Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội Thảo về Hòa Thượng Khánh Hòa tại Bến Tre

20/10/201721:28(Xem: 5989)
Hội Thảo về Hòa Thượng Khánh Hòa tại Bến Tre

to-khanh-hoa

HỘI THẢO KHOA HỌC;

"HÒA THƯỢNG KHÁNH HÒA VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ TRUYỀN THỐNG  BẾN TRE"

Sáng 19/10/2017 nhằm 30/8 Đinh Dậu, viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, kết hợp với Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, đã tổ chức cuộc Hội thảo chuyên sâu về HT Khánh Hòa, người có công khởi xướng công cuộc chấn hưng PGVN vào thập niên 30 của thế kỷ XX, tại chùa Viên Minh, v/p BTS PG tỉnh Bến Tre.'

Hoi thao ve To Khanh Hoa (8)



Chứng minh có HT Thiện Nhơn cùng chư vị GH văn phòng 2, chủ tọa đoàn gồm: HT T.Nhật Tấn trưởng BTC, TT T.Đồng Bổn, HT Huệ Xướng, GS Lê Mạnh Thát, HT Lệ Trinh, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, ông Chu văn Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, ông Nguyễn Quốc Tuấn, phó Viện nghiên cứu Tôn giáo, ông Trần Ngọc Tam, ông Nguyễn Hữu Phước và bà Trần Hồng Liên.

Tham dự có các viên chức TW và địa phương, cùng trên 100 Tăng ni phật tử. Phóng viên báo đài. Trên 50 Tham luận chia làm ba nhóm để thảo luận:

Nhóm thứ I: thảo luận chủ đề - HT KHÁNH HÒA VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM do HT. T. Nhựt Tấn, TT TS T. Đồng Bổn,TS Nguyễn Quốc Tuấn chủ tọa và điều hành.

Nhóm thứ 2: thảo luận chủ đề: PHONG TRÀO CHẤN HƯNG P.G.V.N. Chủ tọa đoàn gồm PGS.TS Chu văn Tuấn, PGS TS Trần Hồng Liên, PGS TS Lê Cung.

Nhóm thứ 3: thảo luận chủ đề - TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA VÀ PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE. Do TS Nguyễn Đại Đồng, TS Nguyễn Hữu Nguyên,ông Nguyễn Quang Trị làm chủ tọa đoàn.

15.45 giờ cùng ngày hoàn mãn. Theo chương trình, BTC sẽ hướng dẫn đoàn tham quan chùa Khải Tường, xã Phú Lễ, mộ Phan Thanh Giản, mộ Võ Trường Toản; thăm chùa Bửu Sơn, viếng lăng cụ Nguyễn Đình Chiểu.


Hoi thao ve To Khanh Hoa (2)Hoi thao ve To Khanh Hoa (3)Hoi thao ve To Khanh Hoa (4)Hoi thao ve To Khanh Hoa (5)Hoi thao ve To Khanh Hoa (6)Hoi thao ve To Khanh Hoa (7)Hoi thao ve To Khanh Hoa (8)Hoi thao ve To Khanh Hoa (9)Hoi thao ve To Khanh Hoa (10)Hoi thao ve To Khanh Hoa (11)Hoi thao ve To Khanh Hoa (12)Hoi thao ve To Khanh Hoa (13)Hoi thao ve To Khanh Hoa (14)

Nội dung tổ chức khá chặt chẻ, chư Tăng ni tỉnh nhà nhiệt tình trong mọi khâu công tác. Tuy nhiên phía ngoại vi, các ngả đường dẫn về trung tâm Hội nghị thiếu sắc màu pano và cờ Phật giáo như các tỉnh thành khác đã làm tăng thêm vẽ sinh động của cuộc Hôi thảo. Thậm chí con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa nơi chùa tọa lạc, không một ai biết, kể cả taxi, xe ôm và người dân  cách đó chưa tới 100m, có nghĩa là nhà chùa vẫn chưa được quần chúng quan tâm. Trước cổng chùa, thay vì treo băng rôn phô trương cuộc Hội thảo quan trọng mang tính toàn quốc, lại là tấm biểu ngữ "Liên hoan duyên dáng phụ nữ Bến Tre" và "Tuổi trẻ Bến Tre Đồng Khởi, khởi nghiệp và lập nghiệp". Nghĩa là mọi sinh hoạt Hội thảo chỉ gói gọn trong khuôn viên chùa, không cần xã hội biết và quan tâm.

