Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gạn đục khơi trong

25/10/201713:56(Xem: 4745)
Gạn đục khơi trong


Dai Lao Hoa Thuong Thich Tac An (5)

GẠN ĐỤC KHƠI TRONG

(Những dòng kỉ niệm cùng Cố Hoà thượng Viện chủ Chùa Thiền Tôn 2)


Một bữa nọ, tôi ghé qua Thiền Tôn có chút việc vào giữa trưa. Do có hẹn với thầy trụ trì trước, nên tôi ngồi ở băng ghế đá và chờ thầy đi đám về. Lúc này sư ông mở cửa phòng đi ra rồi ngồi ở bàn ăn bên cạnh - chỗ mà sư ông vẫn hay ngồi. Tôi đến chắp tay xá chào sư ông, sư ông cũng xá chào lại. Lúc này, quý sư cô trong chùa và Phật tử cũng vừa ở đám về, chợt ở đâu trên trường lan đang lợp ngói có tiếng anh thợ hồ vọng xuống:

- Mấy cô, hồi nãy ở chùa đi hết, có ông nào cầm cái giỏ cứ lẻo đẻo theo hòa thượng trước phòng hoài, mấy cô hỏi hòa thượng thử coi có mất gì không ?

Mấy cô nghe xong chạy đến chỗ sư ông han hỏi. Sư ông vào phòng xách ra cái giỏ ni lông, mở lấy hai tượng Phật giống y nhau bằng đồng dính đầy đất sét để lên bàn:

- Nó nói tui nó mới đào được ở bên Cát Lái. Nói bán tui ba chục triệu.

Mọi người xúm lại quanh bàn sư ông:

- Rồi sư phụ mua của nó ba chục triệu hả ? Sư phụ bị nó gạt rồi. Mấy cái tượng này làm gì mà đến ba chục triệu. Mà sao nó dính đất sét tùm lum, chắc đồ cổ hả sư phụ ?

Sư ông cười:

- Tui vô phòng lấy bảy triệu bỏ túi định đưa nó, mà nghĩ đưa nó bớt lại, còn giữ một triệu ở đây. Thành ra hai bức có sáu triệu àh.

Mọi người bàn tán:

- Vậy mà tụi con tưởng sư phụ mua hai bức này mà ba chục triệu chứ. Nếu có sáu triệu thì cũng được. Nhưng cái này không phải đồng đặc đâu sư phụ. Có cái vết hàn ở dưới đế nè. Nó đổ cát vào, tụi con lắc nghe sột soạt nè.

Sư ông cười nói:

- Lấy cái gì nạy cái đế để đổ hết cát ra. Nhìn cái tượng này làm rất đẹp, trên áo hay cánh sen gì cũng có Phật, nên mua vậy tui nói không có mắc đâu, quá trời Phật mà mắc gì ?

Mấy cô mới cầm tượng lên đếm số vị Phật trên áo và trên cánh sen:

- Chắc cái này là đồ cổ, dính đất sét tùm lum, mỗi vị Phật nó tính một trăm ngàn nên mấy chục vị mới ra giá ba triệu hả sư phụ ?

Lúc này tôi vẫn đứng im cạnh sư ông, mấy cô lật tượng Phật tới lui rồi từ từ rã nhóm lấy xe ra về. Sư ông quay qua nói tôi:

- Dị nghị cho đã, chẳng giải quyết được gì, rồi giờ không có ai rửa tượng Phật cho tôi, để hai bức tượng dính đất sét như vậy.

Tôi nghe vậy hiểu ý sư ông, kêu nhóc cư sĩ đi theo chạy xuống bếp lấy thau nước và xin cây cọ sạch để rửa tượng. Trong lúc rửa, sư ông nói:

- Cái này nó làm bộ lấy đất sét trét lên, rồi nói là mới đào, chứ đồ cổ gì. Tượng Phật đẹp thì mua thôi, chê mắc rẻ, dị nghị làm gì rồi bỏ đi hết.

Lúc này có vài cô Phật tử vào xá chào sư ông trong lúc tôi đang kì cọ tượng Phật. Sư ông chỉ tay vô thau nước:

- Nè, vô lấy cái chai hứng nước này về rồi uống, nước này tắm Phật rồi linh lắm.

Sư ông cười, mấy cô cũng cười. Có một cô đạp hoài mà xe không nổ máy, sư ông nói:

- Tại không chịu lau tượng Phật, nên xe chạy không được đó.

