Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bia tháp: Bổn Sư Hòa Thượng Sự Thuật

10/09/201610:41(Xem: 9521)
Bia tháp: Bổn Sư Hòa Thượng Sự Thuật

On Nhu Hue (3)本師和  尚事述

恭聞覺性圓明從來湛寂本無人我之幻相何有生死之假名雖然如釋尊為慈悲之心示現於塵以傳法化 他緣滿事完乃收神 於莎羅滅度

    我本師  和  尚上如下慧倣習如玆

師廣南省會安城舖錦鋪坊范氏之人出世於甲戌年二月十九日(陽曆一九三四年四月初二日)其父名范金蓋法名如勢其母曰阮氏遺法名如金皆是儒家深信佛之人有良醫為藝師是季子於六子之家有資稟聰明八歲而投師學道十二歲出家廣南省會安祝聖祖庭住持善果和尚為剃度本師十五歲(陽曆一九四八年) 受沙彌戒本師賜字解智號智通二十三歲(一九五 七年  受 具  足戒於大戒壇在南越行住和 尚為 壇頭傳戒  和 尚.

    於玆時師已從學在南越佛學堂印光寺

    高等佛學堂及講師住持訓鍊諸課卒業已師寔現 佛事之責任在數處數省至於陽曆一九六十三年由時世變轉佛事急務師歸本貫之地廣南之省代擔佛事以 善緣  和 尚輇於廣信省

在本省於吳庭燄撣押佛教之時師為廣南省爭鬥保衛佛教 委 班之主席

至於越南佛教統一教會成立之時在廣南師為正代面省兼教育特委文 化  教育 委 班之主席菩提中小學學 校之 鋻督  一切佛事施為皆得美滿成就

    至於一九七十五年後時世轉變師乃尋方出外先至日本然後到南澳定居在此師吃嘗艱苦建築法花 佛  寺以為基址修持並以向引同鄉修習

    在海外時候師擔任佛教越南在南澳之教會長 師又為越南佛教統一海外教會在澳大利-新西蘭創立 員之一然 後為 會 主經歷四任期十六年以至陽曆二千零十五年由為 年 高 臘長師辭任會主而為證明道師

自後師安養於南澳法花寺至丙申年春之首師受病幾多月而捨報於五月十九日亥時世壽八十三歲夏臘六十年

師一生以弘揚佛法為家務傳持命脈佛祖為本懷實可稱為佛法之棟樑叢林之石柱者也.

弟子眾等虔誠謹述師之行狀並為銘曰:

 

童真入道

法恩篤報

典籍搜尋

禪經習學

多方擔責

佛事弘揚

世時變轉

進腳離鄉

定居澳國

亦將盡力

弘法利生

不辭疲倦

鑄鐘造寺

廣弘佛事

教會立成

智神勞慮

八十三歲

願完捨報

塔在二天

故玆銘示

Thap tuong niem HT Nhu Hue tai VN

 

 

BỔN SƯ HÒA THƯỢNG SỰ THUẬT

 

Cung văn: Giác tánh viên minh, tùng lai trạm tịch, bổn vô nhân ngã chi huyễn tướng, hà hữu sanh tử chi giả danh. Tuy nhiên, như Thích Tôn, vị từ bi chi tâm, thị hiện ư trần dĩ truyền pháp hóa tha. Duyên mãn sự hoàn nãi thâu thần ư Sa La diệt độ.

        Ngã Bổn sư hòa thượng thượng Như hạ Huệ phỏng tập như tư.

        Sư Quảng Nam tỉnh, Hội An thành phố, Cẩm Phô phường, Phạm thị chi nhân, xuất thế ư Giáp Tuất niên, nhị nguyệt, thập cửu nhật (dương lịch nhất cửu tam thập tứ niên,tứ nguyệt sơ nhị nhật) kỳ phụ danh Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, kỳ mẫu viết Nguyễn thị Di pháp Như Kim, giai thị Nho gia thâm tín Phật chi nhân, hữu lương y vi nghệ. Sư thị quý tử ư lục tử chi gia, hữu tư bẩm thông minh, bát tuế nhi đầu sư học đạo, thập nhị tuế xuất gia, Quảng Nam, Hội An, Chúc Thánh tổ đình trụ trì, Thiện Quả hòa thượng vi thế độ bổn sư, thập ngũ tuế (dương lịch nhất cửu tứ bát niên) thọ Sa Di giới, bổn sư tứ tự Giải Trí, hiệu Trí Thông, nhị thập tam tuế (nhất cửu ngũ thất niên) thọ Cụ túc giới ư Giác Nguyên đại giới đàn tại Nam Việt, Hành Trụ hòa thượng vi đàn đầu truyền giới hòa thượng.

