Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phúc duyên hầu Ôn

02/12/201719:11(Xem: 5618)
Phúc duyên hầu Ôn




ht duc chon 3

Phúc duyên hầu Ôn 


Trong cuộc sống giữa chốn già lam, ai có nhân duyên may mắn diện kiến hầu quý Ôn đó là phúc đức thù thắng, vì được lĩnh hội một trong những kinh nghiệm sống mà quý Ôn trao gởi cho đàn hậu học, tập an trú lắng nghe trau dồi kinh nghiệm ứng dụng vào nếp sống thiền môn sau này, không phải ai cũng dễ có.

Trong những lần có duyên tham dự các pháp sự tại các trú xứ như: Vạn Hạnh (Sài Gòn), Quảng Hương Già Lam, Chơn Giác - Nhà Bè, Bát Nhã - Bình Thạnh, Hải Quang - Tân Bình, Pháp Vân..., hay những chốn tùng lâm như: Long Sơn - Nha Trang, Tổ Đình Nghĩa Phương, Khải Đoan- Buôn Mê, Phước Viên- Đồng Nai,... và nhiều nơi chúng con có nhân duyên để diện kiến quý Ôn, trong đó có Ôn Đức Chơn, một trong những bậc chân tu phạm hạnh.

Trong những lần đảnh lễ Ôn là những lần chúng con học thêm nhiều câu chuyện thú vị vì được gần Ôn là trở về theo dấu người xưa, hung bồi trí tuệ, học hạnh khiêm cung, học tâm nhẫn nhục, học trí cần mẫn, học nguyện tự tại, học thông bản tánh kiên trì pháp lễ khoá tu.

Ngày đầu tiên năm 2006, chúng con có nhân duyên đảnh lễ Ôn Tuệ Sỹ, Ôn Đức Thắng, Ôn Thanh Huyền, Ôn Đức Chơn.... Lúc đó, chúng con mới thọ giới Tỳ kheo, chập chững đến bên Ôn, nhìn Ôn nghiêm nghị mà sợ, nhưng ngay lúc ấy, chính Ôn gọi chúng con vào, từ đó chúng con có một thiện duyên gần gũi trìu mến.

Chúng con nhớ hôm ấy là mùa Vu Lan,  trong những tháng ngày cuối Hạ đầu Thu, trời Sài Gòn có những hạt mưa lất phất vào buổi chiều thơ mộng. Tiếng Ôn gọi lại, vọng từ xa trên sảnh đường lan can chánh điện, và rồi chúng con đã có cơ duyên trùng phùng bên pháp âm của Ôn.

Ôn hỏi: Con tên là gì? Tu học ở đâu? Vị thầy của con là ai? Chốn Tổ nào? 

Bạch Ôn: Con là Minh Thế, pháp danh Tâm Hỷ, tu học với Hoà thượng Chí Thắng, tại chùa Phước Thành -Huế, con thuộc chốn tổ Từ Hiếu, và con tu học với thầy giáo thọ Thích Thái Hoà, bạch Ôn.

Ôn hỏi: Ai là giáo thọ của con?

Bạch Ôn: Ôn Thái Hoà ạ..!

Ôn ôn tồn: Vậy à, Thầy Thái Hoà là ngày xưa có ở Già Lam đúng không? 

Bạch Ôn: Dạ đúng ạ..!

Ôn nói: Thế là con có duyên tu nhé, học từ quý Ôn dạy theo bản hoài chư Phật, tinh tuý mà pháp lạc trang nghiêm từ thân tướng phát sinh.

Ôn ân cần bảo: Tu học thời nay khó lắm, có chùa nhiều nhưng hiếm người tu, có thầy nhiều nhưng khó tìm ra người học trò có ý chí tu hành..., con ạ. A này, con thuộc dòng Lâm Tế, con hơn Ôn...!