Tổ Khánh Hòa xuất thân và khởi nghiệp tại Bến Tre, cũng như cụ Đồ Chiểu, cụ Phan Thanh Giản, Võ Trường Toản, những danh nhân được sử sách ghi nhớ đều có tên đường, ít nhất tại tỉnh nhà, bảo rằng tổ Khánh Hòa chỉ có công với Phật giáo, thế thì Bồ Tát Quảng Đức tại sao nhiều tỉnh thành vẫn được đặt tên? ít ra được đặt tên tại quê hương nơi ngài khai sáng chấn hưng Phật giáo toàn quốc.

Mặc dù lần đầu tổ chức Hội thảo về tổ Khánh Hòa tại quê hương Bến Tre, nhưng hy vọng là truyền thống để tiếp tục có những cuộc Hội thảo cho những vị hữu công chấn hưng Phật giáo cùng thời và tiếp theo con đường chấn hưng đó.

Chúc mừng cuộc Hội thảo thành công tốt đẹp, mong cho những cuộc Hội thảo khác sẽ phát triển sâu rộng để quần chúng cùng chia xẻ với sự tồn sinh của Phật giáo Việt Nam.


MINH MẪN

19/10/2017





Hoi thao ve To Khanh Hoa (1)


TẠP GHI

            CHUYẾN  ĐI  XỨ  DỪA



Chuyến đi Hội thảo tổ Khánh Hòa tại Bến Tre được thầy Huyền Lan, trụ trì chùa Phước Hoa –Đồng Nai tài trợ phương tiện đi lại. Những chuyến Phật sự không xa Sài Gòn, có mặt Dương Kinh Thành, đều được thầy giúp đỡ. Chẳng những thế, không hiểu ông thần họ Dương nhõng nhẽo thế nào mà hàng năm ra Cần Giờ nhậu đồ biền dịp lễ “nghinh ông” của ngư dân, đều được thầy đáp ứng một cách nhiệt tình. Thật ra các anh em văn nghệ sĩ thầy đều chu đáo như thế.

1/ Xe dến Hốc Môn hơn 8.30 sáng, xe vừa mở cửa, ông thần họ Dương vội nhảy ra ghế sau dành cho Vip, nhường vị trí phụ xế cho “tiện dân”. Xe lăn bánh, từ đàng sau ông thần họ Dương đưa túi thực phẩm – nào là 4 ổ bánh mì “đại cán đặc ruột”, chả, dưa leo, rau ngò, ớt, không quên kèm theo con dao nhỏ bằng ngón tay cái, và hộp thực phẩm chay, chả hiểu là kho hay xào, nhìn qua đã bắt mắt bởi màu vàng nghệ phủ mỏng lớp sả lên các thớ mỳ căn xé phay và mấy lát sường non chay. –Miệng thì nói khỏi lo đồ ăn, khi đưa thì chớp lẹ thế, ông Thần họ Dương càm ràm. Kể cũng lạ, dân chuyên làm bạn với bia bọt mà lại biết nấu chay, chẳng những thế, một thân một mình lẽ loi, mỗi lần đi chung là chàng ta lo chu đáo việc ăn uống cho bạn đồng hành. Nhìn bên ngoài và cách ăn nói, người ta bảo là Dương Kinh Hoàng chứ đâu biêt ẩn sâu bên trong có cái tương phản mà Dương Kinh Thành ít lộ. Ông Tiêu, ông Hộ Pháp là hóa thân của Phật bà Quán Âm, mặt tương phản là thế. Ngay cả Bùi Giáng sinh thời, người ta bảo ông điên, sống gần một năm ở chùa Huyền Trang Nhà Bè mới thấy cái tâm tinh tế của tiên sinh. Thế mới biết, nhìn “mặt mà bắt hình vong” đôi khi cũng trớt huớt.

Xe ra đường song hành, còn trong địa phận Hốc Môn, tạt vào quán ăn bên đường, Điệp lái xe và chàng họ Dương  gọi ngay mỗi người một tô cháo lòng và tô hủ tíu. Cô chủ quán ngạc nhiên, sao ba người mà chỉ gọi mỗi thứ 2 tô, hiểu ý, “tiện dân” lên tiếng, dạ thưa cô, đây là 2 đại gia, còn “tiện dân” túi rỗng nên chỉ dám ngồi cạp bánh mì  chả thôi ạ! Nhưng chủ quan nhạy bén hỏi – chú ăn chay à? – dạ, không có tiền nên phải ăn chay thôi. Điệp cười, chàng Dương lườm mắt.

