TẬP ẢNH TƯ LIỆU LỊCH SỬ NGÀY 11-6-1963 HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨCTỰ THIÊU Tác giả: Malcolm Browne (AP) : 1931 – 2012
Lời Ban Biên Tập TVHS: Trong ba biến cố cao điểm của phong tràotranh đấuPhật Giáo năm 1963—cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh Huế, cuộc tự thiêu của HT. Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/ 8/1963—là ba biến cốlịch sửquan trọng của phong tràoPhật Giáotranh đấu. Dưới đây là một số ảnh do phóng viên Malcome Browne, trường văn phòngđại diện AP tại Việt Nam chụp diễn tiến cuộc tự thiêulịch sử của Hòa Thượng Thích Quảng Đức vào 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật 11 tháng 6 năm 1963. Cùng có mặt tại hiện trường với Browne là David Halberstam lúc đó là phóng viên trẻ của báo The New York Times. Halberstam cùng nhận giải thưởng Pulitzer năm 1964 với Browne nhờ bài báo nói về sự kiện này.
01. Chư tăng ni làm lễ tại chùa Phật Bửu Tự, do Hòa thượng Thích Minh Trực tổ chức, tại đường Cao Thắng, Quận 3 Sài Gòn.
03. Sau khi xong khóa lễ, chư tăng ni xuống đường trực chỉ đi về phía ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Chiếc xe Austin của cư sĩTrần Quang Thuận chở HT. Thích Quảng Đức (ngồi sau) và thầy Thích Trí Minh (ngồi trước) [● theo lời thuật của HT. Thích Đức Nghiệp]
04. Chư tăng ni vừa đi vừa niệm Phật, dân chúng và trẻ em hiếu kỳ đứng hai bên đường xem.
05. Đại Đức Thích Chơn Ngữ tưới xăng lên đầu và thân mình HT. Thích Quảng Đức. "Tay trái tôi xách thùng xăng, tay mặt tôi dìu Ngài bước ra xe và mời Ngài ngồi xuống. Ngài ngồi “Kiết Già” tay mặt đặt lên tay trái. Tôi cầm thùng xăng đáng lẽ tưới lên vai Ngài, nhưng vì hốt hoảng lo sợ mật vụ tới nên đã đổ xăng từ đầu Ngài trở xuống. Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh. Lửa tức tốc bừng cháy đốt ngay thân xác Ngài như một pho tượng trong khi các tăng ni quỳ xuống vừa khóc vừa niệm: A Di Đà Phật." (●ĐĐ. Thích Chơn Ngữ thuật lại)
06. Hình số 2 (phía bên phải) trong loạt hình 9 tấm bên dưới được phóng lớn chỉ rõ Đại đức Thích Chơn Ngữ đã để thùng xăng xuống cách Ngài khoảng một mét rồi bước vội về phía các Tăng Ni, đểNgài ngồi lại một mình trên vũng xăng lênh lángtự tìm cách bật lửa.
07. Ảnh của Malcolm Browne đoạt giải World Press Photo năm 1963. Bức ảnh gây xúc động đến nỗi Tổng thống Mỹ lúc đó là John F. Kennedy phải thốt lên: "Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sửthế giới lại tạo ra nhiều cảm xúc như thế!" Mới đây, trong danh sách các ảnh thời sự vĩ đại nhất mọi thời đại, do báoNew Statesman (Anh) công bố, bức ảnh này của Malcolm Browne được xếp thứ hai (bức ảnh phóng viên Nick Út chụp cô bé 9 tuổi Kim Phúc bị phỏng do bom napalm xếp đầu danh sách).