Lúc ấy, chúng con đã chấp tay lại và xin Ôn cho con sám hối, và Ôn bảo:

Này con, có gì mà sám, có gì mà lỗi, chỉ hiểu cội gốc nguồn cội để ta học tâm trân quý, vì trong Ôn cũng từ chốn tổ này mà ra. Nhưng mà phả hệ con cao hơn một bậc rồi, nên Ôn nói vậy là để mình luôn có cội nguồn tâm linh con nhé. Rồi con biết không, con nên hành trì hằng ngày lễ Phật hồng danh, trì đại bi, trì ngũ bộ chú nhé, thì con sẽ có pháp tu, pháp hành, pháp ứng dụng trong chiếc áo thầy tu con nhé.

Chúng con đã lắng nghe và trân trọng trong cõi lòng tự tại pháp hành tu thân.

Rồi Ôn dạy cho chúng con, về ba hạnh tu sau:

1: Làm trong hạnh nguyện: Con nên chọn cho mình một pháp tu theo hạnh nguyện, trọn lối theo quý Ôn ngày xưa. Ôn có như hôm nay là tu con nhé. Nên Ôn luôn có hạnh nguyện làm trong pháp hành.

Làm trong hạnh nguyện, như tinh tu lạy Phật, trì chú, niệm Phật, đánh chuông, và chuyên đọc kinh tạng mà chư Tổ truyền dạy.

Nên con nhớ làm trong hạnh nguyện bằng hai chữ "Như Thị " nghe con.

2: Sống đẹp thiền gia: Con nên lấy câu pháp ngữ của quý Ôn mà sống, ứng dụng vào trong sống đẹp thiền gia, chỉ có tu mới có chất liệu, không ai mang gạo tới cho vị thầy không tu con ạ, chỉ có tu mới chính là con Phật.

Sống đẹp thiền gia như vậy, thì chư thiên hộ pháp ủng hộ, chùa này sáng nào cũng khể thủ lễ 108 lạy của Ôn viện chủ khai sơn ra ngôi chùa này con ạ, nên do đó Ôn có hạnh nguyện tu từ khi phát tâm xuất gia cho đến hôm nay.

Ứng dụng với bài sám sau: 

"Thân không tật bệnh, tâm không phiền não..",

Từ đó mà bản hoài Ôn luôn sống đẹp thiền gia.

3: Ứng hành pháp hỷ: Nghĩa là con nên chọn pháp tu trong kinh Pháp Cú, một bài chú của Phật mà ứng dụng, rồi xoay chuyển vào trong cuộc sống tu hành, luôn làm trong yếu chỉ tu trì như chân lý Bát chánh, rồi vận hành thong dong vào đời du hoá hành trang.

Rồi chúng con đã chấp tay lắng nghe lời Ôn huấn thị, Ôn dạy...!

Sau khi nghe xong, chúng con chào Ôn, lúc ấy Ôn nói, đợi Ôn chút....Thế là chúng con đợi Ôn, Ôn mang cho chúng con một quả táo và túi kẹo lạc....

Ôn dạy: Mang về mà ăn.

Chúng con chào Ôn trong niềm hạnh phúc, khi được chỉ dạy ba cách hạnh tu còn hơn trăm quả táo. Chúng con đã học cho đến tận hôm nay, mới đó mà 11 năm qua như giấc mộng thiên thu.

Thời gian sau, mỗi khi chúng con có nhân duyên thì lại vào thăm Ôn, hay là các tự viện nào đủ duyên Ôn chứng minh trai lễ cho nhiều nơi, thì chúng con cung kính.

Mãi đến năm 2012 chúng con tháp tùng Ôn Thái Hoà, thầy Pháp Bảo, thầy Mãn Pháp, và con Minh Thế, vào dự lễ huý kỵ Ôn Viện Chủ Già Lam - Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 – 1984), ngày 01/3 âm lịch hằng năm.

Lúc bấy giờ chúng con lại nhân duyên kính lễ Ôn, những giây phút đi qua là một bài học cho chúng con.

