tâm cầu học đạo, chí xuất trần ươm mầm giải thoát.
Năm 20 tuổi Thầy từ Bắc vào Nam
Ngài phát nguyện quy y đầu Phật,
Đức tôn sư Bích Lâm ban Pháp hiệu Trí Tâm
Rồi đến độ nhân duyên hội đủ,
Tình Thầy Trò khế hợp cơ duyên,
Trong sắc thắm y vàng giải thoát,
Quyết chí xuất trần,
Thực hành phạm hạnh,
Năm một chín năm bảy (1957),
Ngài dọn lòng thụ giới Tỳ Kheo
Tầm cầu học đạo
Căn lành thiện trí uyên nguyên,
Thật hành theo hạnh xuất trần thượng sĩ
Ba y một bát làm phương giáo hóa,
Quả thật:
Bậc hiền nhân đã dự vào dòng sử Phật,
Như Hạc vàng cất cánh nhàn du”.
Đạo vàng một thưở nở trăm hoa,
Kế tiếp truyền thừa,
Phụng mệnh Tổ sư truyền trì Tổ Đạo,
Làm cho Tăng đoàn hòa hợp,
Pháp tông môn tăng huy
Xứ Nha Trang, đại trùng tu ngôi Tổ Đình
Đất Phước Đồng khai sơn “Nghĩa Sơn tự”
Đạo vàng xán lạng,
Tứ chúng đồng tu,
Lục hòa cộng trụ.
Đi hành đạo khắp nơi nơi xứ xứ,
Độ chúng nhân bảy mươi vị xuất gia
Hơn một nữa miền Trung đất Việt,
Giáo pháp hoằng truyền,
Chúng sanh an lạc,
Đạo thể vuông tròn,
Tâm hồn vô ngã,
Từ bi hỷ xả,
Nhiếp hóa quần sanh,
Thể nhập Chân như,
Ban rãi lòng từ,
Nhiếp Tăng độ chúng,
Lợi lạc vô cùng,
An lành trong Chánh pháp,
Giải thoát trong việc làm,
Vô vi tự tại.
Hỡi ôi!
Gương xưa biết mấy nhiêu đàng,
Bây giờ xem lại rõ ràng là đây
Ta-bà, tám mươi bốn năm tùy duyên hạnh ngộ,
Tròn 60 năm Hoằng pháp lợi sanh
Trưởng lão đã trùng hưng giáo pháp,
Lên ngôi vị Phó Pháp chủ cao minh,
Giáo âm, pháp vị xương minh,
Chốn chốn thắm nhuần cội đức.
Trổi gót Ta Bà, dìu dắt chúng,
Muôn loài tán thán đấng siêu nhân.
Thế nhưng tưởng trên bước đường thừa hành Phật tại nhân gian,
Thầy còn thác tích lâu hơn nữa để lợi lạc khắp quần sanh.
Giờ đây nơi cõi trần mây mù giăng phủ, Ngài đi về cõi Niết bàn vô tung bất diệt;
Hỡi ôi! một phút vô thường, huyễn thân tạm xả,
Ta bà hóa mãn pháp thân, tịnh thổ rụng hoa Ưu đàm,
Tuỳ duyên ứng hiện, đến đi vô ngại,
như cánh nhạn giữa trời không,
Thầy đã an nhiên thâu thần thị tịch, để lại cho đời tiếc nuối ngậm ngùi.
Ôi tấm gương đạo hạnh sáng ngời.
Kính bạch Giác Linh – Thầy khả kính,
Đài Giác-ngộ, Thế Tôn thuyết giáo,
Cõi Ta-bà, Đức Thầy giáo hóa độ nhân sanh,
Cõi an lành:
“Sắc tướng vốn không, mượn cảnh huyễn độ người như huyễn.
Tử sinh nào có, nương thuyền từ độ kẻ trong mê”.
Thiền tọa gốc cây hàng huệ sĩ,
Chôn mình trong đất bậc chân nhân.
Một cành mà nở trăm hoa,
Bóng y bát đẹp quê ta tự rày,
Chơn truyền tổ đức là đây,
Bóng xưa với lại hình này dặm không”.
Thành kính đảnh Giác linh Cố Đại lão Hoà thượng Tôn sư, Phó Pháp chủ thể nhập vô sinh, hội nhập Ta Bà, phổ độ quần sinh.
