Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tham Luận về Vấn Đề Giáo Dục Phật Giáo

10/10/201610:49(Xem: 7998)
Tham Luận về Vấn Đề Giáo Dục Phật Giáo

thichtruongsanh

THAM LUẬN VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

 

Thích Trường Sanh

Tổng Vụ Trưởng TV Văn Hóa Giáo Dục thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL

 

Dẫn Nhập: Giáo dục là một vấn đề rất quan trọng trong mỗi tự thân, học đường, gia đình và mọi tầng lớp xã hội từ Đông sang Tây.

Đại hội Văn hóa Giáo dục và Hoằng pháp liên châu 2016, được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn,thủ đôOttawa, Gia Nã Đại vào thứ Sáu,ngày 7tháng 10 năm 2016. Theo thư cung thỉnh của Hòa Thượng Thích Bổn Đạt,Chánh văn phòng Điều Hợp Liên Châu, kiêm Trưởng ban tổ chức Về Nguồn lần thứ 10, và Hòa Thượng Thích Thái Siêu, đại diện các Tổng vụ Giáodục và Hoằng pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu, trong thư có nhấn mạnh những điểm sau đây: “Đại hội Văn hóa Giáo dục và Hoằng pháp nhằm mục đích gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm hành đạo, góp phần vào công tác hoằng dương chánh pháp của Đức Phật nơi xứ người. Thảo luận về Giáo dục liên quan đến Tăng Ni và quý vị Cư sĩ Phật tử. Đón nhận, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm đến từChư Tôn Trưởng lão gần nửa thế kỷ qua đang hành đạo ở hải ngoại” .

 

I – Con Đường Giáo Dục Của Đức Phật:

 

Sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ đề, Đức Thế  Tôn liền nghĩ về vấn đề giáo hóa chúng sanh, và từ đó Ngài đến vườn Lộc Uyển để gặp những người bạn đồng tu với Ngài trước đây để giới thiệu những chân lý mà chính bản thân Ngài đã thực chứng. Đây là bước đầu mà Đức Phật trình bày kết quả về sự khổ đau, nguyên nhân khổ đau, cảnh giới an lạc và con đường đi đến để có sự an lạc. Hơn 45 năm, Đức Thế Tôn du phương hành đạo để giáo hóa mọi tầng lớp hướng đến con đường thánh thiện. Những đệ tử của Ngài đã đắc thành chánh quả và nhiều vị đã bước vào quả dự lưu.

 

 II- Đạo Phật Tại Việt Nam:

 

  Trên hai ngàn năm đạo Phật có mặt tại Việt Nam, từ buổi ban đầu đạo Phật đã đi vào lòng dân tộc Việt qua các triều đại, và tùy theo hoàn cảnh các hàng Tăng sĩ đã giảng dạy giáo lý Phật đà cho mọi tầng lớp Phật tử. Ngôi chùa là một nhà trường; ngôi chùa lúc bấy giờ đã nuôi dưỡng đào tạo nhiều thành phần có trình độ học Phật. Các triều đại Lý Trần là những vị vua Phật tử, các vị này có những vị xuất gia đắc thành chánh quả.

    Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý vị Cư sĩ Phật tử chúng ta hãy đọc cuốn: 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viết về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào năm 1920, và những năm tháng sau đó khắp ba miền đất nước về sự phục hưng Phật giáo.

    Phật giáo Việt Nam đã có những Tu viện – Phật học viện- Trường Bồ đề - Trường Đại học … , các trường này đã đào tạo nhiều Tăng Ni sinh có trình độtừ mặt Phật học và thế học.Sau năm 1975,Phật giáo Việt Nam có mặt tại hải ngoại, Chư Tôn Đức Tăng Ni trong những bước đầu lo việc xây dựng các Tu viện – Tự viện, chưa có thời gian để giáo dục, đào tạo những thế hệ tiếp nối. Nhân dịp Đại hội Văn hóa Giáo dục và Hoằng pháp liên châu trong ngày GiỗTổVềNguồn. Chúng tôi nhân danh Tổng vụVăn hóa Giáo dục thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan có những ý nghĩ như sau:

 

1- Giáo Trình Giảng Dạy:

 

Các Tổng vụ Văn hóa Giáo dục và Hoằng pháp thuộc  các châu cần có sự liên quan trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm từ Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý vị Cư sĩ Phật tử, soạn ra những giáo trình phù hợp để giảng dạy cho những lớp Tăng Ni trẻ và mọi tầng lớp Phật tử ở hải ngoại.