Hôm ấy nhiều quý Ôn lắm, chúng con đang đứng bên hiên chùa thì Ôn Thái Hoà dạy: Các con vào chào Ôn Đức Chơn và Ôn Nguyên Giác nghe.

Chúng con đáp lại rằng: Dạ chúng con đi ạ...!

Thế là duyên lành hầu chuyện Ôn trong vài phút, và phúc duyên hầu Ôn trong đời cứ vậy mà nhân đôi.

Chúng con trong y hậu chỉnh tề, đến bên Ôn lạy ba lạy, Ôn ngồi trên chiếc ghế tràm kỷ thật nghiêm trang, Ôn chấp tay cung kính, thầm niệm danh hiệu chư Phật.

Chúng con biết, Ôn đang học hạnh pháp khiêm cung, không muốn chúng con tổn phước, mà chính dung hạnh ấy lại càng thêm oai nghi phong thái toát ra từ dung tướng của Ôn.

Đúng là một Pháp Tự nuôi lớn công tu hành cho đến khi Ôn trở về bên Phật.

Ôn dạy: "Tu cho đạt, chớ có lơi tâm "....!

Chúng con chỉ biết và nhìn Ôn trong ánh mắt đôn hậu uy nghi.

Ôn đã cười một tâm hoan hỷ, an lạc chính Ôn trao trong ngày Về Nguồn trong chốn tổ Quảng Hương Già Lam.

Thế là cuộc hội ngộ nhân duyên trôi qua như giấc mộng, chúng con có những hoài bão tại các nơi như các tỉnh phía Bắc, chúng con đi tìm những ánh sáng mông lung, những vật chất phù phiếm nhưng quên rằng ta có vô số viên ngọc trong chéo áo Như Lai, bản tánh thanh tịnh cũng từ đây mà thị hiện vắng lặng, làm cho chúng con ngơ ngát giữa đường đời.

Rồi một hôm chúng con chợt tỉnh giấc mộng, chúng con có quý Ôn, có chư Phật, có chư liệt vị tổ sư, có Bản Thệ Tăng Già, cho nên chúng con nương thuyền chèo lái mà trở về bảo sở liên hoa.

Mây vẫn bay, trời vẫn trong xanh, nắng mưa có kỳ hạn chu kỳ, đời người tâm dung biến động, chúng con lại có nhân duyên kỳ ngộ bên Ôn trong những lần về chùa Bát Nhã, nơi Cố Hoà Thượng Thượng Đức hạ Đạo làm viện chủ, được diện kiến Ôn trong những pháp lễ với pháp y màu vàng truyền thống, pháp tướng Ôn đẹp, trang nghiêm, đức tánh khiêm cung, từ hoà dung dị, nụ cười Ôn lúc nào cũng tươi trên môi.

Chúng con lại có duyên hầu Ôn và đảnh lễ trình thưa.

Bạch Ôn: Ôn có khỏe không..?

Ôn đáp: Khỏe theo thời, bốn mùa mà đại chủng điều hoà thì khỏe, nhưng quan trọng là tâm thôi con ạ.

Bạch Ôn: Ôn dạy cho chúng con về pháp hành hằng ngày của Ôn, chúng con có nhân duyên hành trì về sau, bạch Ôn dạy cho chúng con..?

Ôn đáp: Có chi mô mà nói, chuyện đó ai cũng có, quan trọng làm thế nào thôi...!

Chúng con thỉnh Ôn ba lần rồi Ôn thở dài và nói, thôi được Ôn cho, mà không có gì to tát đâu nhé, chỉ là hạnh nguyện của Ôn.

Chúng con lắng nghe, ghi nhớ vào trong tâm, rồi Ôn trầm bổng nói từng chi tiết một, chúng con lãnh hội và ghi nhớ, để tâm chú ý rồi ghi nhanh vào trang giấy nhỏ trong chiếc áo nhật bình, chúng con đã nghe và hạnh phúc vô cùng.

