Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Nghĩa Úm Ba La

27/01/201816:03(Xem: 5896)
Tâm Nghĩa Úm Ba La

tam nghia
Anh Tâm Nghĩa tại ngày Tri Ân quý Huynh trưởng Thâm Niên và Cao Niên của Miền Liễu Quán. Ảnh Lý T. Hoà Nhã.



TÂM NGHĨA – BA LA ÚM BA LA
Nam Cali nắng ấm, nhưng bỗng nhiên lạnh lẽo hơn mọi khi mình đến. Nghe tin anh bệnh nặng và đang hấp hối, nhưng vì vẫn còn làm công tác giáo dục ở xa nên không đến bệnh viện niệm Phật cầu gia bị cho anh. Nhưng mừng vì đã có Thượng Tọa Thích Từ Lực, Ni Sư Thích Nữ Tiến Liên, Htr. Cấp Dũng Tâm Duy Phan Duy Chiêm và đầy đủ quý anh chị huynh trưởng, lớn có, nhỏ có và những người thân đã đến hộ niệm vãng sanh cho anh. Vì tuổi già sức yếu, Huynh trưởng cấp Dũng – Tâm Nghĩa – Lê Hữu Đàng đã mãn phần vào lúc 4 giờ 30 sáng, ngày 23 tháng 01 năm 2018 tại bệnh viện ở thành phố San Jose, California.  Anh thong dong tự tại ra đi giữa đêm khuya tịch mịch như ánh trăng vẫn chiếu sáng khắp cõi muôn trùng.


Huynh trưởng Tâm Nghĩa – Lê Hữu Đàng là một vị huynh trưởng cao niên và thâm niên của Tổ chức GĐPT; anh cũng là cháu ruột của Đức Đệ Nhất Tăng Thống – Thích Tịnh Khiết. Trưởng Tâm Nghĩa, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1934 tại làng Dưỡng Mong, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên, là thành viên của Ban Cố Vấn BHD GĐPT Miền Liễu Quán và Thành viên Hội Đồng Cố Vấn Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.


Sự ra đi của anh là sự nối tiếc của biết bao nhiêu lam viên, trong đó có anh Tâm Tuệ Cái Ngọc Văn, Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Phước Huệ, trong khi nhìn tuyết rơi, nghe tin anh Đàng mất mà lòng se lạnh để rồi anh bất chợt cảm xúc truông trào:
Một sát na tĩnh lặng 
Nguyện cầu chơn linh anh
Thong dong cùng chiếc gậy 
BA LA ÚM BA LA
Anh Tâm Tuệ kể: “Có một lần anh Đàng đang chống gậy bước vào Chùa, nhướng cặp mắt đeo kính nhìn vừa cười vừa hỏi?
 - Rứa em đi mô?  
  * Ba La Yết Đế 
 -  Chưa được, anh em mình nghiệp còn nặng. Hai anh em cùng cười và hát. ÚM BA LA... Bùm.
Chữ Ba la mật đa 
Um, Án, Om
Chữ đó, thì không thể nghĩ bàn. Không thể diễn đạt. Anh Đàng lúc còn trẻ từng Chết trong mỗi sát na, mà vẫn không rời bỏ chiếc Ao Lam. Đến lúc sắp từ giã cõi đời, vẫn nụ cười hoà dịu trong tình Áo lam.” Anh lại nhắc: “Sao anh em chúng mình tỉnh thức ở mô? Mà không cùng nhau lắng động... ngồi lại với nhau. Suy gẫm và hát vang lên, không gian cũng vang lên ÚM BA LA. Cười với nhau thật là Cười. Rỗng rinh không có chi hết! Cười...”
Đó. Ba La Úm Ba La là thế; nó là bài hát anh Đàng thường chia sẻ. Còn vợ chồng anh chị Htr. Nguyên Phú và Nguyên Nhơn thức khuya để tìm hình cũ để tỏ lòng tri ân và thương tiếc: “Em xin gửi đến quý AC một ít hình ảnh của Anh Đàng thay cho lời tri ân và thương tiếc! (Xin xem ở đây)

1. Chu Niên 30 GĐPT KQ 8/2008
2. Lễ Hiệp Kỵ và Thọ Cấp Tập, TX Ngọc Hoà, 4/2009
3. Trại HL A Dục Lộc Uyển Miền LQ, KQ 12/2010
4. ĐH HTr Miền Liễu Quán, 2/2012
5. Lễ Thọ Cấp Tín, KQ 11/2014
6. HT Thái Hoà thăm HTr Bắc Cali, Phổ Từ, 11/2014
7. Lễ Chúc Thọ, NPĐ Fremont 3/2017