Nam mô Nghĩa Phương đường thượng, Khai sơn Nghĩa Sơn tự. Từ Lâm Tế Chánh Tông tứ thập nhất thế húy Không Thành tự Trí Tâm hiệu Huệ Minh hòa thượng Bổn sư Giác linh thùy từ chứng giám.
Hòa thượng thế danh Võ Văn Nghiêm, pháp danh Giác Trang, hiệu Hải Tràng thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 41, sinh năm Giáp Thân (1884) tại làng Tân Quí, tổng Phước Điền Thượng, tỉnh Chợ Lớn. Thân phụ là cụ ông Võ Văn Nghĩa, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tín. Ngài sinh trưởng trong một gia đình tín ngưỡng Tam Bảo thuần thành. Thân phụ Ngài là một vị hương chức trong làng, lúc tuổi ngũ tuần xin từ chức để xuất gia hiệu là Thanh Châu, đến 75 tuổi được phong Giáo thọ, sáng lập chùa Vạn Phước tại làng Tân Chánh, huyện Hốc Môn, Sài gòn. Ngài có hai anh em trai, người anh cả xuất gia được tấn phong Hòa thượng, hiệu Chơn Không.
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
Hòa Thượng Thích Thiện Thanh thuộc dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41, thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú-Nhuận, Nha-Mân, tỉnh Sa-Ðéc miền Nam nước Việt (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp), sinh Năm Ất Hợi (1935) Niên hiệu Bảo Đại năm thứ 20. Song thân Ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ Bà Huỳnh Thị Thâu đều kính tin Tam Bảo.
H.T. Thích Nhật Minh hiệu Vĩnh Xuyên thuộc dòng Phi Lai đời thứ 41, sau cầu pháp với Thiên Thai Thiền Giáo Tông được ban pháp tự Nguyên Quang, thế danh là Đặng Ngọc Hiền, sinh năm Kỷ Sửu (1949) tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Thân phụ là Cụ ông Nguyễn Văn Tá, Thân mẫu là Cụ Trần Thị Ngọc Anh, Hòa Thượng là con út trong gia đình có bốn anh em, mới hơn một tháng tuổi Hòa Thượng đã phải mồ côi mẹ nên được gửi cho Cô ruột là Cụ bà Nguyễn Thị Đền pháp danh Tâm Đền tự Diệu Hoà.....
Hòa Thượng húy Lê Thùy, pháp danh Thị Năng, tự Trí Hữu, hiệu Thích Hương Sơn, sinh năm Quí Sửu (1912) tại làng Quá Giáng, huyện Điện Bàn (Hòa Vang) tỉnh Quảng Nam trong một gia đình Nho học và tin Phật. Thân phụ: Lê Cát, Thân Mẫu: Kiều Thị Đính, có mười hai người con; Ngài là con thứ bảy trong gia đình.
Đại lão Hòa Thượng THÍCH HUỆ QUANG, húy thượng Không hạ Hành, tự Từ Tâm, hiệu Huệ Quang, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41. Thế danh Dương Quyền. Ngài sinh ngày 10 tháng 01 năm Đinh Mão (1927) tại thôn Phước Hải, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa.
Tổ đình Từ Hiếu và Môn đồ Pháp quyến vô cùng kính tiếc báo tin: Hòa thượng húy thượng TRỪNG hạ HUỆ hiệu CHÍ MẬU, trú trì Tổ đình Từ Hiếu - thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, thành phố Huế,
Hòa Thượng thế danh Nguyễn Xuân Đệ,sinh ngày 20-10-1930,thân phụ của ngài là cụ ông Nguyễn Nhạc P.D Như Thiện, thân mẫu của ngài là cụ bà Huỳnh Thị Hoài P.D Thị Lân, Ông Bà có ba người con : hai người con gái và ngài là người con trai duy nhất.
Hoà thượng Thượng HOÀN Hạ QUAN, thế danh Phạm Ngọc Thơ. Pháp danh NHƯ CỤ THIỆN. Pháp tự GIẢI TOÀN NĂNG. Pháp hiệu THÍCH HOÀN QUAN.
Sinh ngày 16-09-1928 (Năm Mậu Thìn) tại làng Phước Long, nay là thôn Hoà Bình xã Nghĩa Hoà huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.