Ôn nói: Mỗi đêm, trong giờ hành thiền và trước khi đi ngủ, Ôn đều trì tụng một thời khoá dành riêng cho mình, trong suốt mấy chục năm chưa hề gián đoạn dù chỉ một ngày. Thời khoá ấy bao gồm:

- Trì: Tịnh pháp giới chân ngôn, Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn, Tịnh tam nghiệp chân ngôn, An thổ địa chân ngôn - mỗi chú 3 biến.

- Trì 5 bài chú trong kinh Pháp Hoa (4 bài trong phẩm Đà-la-ni, 1 bài trong phẩm Phổ Hiền) 7 lần.

- Tụng bài tựa chú Lăng Nghiêm.

- Trì tâm chú Lăng Nghiêm 3 biến.

- Trì Đại Bi.

- Trì thập tiểu chú: Như ý bảo luân vương, Tiêu tai cát tường, Công đức bảo sơn, Chuẩn Đề, Vãng Sanh, Dược Sư, Quan Âm linh cảm, Thất Phật diệt tội, Thiện thiên nữ chú, Thánh vô lượng thọ.

- Trì Bát Nhã tâm kinh.

- Trì Ngũ bộ chú 108 biến.

- Bài phát nguyện của Ngũ bộ chú.

- Trì danh đức Di Đà 108 lần.

- Trì kinh Di Đà.

- Trì kinh Phổ Môn.

- Hồi hướng.

Ôn dạy tiếp, các con muốn đến bờ giác giải thoát, không ai cho mình lối về, dù Ôn nói cho các con nghe, mà các con không làm thì sao mà gặp Phật, Phật là vị giác ngộ ngay trong tâm mình khi mình hành trì.

Thế là chúng con lắng tai lên nghe Ôn một cách mê say, lời Ôn tuy mộc, nhưng rất là tinh tuý.

Ôn còn dạy, con nên chỉ bày cho các Phật tử thực hành và làm theo.

Chúng con bạch: Kính bạch Ôn, chúng con xin Ôn lời dạy cho các Phật tử.

Rồi Ôn ân cần chỉ dạy từng câu chân thành.

Ôn dạy, Phật tử mỗi ngày cố gắng tu tập, trì ít nhất là một biến Di Dà và một biến Phổ Môn, có như vậy thì mới nương nhờ tha lực của chư Phật để mà gieo duyên với Tam Bảo.

Nhân duyên hầu chuyện Ôn cứ như ai cho chúng con phúc duyên thù thắng, chúng con gần Ôn là cả một không gian an bình.

Chúng con nhớ Ôn dạy cho chúng con về câu chuyện hài và tinh khôn trong phong cách trả lời dí hài, làm cho chúng con nhớ mãi.

Chúng con thưa: Bạch Ôn, con thấy Ôn hay đi chứng minh pháp sự trai lễ, nhưng chưa bao giờ Ôn mặc y áo gấm nơi, mà con thấy Ôn bận pháp phục y áo vàng truyền thống.

Ôn đáp: Có chứ, sao lại không?

Rồi Ôn cho chúng con xem một tấm hình, Ôn mặc hậu gấm...!

Ôn nói tiếp: Toàn đồ mượn thôi, chẳng phải của Ôn.

Rồi Ôn kể cho chúng con nghe về chuyện mượn y, mặc thử chụp hình, Ôn cười một trạng thái hỷ lạc an nhiên, giọng nói xứ Huế, nghe trầm bổng du dương.

Ôn nói: Hồi nớ, Ôn không có y hậu gấm, Ôn mượn của Ôn Hoằng Đức (?...?) qua chùa cúng Chẩn, rồi sau giờ buổi trưa đắp vào ra chụp hình chút thôi, sau vài tiếng trả ngay cho tín chủ của bộ y áo con ạ, mình làm gì mà mặc nhiều, xem xem hình cũng ưng, ha ha....!

Bạch Ôn, bộ y hậu ni của Ôn mô chừ con không thấy..?

Thì đã bảo sau này con thấy Ôn treo lên bàn thờ. Ôn cười.