2/ Đường cao tốc Trung Lương đã thâu ngắn thời gian, thế mà đến điểm hẹn cũng đã 11 giờ; qua địa phận Mỹ Tho, xe rẽ mặt về hướng Bến Tre.TP Bến Tre không lớn lắm, thế mà hỏi taxi, xe ôm, người dân không ai biết đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở đâu, kể cũng lạ! Nếu BTS PG Bến Tre chịu khó treo pano, cờ hay băng rôn các ngả đường vào chùa như các tỉnh thành khác thì ít ai lúng túng. Đến cổng chùa mới thấy phơ phất màu cờ ngũ sắc trên tường rào. Trước cổng chùa lại treo tấm quảng cáo “ Hoan hô duyên dáng phụ nữ Bến Tre và tuổi trẻ Bến Tre Đồng khởi, khởi nghiệp và lập nghiệp” ngay trong ngày Hội thảo, chứng tỏ HT trụ trì kiêm Trưởng BTS PG Bến Tre hiền lành chất phác, nhưng ít ra chính quyền địa phương cần tôn trọng ngày hội mang tính toàn quốc dành cho bậc cao Tăng xuất thân từ Bến Tre mà chính quyền chấp nhận cho tổ chức.

Sau bữa cơm chay thanh đạm do chùa thết đãi, anh Thiện dẫn đoàn về khu nghỉ dưỡng Mỹ An, nằm cạnh sông Hàm Luông. Resort rộng thoáng, các lối đi lát đá và bậc thềm rêu xanh xen kẽ trang điểm. Vào nhận phòng, Điệp và chàng Dương ngã lưng ngay trên 2 giường, “tiện dân” không quen nằm nệm, chọn khoản nền hẹp để qua đêm, nhưng mọt, kiến bò lổm nhổm,thỉnh thoảng vài chiếc máy bay đầm già hạ cánh xin tí huyết. Quạt trần vặn bao nhiêu cũng quay tà tà như kẻ “vô sự”. còn chiếc máy lạnh thì chỉ vâng lời nhân viên điều khiển.

Đầu giờ chiều, chàng Dương phát hiện quên đem theo “khô mực” để thắt cổ, 2 tên tội phạm lãng nhách ngao du đến siêu thị, lượn lờ như “hai lúa” về phố thị. – cô cho hỏi nơi nào bán cà vạt? chàng Dương, miệng thì hỏi, mắt ngơ ngác nhìn không gian đồ sộ của siêu thị miền tỉnh. Nếu không được hướng dẫn của nhân viên siêu thị, đi cả tháng cũng khó phát hiện những con “khô mực” cuốn mình nằm trong hộp nhỏ ẩn kín giữa bộn bề sản phẩm muôn màu.

-Dạ, 235 ngàn ạ, cô bé bán hàng đáp sau khi chàng Dương hỏi giá. Bớt 35 ngàn còn 200 nhé, dạ không được, con không quyết định giá. Đùa thế thôi, vào tiệm vàng cũng như vào siêu thị ai mà trả giá như hàng chợ. Mua thêm bản đồ TP Bến Tre, hai chàng ngố dạo quanh, ra đến cửa, dừng lại xem cửa hàng đồng hồ lấp lánh phản chiếu từ những ngọn đèn led lên các mặt số mạ vàng, chàng Dương buộc miệng – coi người ta không để ý thì mình…vừa nói đến đó, “tiện dân” chợt nghĩ, chả lẽ bảo mình chôm đồ trong tù kính đã khóa chặt, chàng nói tiêp – người ta không để ý thì mình đi để họ khỏi chào mời mình… à hóa ra là thế, chàng Dương cũng tinh tế ra phết!

