Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mấy Nét Về Nhà Báo, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên

06/01/201817:04(Xem: 9202)
Mấy Nét Về Nhà Báo, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên

Mấy Nét Về Nhà Báo, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên

 

Việt Dương

 


1-ly-dai-nguyen-thoi-tre


Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên lúc còn trẻ

 

Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Trong những buổi nói chuyện, tôi thường hỏi ông Nguyên nhiều điều nên kết thành tình thân. Từ cái duyên của tình huynh đệ với ông Lý Đại Nguyên, tôi xin ghi lại đây ít điều về cuộc đời của ông, như là lời tiễn biệt khi ông từ giã trần thế.

  

1. Viết sách Tổng Thức Vận khi còn trẻ:

Từ năm 1958, 59, khi tới Đàm Trường, tôi đã được nghe ông Lý Đại Nguyên thuyết trình về nhiều đề tài  trong bộ Tổng Thức Vận mà ông nói là sẽ in thành sách. Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao một người trẻ chưa tới 30 mà lại có thể trình bày và tổng kết những hệ thống tư tưởng đông tây một cách rộng, sâu và khúc chiết. Không phải chỉ ở tư tưởng triết học mà khi nói chuyện về chính trị, ông cũng thông suốt hệ thống chế độ dân chủ tư bản Âu Mỹ, và Cộng Sản Nga Tàu. Chưa tới 20 đã đi vào kháng chiến chống Pháp thì ông học ở đâu và giờ nào đọc sách.

Năm 1962 bộ Tổng Thức Vận được in bằng ronéo, dày trên ngàn trang. Rất khó đọc. Tôi cố gắng đọc nhiều lần, nên cũng hiểu được một số vấn đề về Dung hoá, Điều hợp và Nhân chủ... Sau này, những cuốn khác ông viết đơn giản dễ đọc như Dòng Sinh Mệnh Văn Hóa Việt Nam (1967), Dòng Vận Động Cách Mạng Việt Nam (1967), Nền Nhận Thức Nhân Chủ Toàn Triển (1967), tôi thấy tất cả đều có gốc từ Tổng Thức Vận. Như thế là ông đã xây dựng một nền tảng lý luận nhất quán về Văn hoá, chính trị.

Gần đây năm 2017, nhân nói chuyện với ông về tập Văn Hoá Tính, tôi hỏi lại điều ngạc nhiên  từ những năn 58, 59 là anh đi kháng chiến từ năm 16, 17 tuổi, rồi vào Nam tiếp tục đấu tranh và làm báo, thì cách nào đọc để viết Tổng Thức Vận từ cuối thập niên 50. Ông cười trả lời: Anh không học trường nào, nhưng đọc những sách căn bản, rồi rút ra những phần cốt tủy để đưa vào nhận thức của mình.

 

2. Một chính trị gia có tầm hiểu biết rất rộng về thế giới và và một nền tảng tư tưởng xây dựng đất nước:

Năm 1967, ông Lý Đại Nguyên lập liên danh với một ông tên Mạnh (tôi quên họ) để tranh cử tổng thống với liên danh Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ. Tôi hỏi ông là mình không có tiền, ít chiến hữu, không  có một đảng lớn làm hậu thuẫn từ thành thị tới nông thôn và quân đội thì làm sao thắng cử. Ông đáp: Không thắng được, nhưng cho dân Việt và Mỹ  thấy đường thắng Cộng Sản và xây dựng Việt Nam. Từ đó lấy thế và đà để phát triển hoạt động sau bầu cử rồi chờ cuộc bầu cử khác.

Liên danh của ông Nguyên đã bị Hội Đồng Bầu Cử bác, vì không hội đủ những điều theo luật bầu cử. Nhưng từ đó, khi làm báo ông Nguyên đã quảng bá những chính sách ông đã đề ra trong chương trình tranh cử: xây dựng dân chủ để chống cộng. Đáng tiếc là ông đã không có cơ hội tham chính để thực hiện chính sách của mình.

Năm 1972, mùa hè đỏ lửa, nhờ những bài phân tích thời sư về thế mạnh của Việt Nam Cộng hòa và thế yếu của Cộng Sản mà báo Sóng Thần đã được quân đội và dân chúng tìm đọc. Thời gian này tôi ở mặt trận Thừa Thiên, Quảng Trị, và thấy Sóng Thần đã đi xuống tận nông thôn  như chợ Hương Điền, chợ Sịa, Quảng Điền, Phò Trạch, Phong Điền... Sau này tôi biết là trong năm 1972, Sóng Thần đã đạt kỷ lục về lượng phát hành.

 

 

3.Sống giản dị, an nhiên tự tại:

Cả một đời, ông Nguyên chỉ làm báo, nhưng có lẽ tiền viết báo chẳng được bao nhiêu , nên trong thập niên 60, tôi thường gặp ông trên những căn gác xép ở vùng Gia Định, Phú Nhuận. Sống rất thanh đạm, nhưng lúc nào cũng bộ ba ba trắng và lần nào gặp cũng nghe ông nói không mệt về chuyện thế sự, Việt Nam và thế giới.