Ôn nói tiếp: Đời Ôn thanh nhàn thế mà tự do, ai có gấm thì kệ, mình là mình con ha.

Chúng con nghe lời Ôn dạy thấm lắm, rồi khắc nhớ ghi lòng vào trong tâm.

Trải dài thời gian, chúng con ít gặp, nhưng chúng con nhớ Ôn trong từng pháp hỷ Ôn trao.

Mãi đến năm 2017, chúng con có pháp sự nhân duyên, thành tâm phát nguyện cung thỉnh Ôn vào hàng chứng minh pháp sự, chúng con may mắn gặp Ôn.

Hôm ấy là ngày 14/11/2017, chúng con đến thiền thất, cốc cốc ba tiếng, trình bạch.

Thầy Quảng Trung đưa chúng con vào và trình Ôn.

Bạch Ôn, có Thầy Minh Thế là vị học trò Ôn Chí Thắng, Ôn Thái Hoà, vào thăm Ôn, và trình bạch tác lễ, xin Ôn hoan hỷ....?

Ôn đáp trong tiếng nhỏ nhẹ: Ừ, vào đi con..!

Chúng con mở cửa, nhìn thấy Ôn trong dáng ngồi thanh thoát, bên chiếc bàn hằng ngày của Ôn, đôi tay trắng hồng, đôi chân cứng rắn, đôi mắt tinh anh trong suốt, Ôn đang đọc quyển sách về tác Phẩm Trí Thủ Toàn Tập, và một quyển sách nghiên cứu tiểu sử của Ôn Trí Quang, và trên tay Ôn có một kính lúp, một mảnh giấy đang ghi dở: "Đức Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Quang Phó Viện Trưởng Viện......", lúc đó, chúng con vào đứng nhìn sâu lắng trong chánh niệm, Ôn quay ra và mỉm cười trong nét mặt hoan hỷ.

Ôn từ từ, chấp tay chào xá quyển sách, bỏ cây bút, kính lúp, gấp sách lại, Ôn đứng dạy và chấp tay chào chúng con.

Hình ảnh ấy là một phép cung kính, trân trọng trong từng giây phút, chúng con nhìn và hạnh phúc khi được phúc duyên hầu Ôn.

Ôn nói: Các con có gì thì thưa nhé...?

Chúng con chấp tay cung kính, phủ phục ba lạy sát đất, quỳ gối chấp tay, rồi trình pháp sự.

Kính bạch Ôn: Chúng con có nhân duyên khởi tâm làm khắc bản kinh Thủ Lăng Nghiêm, cao 2m6, ngang 1m4, chúng con làm bằng chất liệu quý, nên hôm nay chúng con cung thỉnh Ôn vào ngôi vị Chứng Minh, ngưỡng nguyện Ôn từ bi hứa khả cho chúng con trọn 10 bộ chân kinh...!

Ôn chấp tay, niệm Phật hứa khả, và trình lên Ôn phẩm vật cúng dường.

Rồi Ôn ngồi yên lắng, thở nhẹ, chấp tay chú nguyện trong 10 phút.

Chúng con làm theo Ôn, rồi Ôn mở đôi mắt và Ôn dạy.

Ôn hỏi: Các con làm với tâm nguyện gì..?

Dạ bạch Ôn: Chúng con muốn làm bằng tâm cung kính, lưu truyền mai sau, để lại cho Phật giáo một công trình bằng tâm nguyện hiến dâng.

Ôn hỏi: Chất liệu có cứng như Kim cương không...?

Dạ bạch Ôn: Cứng như kim cương...!

Ôn hỏi: Con làm có chướng duyên không..?

Dạ bạch Ôn: Chúng con có..!

Ôn hỏi: Sau này con làm gì nữa để Ôn chứng minh, thì trình lên..?

