Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm thư gửi Thầy Thích Nhất Hạnh nhân sinh nhật lần thứ 91

08/10/201719:02(Xem: 6492)
Tâm thư gửi Thầy Thích Nhất Hạnh nhân sinh nhật lần thứ 91

lang mai Thai Land-2

Tâm thư gửi thầy Thích Nhất Hạnh nhân sinh nhật lần thứ 91

 

Thầy kính yêu và thương quý,

Con là học trò Hà Nội của thầy từ năm 2005 khi lần đầu tiên Thầy về Việt Nam. Ấy vậy mà đã 12 năm kể từ lần đầu tiên được gặp Thầy. Và con đã được gặp Thầy không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam yêu quý, trong đó có Cố đô Huế trong lần Thầy về Việt Nam mới đây. Con cũng đã may mắn được gặp thầy nhiều lần tại Pháp và Thái Lan.

Giờ này con đang ở Frankfurt để chuẩn bị tham gia hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Cũng như mọi năm, con đều tham dự hội sách này và đều là diễn giả để giao lưu với các chuyên gia, lãnh đạo các nhà xuất bản, công ty sách và các doanh nhân và các doanh nghiệp (Đây là hội sách chuyên mua bán bản quyền chứ không phải là hội sách để bán sách ạ). Và giờ này con ngồi để đọc lại những câu nói của Thầy mà con đã sưu tầm được trong suốt 12 năm qua.

"Hoa sen không thể mọc và tỏa hương trên đá quý hay kim cương. Sen chỉ nở và tỏa ngát trên bùn. Hạnh phúc và khổ đau cũng vậy, chúng nương vào nhau. Chúng ta không thể thấy được hạnh phúc ngọt ngào nếu chưa nếm trải vị cay đắng của khổ đau. 

Nếu chưa bao giờ bị đói, ta sẽ không biết trân quý món ăn. 
Nếu chưa bao giờ thấy chiến tranh, ta sẽ không thấy được giá trị lớn lao của hòa bình. 
Vì thế, nếu có được những kinh nghiệm đau buồn, là điều đó rất tốt. Nhờ thế mà trên nền tảng ấy ta nhận diện được hạnh phúc."

 

Hungnm Thich Nhat Hanh LMP2016
lang mai Thai Land-4lang mai Thai Land-3lang mai Thai LandLang Mai Thai Lan

Cậu học trò Hà Nội của Thầy đang ở Frankfurt của nước Đức. Con đang ngồi và cứ nghĩ rằng Thầy viết những câu này dành riêng cho cậu ấy. Bởi con chính là cậu bé sinh ra trong khó khăn gian khổ, trong bùn đen hôi để sau này và bây giờ đang được thưởng thức hạnh phúc ngọt ngào. Con cũng vừa trải qua 20 ngày ăn chỉ gạo lứt với muối vừng đen để bây giờ ăn cái gì cũng ngon y hệt như ngày xưa từ quê nghèo Thái Bình sang du học ở Moscow nước Nga mà ăn cái gì cũng thích, cũng khoái. Con cũng đã chứng kiến chiến tranh nên cảm nhận rất rõ hòa bình thật vi diệu và rằng chúng con đang vô cùng may mắn đang được sống trong hòa bình.

 

12 năm trước con lần đầu tiên được gặp Thầy, người mà tất cả đều gọi là Sư Ông Làng Mai. Trong 12 năm qua con quá may mắn được tiếp xúc với rất nhiều học trò khác của Thầy cũng là cư sỹ tại gia như con từ khắp thế giới và con đã trực tiếp nghe họ tâm sự rằng họ quá may mắn được học tập và chuyển hóa chính mình dưới sự hướng dẫn của Thầy, một ông thầy tu Việt Nam. Chỉ lắng nghe và cảm nhận những chuyển hóa trong họ và người thân mà con đã thấy hạnh phúc lắm lắm rồi.

Hôm qua ngồi trên máy bay con nhớ lại câu đố vui mà con đã biết đến lần đầu cách đây có lẽ cũng cả chục năm. Câu đố rằng, trong một đầm sen, ngày đầu tiên, hoa nở rất ít. Đến ngày thứ hai, số hoa nở gấp đôi ngày thứ nhất. Sau đó cứ mỗi ngày, hoa sen đều nở thêm với số lượng gấp đôi ngày trước đó. Câu hỏi rằng, nếu như đến ngày thứ 30, hoa sen nở đầy đầm, thì vào ngày thứ bao nhiêu, hoa sen trong đầm nở được một nửa?

Lần đầu tiên khi đọc câu hỏi này con đã giật mình nghĩ, sao mà đố câu dễ ợt thế. Bởi dĩ nhiên đáp án phải là ngày thứ 15.

Nhưng Thầy ơi, ngay lần đầu tiên đó con đã sai. Đáp án phải là ngày thứ 29 chứ ạ!