Sư ông cười. Lúc này thầy trụ trì về, sư ông ghé tai tui nói là cứ nói là mua ba chục triệu để coi thầy nói gì. Thầy và quý thầy chào sư ông, sư ông khoe mới mua hai bức tượng ba chục triệu của người ta nói mới đào được. Thầy trụ trì cũng nghĩ sư ông bị gạt, nên cầm bức tượng lên xem. Sư ông nhìn một hồi rồi cười:

- Mua có sáu triệu thôi. Mua rồi để trên kệ, để có Phật mà nhìn. Ai gạt hay xấu gì đó thì kệ, tôi tin ông Phật này thật nên mua là được rồi.

Lúc sau, sư ông kêu một thầy lại rồi tặng cho một bức tượng, nói cho về có Phật mà thờ.

* Bàn: Trong đường tu, không phải mình có đông Phật tử, có nhiều người hỗ trợ là hạnh phúc nhất, mà có phước được gần gũi với những vị cao niên thạc đức mới là hạnh phúc nhất. Thời nay, mình chỉ cần có hơi giọng tụng kinh một chút, có tài ăn nói một chút là được nhiều người theo rồi. Nhưng nhiều khi những cái mình nói, mình tụng đó nhưng mình không có làm, toàn là sáo ngữ, nghĩa là lời nói không đi đôi với việc làm. Được gần gũi với sư ông và những bậc tôn túc, mình học được rất nhiều từ thân giáo lẫn khẩu giáo của quý ngài. Từ việc nhỏ nhặt nhất, ai xá chào mình, sư ông cũng đều xá chào lại để không tổn đức. Thông thường mình không để ý những cái vi tế như thế, rồi huân tập cho mình cái cống cao, ngã mạn, làm thầy rồi nên phải hơn người các thứ.

Thiết nghĩ, từng lời nói của sư ông nghe kĩ, ngẫm sâu giúp mình học nhiều điều. Chúng ta thường thích bàn, thích dị nghị chuyện người khác, nhưng bản thân mình lại chưa bao giờ đứng ra giải quyết được việc gì cho họ. Bản thân chúng ta có xu hướng thích thị phi, thích bàn tán chuyện của người, mặc dù việc mình thậm chí chưa rốt ráo vào đâu. Rồi đến việc kêu mọi người lấy chai hứng nước về uống. Bản thân mình mê tín, nghĩ nước tắm Phật là linh thiêng, sao ở đây cũng là nước tắm Phật đầy đất sét mà không ai chịu lấy về uống ? Chúng ta phải quán chiếu rõ điều này.

Bản thân sư ông biết rõ đó là tượng mới, là do người bán trét đất sét lên để lừa mình nói là đồ cổ mới đào, nhưng sư ông vẫn mua, với lý do đơn giản là "tui tin ông Phật này là thật" và "để trên kệ có Phật mà nhìn". Ngay điểm này mà cái thấy của mình đã thua sư ông rất xa rồi. Mình có cái thấy rằng có chất Phật bên trong tượng Phật chưa ? Hay là cũng có đó, nhưng còn phân biệt, chê mắc rẻ, dị nghị nhưng không giải quyết được gì. Ở cái bậc của sư ông, là không chấp vào cái gì rồi, không có như mình còn so đo, toan tính đủ thứ, thậm chí biết bức tượng ba triệu cũng nói "có đổ cát bên trong". Sư ông phá chấp ngay chỗ đó, "thì lấy cái gì nạy cái đế đổ hết cát ra". Mình có đổ hết được những phiền não, cấu uế ra khỏi thân tâm mình như sư ông chưa ? Bức tượng Phật chính là chúng ta, đất cát là phiền não trong ta. Nếu ta biết bên trong mình có phiền não mà không chịu đổ hết ra, thì mình còn dở lắm.


