Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tham Luận về Vấn Đề Giáo Dục Phật Giáo

10/10/201610:49(Xem: 8028)
Tham Luận về Vấn Đề Giáo Dục Phật Giáo

thichtruongsanh

THAM LUẬN VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

 

Thích Trường Sanh

Tổng Vụ Trưởng TV Văn Hóa Giáo Dục thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL

 

Dẫn Nhập: Giáo dục là một vấn đề rất quan trọng trong mỗi tự thân, học đường, gia đình và mọi tầng lớp xã hội từ Đông sang Tây.

Đại hội Văn hóa Giáo dục và Hoằng pháp liên châu 2016, được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn,thủ đôOttawa, Gia Nã Đại vào thứ Sáu,ngày 7tháng 10 năm 2016. Theo thư cung thỉnh của Hòa Thượng Thích Bổn Đạt,Chánh văn phòng Điều Hợp Liên Châu, kiêm Trưởng ban tổ chức Về Nguồn lần thứ 10, và Hòa Thượng Thích Thái Siêu, đại diện các Tổng vụ Giáodục và Hoằng pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu, trong thư có nhấn mạnh những điểm sau đây: “Đại hội Văn hóa Giáo dục và Hoằng pháp nhằm mục đích gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm hành đạo, góp phần vào công tác hoằng dương chánh pháp của Đức Phật nơi xứ người. Thảo luận về Giáo dục liên quan đến Tăng Ni và quý vị Cư sĩ Phật tử. Đón nhận, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm đến từChư Tôn Trưởng lão gần nửa thế kỷ qua đang hành đạo ở hải ngoại” .

 

I – Con Đường Giáo Dục Của Đức Phật:

 

Sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ đề, Đức Thế  Tôn liền nghĩ về vấn đề giáo hóa chúng sanh, và từ đó Ngài đến vườn Lộc Uyển để gặp những người bạn đồng tu với Ngài trước đây để giới thiệu những chân lý mà chính bản thân Ngài đã thực chứng. Đây là bước đầu mà Đức Phật trình bày kết quả về sự khổ đau, nguyên nhân khổ đau, cảnh giới an lạc và con đường đi đến để có sự an lạc. Hơn 45 năm, Đức Thế Tôn du phương hành đạo để giáo hóa mọi tầng lớp hướng đến con đường thánh thiện. Những đệ tử của Ngài đã đắc thành chánh quả và nhiều vị đã bước vào quả dự lưu.

 

 II- Đạo Phật Tại Việt Nam:

 

  Trên hai ngàn năm đạo Phật có mặt tại Việt Nam, từ buổi ban đầu đạo Phật đã đi vào lòng dân tộc Việt qua các triều đại, và tùy theo hoàn cảnh các hàng Tăng sĩ đã giảng dạy giáo lý Phật đà cho mọi tầng lớp Phật tử. Ngôi chùa là một nhà trường; ngôi chùa lúc bấy giờ đã nuôi dưỡng đào tạo nhiều thành phần có trình độ học Phật. Các triều đại Lý Trần là những vị vua Phật tử, các vị này có những vị xuất gia đắc thành chánh quả.

    Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý vị Cư sĩ Phật tử chúng ta hãy đọc cuốn: 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viết về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào năm 1920, và những năm tháng sau đó khắp ba miền đất nước về sự phục hưng Phật giáo.

    Phật giáo Việt Nam đã có những Tu viện – Phật học viện- Trường Bồ đề - Trường Đại học … , các trường này đã đào tạo nhiều Tăng Ni sinh có trình độtừ mặt Phật học và thế học.Sau năm 1975,Phật giáo Việt Nam có mặt tại hải ngoại, Chư Tôn Đức Tăng Ni trong những bước đầu lo việc xây dựng các Tu viện – Tự viện, chưa có thời gian để giáo dục, đào tạo những thế hệ tiếp nối. Nhân dịp Đại hội Văn hóa Giáo dục và Hoằng pháp liên châu trong ngày GiỗTổVềNguồn. Chúng tôi nhân danh Tổng vụVăn hóa Giáo dục thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan có những ý nghĩ như sau:

 

1- Giáo Trình Giảng Dạy:

 

Các Tổng vụ Văn hóa Giáo dục và Hoằng pháp thuộc  các châu cần có sự liên quan trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm từ Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý vị Cư sĩ Phật tử, soạn ra những giáo trình phù hợp để giảng dạy cho những lớp Tăng Ni trẻ và mọi tầng lớp Phật tử ở hải ngoại.

 

2-Những ĐốiTượng Để Giáo Dục:

 

Hiện tại Tăng Ni sinh đã được đào tạo ở các Tu viện, Học viện … Và để cho các khóa tu học, an cư của quý Giáo hội được tổ chức hằng năm. Quý vị Giáo thọ cần phải hướng dẫn về phần Luật tạng để chư Tăng Ni hiểu rõthêm giá trị cao quý về sự hành trì giới luật.