Dạ bạch Ôn: Con có tâm nguyện làm bản kinh A Di Đà, Tứ Niệm Xứ, Kinh Chuyển Pháp Luân, kinh Kim Cang, kinh Pháp Cú, kinh Bát Đại Nhân Giác...., Kinh Pháp Hoa..., kính bạch Ôn.

Ôn dạy: Tốt lắm, Ôn xin chứng minh cho con, và lần cuối nghe...!

Dạ bạch Ôn: Sao lại là một lần, chắc còn nhiều lần bạch Ôn.

Ôn dạy: Có gì mô, ở đời Chính Đức Phật dạy, vô thường mà con. Ai mà biết, Ôn đã sống ứng dụng suốt từng giây phút con ạ. Nên Ôn nói vậy thôi, sống chết trong hai tất dạ.

Thế rồi Ôn cười trong niềm hỷ lạc an tịnh, trong lúc ấy, chúng con đã ngồi bên Ôn cười, Ôn nói: 

Có những giây phút này là cả bầu trời, tận hưởng trong pháp hành bố thí, sống trong niềm tin đức hạnh, tin vào giới, vào bản thệ Tăng già".

Rồi Ôn dạy: Con có làm bản kinh Pháp cú không thế? 

Bạch Ôn: Chúng con có làm, chúng con dự định làm bằng chữ hán, trong Đại Tạng, kính trình lên Ôn.

Ôn lắng nghe và dạy chúng con, nên nên làm thành những bản kinh chữ Việt, và nên cung tiến vào một ngôi chùa nào đó, chúng ấy chúng con trình lên.

Bạch Ôn, Ôn dạy cho chúng con.

Ôn dạy:  Sau này con làm một bộ kinh Pháp Cú bằng bản dịch của Ôn Trí Quang, vì con làm vậy được, thì tức thời con sẽ có nhiều pháp trí mới trong tâm tu con nhé, làm ra cho đúng như kim cương chắc cú, mà tâm nguyện con thành tựu nghe.

Chúng con lắng tâm an trú trong chánh niệm, và hứa sẽ hoàn thành tâm nguyện trong năng dụng của Ôn.

Rồi chúng con ngồi bên Ôn, và xin Ôn cho con pháp kệ tu học.

Ôn dạy: Pháp kệ à, Ôn cho con bài này, mà Con nên ghi nhớ.

Lúc ấy chúng con chấp tay ghi nhớ rồi Ôn cất giọng trầm hùng.

Chúng con lắng nghe: Lời Ôn dạy bằng tâm hành an trú.

" Thiêng kinh vạn Phật hành

Dụng năng trí Lăng nghiêm

Hành Pháp hoa diệu dụng

Ứng Tâm Hỷ chu viên."

Chúng con lắng nghe và thọ nhận đảnh lễ Ôn ba lạy.

Ôn dạy: Để Ôn ứng pháp cho con, rồi Ôn chú nguyện trên đầu ba cái, viết chữ "Án Dạ Hồng",

Ôn nói, tu nghe con.

Chúng con chấp tay dạ, cùng lúc ấy xin Ôn từ mẫn hoan hỷ cho chúng con chụp lưu lại tấm hình.

Ôn nói: Ôn mặt áo tràng hi...

Con thưa, bạch Ôn xin phép Ôn tự nhiên cũng được, rồi Ôn nhấn chuông gọi Thầy Quảng Trung vào, rồi Ôn dạy: Con chụp cho Ôn nhé.

Thế là chúng con đã xong, Ôn dạy các con về nhé, Ôn làm tiếp công việc.

Như hình ảnh dung dị của Ôn, chỉ từng ấy thôi chúng con quá hạnh phúc.

Rồi tiếng vui chung của huynh đệ, gặp nhau bao tâm sự, rồi huynh đệ chúng con nói, sau này Ôn trăm tuổi thì bức hình nào thờ, chúng con chiêm ngưỡng dung hình hậu gấm pháp phục của Ôn trong pháp tướng diệu dụng.

Anh em chúng con nói vậy rồi cất vào túi một cách bình an, nghĩ tưởng chuyện đời còn dài.

