Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu văn tiễn biệt Cư Sĩ Trần Quang Thuận

08/01/201810:37(Xem: 9924)
Điếu văn tiễn biệt Cư Sĩ Trần Quang Thuận
Tran Quang Thuan
ĐẠO TÌNH ĐIẾU VĂN
TIỄN BIỆT CƯ SĨ TRẦN QUANG THUẬN

Ngày cuối năm 2017,
Tấm thiệp mừng Tân Niên chưa đọc.
Đã đọc báo tin buồn:
Cư sĩ Trần Quang Thuận vừa ra đi,
Ở miền Nam Cali, hưởng thọ 88 tuổi.
Nhẹ nhàng rủ bóng tà huy.
 
Hỡi ơi!
 
Như mây trời tụ tán, dòng đời hợp tan,
Như bốn mùa xuân hạ thu đông:
Người đi giữa chốn bụi hồng,
Từ không trở lại bờ không quay về.
 
Ngậm ngùi thay…

Dẫu biết rằng:
Sinh là ký, tử là quy,
Mất còn như huyễn mộng.
Nhưng vẫn đau lòng,
Bờ tương biệt chia ly.

Báo thân xã bỏ,
Tương hợp khó tìm.
Sinh diệt trùng trùng xoay chuyển mãi,
Nẻo luân hồi còn gặp lại hay không?!

Nhớ linh xưa.

Người con trai xứ Huế,
Nét gia phong nề nếp, khiêm cung.
Thế hệ 1930 lửa dậy men rừng,
Nam Hải, Trường Sơn trùng trùng gió lộng.
Cũng có lúc đất bằng nổi sóng,
Cũng có thời lịch sử nghiêng chao.
Thân phận làm người trong thế hệ chiến tranh,
Gió chướng vật vờ sai một ly đi một dặm,
Phân hoá, hận thù, yêu thương… chen sống.
Chân lý và sai lầm cùng chia nửa đường ranh!
Thiếu chánh niệm non cao thành vực thẳm,
Thiếu từ bi trí tuệ cũng không thành.
 
Ánh Đạo Vàng hoa sen trong biển lửa,
Trung đạo mà đi giữa cuộc thế ba đào.

Nhưng vũ khí thiện xảo,
Cho người Phật tử đem Đạo vào Đời,
Là diệu lý Chân Tâm:
Tâm ẩn, tâm tàng, tâm an, tâm động…
Đóa sen ngời an lạc biết tùy duyên.

Tân hương linh:
 
Tuấn tú, oai nghi, mẫu mực sinh thời:
Trần Quang Thuận.
Pháp danh Tâm Đức,
Pháp tự Trí Không;
Xuất thân đệ tử ôn Đôn Hậu,
Huynh trưởng đầu đàn,
Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
 
Với đạo:
Công hạnh một đời không thối chuyển,
Nương nhờ Tam Bảo chứng thân tâm.
 
Với đời:
Tiến sĩ, chuyên gia, hàm bộ trưởng,
Giáo sư, nghị sĩ, tác văn nhân.
 
Với chính mình:
Nhìn lên tôn đức tâm thanh tịnh,
Ngó tới đàn em ý rạng ngời.
 
Và danh vị:
Danh xưa phù ảo như hoa đốm,
Nương cánh sen vàng tịnh lạc bay.
               
Cư sĩ Tâm Đức
 
Như cội bồ đề đàn chị, đàn anh,
Vẫy tay chào trên chuyến tàu hoàng hôn thế hệ.
Là niềm hãnh diện tuổi già,
Là bóng dáng tin yêu tuổi trẻ.
Đưa tiễn người ra đi,
Nỗi thương tiếc lưu tình người ở lại,
Tâm kinh đời công hạnh vẫn còn ghi.
  
Nam mô,
Nhất niệm Nam mô
 
Trí tuệ, từ bi, uyên áo diệu kỳ…
Thay áo đưa người thể tánh hồi quy,
Một niệm tận hư không ba ngàn thế giới,
Phật, thánh chúng dẫn đường đi tới,
Sanh tử đôi bờ liễu ngạn người đi,
Và nguyện cầu bờ hoá độ bên kia.
 
Phút tiễn biệt chắp tay đồng niệm:
 
Buông xả tận cùng,
Nghiệp duyên gánh nặng.
Nương thuyền từ rỗng lặng từ bi.
Nẻo đạo người đi,
Vãng sanh Cực Lạc,
Đường thênh thang không còn chi vướng vất,
Sen nở, mây chào tiếp độ hương linh.
Cung tiễn nhau đi một dạ chí thành:
Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật
 