Chiếc giày há mồm như tàu há mồm đổ bộ vào bãi biển, thế mà cùng “tiện dân” lê lếch khắp phố chợ cùng chàng Dương. Mưa lất phất làm chàng Dương nhớ đến bài ca “mưa xứ dừa”, yêu cầu hát, không có đàn đệm nên chàng không hát “chay” được. Xe chạy dọc sông mà không tìm ra quán nước nào sát bờ.Bên đường lưa thưa vài quán ăn, quán nước ngọt. Chọn được quán cà phê, cầm trên tay bản menu mà ba người cứ đổ cho nhau lựa món uống, “tiện dân” gọi -  cho sinh tố khoai môn, 2 cô khách ngồi bàn kế buộc miệng cười, có lẽ họ nghĩ ba người này từ cỏi trên xuống! Những sợi mưa xiên xiên trên nền trời trắng đục tạm ngưng, “tiện dân” kéo chàng Dương ra bờ sông, lấy máy chụp hình bấm lia lịa cho bỏ ghét. Cu cậu được đà cứ tạo dáng như xếp lớn thất tình trên sông vắng. Chạy ngược ra phố tìm mua đặc sản, xếp lớn oai vệ bước vào cửa hàng cứ như giám đôc đến đặt hàng cho công ty, chủ cửa hàng đon đả đón mời, ngồi ngoài xe thầm nghĩ, cửa hàng gặp khách xịn lúc mưa rơi, 15 phút sau khệ nệ bê ra 2 trái dừa rượu, chả hiểu rượu dừa thế nào, nhưng chắc là sản phẩm đắc ý của ông thần họ Dương. Tưởng đâu mua hết cửa hàng – chàng than, mắc quá, 2 trái đã hơn 200 ngàn.

3/ Trời đen như mực, đêm Bến Tre có khác, dưới sông vọng lên tiếng nói của những ngư dân; mở rộng cửa đón làn gió sông thổi vào. Điệp và chàng Dương xuống phố tìm bia giải khát, “tiện dân” trãi mền trên nền gạch chuẩn bị vào mộng, điện thoại reo – anh xuống căn tin chứng minh cho tụi em nhậu. 2 người lái xe ra khỏi resort hơn trăm thước phải quay lại, anh Thiện trong BTC hướng dẫn tập thể từ chùa Xá Lợi xuống Bến Tre, gọi chàng Dương đến nhậu. Vậy là được cuộc nhậu ngoài dự tính, khỏi tốn tiền mà uống thoải mái. Điệp uống 2 chai Tiger rồi lên phòng, còn lại chàng Dương và anh Thiện, “tiện dân” nhâm nhi chai nước khoáng ngồi chứng minh cho 2 lão tín hữu đạo bia làm hết 24 chai, chia tay cũng gần 10 giờ đêm.

Chả hiểu ai ngáy hơn ai, mà ai cũng đổ thừa tại ông ngáy mà tui không ngủ được. Cái ngáy là cái Trời cho, nếu ai không ngáy, ốm o gầy mòn, câu nói lúc bé nghe bọn trẻ nói, gần một thế kỷ vẫn áp dụng để chạy tội được.Điệp cứ bấm máy lướt Web hay nhắn tin cho vợ, cho bồ nhí sao chả chịu ngủ, giường bên kia chàng Dương đã chìm vào mộng như mộng được chìm vào hủ bia. Kiến, muỗi hay bất cứ cái gì cũng chào thua khi giấc ngủ đã kéo sập mi mắt.Màn đêm tĩnh lặng…

4/ Tờ mờ sáng, anh Thiện điện nhắc chàng Dương có mặt ở chùa để ăn sáng. Anh Thiện hỏi anh Thành đâu? “tiện dân” chỉ ra tiệm phở ngoài chợ. Lần lượt đại biểu, các nhà nghiên cứu, chư Tôn đức lên hội trường trên lầu, sau khi nhận tài liệu, gs Lê Cung, gs Nguyễn Công Lý kéo “tiện dân” tìm chỗ ngồi gần nhau, một người Khánh Hòa, một người Thừa Thiên, lỗ tai hai bên thay nhau tiếp nhận và chuyển âm của hai vị thật nhanh nhạy, riêng chàng họ Dương chào thua với âm điệu chim hót của dân Huế.

 HT trưởng BTC kiêm BTS PG Bến Tre phát biểu khai mạc,sau đó HT Thiện Nhơn, chủ tịch HĐTS PG phát biểu tham luận ngoài chương trình hoạch định, GS Lê Mạnh Thát cũng thế. Màn tiếp nhận hoa chúc mừng do các đơn vị trong và ngoài Tỉnh trao tặng, động tác vái cháo, bắt tay lia lại làm cho HT chủ quản cứ như người robot nhuần nhuyển.