- Giới tử Thích Thiên Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2018(Xem: 9774)
Hòa Thượng thế danh NGUYỄN HƯỚNG, pháp danh TÂM HOÀN tự GIẢI QUY, hiệu HUỆ LONG, thuộc dòng thiền phái Lâm Tế đời thứ 43. Hòa Thượng sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tý (1924) trong một gia đình môn phong Nho giáo tại làng Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Giòng họ Nguyễn Phúc định cư dưới chân đồi Phốc Lốc tính đến đời Ngài đã trải qua 7 đời.Thân phụ là cụ ông Nguyễn Phúc Trì tự Tung pháp danh Không Đảnh, đích mẫu là cụ bà Trần Thị Kiện mất sớm, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Chiếu pháp danh Không Chiêu, ông bà đều là đệ tử quy y với Quốc Sư Phước Huệ trú trì Tổ Đình Thập Tháp Di Đà
21/11/2018(Xem: 8190)
Hòa thượng Thích Kế Châu, pháp danh Không Tín, pháp tự Giải Thâm. Ngài họ Nguyễn, sinh năm Nhâm Tuất 1922 tại thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, trong một gia đình nho phong y học và thấm nhuần Phật giáo. Song thân Ngài là Phật tử thuần thành. Anh cả Ngài là Thiền sư Trí Diệu, học hạnh kiêm toàn, trụ trì và tịch tại chùa Phước Long, Tây Sơn, Bình Định.
20/11/2018(Xem: 5706)
“Cây có cội mới trổ cành xanh lá Nước có nguồn mới biển cả sông sâu” Phật cao thâm mới diệu dụng nhiệm mầu Người có Tổ mới xứng danh thiên hạ. Đối với người con Phật, Nguồn là “chân tâm”, là “bản lai diện mục”, là nơi “khởi đầu cho hành trình giải thoát, giác ngộ” tức là nơi “xuất gia, tu học” là chốn Tổ khai sáng nên Sơn môn Pháp phái…
18/11/2018(Xem: 9525)
Trong hai ngày 14 và 15 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 7 và 8 tháng 10 năm Mậu Tuất), Chư Tôn Đức Tăng, Ni các tự viện ở California và thân bằng pháp quyến Sư cô Thích Nữ Chủng Hạnh đã tổ chức tang lễ trang nghiêm, trọng thể tại nhà tang lễ Oak Hill, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
16/11/2018(Xem: 7055)
Chiều nay đến trước linh đài Thầy mà nghe bao ký ức trànvể theo những giọt mồ hôi tất tả. Hay tin bất ngờ, chạy đi vội vả dù không kịp giờ phút nhập quan để được nhìn Thầy làn cuối.
11/11/2018(Xem: 12037)
Hòa thượng Thích Nguyên Trực, tự Trì Hạnh, hiệu Diệu Liên, thế danh Phạm Đình Khâm, sinh ngày 08 tháng 03 năm 1943 (Qúy Mùi) tại làng Hội Phú, xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, trong một gia đình thuần nông chất phác, sùng tín Tam Bảo. Thân phụ Hòa thượng là cụ ông Phạm Thành, thân mẫu là cụ bà Mai Thị Ngõ pháp danh Đồng Chính, song thân Ngài sinh được 9 người con, 4 trai và 5 gái. Hòa thượng là con trai thứ 8 trong gia đình; hiện tại chỉ còn Hòa Thượng và em trai út là Hòa thượng Thích Nguyên Trí - trụ trì chùa Bát Nhã tại miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ.
11/11/2018(Xem: 16318)
Hòa thượng Thích Toàn Đức sinh năm 1940, hiện là Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng. Hòa Thượng vừa đến thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ để thăm viếng chư tôn đức và các tự viện tại đây. Do thời tiết thay đổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, cho nên Hòa Thượng đã viên tịch vào lúc 6 giờ sáng ngày 10-11-2018 theo giờ địa phương Houston (6 giờ chiều, ngày 10-11, giờ Việt Nam). Hiện nay, các thủ tục về pháp y và pháp lý đang được tiến hành để đưa nhục thân Hòa thượng trở về Việt Nam. ĐĐ.Thích Định Minh, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, người tháp tùng cùng Hoà thượng trong chuyến đi đã xác nhận thông tin này.
10/11/2018(Xem: 12994)
Hòa Thượng Thích Thiện Huyền (Viện Chủ Chùa Vô Lượng Quang, St. Louis, Hoa Kỳ) vừa viên tịch
05/11/2018(Xem: 13519)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền tải khái niệm "Phật giáo dấn thân" do mình khởi xướng trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế.
28/10/2018(Xem: 15747)
Như vậy là Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có mặt tại quê hương Việt Nam được 4 ngày, kể từ chiều 26 tháng 10 năm 2018. Thế là Thầy Nhất Hạnh đã về Việt Nam, quê hương mình lần thứ 5 trong cả cuộc đời 93 năm tuổi của Thầy. Hạnh phúc này không của riêng ai, của riêng thầy, của các học trò Thầy, mà của tất cả dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]