Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bái biệt Chơn Linh Anh Huynh Trưởng Cấp Dũng Tâm Nghĩa-Lê Hữu Đàng.

28/01/201805:55(Xem: 6533)
Bái biệt Chơn Linh Anh Huynh Trưởng Cấp Dũng Tâm Nghĩa-Lê Hữu Đàng.
tam nghia

Bái biệt Chơn Linh Anh Huynh Trưởng Cấp Dũng Tâm Nghĩa-Lê Hữu Đàng.
 
Nguyên Vinh-Nguyễn Ngọc Mùi
Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Hoa Kỳ



Kính Thưa Chơn Linh  Anh,

           Sáng Anh đi trời chưa tỉnh thức,

          Nguời say ngủ, xa lộ vắng xe qua.

          Hung tin đến, nghe lòng mình đau nhói,

          Mất Anh rồi lấy bầu bạn cùng ai.

Và,

Anh đi nhặt lấy hoa sen trắng,

Gom lại đem về thả hồ sen

Hoa tươi muôn cánh không rơi rụng

Sao rụng sao hôm nhạn lẻ bày.


Thưa Chơn Linh Anh,  Không có nổi buồn nào  bằng nổi buồn chia ly vĩnh viễn, không có nổi đau thương nào bằng nổi đau thương mất người thân, vẫn biết rằng có sinh thì có diệt, nhưng sao lòng lại buồn miên man và da diết..

Anh ơi,

  Hôm nay, ngoài trời có nắng vàng ươm và có gió lạnh từng cơn,  Anh Chi Em áo Lam của Anh hú nhau, rủ về đây, không phải để hát bài Bốn Phương Trời Ta Về Đây Chung Vui  mà là để ngậm ngùi thương tiếc tiễn Anh và lặng lẻ lòng nhủ lòng hát bài  Ra đi lia xa mái hiên chùa còn đâu bóng Lam hiền, và đôi mắt thân yêu của đàn em yêu mến, để tặng Anh.

Anh nằm đó bất động  như vậy thế là hết, mất anh rồi, Anh đã thực sự ra đi, còn đâu những tháng năm thăng trầm  san sát bên Anh xuôi ngược lo cho Tổ Chức, săn sóc cho đàn em, đóng góp sức mình cho Giáo Hội,  bảo toàn và phát huy Tổ Chức Gia đình Phật Tử Việt nam đang còn phôi thai ở xứ người .

Giờ đây  Anh  đã thực sự xã bỏ mọi triền phược của kiếp nhân sinh để trở về với dòng sông xưa nơi đó có không có đau khổ mà chì có lòng cứu độ chúng sinh.

Anh đã đến bằng con người đầy đức tính khiêm nhường, vui tính, hoà nhã, chơn thành, hiền lành, sống cho mọi người. Lúc còn nhỏ anh đã từng sống chung, học chung, chơi chung với các chú Tiểu, chú Điệu trong Chùa, gần gủi vời Thầy, với Pháp với Phật. Anh từng kể chuyện xa xưa rằng “À cũng kỳ thiệt nghe mấy chú Tiểu, chú Điệu  thật thà, ngay thơ lắm chơi đánh bài, mình khôn ranh hơn, mình lừa mấy Chú, mình ăn hết ráo. Chơi trốn tìm, mình tìm chổ đánh một giác ngủ ngon còn mấy chú thì thiệt thà  cứ rứa mãi miết đi tìm. Những bài học từ đó làm cho con người Anh trở nên chơn chất, không hơn không thua.  Lớn lên trong mội trường đó, lấy giáo dục làm thước đo kiến thức lấy Phật Pháp làm thước đo đạo đức, lấy gia đình Phật Tử làm làm nơi rèn luyện tư cách cá nhân, Anh đã từng làm trại trưởng trai huấn luyện A Dục Lộc Uyển, vác cờ trại tập họp chung, chạy tung trên đồi Nam Giao.