Nhìn những hình ảnh này, chúng ta sẽ xúc động hơn vì tuổi già, tóc bạc phơ, đi đứng với chiếc gậy, nhưng vẫn luôn đồng hành và sinh hoạt với đàn em thân yêu. Anh rất duyên dáng, hiền lành và kể chuyện thật hay. Con người anh đôn hậu, ung dung và thanh thản. Anh có giọng điệu trầm ấm, những câu chuyện mà chúng tôi thích nhất từ anh là Đàn Vịt Trời, Con Voi, Hai Con Ếch, và Rừng Mắm. 
Thế là từ nay không còn nghe được giọng nói ngọt ngào và nhìn thấy nụ cười hiền từ trên môi anh. Nhưng chúng tôi biết và anh sẽ rất vui và hạnh phúc, khi đàn em của mình vẫn còn sinh hoạt và thương yêu nhau. Thôi tì em xin ghi lại và chuyển dịch chuyện Rừng Mắm của anh như là một kỷ niệm khó quên. Nguyện cầu Đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp độ cho anh, Vãng sanh Tịnh Độ. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật


RỪNG MẮM
Đất nước Việt Nam cứ mỗi năm dài thêm ra được độ chừng 20 thước vì được bồi bởi đất phù sa của giòng sông Cửu-Long tại vùng Năm Căn, Cà Mau...
Vùng đất mới được bồi thêm vì quá gần Biển Đông nên đất còn chứa nhiều "nước mặn phèn chua" vì vậy không một loại cây nào có thể sống được ngoại trừ cây Mắm.
Cây Mắm làm nhiệm vụ hút hết "nước mặn phèn chua" rồi gục chết và làm phân bón cho một loài cây khác là cây Tràm.
Cây Tràm làm tiếp nhiệm vụ được giao là hút sạch "nước-mặn + phèn-chua còn sót lại" và giữ nước do những cơn mưa mùa và nước ngọt từ giòng sông Cửu-long + biển-hồ Tonlésap chảy ngang qua trước khi xuôi giòng ra biển.
Vài trăm năm sau những người di dân đã đến vùng đất này, thấy đất đã thuần có thể trồng trọt được nên kéo nhau đến định cư và bắt đầu khai-hoang chặt bỏ cây Tràm để trồng trọt sinh sống.
Dân khai hoang lúc đầu lưa thưa, năm ba người, nhưng càng về sau càng đông và những Ruộng Lúa + Vườn Cây ăn trái đã thành Trù-phú như hôm nay chúng ta đã thấy...
Trước năm 1975, khi đi hành quân ngang qua cánh đồng mênh mông lúa chín và xa xa là những vườn cây ăn quả, tôi lặng người sửng sờ trước một cái trũng nước rộng đường kính độ chừng vài chục thước, và thấy còn sót lại năm ba cây Mắm bên cạnh  gần chục cây Tràm dưới đáy trũng nước u buồn, xa xa là vườn cây xanh mát, xung quanh là cánh đồng lúa chín reo vui và tôi ngậm ngùi cất bước.
Tâm Nghĩa - Lê Hữu Đàng
THE FRONTIER FOREST
Viet Nam, our beloved homeland, gets a bit longer every year, about 20 meters or so because of alluvial deposits from the Mekong River in Ca Mau- the Southern most part of the country.
Due to its close proximity to the East Sea, the new land contains high level of "alum salt water" or salinity level and thus is unable to sustain plant life, except for Cây Mắm.
Cây Mắm extracts the “alum salt” or salinity from the water and then dies to become fertilizer for other crops – Cây Tràm.
Cây Tràm then does the remaining task of cleaning up the leftover salty water.  It also holds rain water and stores fresh water from the Mekong River. This fresh water originates from Tibet and runs through Biển Hồ - Tonlesap in Cambodia before flowing out to the sea in Vietnam.
For hundreds of years afterwards, immigrants encountering this land saw that it was tillable, settled there and began chopping down the Cây  Tràm for more profitable farming.
The settlers were few at first being four or five persons but many went later to plant prosperous rice fields and orchards seen today.
Before 1975, when marching through the vast fields of grains and viewing the orchards from a distance, I was stunned to see a still pond that had a few Cây Mắm with a dozen or so Cây Tràm side by side- standing endless in time.  Nowadays, the land is as green as a mat, surrounded by orchards and dancing rice fields. I mournfully walk by- such is the way of life.
Translated by Phe Bach
Có lẽ anh đã là hiện thân của Cây Mắm, Cây Tràm để giữ đất và vun bồi phù sa cho đàn em áo Lam, rồi anh ung dung sinh hoạt dưới cội Bồ Đề đem tiếng cười, tin yêu và hy vọng giữa bao nhiêu áo Lam để rồi anh ra đi thong thả trong câu kinh tiếng kệ và trong niềm thương yêu của biết bao nhiêu người. Anh Tâm Nghĩa đó; anh chính là:
CỘI TÙNG GIỮA RỪNG LAM
Bao nhiêu năm sinh hoạt
Với Phật tử áo Lam
Vẫn miệt mài tận tụy
Vun bồi hạt giống Lam
Vẫn nhẹ nhàng thư thái.
Vẫn từ tốn thảnh thơi
Trung kiên với đạo pháp
Bốn tâm lớn để đời.
Ung dung về cõi Phật
Trong tiếng kệ câu kinh
Tình thương Ba La Mật
Quyện lời Kim Quang Minh
Anh đi Mây qua núi
Anh đi Hạc qua sông
Tâm có trước trời đất
Thân có sau đất trời
Anh về miền Vô sự 
Thân tâm hoá đất trời!
Kính tiễn anh về Cõi Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật


Tâm Thường Định
Sacramento, Ngày 24 tháng 1, 2018.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2020(Xem: 7492)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2440 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose được Sư Bà Thích Đàm Lựusáng lập vào năm 1980.Sư Bà người làng Tam Xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Việt Nam. Xuất gia từ nhỏ tại chùa Cự Đà. Năm 1951, Sư Bà thọ giới Tỳ kheo Ni tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1952, Sư Bà học đạo tại chùa Dược Sư, Sài Gòn. Năm 1964, Sư Bà đi du học ở Tây Đức. Năm 1979, Sư Bà đến Hoa Kỳ. Năm 1980, Sư Bà về thành phố San Jose hành đạo và sáng lập chùa Đức Viên. Sau 19 năm tận tuỵ, chăm lo việc đạo việc đời, Sư Bà quy Tây năm 1999. Việc kiến tạo ngôi già lam danh tiếng, trang nghiêm được thế hệ đệ tử tiếp nối.
26/02/2020(Xem: 7355)
Hôm nay là Ngày Mùng Một Tháng Hai âm lịch năm Canh Tý , đã trôi qua 66 năm ngày mà Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang thọ nạn và Vắng Bóng, thời gian trôi mãi không ngừng và vạn vật chuyển biến theo định luật vô thường, con người có hợp tất có ly, có đến rồi sẽ có đi, và có sinh rồi có tử. Sanh Ký Tử Quy thực hiện con đường Hoằng pháp độ sinh với chí nguyện của các đấng Tôn Sư cũng thuận thế vô thường hiện diện ở cuộc đời để hoằng dương Chánh pháp, rồi đến một thời gian lại ra đi giống như cánh nhạn bay qua bầu trời không để lại dấu tích, cũng trong ngày hôm nay, đêm hôm qua tại Việt Nam một bậc Đạo Sư, một bậc tiền bối, Hoà Thượng cũng vừa viên tịch đó là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Hoà Thượng Trưởng Lão Thích Quãng Độ , Ngài đã thuận thế vô thường và ra đi thọ thế tuổi đời 93 tuổi, 73 Hạ lạp,và cũng trong ngày này Sư Trưởng Minh Đăng Quang, ngài đã ra đi biền biệt 66 năm qua lúc đó Ngài mới 32 tuổi, đến và đi là định luật. Đã gọi là định luật thì không ai thay đổi được hết vì thế gian là vô thườn
16/02/2020(Xem: 7430)
Người xưa thường nói rằng: Nhân sanh thất thập cổ lai hy. Điều nầy có nghĩa là:Đời người 70 tuổi xưa nay hy hữu. Đó là sự thật và đó cũng chỉ là tương đối mà thôi. Bởi lẽ có nhiều người sống thọ đến 80, 90, 100 hay hơn 100 tuổi. Âu đó cũng là do nhân duyên của nhiều kiếp ta vốn đã làm việc trưởng dưỡng lòng từ bi, tôn trọng sự sống của kẻ khác, nên mới được như vậy. Dĩ nhiên là cũng có nhiều người sống chỉ được có 5 năm, mười năm, 20, 30, 40, 50 hay 60 tuổ
11/02/2020(Xem: 8160)
Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Chánh (1947-2020)
05/02/2020(Xem: 6449)
Tôi cố tìm một tựa đề cho đúng với ý nghĩa bài viết này để tán dương hai sự kiện trùng hợp trong một ngày thật trọng đại này ( ngày 16 âm lịch tháng giêng năm Canh Tý nhằm ngày 10 /02/2020 ) thế nhưng cuối cùng chỉ đành hạ bút với 4 chữ "BẤT KHẢ TƯ NGHÌ" như các bạn đã thấy ....Và các bạn có biết hai sự kiện trọng đại gì là gì không ...kính xin được tỏ bày niềm hân hoan nhất để tiết lộ cho các bạn được rõ : Do một nhân duyên được gia nhập vào group Viber " Đại gia đình Quảng Đức " mà tôi đã đọc được Thông báo về Lễ Mừng khánh Tuế Đại thọ Đức Trưởng lão Tăng Giáo Trưởng HT.Thích Huyền Tôn, trụ trì Lăng Nghiêm Bảo Vương Tự tại Melbourne và được biết Ngài đã trụ thế 93 năm, 86 đạo lạp và 72 hạ lạp .....và hiện còn rất sáng suốt so với những người cùng tuổi ngoài đời và trong Đạo.