Năm 1985, khi ông mới ra tù, tôi tới thăm ông ở một căn gác trong một hẻm  ở phía trước chợ Trương Minh Giảng. Có điều lạ là hai ông bà và hai cháu Trí Anh và Tuệ Anh ở trên căn gác nhỏ, nhưng muốn lên căn gác đó phải đi bằng một cái thang gỗ (hay tre) bắc từ sân. Cái thang vắt vẻo oằn cong mỗi lần lên xuống. (Phải dùng thang như thế vì không thể đi ngang qua tầng dưới của gia đình khác). Tuy vậy gặp lại ông sau 10 năm tù, tôi thấy ông vẫn hồn nhiên với bộ bà ba trắng và vẫn nhìn suốt thế sự đông tây  và cộng sản Việt Nam.

Ở Mỹ tôi gặp một nhà báo đã ở tù với ông Nguyên và được ông cho biết là ông Nguyên ở tù cũng thản nhiên như ở nhà. Chẳng bao giờ nghe ông nói chuyện đói, no, buồn phiền. Ông nhà báo nói: Ở tù mới biết bản lãnh, nhân cách của một con người. Ông kính trọng ông Nguyên và chê một số lãnh tụ, chính khách trở thành hèn và mất nhân cách khi ở trong tù.

 


2-ly-dai-nguyen




4. Viết rất nhanh:

Năm 1972, tôi từ Huế vào Sài Gòn, ở lại nhà ông bà Lý Đại Nguyên, ở phía sau chợ Trương Minh Giảng. Đây là lần đầu tiên tôi gặp ông Nguyên ở một căn nhà thuê khang trang và rộng. Vì ở lại đây mấy ngày, nên tôi mới thấy cách ông viết bài quan điểm cho Sóng Thần. Mỗi sáng sớm, ông ngồi uống cà phê với mấy điếu thuốc 3 số 5, rồi bắt đầu đánh máy liên tục chừng 20 hay 30 phút. Khi ngừng tiếng lạch cạch, ông lấy bài viết đưa cho bà Mai Tuyết An, ngồi ở gần đó để bà đọc lại và sửa lỗi chính tả. Thấy ông viết quá nhanh, tôi nói: Em mà viết một bài như thế, sửa đi, sửa lại phải mất cả buổi. Ông cười: Anh ít khi sửa và mỗi ngày có thể viết 3, 4 bài  khác nhau, nếu phải viết cho vài tờ báo. Anh đánh máy nhanh nên để sót nhiều lỗi chính tả. An chịu trách nhiệm sửa, từ bài ngắn, dài đến cả một cuốn sách. Anh có thể viết nhanh là do đã nghĩ và thấy sự việc. Chuyện Việt Nam là chuyện mình sống với nó hàng ngày, còn chuyện thế giới thì chiến lược của những cường quốc Mỹ, Nga, Tàu và Tây Âu đều có hướng chính. Nắm được hướng của họ thì có thể luận về những diễn biến.

 

5. Viết báo một mình:

Sau khi qua Mỹ được chừng nửa năm (1995) ông nói với tôi là anh bắt đầu viết lại. Sau lời loan báo này, ông viết Việt Nam Dân Tộc Bị Đọa Đày, Văn Nghệ xuất bản năm 1998. Rồi tới năm 2000 in Tổng Thức Vận, Văn Nghệ phát hành. Và mỗi tuần ông viết một bài Nhận Định Thế Sự như thời viết cho Sóng Thần, gửi cho các báo và cho thân hữu.

Cách đây mấy năm bị bệnh, người yếu đi, ông loan báo ngừng viết. Nhưng sau đó, ông viết bằng cách nói. Vì thế trên đài IBC mỗi tuần có chương trình chuyện thế sự với ông Cao Minh Hưng. Vẫn cách nhìn sắc sảo với ngôn ngữ đơn giản, ông luận về những sự việc trên thế giới và Việt Nam, giúp khán thính giả có thể nhìn vào những sự việc phức tạp.

3-ly-dai-nguyen-cao-minh-hung

Cao Minh Hưng và BLG Lý Đại Nguyên trong chương trình Nhận Định Thế Sự Hàng Tuần-Đài IBC


 

 Năm 2017, tuy bị bệnh, nhưng ông vẫn viết xong và xuất bản tập Văn Hóa Tính với thể văn gọn và dễ hiểu, tuy vẫn rút từ nguồn Tổng Thức Vận.

Chúng tôi, trên nửa thế kỷ, may mắn kết được tình huynh đệ với ông Lý Đại Nguyên. Nhìn lại đời sống và hoạt động một đời của ông, tôi có thể nói rằng ông là tấm gương của một kẻ sĩ trước vận nước, một chiến sĩ có lập trường quốc gia, dân tộc vững chắc và một nhà văn hóa có tâm bình, lòng nhân và trí sáng. Ông sống bình dị, an nhiên, khi ra đi cũng nhẹ nhàng, an nhiên.

Vĩnh biệt anh Lý Đại Nguyên. Cầu mong anh sớm về miền tịnh thổ.

 

Việt Dương (12/31/2017)
https://vietbao.com




Ly Dai Nguyen-Ly Dai Nguyen-2Ly Dai Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 4871)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6208)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5746)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5046)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5981)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5495)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5317)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4862)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5111)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 5424)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]