Trong thời Phât Giáo bị bức tử Anh cũng từng tìm cách chuyển mật thư của Giáo Hội từ chùa Từ Đàm đến các chùa trong nội thành đến các chùa địa phương lân cận. Nhờ những yếu tố trên trong chinh chiến phải tòng chinh Anh là người chi huy có tình có lý và luôn giúp đở, đùm bọc Anh Em Phật Tử trong quân đội. Thế rồi, như bao người khác Anh lập gia đình, có tính hài hước với tư cách lịch lãm của người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử và Sĩ Quan trong quân đội mà Anh có người vợ, mà Anh nói đẹp nhất, hiền lành đoan trang nhất xóm thuộc dòng họ Tôn Thất. Anh kể có lần đến làm rể, Anh cố tình thu gọn đi một ngón tay trỏ, nghe ngươi vợ sẽ là của mình xầm xì “Ôi chao Mạ ơi Anh nớ bị cụt một ngón tay, rúa ai mà ưng cho được”.  Anh đùa như vậy đó, tính tình vui vẽ nên cả cuộc đời Anh không khổ và hạnh phúc với gia đình. Năm tháng bị đi tù cải tạo  sau khi miền nam bị mất vào tay Bắc Việt, trong lao tù nghiệt ngã Anh cũng không quên tìm đến với nhau trong tình Lam thương yêu chia sẻ nhau từng củ khoai, miếng sắn, săn sóc cho nhau lúc trái nắng trở trời.

Khi cải tạo về quê âm thầm sinh hoạt, nhằm phục hoạt lại tổ chức nhờ vậy mà tổ chức các đơn vị được hình thành trong kín đáo chờ đủ duyên công khai hành hoạt và cứ như thế cho đến khi Anh ra hải ngoại.

  Cuộc đời của Anh gắn liền với màu áo Lam, đó là cái duyên lành mà đâu phải ai cũng có được, bản chất chơn chất, hiền lành mang đến nụ cười hiền hoà cho các em mỗi khi Anh đến thăm đơn vị, mỗi lần sinh hoạt chung, mỗi lần trại, mỗi lần đại hội, hay mỗi lần đi họp xa, trên xe có Anh thi dường như ai ai cũng tỉnh ngủ nhờ những câu chuyện vui, tiếu, cười ra nước mắt không ngừng của Anh vân vân... Anh có cả một kho tàng chuyện kể về đạo đức làm người, những mẫu chuyện từ bi, chuyện sách tấn tu học.  Dòng sông đạo đức trong tâm thức của Anh tuôn chảy không ngừng, thể hiện nơi khuôn mặt của Anh như một vị Phật Di Lạc, nụ cười luôn có sẵn trên môi.

Khi trên giường bệnh mỗi khi Anh Em đến thăm câu đầu tiên Anh hỏi là “Anh Chị Em sinh hoạt ra làm sao rồi, nhớ đoàn kết thương yêu lẫn nhau nghe”  đoàn kết thương yêu là chất xúc tác của mọi Lam viên nhờ đó mà tồn tại.  Trong cơn hấp hối, trong giờ phút sắp lâm chung Anh vẫn vấn vương hơi thở của tình Lam.   


      

Thân xác Anh nằm đó bất động sau một kiếp làm người năng động. Chơn Linh Anh đó đang tĩnh lặng hướng về cảnh Lạc Quốc theo thiện nghiệp của Anh.

Thưa Anh  Vẫn biết rằng cuộc đời có đó rồi không, nhưng khi chia tay Anh chúng em  vẫn ngậm ngùi, đau lòng xé ruột, thương tiếc một người Anh. Thôi lần cuối cũng là lần cuối cùng, vĩnh viễn mất Anh, vĩnh biệt Anh. Ngưỡng mong ánh hào quang của chư Phật phóng quang tiếp độ Chơn Linh Anh về miền  Cực Lạc. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Vĩnh biệt Anh.

                                  Anh đi đi mãi không về nữa

                                  Bỏ lại hồ sen lắm phấn hoa

                                  Phấn bay bay khắp bên thềm vắng

                                 Tĩnh mịch trời buồn cánh sen rơi.

Bái biệt Anh, bái biệt Anh, vĩnh viễn bái biệt Anh.