08. Lữa tiếp tục cháy. Can xăng bị nóng nên lật nghiêng. Tiếng niệm Phật rất não nùngthê thảm trong lúc ngọn lửa càng bốc cao, phủ kín cả người Ngài, nhưng Ngài vẫn ngồi vững như bàn thạch chấp hai tay trước ngực. (●ĐĐ. Thích Chơn Ngữ kể tiếp)
09. Hòa Thượngtiếp tụcngồi thiền định. Can xăng bị nóng nên lật nghiêng
10. "Sau 7 phút toàn thân Ngài ngã xuống nhưng hai tay vẫn còn chắp trên ngực. Xung quanh các tăng ni vừa bái lạy vừa khóc, vừa niệm Phật, nhưng có một người vẫn đứng thẳng như một trụ đá, không khóc, nét mặt rất đau thương đến độ trông rất lạnh lùng, chấp hai tay nhìn thẳng vào thân xác cháy đen của Ngài Quảng Đức. Đó là Thượng tọaThích Tâm Châu mà nay là Hòa thượngtu hành tại nước Pháp." [●ĐĐ. Thích Chơn Ngữ thuật lại]. (Hiện nay, Hòa ThượngThích Tâm Châu là Thượng ThủGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới và đang trụ trì Tổ Đình Từ Quang, Montreal, Canada – Ghi chú của người viết)
Cùng có mặt tại hiện trường với Browne là David Halberstam lúc đó là phóng viên trẻ của báo The New York Times. Halberstam cùng nhận giải thưởng Pulitzer năm 1964 với Browne nhờ bài báo nói về sự kiệnnày. Halberstam viết: "Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ... Tôi đã quá sốc, không thể đưa ra bất cứ câu hỏi gì, thậm chí không thể nghĩ gì được. Khi ông ấy tự thiêu, ông ấy không hề cử động, không rên la, cái vẻ ngoài điềm tĩnh của ông trái ngược hẳn với đám đông nức nở xung quanh.” Trong ảnh: Hòa thượng đổ xuống đường trong ngọn lửa vẫn bùng cháy.
11. Lời thuật lại của những chứng nhânlịch sử hôm ấy như ● Hoà Thượng Thích Đức Nghiệp, cựu Đại Đức Thích Chơn Ngữ và● cựu nhiếp anh gia Nguyễn Văn Thông đều thấy và kể lại rằng “Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh”.Sự kiện này được chứng minh bởi chín tấm hình đen trắng bấm liên tục của thông tín viên Malcolm Browne chụp từ cùng một góc độ nhìn, lấy chiếc xe Austin làm nền hình, ghi lại khá chi tiết và trung thựcdiễn tiến động thái tự thiêu của HT. Thích Quảng Đức, đặc biệt trong một tấm hình (ảnh số 2), Đại Đức Chơn Ngữ đã bước đi ra xa về phía các chư Tăng Ni, để lại HT Quảng Đứcmột mìnhtìm cáchtự quẹt diêm giữa vũng xăng lênh láng.[http://iconicphotos.wordpress.com/2009/06/19/the-immolation-of-quang-duc/]
Malcolm Browne (1931-2012), phóng viên duy nhất của AP (Associates Press) có mặt tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Tấm hình mà Malcolm Browne chụp đã xuất hiện trên trang nhất toàn thế giới khiến Tòa Bạch Ốc rùng mình và TổngThống Kennedy đã phải ra lệnh tái lượng giá chính sách đối với Việt Nam và chỉ thị Đại Sứ Henry Cabot Lodge qua nhận nhiệm sở ở Sài Gòn. Ông Malcolm Browne mất vào Thứ Hai 27/8/2012 tại bệnh viện New Hampshire, thọ 81 tuổi.
Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, người được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật về cùng một sự kiện như Browne.
Malcolm Browne là phóng viên người nước ngoài duy nhất đã ghi lại hàng trăm bức hình về những diễn biến của cuộc tự thiêu. Sau này, những hình ảnh đó được chính Browne thuyết minh như một phóng sự bằng hình với giờ khắc được tính theo từng phút một cách chi tiết.
Một số bức hình đăng trong bài viết này có nguồn từ trang Flickr của Mạnh Hải, một kiến trúc sư về hưu, chuyên sưu tầm những hình ảnh trước năm 1975. Số ảnh trong kho lưu trữ tính của Mạnh Hải đến nay đã vượt con số 34.000 tấm.
Lúc 7g50 sáng ngày 11/6/1963 phóng viên Malcolm Browne cùng một đồng sự người Việt tên Trần Văn Hà thuộc Associated Press (AP) có mặt tại chùa Từ Nghiêm. Ngoài hai người của AP còn có phóng viên của Agence France Presse (AFP, Pháp) và United Press International (UPI, Mỹ) tuy nhiên chỉ có phóng viên AP mang theo máy ảnh. Browne là phóng viên chứ không phải là nhiếp ảnh viên vì vào thời điểm ấy, AP không có phóng viên ảnh nên các nhà báo phải tự chụp hình.