Hội thảo chia làm ba nhóm do các GS TS chủ tọa bắt đầu vào phiên làm việc.Nhóm thứ ba với chủ đề: TRUYỀN THỐNG LICH SỬ, VĂN HÓA VÀ PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE, chủ đề thoát ra ngoài Tổ KHÁNH HÒA, vì thế  Hiến Pháp Lữ Minh Châu đã nói đến cụ Nguyễn Đình Chiểu, Ni giới Bến Tre kế thừa Di sản tổ Khánh Hòa do Thich nữ Như Uyên trình bày trong 9 đề mục của nhóm ba, làm cho khán thính giả hiểu làm là tham luận viên đi lạc chủ đề Hội thảo. Nghe đến đây, quý Tăng trẻ mang bánh bao đến từng người, chàng họ Dương đoán là sẽ ăn và làm việc tại chỗ,thế là  kéo “tiện dân” rời hỏi hội phòng, xuống lầu, đã gặp ngay Thanh Nguyên và Đào Nguyên ngồi vào bàn ăn.Điệp, chàng Dương, “tiện dân” Đào Nguyên và Thanh Nguyên, 5 người,tự động khai hỏa bàn tròn dành cho 10 người.

Chiếc xe con đưa tất cả về nhà nghỉ Mỹ An, giữa khu resort im ắng.Sau đó, Tể tướng Lưng gù (Thich Vân Phong) điện hỏi – Pháp sư đang ở đâu, nhà nghỉ Mỹ Lan? Dạ không, Mỹ An, thế là thêm một tội đồ Hội thảo trốn khỏi cuộc chơi.

5/ 13 giờ,vẫy tay chào Mỹ An, chia tay chùa Viên Minh và các tham luận viên đang say sưa đọc tham luận. Quanh co qua các ngỏ phố, sinh hoạt người dân nơi đây cũng từ tốn hiền hòa như cư dân Huế, sông cũng chảy nhẹ nhàn như sông Hương, trời ảm đạm không khác mùa mưa của đất Thần Kinh. Người buôn bán ăn nói cũng nhẹ nhàn êm dịu, dù biết khách nói đùa, vẫn nở nụ hàm tiếu chứ không chanh chua đanh đá như chốn chợ trời. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm cho chàng họ Dương nao lòng chưa muốn ra đi. Nói thế chứ chàng ta sợ chim cu của chàng ở nhà đói. Chả biết đạo chích viếng nhà có chừa lại cho cái nồi nấu cơm, và nhất là trả xe càng sớm càng tốt, kỳ sau còn dám mở miệng xin tiếp.

-Anh xin thầy chuyến xe đi Daklak nhé, em xin hoài kỳ lắm. Chàng Dương xúi quảy. Tiếng nói của “tiện dân” sao bằng Dương Kinh Hoàng. Điệp chen vào, chú M chỉ làm việc lớn thôi. Chàng Dương không vừa, liến đáp, đúng rồi, người nhỏ con thích làm lớn, ngay cả mặc chiếc áo cũng rộng thùng thình nên khoác thêm áo cánh khỉ vô che bớt. Tội quá các cha, áo em xin đồ từ thiện nên mặc không vừa, nếu đại ca muốn, em tặng lại, tướng đại ca to, mặc vừa đấy.

Xe về đến Hốc Môn đúng 15 giờ, xuống xe, ông Thần bia không quên đòi  lại mấy hộp nhựa đựng đồ ăn đề lần sau còn có mà đựng. Hội thảo ba ngày, mới có ngày rưởi đã về mà còn hẹn lần sau!!!