Nguyên Vinh-Nguyễn Ngọc Mùi
Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Hoa Kỳ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7230)
Hòa Thượng thế danh Phan Công Thành, pháp danh Nguyên Trạch, tự Chí Công, Hiệu Giác Lâm, thuộc đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế, pháp phái Liễu Quán.
09/04/2013(Xem: 19505)
TUỆ SỸ, MỘT THIÊN TÀI CỦA VIỆT NAM : Thầy xuất gia từ thuở còn thơ và sống ở Lào, làm chú tiểu Sa Di sớm chiều kinh kệ, công phu bái sám, đó là bổn phận của người làm điệu, trong nếp sống nhà chùa. Dù chùa ở Lào hay Việt Nam cũng vậy, tụng kinh học luật là điều chính yếu của người xuất gia tu Phật. Bằng bản chất thông minh, thiên tư từ thuở nhỏ, cho nên sau khi xuất gia, Thầy đã miệt mài học hỏi kinh điển, siêng năng nghiên cứu nghĩa lý đạo mầu. Có lần được nghe quí Ngài kể lại, thời gian sống nơi chùa Lào, suốt ngày Thầy ở dưới bàn tượng Phật Bổn Sư thờ nơi chánh điện, để học kinh luật, sưu tra luận nghĩa, mà quí sư Lào sau một thời gian dạy dỗ, đã thấy được trí tánh thông minh của Thầy......
09/04/2013(Xem: 6816)
Khi viết về ông, tôi vẫn còn nguyên xúc động của lần đầu ra xứ Bắc tìm dấu tích về nhà trí thức Phật học này cho công trình biên khảo Chư tiền bối hữu công mà tôi đang thực hiện.Những mãng huyền thoại về cuộc đời của ông tôi được nghe qua nhiều người kể lại, mỗi nơi một ít, mỗi người thuật mỗi cách, đã gây cho tôi nhiều trăn trở, nghĩ suy và qua đó cảm nhận sâu sắc hơn về một nhân vật nhiều tài năng mà cũng đầy bất hạnh này.
09/04/2013(Xem: 6153)
Hòa Thượng Thích Thiện Thanh, thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú-Nhuận-Nha-Mân, tỉnh Sa-Ðét miền Nam nước Việt, sinh Năm Ất Hợi (1935). Song thân Ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ Bà Huỳnh Thị Thâu.
09/04/2013(Xem: 6893)
Hòa thượng họ Võ, húy Trọng Tường, Pháp danh Tâm Phật, tư Tri Đức, hiệu Thiện Siêu, Hòa thượng sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Dậu (1921) trong môt gia đình thâm Nho tín Phật ở làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế. Thân Phụ là C ông Võ Trọng Giáng, thân mẫu là Cụ bà Dương Thị Viết. Hòa thượng là con trưởng trong một gia đình có 6 anh em: 3 trai, 3 gái. Người em kế cũng xuất gia, đó là cố Thượng tọa Thích Thiện Giải, nguyên là Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Lâm Đồng; Trú trì chùa Phước Huệ - Bảo Lộc.
09/04/2013(Xem: 8393)
Thầy xuất thân trong một gia đình kính tín Tam bảo. Thầy là con út trong gia đình gồm 6 anh chị em. Cha là cụ Ông Lâm Sanh Thảo, một nhà trí thức yêu nước; Mẹ là cụ Bà Trần Thị Năm, một phật tử thuần túy và cũng là một người Mẹ mẫu mực đảm đang.
09/04/2013(Xem: 11379)
Thượng tọa Thích Chơn Thanh, thế danh Phan Văn Bé, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1949 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong, nay là tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là Cụ ông Phan Văn Vinh, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Mến. Thượng tọa có 06 anh em, 2 trai 4 gái, Ngài là anh cả trong gia đình.
09/04/2013(Xem: 22975)
Cuộc đời tu tập và hành đạo của Thầy Minh Phát là bức tranh minh họa hiện thực sinh động lời dạy của Ðức Phật: “Này chư Tỳ kheo! Hãy du hành vì an lạc, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người”.
09/04/2013(Xem: 11791)
Thuở nhỏ lòng ưa cửa Ðạo, mến chuộng nếp áo phước điền, ngưỡng trông tịnh xá Kỳ Viên, tha thiết lòng cầu xuất tục. 16 tuổi, xuất gia học đạo chùa Tây An, Châu Ðốc trước tiên, gần quý Thầy hiền, trau dồi Phật tuệ, bang sài vận thủy, tu sửa đạo tràng; 27 tuổi, cầu thọ tam đàn. Kể từ đó tinh chuyên tu niệm.
09/04/2013(Xem: 7898)
Đại lão hòa thượng Thích Trí Nhãn thế danh là Đoàn Thảo, pháp danh Như Truyện, tự Giải Lệ, hiệu Thích Trí Nhãn. Ngài sinh ngày 10 tháng giêng năm Kỷ Dậu tức vào năm 1909 dương lịch, tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, Xã Thanh Hà, nay thuộc thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, Thị Xã Hội An.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]