Nghe tiếng chuông ngân báo hiệu dùng cơm trưa, chúng con sợ động chúng nên cứ để tự nhiên, mặc cho chuyện đến một cách bình dị.

Thế rồi, giờ ngọ trai Ôn cũng xong, thầy Quảng Trung mang vào cho chúng con những phẩn vật của Ôn còn lại, chúng con hầu Phước của Ôn.

Ôi hạnh phúc vô cùng chúng con là Minh thế, thầy Nguyên Lộc, cùng dùng chung với nhau, nên dùng hết những phần còn lại, sao mà may duyên quá.

Ôn ơi, chúng con dùng lần cuối mâm cơm trong tình Ôn, chúng con mãi nhớ về giây phút này, ghi nhớ về dung nghi mà Ôn trao tặng.

Sáng nay, 27/11/2017 (nhằm ngày 10/10/Đinh Dậu), chúng con nhận được tin Ôn xã báo an nhiên thu thần tịch diệt, cứ ngỡ rằng nào ai trêu chúng con, nào ngờ đâu đây là chuyện thật, chúng con chỉ vọng bái nghiêng mình.

Kính bạch giác linh Ôn, chúng con mới diện kiến ôn chưa đầy một tuần, nay Ôn xa chúng con, con nhớ lời Ôn, và con sẽ ghi tâm tinh tấn những hoài mong Ôn dạy con lần cuối, như dấu ấn để lại cho mai hậu. Ôn yên tâm con sẽ thực hiện đúng.

Thôi thì dung hạnh Ôn đã thành, từ 86 năm an nhiên du hoá, trọn tâm tình trong tất dạ nơi xứ Sài thị phồn hoa, Ôn đã trở về với bản tánh chân như, như bài thơ vọng tuệ chân tìm trong ánh sáng diệu dụng đi về trong cội nguồn gá thân đại chủng.

Kính Bái biệt bậc Ân sư.

Tk: Thích Minh Thế 

Hỷ Tâm Hải Triều

10/10/ Đinh Dậu

------Trưởng lão Thích Đức Chơn viên tịch 4h00'sáng 10/10 Đinh Dậu (27/11/2017)

(Sinh năm 1932- Trụ thế 86 năm)

 Viện chủ tu viện Quảng Hương Già Lam Sài Gòn

Thượng thủ Hội đồng Tăng già Chứng Minh GĐPTVN- Bản thệ Tăng - Già.

 

Nhất tâm đảnh lễ Nam mô Từ Lâm Tế Chánh tông Tứ thập tứ thế Quảng Hương Già Lam Tu viện Viện chủ Húy thượng NGUYÊN HẠ MỸ, Tự ĐỨC CHƠN, Hiệu HẢI TÁNH, Phạm công Trưởng lão Hòa Thượng Giác linh Tôn sư Tân viên tịch.

