Thái tử, mà cũng có thể là một sự quyết định cuối cùng không nhân nhượng với bản thân của mình, để chứng minh cho Sa Nặc thấy rằng Ngài đã quyết chí xuất gia tầm đạo, không ai có thể cản ngăn nghị lực của Ngài được cả. Chỉ có Sa Nặc là lo lắng vô cùng, bởi lẽ bây giờ trở lại hoàng cung chỉ một mình với con ngựa Kiền Trắc, còn bóng hình Thái tử biệt tăm thì chắc gì Vua Tịnh Phạn đã để yên cho. Cuối cùng Thái tử bảo Sa Nặc rằng: “Ngươi hãy về tâu lại với Phụ Hoàng ta rằng, nếu ta không thành đạo, ta sẽ chẳng trở lại hoàng cung. Đây là lời quyết đoán và ta sẽ trở về khi ta đã chứng được đạo quả. Ngươi sẽkhông bị phạt tội, mà trái lại khi có tin của ta, Phụ Vương cũng như Mẫu Hậu và Da Du Đà La sẽ vui mừng vì biết được tin tức về ta. Do vậy Ngươi sẽ không hề gì“.

Khi tiếng hí của ngựa Kiền Trắc vang rền nơi cổng thành thì lúc ấy mọi người ai nấy trong cung cũngmừng vui, vì ngóng tin Thái tử đã lâu ngày mà không có kết quả nào cả. Chính hôm nay đây Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc sẽ mang lại cho triều đình một tin vui, nhưng ngược lại khi Da Du Đà La nhác trôngtrên lưng ngựa không có bóng hình của Thái tử thìnàng đã trách rằng: “Tại sao lúc Thái tử ra đi, ngươi không hí to lên như lần nầy để ta biết mà thức dậy và có thể cản được bước chân của Thái tử muốn xuất gia tầm đạo. Bây giờ ngươi về đây một mình mà còn hí rống lớn tiếng làm gì nữa“. Con ngựa ngoan như hiểu ý nàng, nhưng nàng đâu có ngờ đó là do trợ lực cũng như sức mạnh của Chư Thiên đã giúp cho Thái tử vượt thành, chứ Sa Nặc và ngựa quý nầy không cómột khả năng ngoại hạng nào cả. Đến phiên Sa Nặc cũng bị Da Du Đà La nặng lời rằng: “Chính ngươi là nô bộc, là bạn quý của cung thành nầy và của cả Thái tử nữa, nhưng tại sao ngươi không cản ngăn Thái tử ra đi mà lại còn đưa Thái tử vào trong rừng sâu nước độc, sống thui thủi chỉ có một mình; còn ở cung son nầy vẫn luôn vắng bóng một hình hài mà ta luôn trông đợi. Rõ là ngươi đã chẳng làm nên tích sự gì cả. Hãy mau cút đi, đừng để cho ta thấy mặt của ngươi nữa“. Sau những lời trách móc nặng lời như thế, nàng dường như đã hả dạ nên đã ngất đi lúc nào không hay biết. Sa Nặc tiến đếnbên Đức Vua và Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề tâu lại nguyên văn những gì như Thái tử Tất Đạt Đa đã căn dặn. Đức Vua nghe xong, không buồn, không vui, còn Di Mẫu thì ngửa mặt lên trời than thân trách phận. Cánh cửa Hoàng Cung từ từ khép lại với bao nỗi nhớ mong thương tưởng của Vua Cha cũng như của cả một Hoàng Tộc; chỉ riêng Mangala và Đề Bà Đạt Đa có cái cớ để vui, vì tại đây không còn bóng dáng hiềnđức của Thái tử Tất Đạt Đa nữa thì Mẹ Con Đề Bà Đạt Đa sẽ được thuận lợi ở một ý nghĩa thấp hèn nào đó. Mục đích chính của Mangala và Đề Bà Đạt Đa làcướp ngôi của dòng họ Thích. Mặc dù Tịnh Phạn Vương vẫn còn tại vị, nhưng nay Thái tử Tất Đạt Đa không hiện hữu tại cung đình nên ngôi kế vị vẫn còn trống, do vậy sự rời bỏ cung vua của Thái tử chính là cái đích mà Mẹ con của Đề Bà Đạt Đa luôn mong mỏi từ lâu rồi.
Phat Xuat Gia

Nỗi buồn vì sự rời bỏ của Thái tử không phải chỉ có trong Hoàng Tộc, của Sa Nặc hay ngựa Kiền Trắc, mà là của cả một cung thành Ca Tỳ La Vệ, trên từ vua quan, dưới cho đến thứ dân ở đâu cũng nghe tiếng nức nở khóc than, tất cả cũng chỉ mong có được ngày trở về của Thái tử. Nhưng có một người có lẽ chắc vui đó là Thái tử Tất Đạt Đa. Tuy Ngài chưa chứng thành đạo quả lúc ban đầu, nhưng Ngài đã tự chiến thắng với chính mình. Cho nên đã có lần Ngài thốt lên rằng: “Chiến thắng muôn quân, không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất“. Người muốn đi tìm cái vĩ đại của chân lý, chắc hẳn một điều là phải từ bỏ những sự nhỏ nhặt muộn phiền. Nếu những thứ phiền não căn bản ấy không đoạn tận được thì làm sao có thểchiến thắng tất cả những ma quân ngoại cảnh ở bên trong cũng như bên ngoài, để trở thành  bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác về sau nầy.