Tối hôm trước (10/6/1963), Malcolm Browne và một số phóng viên nước ngoài làm việc tại Sài Gòn đã nhận được điện thoại từ chùa Xá Lợi báo tin sẽ có một “sự kiện đặc biệt quan trọng diễn ra tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt” (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng Tháng Tám) vào sáng hôm sau.
Sau khi nhận được tin báo, đa số các nhà báo thấy không có gì quan trọng với loại tin đó nên nhiều người đã bỏ qua. Tuy nhiên, với tính nhạy bén của một phóng viên chuyên nghiệp, Malcolm Browne cảm thấy đó là một tin báo đáng lưu ý trong tình hình Phật giáo “xuống đường” chống Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Mười phút sau khi có mặt tại chùa Từ Nghiêm, ngôi chùa nhỏ hẹp tọa lạc tại số 415-417 đường Bà Hạt, quận 10, Sài Gòn, dành cho ni giới, các tăng ni cử hành nghi thức tụng niệm trước khi “xuống đường”. Browne chụp tấm ảnh dưới đây lúc 8g sáng ngày 11/6/1963:
Ảnh chụp lúc 8g sáng 11/6/1963 tại chùa Từ Nghiêm
Sau nghi thức tụng niệm tại chùa Từ Nghiêm, đoàn tăng ni di chuyển sang chùa Xá Lợi. Trong hình dưới đây, ta thấy phần đông những người có mặt là hàng ngũ “xuống đường” là ni sư từ chùa Từ Nghiêm.
Ảnh chụp lúc 9g trên đường đến chùa Xá Lợi
Đoàn tăng ni tiến đến ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt. Phía trước là chiếc xe hiệu Austin, màu xám, mang biển số DBA – 599. Đây là chiếc xe chở Hòa thượng Thích Quảng Đức. Chiếc xe này hiện được trưng bày tại chùa Thiên Mụ, Huế.
Ảnh chụp đoàn tăng ni trên đường đến ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt
Một lúc sau, Browne thấy ba nhà sư bước xuống xe tại ngã tư và một vị ngồi xuống đường trong tư thế kiết già, tay cầm hộp diêm. Một trong hai nhà sư còn lại tiến đến với bình xăng và tưới xăng vào người vị sư đang ngồi. Người ngồi trong tư thế kiết già là Hòa thượng Thích Quảng Đức.
Browne hồi tưởng: “Three monks emerge and remove a 5-gallon jerry can full of aviation fuel from under the hood. Aviation fuel burns more slowly than gasoline” (Ba nhà sư ra khỏi xe và lấy một can 5 galon đầy xăng máy bay để dưới nắp máy xe hơi. Xăng máy bay cháy chậm hơn xăng thường). Ông tiếp: “I realized at that moment exactly what was happening, and began to take pictures a few seconds apart.” (Ngay lúc đó tôi hiểu chuyện gì đang xảy ra và bắt đầu chụp liên tiếp những hình ảnh chỉ cách nhau vài giây).
Browne kể lại chi tiết trước khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu: “He sat down, pulled his feet over his thighs cross-legged in the traditional Buddhist position, and waited, his head slightly bowed, while the two other monks brought the gasoline over and poured all but about one liter of it over his head.” (Ông ngồi xuống, đặt chéo hai bàn chân lên đùi theo tư thế truyền thống của Đạo Phật và chờ đợi, đầu hơi cúi xuống, trong khi 2 nhà sư kia mang xăng đến và đổ hết can xăng chỉ chừa lại khoảng 1 lít lên đầu ông).
Ảnh chụp lúc 9g17: một nhà sư đang đổ xăng
Ngay sau đó, Hòa thượng Thích Quảng Đức bật que diêm. Browne kể lại: “I was standing about 20 feet to the right and a little in front of Quang Duc. I clearly saw him strike a match in his lap, and with a slight movement, touch the robes at lap level.” (Tôi đứng cách khoảng 20 feet [6m] về phía bên phải và gần ngay trước mặt Quảng Đức. Tôi thấy rõ ông đánh que diêm đặt trên đùi và với một cử động nhẹ nhàng chạm tay vào vạt áo).