                                                Nguyên Thọ TKĐ
 
 
Ý kiến bạn đọc
08/01/201807:39
Khách
Điếu văn là một thể loại khó viết.
Viết tới được trình độ này thật là vừa tài hoa, vừa trang trọng, vừa uyên bác.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2019(Xem: 6555)
Với anh em chúng tôi, những người thuộc thế hệ kế thừa, sống và dấn thân cho lý tưởng Đạo Pháp – Dân Tộc trong các đoàn thể Thanh Niên Phật giáo, đặc biệt Gia Đình Phật Tử, Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám – 1897 - 1969( Từ đây xin tạm gọi bằng Pháp danh Tâm Minh)_là một nhân sĩ trí thức Phật giáo tiêu biểu nửa đầu thế kỷ 20, đồng thời là một cư sĩ Phật tử tiêu biểu nhất tiền chấn hưng Phật giáo và nhất là một người anh cả trong giới trẻ tu học có xu hướng tiến bộ, biết vận dụng thời cơ để tạo dựng nền tàng sinh động cho Phật giáo trước ngưỡng cửa bước vào thời đại mới.(a)
07/04/2019(Xem: 8318)
Thượng Toạ Thích Hải Tịnh, pháp danh : Quảng Thiện Phú, Thế danh Hồ Quý Souvannasoth Bounkent. Nối dòng pháp Lâm Tế đời thứ 45. Sanh : ngày 15 tháng 04 năm 1951 - Tân Mão. Trụ thế : 69 năm và 30 Hạ Lạp.
07/04/2019(Xem: 7903)
Trong quyển “Việt Nam Phật giáo sử luận” có đoạn viết về cư sĩ Tâm Minh như sau: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”.[1] Với nhận xét như thế, chúng ta đã cảm nhận được đạo hạnh mẫu mực của một “Pháp sư cư sĩ”, Bác đã tận hiến đời mình cho xã hội, cho đạo pháp.
05/04/2019(Xem: 8089)
Nghệ Sĩ Hài Anh Vũ là một Phật tử thuần thành, Nghệ sĩ hài Anh Vũ chiến đấu với bệnh ung thư nhiều năm nay, song anh vẫn tinh tấn tham gia các hoạt động từ thiện và dự án thiện của giới Phật giáo. Ngày 16.3 vừa qua, Nghệ sĩ Anh Vũ cùng nhóm bạn trong chuyến đi từ thiện ở Bình Phước.
28/03/2019(Xem: 7902)
Phạm Lam Anh là con gái duy nhất của danh thần Phạm Hữu Kính. Bà tên là Phạm Thị Khuê, tự Lam Anh, hiệu Ngâm Si, sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, người làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Huyện Diên Khánh thuộc phủ Điện Bàn có hai tổng là Uất Lũy và Mông Lĩnh, thời Chúa Nguyễn, làng Mông Nghệ nằm trong tổng Mông Lĩnh của huyện Diên Khánh (Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, trang 82). Năm 1823 huyện Diên Khánh đổi tên thành huyện Diên Phước.
27/03/2019(Xem: 6428)
Bài Minh Nói Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế
27/03/2019(Xem: 5412)
Tín Nghĩa tui vào đầu sư học đạo, bổn sư là ngài Viện chủ Trúc Lâm tức Trưởng lão Hòa thượng Thích Mật Hiển, không sớm nhưng cũng không muộn. Tính đến nay cũng trên năm mươi năm hơn. Ngôi Tổ Đình Tây Thiên Di Đà Tự và Ngôi Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh đều do nhà Nguyễn sắc phong. Tuy thế, Tây Thiên là vai cha và Trúc Lâm là vai con. Tây Thiên do Tổ Tâm Tịnh khai sơn, Trúc Lâm do Tổ Giác Tiên, (đệ tử của Tổ Tâm Tịnh) khai sơn. Tổ Tâm Tịnh có Chín vị đệ tử lớn gọi là Tây Thiên Bác học Thạc đức Cửu Giác, đó là :
20/03/2019(Xem: 5755)
Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019), Nhà thơ W. S. Merwin vừa từ trần trong một giấc ngủ hôm 15/3/2019. Trong gần nửa thế kỷ, ông cũng nổi tiếng là một Phật tử, thực tập theo Thiền Tông Nhật Bản. Cuộc đời ông là một điển hình của giới trí thức Hoa Kỳ thập niên 1960-1970s, nhiều người nghiêng về Phật giáo khi nhìn thấy xã hội Hoa Kỳ tranh cãi về Chiến Tranh Việt Nam và khắp thế giới chiến tranh như dường bất tận.
18/03/2019(Xem: 6795)
Vào sáng ngày 17/03/2019, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 Mc Laughlin Avenue, thành phố San Jose đã long trọng tổ chức lễ húy nhật lần thứ 20 Sư Bà Thích Đàm Lựu, người đã khai nguyên chùa Đức Viên vào năm 1980. Đến dự buổi lễ, có Đại lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan, Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Hòa thượng Thích Nhật Huệ, Thượng tọa Thích Từ Lực, Thượng tọa Thích Từ Đức, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Sư Bà Thích Nữ Như Trí cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni và thiện nam tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ và một số tỉnh thành ở Việt Nam.
04/03/2019(Xem: 6993)
Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]