Chúng con kính Bái vọng...!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2019(Xem: 6555)
Với anh em chúng tôi, những người thuộc thế hệ kế thừa, sống và dấn thân cho lý tưởng Đạo Pháp – Dân Tộc trong các đoàn thể Thanh Niên Phật giáo, đặc biệt Gia Đình Phật Tử, Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám – 1897 - 1969( Từ đây xin tạm gọi bằng Pháp danh Tâm Minh)_là một nhân sĩ trí thức Phật giáo tiêu biểu nửa đầu thế kỷ 20, đồng thời là một cư sĩ Phật tử tiêu biểu nhất tiền chấn hưng Phật giáo và nhất là một người anh cả trong giới trẻ tu học có xu hướng tiến bộ, biết vận dụng thời cơ để tạo dựng nền tàng sinh động cho Phật giáo trước ngưỡng cửa bước vào thời đại mới.(a)
07/04/2019(Xem: 8318)
Thượng Toạ Thích Hải Tịnh, pháp danh : Quảng Thiện Phú, Thế danh Hồ Quý Souvannasoth Bounkent. Nối dòng pháp Lâm Tế đời thứ 45. Sanh : ngày 15 tháng 04 năm 1951 - Tân Mão. Trụ thế : 69 năm và 30 Hạ Lạp.
07/04/2019(Xem: 7903)
Trong quyển “Việt Nam Phật giáo sử luận” có đoạn viết về cư sĩ Tâm Minh như sau: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”.[1] Với nhận xét như thế, chúng ta đã cảm nhận được đạo hạnh mẫu mực của một “Pháp sư cư sĩ”, Bác đã tận hiến đời mình cho xã hội, cho đạo pháp.
05/04/2019(Xem: 8089)
Nghệ Sĩ Hài Anh Vũ là một Phật tử thuần thành, Nghệ sĩ hài Anh Vũ chiến đấu với bệnh ung thư nhiều năm nay, song anh vẫn tinh tấn tham gia các hoạt động từ thiện và dự án thiện của giới Phật giáo. Ngày 16.3 vừa qua, Nghệ sĩ Anh Vũ cùng nhóm bạn trong chuyến đi từ thiện ở Bình Phước.
28/03/2019(Xem: 7902)
Phạm Lam Anh là con gái duy nhất của danh thần Phạm Hữu Kính. Bà tên là Phạm Thị Khuê, tự Lam Anh, hiệu Ngâm Si, sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, người làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Huyện Diên Khánh thuộc phủ Điện Bàn có hai tổng là Uất Lũy và Mông Lĩnh, thời Chúa Nguyễn, làng Mông Nghệ nằm trong tổng Mông Lĩnh của huyện Diên Khánh (Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, trang 82). Năm 1823 huyện Diên Khánh đổi tên thành huyện Diên Phước.
27/03/2019(Xem: 6428)
Bài Minh Nói Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế
27/03/2019(Xem: 5412)
Tín Nghĩa tui vào đầu sư học đạo, bổn sư là ngài Viện chủ Trúc Lâm tức Trưởng lão Hòa thượng Thích Mật Hiển, không sớm nhưng cũng không muộn. Tính đến nay cũng trên năm mươi năm hơn. Ngôi Tổ Đình Tây Thiên Di Đà Tự và Ngôi Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh đều do nhà Nguyễn sắc phong. Tuy thế, Tây Thiên là vai cha và Trúc Lâm là vai con. Tây Thiên do Tổ Tâm Tịnh khai sơn, Trúc Lâm do Tổ Giác Tiên, (đệ tử của Tổ Tâm Tịnh) khai sơn. Tổ Tâm Tịnh có Chín vị đệ tử lớn gọi là Tây Thiên Bác học Thạc đức Cửu Giác, đó là :
20/03/2019(Xem: 5755)
Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019), Nhà thơ W. S. Merwin vừa từ trần trong một giấc ngủ hôm 15/3/2019. Trong gần nửa thế kỷ, ông cũng nổi tiếng là một Phật tử, thực tập theo Thiền Tông Nhật Bản. Cuộc đời ông là một điển hình của giới trí thức Hoa Kỳ thập niên 1960-1970s, nhiều người nghiêng về Phật giáo khi nhìn thấy xã hội Hoa Kỳ tranh cãi về Chiến Tranh Việt Nam và khắp thế giới chiến tranh như dường bất tận.
18/03/2019(Xem: 6795)
Vào sáng ngày 17/03/2019, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 Mc Laughlin Avenue, thành phố San Jose đã long trọng tổ chức lễ húy nhật lần thứ 20 Sư Bà Thích Đàm Lựu, người đã khai nguyên chùa Đức Viên vào năm 1980. Đến dự buổi lễ, có Đại lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan, Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Hòa thượng Thích Nhật Huệ, Thượng tọa Thích Từ Lực, Thượng tọa Thích Từ Đức, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Sư Bà Thích Nữ Như Trí cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni và thiện nam tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ và một số tỉnh thành ở Việt Nam.
04/03/2019(Xem: 6993)
Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]