Dưới đây là bức ảnh đã được phóng to để nhận rõ hành động tự bật diêm châm lửa để tự thiêu:
Cận ảnh lúc Hòa thượng Thích Quảng Đức bật que diêm
Ngọn lửa bùng lên trước sự kinh hoàng của đông đảo tăng ni, Phật tử và những người đang đứng bao quanh. Sự kiện diễn ra trước mắt Browne và ông đã ghi lại bức hình bằng máy ảnh của mình từ một vị trí cách nơi ngài ngồi không bao xa. Nếu quan sát kỹ bức hình, ta sẽ thấy một nhà sư bên góc trái đang di chuyển, trên tay có cầm máy ảnh. Bình xăng màu trắng nằm sau lưng Hòa thượng và chiếc Austin còn đang mở nắp máy.
Ảnh chụp lúc 9g22 ngay sau khi Hòa thượng Thích Quảng Đức bật que diêm trên tay
Ảnh chụp vài giây sau đó
Bức hình được phóng to
Theo lời kể của Browne: “By 9:35, Quang Duc had fallen over backwards, and after a few convulsive kicks, was clearly dead and charred, although he was still burning..” (Vào lúc 9g35, Quảng Đức ngả ngược về phía sau và sau vài cơn co giật rõ ràng là ông đã chết và biến thành than mặc dù thân thể vẫn còn đang cháy).
Ảnh chụp lúc 9g35
Browne có thể ngửi thấy mùi khét của da thịt bị thiêu cháy và nghe tiếng náo động càng lúc càng lớn khi quân đội đang cố gắng để tiếp cận để dập tắt ngọn lửa. Họ đã bị cản lại bởi những vòng tròn lớn bao quanh ngài do tăng ni và Phật tử tạo nên.
Chỉ vài giây sau đó, một nhà sư quỳ lậy trước thi thể cháy đen của Hòa thượng Thích Quảng Đức trong khi các nhà sư khác chắp tay quỳ và tiếng cầu kinh vang lên.. Nhiều người dân cũng đứng chứng kiến, chắp tay hoặc khoanh tay niệm Phật. Ở góc chụp này chúng ta thấy phía sau lưng họ là một trạm bán xăng.
Ảnh chụp lúc 9.35: một nhà sư quỳ lậy trước thi thể Hòa thượng Thích Quảng Đức
Ảnh chụp lúc 9.35 theo một góc nhìn khác
Lúc 10g các nhà sư dùng áo cà sa để bọc thi thể và sau đó đoàn tăng ni “xuống đường” tiếp tục cuộc hành trình trở về chùa Xá Lợi. Góc chụp trong tấm hình này cho thấy hậu cảnh là trường Trung học Tư thục Nguyễn Khuyến. Khi đó nhiều phóng viên mới lục tục kéo đến và họ nhập cùng đoàn tăng ni trở về chùa Xá Lợi.
Ảnh chụp lúc 10g: các nhà sư bọc thi thể Hòa thượng Thích Quảng Đức bằng áo cà sa
Browne trở về văn phòng của AP lúc 10g45, những cuốn phim được chuyển ngay qua Phi Luật Tân và vào lúc 11g15 Browne điện thoại liên lạc với văn phòng AP tại Tokyo. Đó là một buổi sáng đầy ắp sự kiện trong cuộc đời làm báo của Browne.
Malcolm Browne bên bức ảnh lịch sử được trao giải Ảnh báo chí Thế giới 1963
Khi rời Việt Nam và trở về Hoa Kỳ, vào năm 1965 Browne đã viết cuốn sách nhan đề The New Face of War (Bộ mặt mới của chiến tranh), và một cuốn sách hướng dẫn cho các phóng viên nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, ông có lời khuyên:
“Làm phóng viên ở Việt Nam phải có một đôi giày bền chắc, phải cảnh giác với các “mật vụ” chuyên nghe lén cuộc trò truyện của phóng viên tại các quán nước. Trong trường hợp đang thu thập thông tin trên chiến trường cùng với quân đội mà nghe thấy tiếng súng thì đừng ngốc đầu lên để xem đạn từ đâu đến, nếu không thì bạn sẽ là mục tiêu tiếp theo”.