05/02/2020(Xem: 6339)
Được tin buồn ngày đầu năm mới: Giáo sư, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã từ trần vào ngày 25-1-2020 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý), tại tư gia ở Yardley, Pennsylvania, Hoa Kỳ; hưởng thượng thọ 93 tuổi. Đối với những người thuộc thế hệ Chiến tranh, nhất là giới giáo chức, sinh viên học sinh thành phố Huế... thì thầy Nguyễn Văn Hai là một nhân vật đặc biệt. Đặc biệt vì phong cách đĩnh đạc và lối ứng xử nghiêm cẩn của thầy trong nhiều vị thế và chức vụ quan trọng mà thầy đã được giao phó và đảm nhiệm từ cấp trung học đến đại học như: Hiệu Trưởng Trường Quốc Học, Huế. Giám đốc Nha Học chánh Trung nguyên Trung phần. Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế. Trước 1975, khi còn là sinh viên và sau đó là giáo sư trung học, tôi chỉ được biết thầy Nguyễn Văn Hai qua các kỳ thì và chấm thi vì thầy nổi tiếng là nghiêm khắc và rạch ròi trong sự quản lý về cải cách giáo dục tổ chức thi cử.
19/01/2020(Xem: 9548)
Kính Báo. Trưởng Lão Hoà Thượng đạo hiệu thượng DIỆU hạ TÁNH- Viện chủ Tổ Đình Quốc Ân Huế vừa viên tịch lúc 14:30 ngày hôm nay, 23 tháng 12 năm Kỷ Hợi ( thứ sáu, ngày 17/1/2020). Trụ thế tròn 90 tuổi. - Lễ Nhập Kim Quan: 8h30 ngày 24/12/Kỷ Hợi (thứ bảy, 18/1/2020).
15/01/2020(Xem: 8122)
Mùa Xuân lại về trên xứ Úc, mừng năm mới Canh Tý 2020, Phật lịch 2564, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi xin có lời ân cần thăm hỏi và kính chúc mừng năm mới vô lượng an lạc, vô lượng cát tường đến Chư vị Trưởng Lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Trưởng, Ni Sư, Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Đoàn thể, Cơ quan, quý Đồng hương, chư Phật tử trong và ngoài Úc Châu.
03/01/2020(Xem: 7881)
Biểu đồ truyền thừa các tông phái Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam: Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn Biểu đồ VI.1: Thiền Nhật Bản – Cội nguồn của Phong Trào Ngũ Sơn Thập Sát Biểu đồ VI.2: Thiền Nhật Bản – Việc truyền bá thiền Lâm Tế từ Trung Quốc sang Nhật Biểu đồ VI.3: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế I Biểu đồ VI.4: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.5: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.6: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch I – Dòng Nam Phố Thiệu Minh Biểu đồ VI.7: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch II – Dòng Bạch Ẩn Biểu đồ VI.8: Thiền Nhật Bản – Đạo Nguyên và Tông Tào Động Biểu đồ VII.1: Thiền tông Việt Nam – Thiền phái Tì-ni-đa Lưu-c
01/01/2020(Xem: 11111)
Toàn thể môn đồ pháp quyến Thiền Tánh Không thành kính cáo bạch: Hoà thượng tôn sư thượng THÔNG hạ TRIỆT, đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 12 giờ 04 phút sáng ngày thứ Sáu 27 tháng 12 năm 2019, (nhằm ngày mùng 2 tháng Chạp năm Kỷ Hợi) tại bệnh viện Memorial Hermann Southwest, Houston Texas, USA. Trụ thế 90 năm - Hạ lạp 45 năm - Lễ nhập kim quan và thọ tang sẽ được cử hành vào lúc 10 giờ sáng, ngày thứ Tư 01-01-2020 (nhằm ngày mùng 7 tháng Chạp, năm Kỷ Hợi) tại nhà quàn Vĩnh Cửu, địa chỉ 2454 S. Dairy Ashford Road, Houston TX 77077.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]