Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người đi, tiếng nói vẫn còn

05/01/201817:42(Xem: 7551)
Người đi, tiếng nói vẫn còn

Tran Quang Thuan

NGƯỜI ĐI, TIẾNG NÓI VẪN CÒN
                       
Tưởng niệm giáo sư Trần Quang Thuận, người cư sĩ khí khái,
có tầm vóc, với tiếng nói đặc biệt ở lại trong lòng tôi.

 
Có những người đã qua, dù lặng lẽ, nhưng di ngôn, phong cách sống và làm việc vẫn không khiến người đời quên lãng. Sớm nay, được tin bác Trần Quang Thuận vừa qua đời tại Bệnh viện Kaiser Fontana, Los Angeles, hưởng thọ 88 tuổi, tôi bùi ngùi nghĩ đến việc dần dà kết thúc của một thế hệ đã có những đóng góp lịch sử cho sự tồn tại và phát triển đạo pháp và giáo hội trong những thời điểm quan trọng nhất. Bác, đồng năm sinh với cha tôi, 1930, còn thuộc về một thế hệ phải chứng kiến những thăng trầm, đổi thay đáng nhớ nhất của lịch sử nước nhà, cũng như thường xuyên được thời cuộc nhắc nhở hoặc thúc đẩy về trách nhiệm và bổn phận trong phạm vi, hoàn cảnh mỗi người, để cuộc sống có thêm ý nghĩa.

Và, tôi thiển nghĩ, thế hệ bác Trần dù trong gian khó, vẫn có đầy đủ thiện chí, nghị lực và khả năng để theo đuổi việc thực hiện những ước mơ chính đáng cho bản thân, những nguyện vọng đáng ngưỡng mộ cho xã hội, cho cộng đồng mà từ đó, chúng ta hân hạnh là thế hệ, là những người tiếp nối.
Giờ đây, trước di ảnh của bác cũng là chân dung của một đời người tận tụy phục vụ cho đạo pháp, tôi muốn ôn lại một quãng đời hoằng hóa của mình, trong đó, hình ảnh bác cũng là hình ảnh chiếc bóng cả của một thế hệ bên thế hệ kế thừa. Giai đoạn đầu tiên tôi được gặp bác là ở chùa Việt Nam trong những sinh hoạt của Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ. Lúc đó, Bác giữ nhiệm vụ Tổng Thư Ký. Với trọng trách trên, và dù không còn trẻ, bác có mặt thường xuyên trong những kỳ đại hội hay Hội thảo về hoằng pháp, giáo dục thanh niên. Không ai không nhận ra nơi bác, kiến thức học Phật uyên bác, cung cách từ tốn, điềm đạm và nhất là tấm lòng phục vụ đất nước và đạo pháp rất cao trong vị trí của một Phật tử trí thức, thuần thành. Đây là điển hình của một mẫu người phục vụ cho đạo pháp, đã được thử thách, được chứng nghiệm trong những giai đoạn khó khăn nhất mà Phật giáo và dân tộc trải qua.
Ngoài ra, con người ấy còn có đức khiêm cung hiếm có. Chuyện ghi chép rằng, trong tập Kỷ Yếu tưởng niệm ni sư Thích nữ Trí Hải, Ôn Đồng Minh có cho chúng ta biết như sau: “Tôi không nhớ rõ vào năm 1971 hay 1972 gì đó, HT Thích Trí Quang với tư cách là Chánh Thư ký Viện Tăng thống GHPGVNTN bảo anh Trí Không (tức Trần Quang Thuận) dịch bản thông điệp của đức Tăng thống đệ nhất, Đại lão Hoà thượng Thích Tịnh Khiết từ Việt sang Anh. Anh Trí Không thưa với Hoà thượng Trí Quang: “Nếu con có dịch thì cũng phải đưa cô Trí Hải xem lại, tốt hơn là Thầy bảo cô Trí Hải dịch luôn cho tiện” câu chuyện này xảy ra tại Quảng Hương Già Lam, lúc ấy có mặt tôi” (Kỷ yếu Tưởng niệm Ni trưởng Trí Hải, trang 77). Khi đó, Bác đã từng du học Anh, về nước với cấp bằng tiến sĩ Xã hội học, từng đảm nhiệm Tổng Trưởng Xã Hội trong chính phủ đệ II Cộng Hoà. Đây cũng là biểu thị của thái độ trung thực của người trí thức, tinh thần tri kỷ tri bỉ (biết người biết ta) của con người công chính trong xã hội, nhất là trong hoàn cảnh nhiễu nhương và theo thiển ý, vẫn là bài học lâu dài cho mọi thời đại.