Browne (góc trái) và phóng viên ảnh Horst Faas tại văn phòng của AP Sài Gòn
Trong cuộc phỏng vấn của Patrick Witty, biên tập viên hình ảnh của Tạp chí Time, Malcom Browne tiết lộ nhiều điều thú vị khi thực hiện loạt hình tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Được hỏi về những chi tiết của buổi sáng ngày 11/6/1963 Browne tiết lộ:
“Tôi sử dụng một máy ảnh rẻ tiền của Nhật Bản có tên là Petri. Tôi đã sử dụng nó rất thành thạo, nhưng tôi muốn chắc chắn rằng tôi không chỉ cài đặt đúng chế độ chụp trên máy ảnh mỗi khi chụp và tập trung vào sự kiện một cách thích đáng, mà còn phải thay phim một cách nhanh chóng để theo kịp với những gì đang diễn ra. Hôm đó tôi chụp hết khoảng mười cuộn phim, bởi vì tôi đã chụp liên tục…”
Về việc chuyển các cuộn phim đã chụp ra khỏi Việt Nam để tránh kiểm duyệt, Browne cho biết:
“Chúng tôi đã sử dụng “chim bồ câu” để gởi đến Manila, Philippines. Ở Manila người ta có thiết bị để gửi đi bằng sóng vô tuyến… “Chim bồ câu” ở đây là một hành khách trên một chuyến bay thương mại bình thường mà mình đã thuyết phục để họ nhận chuyển gói đồ nhỏ cho mình. Thời gian là vấn đề cốt yếu trong việc này, tôi đã nhanh chóng đem các cuộn phim ra sân bay, và được chuyển đi trên một chuyến bay đến Manila không lâu sau đó”.
Về quang cảnh hiện trường của cuộc tự thiêu, Browne mô tả:
“Âm thanh chính lúc đó là tiếng gào khóc và lời tiếc thương của các vị tu sĩ, những người đã biết đến Ngài Quảng Đức trong nhiều năm qua và cảm mến Ngài. Sau đó là tiếng hét trên loa phóng thanh của những người lính cứu hỏa, họ cố gắng tìm lối đi để đưa Ngài ra ngoài, dập tắt những ngọn lửa xung quanh Ngài. Vì vậy, đó là một mớ hỗn độn các âm thanh”.
Các tu sĩ đã nằm ngang xe cứu hỏa để ngăn chặn việc tiếp cận hiện trường
Tổng thống Kennedy khi nhìn những bức hình của Browne đã phải thốt lên: “No news picture in history has generated so much emotion around the world as that one” (Không có một hình ảnh tin tức nào trong lịch sử đã tạo ra nhiều cảm xúc khắp thế giới như tấm hình này!).
(3) Malcolm W. Browne (1933 - 2012) là một nhà báo và nhà nhiếp ảnh người Mỹ giành Giải thưởng Pulitzer với bộ ảnh chụp cảnh tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức năm 1963.
Ban đầu Browne được giao làm việc cho tờ báo quân đội Stars and Stripes, bản dành cho khu vực Thái Bình Dương. Sau đó, ông gia nhập Associated Press và làm việc tại Baltimore từ năm 1959 đến năm 1961 và sau đó làm trưởng đại diện ở Đông Dương.
Ông là một trong những nhà báo đầu tiên thường trú tại Việt Nam để đưa tin về chiến tranh. Năm 1968, ông trở thành nhà báo của The New York Times, và đến năm 1972 là đại diện của tờ báo ở khu vực Nam Mỹ. Năm 1977, ông làm cho tạp chí Discover, rồi trở lại Times năm 1985. Năm 1991, một lần nữa ông lại làm phóng viên chiến trường ở Iraq trong Chiến tranh Vùng vịnh 1991.
Browne mất năm 2012 tại New Hampshire sau một thời gian mắc bệnh Parkinson, hưởng thọ 81 tuổi.
Giải thưởng và danh hiệu:
· Bức ảnh chụp hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn của Browne. Browne giành Giải Ảnh Báo chí Thế giới (World Press Photo) năm 1963.
· Giải Pulitzer cho bài báo quốc tế (1964)
· Giải George Polk
· Giải Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài (Overseas Press Club Award)
Tác phẩm:
· Browne, Malcolm W. Muddy Boots and Red Socks, Random House: New York, 1993, ISBN 0-8129-6352-0 (hồi ký)
· Saigon's Finale (bài báo viết về quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam ngày 30/4/1975)
· The New Face of War (Bobbs-Merrill, Indianapolis, 1965) ISBN 055325894X.
Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười).
Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo
Tuần lễ vừa qua, tuần lễ bi thương, tang tóc khổ đau, miền Trung các Tỉnh, của quê hương Mẹ. Nước lũ dâng cao, dân không tránh kịp, nước ngập mái nhà, hoa màu tan tác, gia súc thương vong, mạng người đói rét. Ai đã từng sanh ra và lớn lên của các Tỉnh miền Trung, đều đã trải qua những cơ cực lầm than vì cuộc sống. Thiên nhiên không ưu đãi, đất đai nứt nẻ bởi mùa hè nóng bứt, ngập nước bởi những tháng lũ mưa dầm giá rét. Hằng năm phải hứng chịu cảnh lũ lụt ngập nước. Nhưng năm nay, nước lũ dâng cao quá đặc biệt, gọi là vượt kỷ lục trong lịch sử lũ lụt miền Trung. Vừa qua lại phải chịu đựng chống chọi với sự ô nhiểm của biển từ hãng thép Formosa, giờ đây lại gánh chịu nạn lũ lụt bi thương.
Trong Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn lần thứ 9 ngày 11/8/2015 tại Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc, Đại Tăng từ 4 châu lục đã yết ma thành tựu giao phó việc tổ chức Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 10 cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada.
Thừa lệnh Đại Tăng và được sự bảo trợ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada và Cộng Đồng Tăng Già tại Canada, nên chúng con mạnh dạng thừa đương việc tổ chức Phật sự thù thắng này tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, 11 Chemin Katimavik, Val-Des-Monts Quebec, J8N 5E1, Canada, trong các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 10 năm 2016.
Tiếng chuông đại hồng sớm hôm ngân nga đồng vọng giữa núi rừng trùng điệp Bà Nà kia , thức tỉnh du khách nhoài người thức dậy trong sương sớm trên núi cao, ngồi bên tách trà nhìn về Đà Nẵng, nhìn bằng Tâm để thấy rằng con người bé nhỏ li ti như những con kiến kia đang lăng xăng hoạt động trong cõi đời này, dưới phố thị lao xao, để làm gì ? Và khi chết rồi sẽ đi về đâu ? Những nghi vấn bức thiết như thế nếu có được, cũng là từ âm thanh đồng vọng xa xăm trong nỗi nhớ của chiếc xe Hon Đa một thời leo núi, một thời dấn thân cho đời cho đạo, để cho thế đạo vững vàng không chênh vênh khúc khuỷu như nếp gấp của con đường leo núi Bà Nà.
Cố Ni Sư Pháp danh Như Ngọc, húy Nhựt Thạch, tự Diệu Ngọc, hiệu Giáo Ngôn. Thế danh Trần Thị Thạch, sanh năm Kỷ Dậu 1909, tại ấp Long Bình, làng Long Đức, tổng Trà Nhiêu, tỉnh Trà Vinh.
Thân phụ là cụ ông Trần Văn Giác (1888 - 1945), Pháp danh Như Ý, tự Mật Tri. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Như (1889 - 1971), Pháp danh Sương Lực, tự Chơn Tâm.
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
Bốn Giáo Hội hải ngoại, Ngài là bậc niên cao nhất
Tăng Ni Việt Nam hải ngoại, Ngài là bậc Lạp trưởng nhất
Sinh năm 1928 tại Cần Thơ, Nam Việt
Hiện trụ 2016 tại Ca-li, Hoa Kỳ
18 tuổi thọ Phương trượng Sa Di
25 tuổi thọ Tỳ kheo cụ túc
Đã hoàn tấc Cao đẳng Phật học
Lại tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa
Hai chương trình kết lá đơm hoa
Biển trí tuệ sóng triều duy thức
Chỉ ngần ấy, Ngài xứng đáng đi trước
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0
Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
Hòa Nhập Ta Bà Bát Thập Tam
Thượng Tôn Chánh Pháp Sáu Mươi Năm
Như Như Lão Giả Như Như Thật
Huệ Đắc Nào Hay Lão Chẳng Tầm
Cao Tột Một Đời Thông Cửu Phẩm
Đăng Soi Vạn Thuở Sáng Ngàn Năm
Phật Đà Tiếp Dẫn Hương Quang Tỏa
Quốc Độ Tây Phương Linh Giác Tâm.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.