 

2-Những ĐốiTượng Để Giáo Dục:

 

Hiện tại Tăng Ni sinh đã được đào tạo ở các Tu viện, Học viện … Và để cho các khóa tu học, an cư của quý Giáo hội được tổ chức hằng năm. Quý vị Giáo thọ cần phải hướng dẫn về phần Luật tạng để chư Tăng Ni hiểu rõthêm giá trị cao quý về sự hành trì giới luật.

Quý Phật tử tại gia có nhiều thành phần về mặt tuổi tác; có những vị có trình độ về mặt học vấn tiếp thu Phật pháp nhanh, và có những vị tuổi tác cao, nhiều hoàn cảnh không có thời gian đến chùa và tham dự các khóa tu học, do đó sự học hiểu Phật pháp có sự chênh lệch, cho nên sự giảng dạy tùy theo đối tượng để học viên dễ tiếp thu về kinh pháp. Những tầng lớp gia đình Phật tử, sinh viên, học sinh Phật tử, quý vị này sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, hoặc đi theo diện cha mẹ qua định cư ở nước ngoài. Quý vị Tăng Ni trẻ cần thông thạo các ngoại ngữ để đi vào các trường học, hoặc các gia đình để phổ biến Phật pháp cho mọi tầng lớp tuổi trẻ.

 

3- Mục Tiêu Hướng Đến Sự Giáo Dục:

 

Tất cả các Tôn giáo có mặt trên cuộc đời này, mỗi Tôn giáo đều có sự hướng dẫn mọi người đến với Tôn giáo của mình. Các vị lãnh đạo tinh thần của mỗi Tôn giáo đều có những phương thức trình bày mà mục đích hướng đến những lời dạy của các vị giáo chủ.Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta xuất gia, thành đạo, thuyết pháp độ sinh đã trải dài hơn 26 thế kỷ trước mãi đến hôm nay, đã đem lại nhiều an lành hạnh phúc cho toàn thể nhân loại trên trái đất này. Ngày nay các nước phương Tây, mọi người đã có duyên lành trở thành những học giả, giáo sư giảng dạy ở các trường và các phân khoa Phật học. Các nhà nghiên cứu Phật học, có những vị đã trở thành Tăng sĩ, Cư sĩ thuộc các trường phái và đã đem những lời Phật dạy chuyển hóa vào cộng đồng nhân loại hôm nay.

 

4- Nội Dung Về Sự Giáo Dục:

 

Nói về Tam tạng, tức nói vềKinh, Luật và Luận; Tam tạng của Bắc truyền,Nam truyền.Nội dung của tạng Kinh phần nhiều Đức Thế Tôn đề cập đến Tứ Thánh Đế. Luật, hướng dẫn, phân tích về sự khai, giá, trì, phạm; nói về tánh, tướng của luật nghi để hành giả mỗi khi đã lãnh thọ giới pháp hành trì cho được nghiêm mật để xứng danh một người Tăng sĩ. VềLuận tạng, có tính cách phân tích luận bàn rộng lớn để giáo pháp của Đức Thế Tôn được nhiều lợi lạc trong nhân gian. Cho nên các vị giáo sư, giảng sư, giáo thọ, mỗi khi đảm trách Kinh, Luật, Luận, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để cho nội dung được phong phú trước khi đi vào công việc giảng dạy .

 

5-Những Phương Pháp Giáo Dục:

 

Xã hội hôm nay có nhiều phương pháp để giảng dạy. Vấn đề giảng dạy không những đứng trên bục giảng để phân tích chỉ bày cho các học viên, mà ở trong các thông tin điện tử đã đóng góp phần lớn cho việc giảng dạy. Cho nên quý vị chuyên môn về việc giảng dạy cần có tư liệu và thời gian nghiên cứu để có nhiều phương pháp giảng dạy.Các khóa tu học của mỗi Giáo hội, mỗi Tu viện, Tự viện hoặc các trường lớp, vị giảng sư chuyên sâu các Kinh,Luật,Luận để chương trình giảng dạy có giá trị về việc tu học.

 

III – Kết Luận:

 

        Qua những chương mục giới thiệu trình bày ở các phần trên. Đại hội Văn Hóa Giáo dục và Hoằng pháp, cùng có nghĩa là Giáo Dục, nhưng giáo dục của Phật giáo khác với giáo dục thế gian, giáo dục Phật giáo không đào tạo chuyên viên. Giáo dục Phật giáo đào tạo những con người có cái nhìn chân thực, và khai phóng con người thoát khỏi vòng mê hoặc, tỉnh thức, đào tạo con người có nhân cách. Và Giáo dục con người có chất liệu Từ bi, hướng đến con đường an lành hạnh phúc.