Với tôi, trong số những cư sĩ mà tôi hân hạnh được biết và làm việc chung ở Hoa Kỳ, bác Trần Quang Thuận là một trong những người tôi kính trọng và biết ơn rất nhiều. Còn nhớ, thời gian đầu tiên khi thành lập GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa kỳ, Bác có mặt trong tiểu ban Quy Chế. Trong những buổi họp chung, tôi ngồi yên lắng nghe những ý kiến, lập luận Bác đưa ra, rất thực tế, chứng tỏ sự am tường tình trạng sinh hoạt của Phật giáo Việt nam ở Hoa kỳ. Tôi có quan điểm riêng là, ngay từ ban đầu, cần tạo lập sự quân bình trong sinh hoạt của Giáo hội bằng việc phối trí các tổ chức Gia Đình Phật tử và cư sĩ tương ứng với các Tự viện và Tăng ni. Làm thế nào để cả 12 miền cùng đồng bộ làm việc và đóng góp trong sự phát triển các Phật sự sau này. Nhưng, sau một vài lần hội ý với Bác, tôi thấy Bác đã thành công trong việc trình bày và thuyết phục chấp thuận đề nghị đưa ra.

Thời gian sau này, Bác mở Trung tâm Học Liệu Phật giáo, soạn thảo và ấn hành các tác phẩm chuyên về việc nghiên cứu sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam trong nhiều nước tại hải ngoại. Tập “Phật giáo Mỹ” gồm 2 quyển, biên soạn khá công phu với những nhận xét, và đề nghị cải cách cho phù hợp với tình trạng của Phật giáo hiện nay. Phải chú trọng với giới trẻ, Bác viết, và tìm mọi cách để đưa tinh thần Phật giáo đến với thành phần thanh thiếu niên sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Bỏ quên hay hờ hững với thành phần này là chúng ta sẽ mất cả tương lai và tiền đồ phát triển ! Với tương lai hoằng hóa Phật giáo ở đất nước này, bác Trần Quang Thuận đã có nhận xét thật tinh tế sau đây: “Phật giáo Mỹ mặc dầu có những khuynh hướng khác nhau, mặc dầu vẫn chưa tạo được một sắc thái hoàn toàn bản xứ, mặc dầu cách tụng niệm, nghi lễ chưa đem  lại nguồn cảm hứng đặc thù, hợp với tình tự dân tộc, các thiền sư Hoa kỳ, các nhà lãnh đạo Phật giáo Mỹ đã thấy những khuyết điểm của mình, đã vạch ra các phương thức điều chỉnh chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa thế kỷ 21 với tất cả sức sống, uyển chuyển, linh động, đầy triển vọng” (lời mở đầu viết vào mùa Vu lan năm 1999).

Rồi chỉ mới đây thôi, trong khoá Hội thảo Huynh trưởng của BHDTU Gia đình Phật tử Việt nam tại Hoa Kỷ, được tổ chức ở Trung tâm Tu học và Huấn luyện Thích Quảng Đức tại San Bernadino, California, vào cuối tháng 9 năm 2017, Bác đã dành thì giờ đến thăm. Trông Bác còn khoẻ. Bác đã nhắc lại vài kỷ niệm rất vui, thân thương vào những năm đầu của Tổ chức, rồi sau hết, Bác xác nhận lòng tin tưởng của mình và mong ước tập thể Huynh trưởng đạt được nhiều thành tựu trên con đường giáo dục tuổi trẻ.

Sau bữa cơm trưa, tôi có dịp ngồi nói chuyện với Bác ở hội trường. Bác cầm tay, nói với tôi, giọng nói trầm ấm, rõ ràng: “Tôi thấy Thầy dành thì giờ cho GĐPT là tốt quá rồi, qua bao nhiêu năm sinh hoạt ở Mỹ, mình thấy, chỉ bằng con đường tu học, gần gũi bên nhau để nuôi dưỡng đạo tình, kết nối thân thương với nhau mới là hiệu quả, quý báu nhất. Thầy gắng lên nghe.” Tôi lắng nghe, cảm kích vì những lời chí tình thốt ra từ người dành trọn cuộc đời cho việc truyền bá đạo từ bi.

Bao năm qua, bao lần, vẫn giọng từ tốn, tiếng trầm ấm, với cách chấm câu đặc biệt “như thế, như thế, Thầy nhe”, dội lại trong lòng như tiếng của di ngôn, của kỷ niệm không quên.

Thưa Bác,
Vậy mà hôm nay, vào những ngày cuối năm nhận tin Bác ra đi, lòng thấm buồn, dù cố gắng “giữ tâm an tỉnh” song không khỏi bồi hồi, xúc cảm. Xin mượn những hàng tâm bút này thay cho vòng hoa tưởng niệm, kính mong bác nơi chốn linh thiêng, thảnh thơi về cõi Tịnh. Xin cảm tạ bác, thủy chung đã đặt lòng tin cậy nơi nhau. Những gì bác và thế hệ bác đã dày công khai phá và xây dựng, tôi nguyện xin nối gót, nguyện làm đẹp thêm cho Tổ chức màu Lam, làm lợi lạc thêm cho Đạo, cho Đời.

Xin thành tâm kính dâng một nén hương lòng, hướng lên Tam Bảo cầu nguyện anh linh bác Trần Quang Thuận, pháp danh Tâm Đức, sớm siêu sanh miền Lạc cảnh.

Cũng có lời cầu nguyện gia đình, thân quyến còn lại được bình an.
                                                                   
Hayward, một chiều cuối năm 2017
Thích Từ Lực
Kính dâng lời cảm niệm
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6537)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 4871)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6209)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5748)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5047)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5981)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5495)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5320)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4862)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5111)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]