Tu tập cũng giống như câu chuyện sen nở vậy. Con may mắn gặp Thầy 12 năm trước và cứ vậy sen trong đầm – con nở từ đó đến nay. Sen hiểu biết và thương yêu cũng nở trong con suốt 12 năm qua. Và kết quả là hạnh phúc và bình an trong con, cậu học trò Hà Nội, của ngày hôm nay, khi đang ở Frankfurt cửa nước Đức là kết quả của bao năm thực hành. Nhưng rõ ràng hạnh phúc và bình an trong con lớn như sen nở trong câu đố kia. Mỗi ngày trôi qua là bình an và hạnh phúc tăng lên, nhanh đến bất ngờ.

Con nhớ rằng thời gian ban đầu khi mới tập tu thấy khó quá. Thất niệm dài dài. Đau khổ vẫn triền miên, mặc dù con đã có đủ thứ trên tay. Nhưng nếu những ngày đó không trồng sen, không bắt đầu, không dốc sức thì làm gì có được những bông sen đầu tiên, đúng không Thầy.

Con ngồi ở Frankfurt và nhớ về chuyến thăm quê hương Việt Nam vừa mới đây của Thầy. Để có thể thu xếp được chuyến về này của Thầy là sự cố gắng không mệt mỏi của quý thầy, quý sư cô và tăng thân. Năm 2017 này thật đáng ghi nhớ đối với Phật tử trong nước Việt Nam của chúng con. Bởi đến bao giờ Thầy mới sẽ quay lại quê hương yêu dấu!!!

Thầy thương kính,

Bao năm qua con đã đọc “Đường xưa mây trắng” và rồi nghe “Đường xưa mây trắng” mỗi đêm, nghe suốt đêm, kể cả khi con đã ngủ. Con đọc và nghe mà như thấy Thầy chính là Phật của 2.600 năm trước. Đây là 1 trong những tác phẩm mà con thích nhất đấy ạ, đã làm thay đổi con nhiều nhất đấy ạ.

Nhân sinh nhật của Thầy con ngồi xem lại 1 loạt sách do Thầy viết như “Nẻo về của ý”, “An lạc từng bước chân”, “Phép lạ của sự tỉnh thức”, “Gieo trồng hạnh phúc”, “Muốn an được an”, “Thiền sư Khương Tăng Hội”, “Hạnh phúc cầm tay”, “Con đường chuyển hóa”, “Đạo Phật của tuổi trẻ”, “Đạo Phật đi vào cuộc đời” và “Tay thầy trong tay con”. Đêm qua con đã đọc lại 2 cuốn mới nhất, xuất bản nhân dịp Thầy về Việt Nam năm 2017 này “Tìm bình yên trong gia đình” và “Tĩnh lặng”.

Con đã bình yên và tĩnh lặng một mình để cảm nhận Thầy đang và luôn có mặt bên con ngay bây giờ, trong mọi nẻo đường, trong từng bước chân, trong từng hơi thở. Rồi con cùng các đồng nghiệp, bạn hữu đang ngồi tại khắp bốn phương trời để nguyện cầu và gửi năng lượng yêu thương tới Thầy. Thầy có biết rằng, sức khỏe và bình an cũng như sự có mặt của Thầy là món quà quý giá nhất mà chúng con nhận được.

Con đang ngồi nhắm mắt lại và nhớ đến câu nói thân thương và những lời dặn của Thầy. Rằng, này con, có rất nhiều khách sẽ đến viếng nhà con. Khách thích con hay không thích con, khách hạnh phúc hay khổ đau, khách như ý hay bất như ý, khách thị phi, hay hiểu biết, yên lặng mỉm cười .... Con phải giữ nguyên vị trí chủ nhân ngôi nhà. Sống với khách nhưng không là khách. Con không cần phải trốn tránh, không cần! Khách đến rồi khách đi. Hãy nhớ câu chuyện của Bụt, ai đem đến những gì mà con không nhận, sẽ trả về cho chính họ!

Con đang ngồi tĩnh lặng theo đúng lời dạy của Thầy. Rằng tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng mặt trời. Nếu tâm trí của chúng ta luôn chứa đầy những toan tính và lo lắng thì chúng ta chẳng thể tìm được một khoảng trống cho chính mình.

Con và các cộng sự đang ngồi yên trong tĩnh lặng để bên Thầy từ nay đến ngày sinh nhật lần thứ 91 của Thầy và dài lâu hơn nữa. Chúng con đang bình yên và hạnh phúc bên Thầy, với Thầy, cùng Thầy. Ngày tiếp nối của Thầy cũng là ngày tiếp nối của con, của chúng con mà.

 

Tâm Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Công ty sách Thái Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6966)
Hòa Thượng pháp danh Thích Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm Canh Dần (1889) tại làng Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ Ngài là ông Trần Tín tự Phúc Châu, thân mẫu là bà Vũ Thị Tú hiệu Diệu Hòa.
09/04/2013(Xem: 7879)
Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
09/04/2013(Xem: 6846)
Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
09/04/2013(Xem: 11575)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
09/04/2013(Xem: 9335)
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
09/04/2013(Xem: 14879)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
09/04/2013(Xem: 6638)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
09/04/2013(Xem: 14899)
HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
09/04/2013(Xem: 7714)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
09/04/2013(Xem: 6682)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]