Quý Phật tử tại gia có nhiều thành phần về mặt tuổi tác; có những vị có trình độ về mặt học vấn tiếp thu Phật pháp nhanh, và có những vị tuổi tác cao, nhiều hoàn cảnh không có thời gian đến chùa và tham dự các khóa tu học, do đó sự học hiểu Phật pháp có sự chênh lệch, cho nên sự giảng dạy tùy theo đối tượng để học viên dễ tiếp thu về kinh pháp. Những tầng lớp gia đình Phật tử, sinh viên, học sinh Phật tử, quý vị này sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, hoặc đi theo diện cha mẹ qua định cư ở nước ngoài. Quý vị Tăng Ni trẻ cần thông thạo các ngoại ngữ để đi vào các trường học, hoặc các gia đình để phổ biến Phật pháp cho mọi tầng lớp tuổi trẻ.

 

3- Mục Tiêu Hướng Đến Sự Giáo Dục:

 

Tất cả các Tôn giáo có mặt trên cuộc đời này, mỗi Tôn giáo đều có sự hướng dẫn mọi người đến với Tôn giáo của mình. Các vị lãnh đạo tinh thần của mỗi Tôn giáo đều có những phương thức trình bày mà mục đích hướng đến những lời dạy của các vị giáo chủ.Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta xuất gia, thành đạo, thuyết pháp độ sinh đã trải dài hơn 26 thế kỷ trước mãi đến hôm nay, đã đem lại nhiều an lành hạnh phúc cho toàn thể nhân loại trên trái đất này. Ngày nay các nước phương Tây, mọi người đã có duyên lành trở thành những học giả, giáo sư giảng dạy ở các trường và các phân khoa Phật học. Các nhà nghiên cứu Phật học, có những vị đã trở thành Tăng sĩ, Cư sĩ thuộc các trường phái và đã đem những lời Phật dạy chuyển hóa vào cộng đồng nhân loại hôm nay.

 

4- Nội Dung Về Sự Giáo Dục:

 

Nói về Tam tạng, tức nói vềKinh, Luật và Luận; Tam tạng của Bắc truyền,Nam truyền.Nội dung của tạng Kinh phần nhiều Đức Thế Tôn đề cập đến Tứ Thánh Đế. Luật, hướng dẫn, phân tích về sự khai, giá, trì, phạm; nói về tánh, tướng của luật nghi để hành giả mỗi khi đã lãnh thọ giới pháp hành trì cho được nghiêm mật để xứng danh một người Tăng sĩ. VềLuận tạng, có tính cách phân tích luận bàn rộng lớn để giáo pháp của Đức Thế Tôn được nhiều lợi lạc trong nhân gian. Cho nên các vị giáo sư, giảng sư, giáo thọ, mỗi khi đảm trách Kinh, Luật, Luận, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để cho nội dung được phong phú trước khi đi vào công việc giảng dạy .

 

5-Những Phương Pháp Giáo Dục:

 

Xã hội hôm nay có nhiều phương pháp để giảng dạy. Vấn đề giảng dạy không những đứng trên bục giảng để phân tích chỉ bày cho các học viên, mà ở trong các thông tin điện tử đã đóng góp phần lớn cho việc giảng dạy. Cho nên quý vị chuyên môn về việc giảng dạy cần có tư liệu và thời gian nghiên cứu để có nhiều phương pháp giảng dạy.Các khóa tu học của mỗi Giáo hội, mỗi Tu viện, Tự viện hoặc các trường lớp, vị giảng sư chuyên sâu các Kinh,Luật,Luận để chương trình giảng dạy có giá trị về việc tu học.

 

III – Kết Luận:

 

        Qua những chương mục giới thiệu trình bày ở các phần trên. Đại hội Văn Hóa Giáo dục và Hoằng pháp, cùng có nghĩa là Giáo Dục, nhưng giáo dục của Phật giáo khác với giáo dục thế gian, giáo dục Phật giáo không đào tạo chuyên viên. Giáo dục Phật giáo đào tạo những con người có cái nhìn chân thực, và khai phóng con người thoát khỏi vòng mê hoặc, tỉnh thức, đào tạo con người có nhân cách. Và Giáo dục con người có chất liệu Từ bi, hướng đến con đường an lành hạnh phúc.

 

 

TRÂN  TRỌNG KÍNH CHÀO ĐẠI HỘI

 Tỳ Khưu Thích Trường Sanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-                                                                                                                              

                                                                           

                                                                                                                                                                

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6871)
Hòa Thượng pháp danh Thích Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm Canh Dần (1889) tại làng Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ Ngài là ông Trần Tín tự Phúc Châu, thân mẫu là bà Vũ Thị Tú hiệu Diệu Hòa.
09/04/2013(Xem: 7789)
Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
09/04/2013(Xem: 6729)
Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
09/04/2013(Xem: 11461)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
09/04/2013(Xem: 9235)
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
09/04/2013(Xem: 14764)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
09/04/2013(Xem: 6543)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
09/04/2013(Xem: 14803)
HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
09/04/2013(Xem: 7599)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
09/04/2013(Xem: 6563)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]