Một vị Thái tử đã bỏ ngôi báu vào rừng sâuđể tu hành, lần đầu tiên khi gặp Vua Tần Bà Sa La, sau khi hỏi chuyện, nhà vua biết rằng đây là Thái tử sắp được phong vương của xứ Ca Tỳ La Vệ, nên  nhà Vua đã bảo rằng: “Thôi! Thái tử hãy ở lại đây với ta, ta sẽ nhường lại nửa ngai vàng và nửa giang sơn nầy để Thái tử cai trị và làm thực ấp“. Thái tử trả lời rằng: “Xin cảm ơn Thánh Thượng và xin Ngài hãy hiểu cho rằng, tại cung thành Ca Tỳ La Vệ kia có cả một giang sơn để kế nghiệp mà tôi còn từ bỏ để ra đi tìm chân lý, thì vui gì ở lại xứ Ma Kiệt Đà nầy đểđón nhận chỉ nửa ngai vàng“. Vua Tần Bà Sa La khi nghe biết sự quyết tâm của Thái tử như vậy nên mới tâu rằng: “Thế thì sau khi thành đạo, Ngài hãy trở lại xứ Ma Kiệt Đà nầy trước, trẩm sẽ hầu hạ và cung phụng Ngài cho đến cuối đời“, Thái tử đã đồng ý. Và sau khi Ngài thành đạo dưới cội Bồ Đề, trên đường về thăm Vua cha Tịnh Phạn, Đức Phật đã ghé thăm Vua Tần Bà Sa La trước. Đó là sự giữ lời hứa của một bậc đã chứng thành ngôi vị Chánh Đẳng Chánh Giác với một đấng quân vương.

Vua Tan Ba Sa La

Đức vua Bimbisāra hỏi Pháp Đức Thế Tôn

(xem thêm hình khác về cuộc đời Đức Phật)


Khi vua Trần Thái Tông lên ngôi vào năm 1226, qua những âm mưu của quân sư Trần Thủ Độ quá độc ác đối với triều nhà Lý, nên Ông đã từ bỏ ngôi vua vào núi Yên Tử để muốn xuất gia và Ông cũng đã tuyên bố một cách thẳng thừng với mọi người là:“Trẫm xem ngai vàng như đôi dép bỏ“. Quả thật chỉ có những con người thoát tục mới dám thốt lên những lời nói như thế, còn đa phần trong chúng ta córất nhiều sự tham sống, sợ chết và không bao giờ dám hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình để đổi lấy hạnh phúc cho nhân dân. Cuối cùng rồi chỉ những người có ý chí kiên cường mới thực hiện được những giá trị miên viễn để lại cho đời sau, mà nghìn năm gương kim cổ vẫn còn ghi. Trong chúng ta nếu không có những bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời như vậy thì sử xanh sẽ không có dịp ghi lại tánhdanh của những anh hùng liệt nữ.

Nhân ngày lễ vía Xuất gia của Đức Phật, nhằm vào ngày mồng Tám tháng Hai mỗi năm, tôi xin tóm lược lại một vài sự kiện mà trong Kinh Phật Bản Hạnh đã ghi lại để làm quà cho tất cả quý Phật Tử xa gần. Đây cũng là một bài học quý giá cho ngàn sau. Phàm: “Ai có ý chí, kẻ ấy sẽ thành công“.

  

Viết xong vào lúc 17 giờ chiều ngày 7 tháng 3 năm 2018 trên chuyến tàu tốc hành từ Hannover chạy về hướng Munchen.








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 4816)
Từ hôm hay tin Thầy lâm bịnh và tiếng nói yếu ớt của Thầy qua điện thoại làm con rất lo. Nhiều năm qua con cố gắng về thăm Thầy một lần nhưng ước vọng đơn sơ ấy đã không toại nguyện. Hơn hai mươi năm con xa Thầy, xa Tu viện, xa đồi núi thương yêu thưở nào. Mai này nếu được về thăm thì thầy đã ra đi biền biệt.
23/04/2011(Xem: 3928)
Thầy đã đọc toàn bộ bài “Tham luận” Nhân trong ngày “Hội thảo” nhớ “Tổ Sư”, Sự nghiệp tu chứng đắc lý chơn như “Ngài Liễu Quán”, sáng gương ngàn thế hệ.
21/04/2011(Xem: 7097)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
16/04/2011(Xem: 5777)
Kính lạy thầy, Trước mắt con là di bút Thầy để lại, nét chữ thân quen với màu mực còn đậm nét tinh khôi. Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong Thầy vừa an nhiên xã bỏ báo thân, dãi mây bạc giờ nương theo gió loãng tan mất dấu. Nẻo sinh tử Thầy thong dong qua lại, như đi trên những dặm đường quen để gieo trồng hạt giống từ bi, giáo hóa, độ sinh. Thân bệnh Thầy mang trong những năm tháng sau này, cho con biết rõ vô thường tất đến. Vậy mà nỗi đau đớn, bàng hoàng vẫn khơi động trong con khi đón nhận tin xa, bởi từ đây con vĩnh viễn mất Thầy trong kiếp sống này.
05/04/2011(Xem: 4668)
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp đầu tiên, Hòa thượng đã thác tích hiện thân đại sĩ, nương thuyền từ độ kẻ trong mê. Duyên lành sẵn có, tâm Bồ đề sớm phát, tuổi ấu thơ đã thắm nhuần đạo vị, chùa Hải Đức trưởng dưỡng chí xuất trần. Rồi đến độ tâm hoa khai phát, lúc tuổi thanh xuân, nơi chốn Tổ Tra Am, Hòa thượng quyết chí tu hành, cắt ái từ thân, thế phát bẩm sư với Tổ Viên Thành.
04/04/2011(Xem: 7495)
BBC Giới thiệu Đôi nét về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers) như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa nghìn đời, Bụt nghìn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)
28/03/2011(Xem: 6715)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
25/03/2011(Xem: 6435)
Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia đình phật tử hiện nay. Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ XX, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567