Lên xe còn quay lại nói vói – nhớ xin thầy chuyến xe đi Daklak hén

 

MINH MẪN

20/10/2017 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2010(Xem: 11026)
-Người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình- -Nhà lãnh đạo toàn cầu trong phong trào vì hòa bình, nhân quyền và sức khỏe cộng đồng-
14/06/2010(Xem: 5903)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên là một trong những bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Lâm Đồng. Ngài họ Nguyễn, húy là Tùng, sinh năm 1898 tại làng Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, bẩm chất thông minh, đĩnh ngộ. Thời tráng niên, lập nghiệp ở Lào, Hòa Thượng nhân đọc báo Từ Bi Âm mà ngộ đạo, thấy rõ cuộc đời vô thường, nuôi chí xuất gia. Đến năm 29 tuổi (1927), Hòa Thượng mới có đủ nhân duyên đầu sư thọ giáo với Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ, Trú trì chùa Hải Đức, Huế và đắc giới Sa di năm 1934. Năm 1936, ngài thọ Cụ túc giới với pháp hiệu BÍCH NGUYÊN, rồi theo học ở các lớp Phật học tại các Phật học viện Hải Đức, Bảo Quốc và Ấn Quang.
15/05/2010(Xem: 5402)
Thiền sư Khánh Hòa sinh năm 1877 tại làng Phú Lễ tỉnh bến Tre, xuất gia năm 19 tuổi tại chùa Khải Tường. Chí nguyện chấn hưng Phật giáo của ông phát sinh vào khoảng năm ông được bốn mươi tuổi. Ông du hành khắp các tổ đình và Nam Kỳ để gây ý thức chấn hưng và kêu gọi sự hợp tác của các bậc tôn túc.
19/03/2010(Xem: 7452)
Một cặp kính trắng với sợi dây vòng ra sau cổ, năm ba con khỉ nhảy tung tăng trên vai, trên đầu, tóc tai rối rắm, áo quần cái dài, cái ngắn, kiểu đàn ông, đàn bà, đầy màu sắc sặc sỡ …đây là dáng người anh Bùi Giáng chúng ta thường gặp trên những nẽo đường Sài Gòn năm 1975 … Sau năm 1975 , anh Bùi Giáng về ở chung với chúng tôi trong nội xá viện Đại học Vạn Hạnh cũ (222 Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sĩ). Vào thời điểm này, Đại học Vạn Hạnh không còn hoạt động, nên nội xá chỉ còn một số ít người ở lại với Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu. Chúng tôi quản lý chung, chú Chơn Thuần đi chợ và thị giả cho Hòa thượng Viện trưởng, anh Trần Châu phụ trách an ninh, anh Bùi Giáng thì nhận nhiệm vụ đi mua lương thực.
10/03/2010(Xem: 6203)
Bản thân tôi (Tín Nghĩa), rất ít có dịp thân cận với Ôn Già Lam. Điều dễ hiểu, vì tôi không xuất thân từ Phật Học Viện. Vả lại, mỗi lần Ôn về Huế (Bảo Quốc), thường vào dịp đầu xuân, thì đa phần Ôn hay đàm luận Phật sự với quý Ôn lớn như Ôn Linh Mụ, Ôn Trúc Lâm, Ôn Linh Quang, Ôn Từ Đàm và Ôn Bảo Quốc, . . . Đầu năm, Ôn thường hay nghe Đại luật (tức là dạy luật Tứ phần) cho hai chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, thì tôi đạp xe ra học rồi về lại chùa. Vả lại, bổn phận của tôi ở chúng Trúc Lâm cũng tương đối bề bộn. Tuy thế, chính tôi lại có với Ôn ba kỷ niệm khó quên.
10/03/2010(Xem: 8965)
Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài thì chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. Còn tu viện Quảng Hương Già Lam thì vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam.
10/03/2010(Xem: 7287)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng. Ôn Già Lam, người đã hy sinh suốt đời mình để phụng sự cho Phật pháp, đào tạo Tăng tài qua nhiều thế hệ. Ôn đã khai phóng tinh thần thế học cho Tăng sinh các Phật Học Viện.
10/03/2010(Xem: 13913)
Sau năm 75 các Phật Học Viện đều đóng cửa. Các tăng sinh tại các Phật Học Viện đều trở về chùa cũ của Thầy Tổ để sinh sống và tu học. Thật tế, tu thì có mà học thì hầu như không. Có chăng là Thầy dạy đệ tử trong chùa. Những chùa có ruộng đất thì thầy trò tự túc canh tác để sinh sống. Sinh hoạt giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ đã không còn.
05/12/2008(Xem: 9479)
Hình ảnh Mừng Sinh Nhật Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Ngày 5-12-2008 tại Cao Hùng , Đài Loan tại Nhà Hàng 200 Món Đồ Chay Do Đạo Hữu Tony và quý Phật tử trong phái đoàn Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ tổ chức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]