 

 

TRÂN  TRỌNG KÍNH CHÀO ĐẠI HỘI

 Tỳ Khưu Thích Trường Sanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-                                                                                                                              

                                                                           

                                                                                                                                                                

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2016(Xem: 11966)
Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười). Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo
22/10/2016(Xem: 7063)
Tuần lễ vừa qua, tuần lễ bi thương, tang tóc khổ đau, miền Trung các Tỉnh, của quê hương Mẹ. Nước lũ dâng cao, dân không tránh kịp, nước ngập mái nhà, hoa màu tan tác, gia súc thương vong, mạng người đói rét. Ai đã từng sanh ra và lớn lên của các Tỉnh miền Trung, đều đã trải qua những cơ cực lầm than vì cuộc sống. Thiên nhiên không ưu đãi, đất đai nứt nẻ bởi mùa hè nóng bứt, ngập nước bởi những tháng lũ mưa dầm giá rét. Hằng năm phải hứng chịu cảnh lũ lụt ngập nước. Nhưng năm nay, nước lũ dâng cao quá đặc biệt, gọi là vượt kỷ lục trong lịch sử lũ lụt miền Trung. Vừa qua lại phải chịu đựng chống chọi với sự ô nhiểm của biển từ hãng thép Formosa, giờ đây lại gánh chịu nạn lũ lụt bi thương.
04/10/2016(Xem: 17071)
Trong Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn lần thứ 9 ngày 11/8/2015 tại Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc, Đại Tăng từ 4 châu lục đã yết ma thành tựu giao phó việc tổ chức Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 10 cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada. Thừa lệnh Đại Tăng và được sự bảo trợ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada và Cộng Đồng Tăng Già tại Canada, nên chúng con mạnh dạng thừa đương việc tổ chức Phật sự thù thắng này tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, 11 Chemin Katimavik, Val-Des-Monts Quebec, J8N 5E1, Canada, trong các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 10 năm 2016.
22/09/2016(Xem: 7533)
Tiếng chuông đại hồng sớm hôm ngân nga đồng vọng giữa núi rừng trùng điệp Bà Nà kia , thức tỉnh du khách nhoài người thức dậy trong sương sớm trên núi cao, ngồi bên tách trà nhìn về Đà Nẵng, nhìn bằng Tâm để thấy rằng con người bé nhỏ li ti như những con kiến kia đang lăng xăng hoạt động trong cõi đời này, dưới phố thị lao xao, để làm gì ? Và khi chết rồi sẽ đi về đâu ? Những nghi vấn bức thiết như thế nếu có được, cũng là từ âm thanh đồng vọng xa xăm trong nỗi nhớ của chiếc xe Hon Đa một thời leo núi, một thời dấn thân cho đời cho đạo, để cho thế đạo vững vàng không chênh vênh khúc khuỷu như nếp gấp của con đường leo núi Bà Nà.
06/09/2016(Xem: 7905)
Cố Ni Sư Pháp danh Như Ngọc, húy Nhựt Thạch, tự Diệu Ngọc, hiệu Giáo Ngôn. Thế danh Trần Thị Thạch, sanh năm Kỷ Dậu 1909, tại ấp Long Bình, làng Long Đức, tổng Trà Nhiêu, tỉnh Trà Vinh. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Giác (1888 - 1945), Pháp danh Như Ý, tự Mật Tri. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Như (1889 - 1971), Pháp danh Sương Lực, tự Chơn Tâm.
01/09/2016(Xem: 7659)
HT Thích Như Điển giới thiệu Đức Trưởng Lão HT Như Huệ tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Germany, tháng 7-2015
30/07/2016(Xem: 15955)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
21/07/2016(Xem: 8710)
Bốn Giáo Hội hải ngoại, Ngài là bậc niên cao nhất Tăng Ni Việt Nam hải ngoại, Ngài là bậc Lạp trưởng nhất Sinh năm 1928 tại Cần Thơ, Nam Việt Hiện trụ 2016 tại Ca-li, Hoa Kỳ 18 tuổi thọ Phương trượng Sa Di 25 tuổi thọ Tỳ kheo cụ túc Đã hoàn tấc Cao đẳng Phật học Lại tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa Hai chương trình kết lá đơm hoa Biển trí tuệ sóng triều duy thức Chỉ ngần ấy, Ngài xứng đáng đi trước
30/06/2016(Xem: 5152)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
24/06/2016(Xem: 6191)
Hòa Nhập Ta Bà Bát Thập Tam Thượng Tôn Chánh Pháp Sáu Mươi Năm Như Như Lão Giả Như Như Thật Huệ Đắc Nào Hay Lão Chẳng Tầm Cao Tột Một Đời Thông Cửu Phẩm Đăng Soi Vạn Thuở Sáng Ngàn Năm Phật Đà Tiếp Dẫn Hương Quang Tỏa Quốc Độ Tây Phương Linh Giác Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]