Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vật Báu

03/12/201709:39(Xem: 4971)
Vật Báu

VẬT BÁU


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Kính lạy Giác Linh Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Đức hạ Chơn – Thượng Thủ Hội Đồng Tăng Già Chứng Minh.

 

 

Thuở nhỏ, những năm 1971-1974, những lần tôi cùngcác anh em thường rủ nhau đi xem phim ở các rạp ciné Nha Trang (đường Hoàng Tử Cảnh), Tân Tân (đường Độc Lập), Tân Tiến (đường Nhà Thờ)... lúc nào cũng đi ngang qua "tiệm Hoa Sen" ở đường Độc Lập (nay là Thống Nhất), nơi phát hành kinh sách, pháp cụ pháp khí Phật Giáo, nhìn vào là thấy một "vị thầy chủ tiệm". Sau này, tôi mới biết được tiệm đó cũng chính là trụ sở của Nhà In Hoa Sen trực thuộc Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa, do chính "vị thầychủ tiệm" trang nghiêm đạo mạo đó quản lý.

Hình bóng của Thầy với chiếc áo nâu sồng, thỉnh thoảng thấy đội chiếc nón cối nhựa trắng rộng vành, đã in đậm trong trí nhớ của tôi đến tận bây giờ.

Năm 1974, trong thời gian Mẹ tôi thường xuyên liên hệ với Nhà In Hoa Sen để in tập thơ "Hương Đạo Hạnh", tôi có theo Mẹ đến yết kiến Thầy quản lý, và sau đó ít nhất là một lần đã vâng lệnh Mẹ mang thư đến gửi Thầy.

Sau 1975, thế giới đảo lộn, thời thế nghiêng chao thay đổi, tôi không còn là một cậu bé thường đi xem phim ở các rạp chiếu bóng nữa, còn "tiệm Hoa Sen" cũng đóng khép cánh cửa sắt im lìm qua nhiều năm tháng, nên không còn nhìn thấy được hình bóng thân quen của thầy quản lý nữa.
Lang bạt kỳ hồ, tha phương cầu thực khắp những vùng đất lạ quê người, đến năm 1980-1982, khi tôi ghé Tu Viện Quảng Hương Già Lam ở Gò Vấp-Sài Gòn để thăm anh trai đang tu học ở đó, bất ngờ tôi thấy lại hình bóng của thầy ra vào sân của tu viện. Không thể nhầm lẫn được, nhất là đôi mắt sáng quắc, oai nghi trang nghiêm điềm đạm của Thầy.

Rồi thôi. Cuộc sống cuồn cuộn trôi. Những cánh bèo, những bóng bọt như tôi trôi dạt, dạt trôi cùng con nước đục trong thơm thối qua mấy mươi năm dài, đón lấy biết bao nhiêu chướng duyên nghịch cảnh, cũng như biết bao nhiêu hỷ lạc đầy vơi, những cái mới lấp che cái cũ, những cái mới hơn phủ đè cái vừa mới là mới... tôi không còn nhớ nghĩ gì đến những hình bóng xưa xa mập mờ, những câu chuyện cũ lúc nhá lúc nháy, nên dĩ nhiên hình bóng của "vị thầy chủ tiệm Hoa Sen" đã không mảy mảy xuất hiện trong ký ức của mình nữa.

Đùng một cái, tôi mua được từ một người bán sách báo cũ ở Sài Gòn một vật báu. Đó là một giới điệp (chứng điệp thọ giới Tỳ Kheo của tu sĩ Phật Giáo được cấp trong những kỳ Đại Giới Đàn). Xem được nội dung bên trong giới điệp, tôi thật sự rất xúc động, vì đã mới vừa gặp lại Thầy, thấy lại được hình bóng, dáng mạo, oai nghi của Thầy trong đó. Tôi kính cẩn mang giới điệp quý báu này cất vào ngăn tủ kính của bàn thờ Phật tư thất, nằm cùng với những quyển kinh Phật. Tôi an tâm là mình đã gìn giữ được vật báu sẽ không bị trôi lạc ra ngoài chợ đời bát nháo ô nhiễm, rất có thể sẽ bị thành mảnh giấy vụn, thành tập giấy vô nghĩa không chút giá trị gì với thế nhân phàm phu tục tử. 

Không rõ đã cất giữ được bao nhiêu ngày tháng rồi, đến hôm nay, tôi mở tủ trịnh trọng lấy giới điệp ra, lật giở xem lại từng trang một với niềm xúc cảm xót xa, ưu buồn.

Vì chưng, tôi vừa đọc được tin trên mạng: Hòa Thượng thượng ĐỨC hạ CHƠN, viện chủ Tu viện Quảng Hương Già Lam đã xã bỏ báo thân thu thần viên tịch lúc 04g00′ (giờ VN) ngày 27 tháng 11 năm 2017 (nhằm ngày 10 tháng 10 âm lịch năm Đinh Dậu tại tu viện, trụ thế 86 năm, 62 hạ lạp.
Hòa thượng chính là "vị thầy chủ tiệm Hoa Sen" mà tôi hằng biết và nhớ đến từ thuở mình còn thiếu niên.

 

Tâm Không Vĩnh Hữu


HT Duc Chon (1)HT Duc Chon (2)HT Duc Chon (3)HT Duc Chon (4)HT Duc Chon (5)HT Duc Chon (6)HT Duc Chon (7)HT Duc Chon (8)HT Duc Chon (9)HT Duc Chon (10)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2010(Xem: 6827)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
16/12/2010(Xem: 4719)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 7683)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 4529)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 23438)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 9394)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
15/11/2010(Xem: 7018)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
10/11/2010(Xem: 6596)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567