        Ư tư thời Sư dĩ tòng học tại Nam Việt Phật học đường Ấn Quang tự.

        Cao đẳng Phật học đường cập giảng sư, trụ trì huấn luyện chư khóa tốt nghiệp dĩ,  sư thực hiện Phật sự chi trách nhiệm tại sổ xứ, sổ tỉnh chí ư dương lịch nhất cửu lục thập tam niên, do thời thế biến chuyển, Phật sự cấp vụ, Sư qui bổn quán chi địa, Quảng Nam chi tỉnh đại đảm Phật sự dĩ Thiện Duyên Hòa thượng thuyên ư Quảng Tín Tỉnh.

        Tại bổn tỉnh, ư Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo chi thời, Sư vi Quảng Nam tỉnh tranh đấu bảo vệ Phật giáo Ủy ban chi Chủ tịch.

        Chí ư Việt Nam Phật giáo thống nhất Giáo hội thành lập, tại Quảng Nam, Sư vi chánh Đại Diện tỉnh kiêm Giáo dục đặc ủy, Văn hóa Giáo dục ủy ban chi Chủ tịch, Bồ đề trung tiểu học học hiệu chi Giám đốc, nhất thiết Phật sự thi vi giai đắc mỹ mãn thành tựu.

        Chí ư nhất cửu thất thập ngũ niên hậu, thời thế chuyển biến, Sư nãi tầm phương xuất ngoại, tiên chí Nhật Bản, nhiên hậu đáo Nam Úc định cư. Tại thử, Sư ngật thường gian khổ, kiến tạo Pháp Hoa Phật tự dĩ vi cơ chỉ tu trì tịnh dĩ hướng dẫn đồng hương tu tập.

        Tại hải ngoại thời hậu, Sư đảm nhiệm Phật giáo Việt Nam tại Nam Úc chi Giáo hội trưởng. Sư hựu vi Việt Nam Phật giáo thống nhất Hải ngoại giáo hội tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan sáng lập viên chi nhất, nhiên hậu vi Hội chủ kinh lịch tứ nhiệm kỳ, thập lục niên, dĩ chí dương lịch nhị thiên linh thập ngũ niên, vị niên cao lạp trưởng, Sư từ nhiệm Hội chủ, nhi vi Chứng minh đạo sư.

        Tự hậu, Sư an dưỡng ư Nam Úc Pháp Hoa tự, chí Bính Thân niên xuân chi thủ, Sư thụ bệnh kỷ đa nguyệt nhi xả báo ư ngũ ngoạt thập cửu nhật, hợi thời, thế thọ bát thập tam tuế, hạ lạp lục thập niên.

        Sư nhất sinh dĩ hoằng dương Phật pháp vi gia vụ, truyền trì mạng mạch Phật tổ vi bổn hoài, thật khả xưng vi Phật pháp chi đống lương, tòng lâm chi thạch trụ giả dã.

        Đệ tử chúng đẳng kiền thành cẩn thuật Sư chi hành trạng tịnh vi minh viết:

Đồng chân nhập đạo

Pháp ân đốc báo

Điển tịch sưu tầm

Thiền kinh tập học

Đa phương đảm trách

Phật sự hoằng dương

Thế thời biến chuyển

Tấn cước ly hương

Định cư Úc quốc

Diệc tương tận lực

Hoằng pháp lợi sanh

Bất từ bì quyện

Chú chung tạo tự

Quảng hoằng Phật sự

Giáo hội lập thành

Trí thần lao lự

Bát thập tam tuế

Nguyện hoàn xả báo

Tháp tại nhị thiên

Cố tư minh thị./.


Thap tuong niem HT Nhu Hue tai Uc

 

HÀNH TRẠNG CỦA HÒA THƯỢNG BỔN SƯ


Kính nghe, giác tánh sáng trong, xưa nay vắng lặng, vốn không có tướng huyễn nhân ngã, làm gì có chết sống giả danh. Tuy nhiên, như đức Thế Tôn, vì lòng từ bi thị hiện ra nơi đời để truyền pháp dạy người. Khi duyên mãn việc xong bèn thâu thần diệt độ dưới cội Sa La.

 

Hòa thượng bổn sư chúng con, thượng Như Hạ Huệ cũng học theo như thế. Ngài người họ Phạm, sinh quán tại phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngài sinh ngày 19/2/ Giáp Tuất, nhằm ngày 2 tháng 4 năm 1934. Thân phụ Ngài là cụ ông Phạm Kim Cái, pháp danh Như Thế, thân mẫu là cụ bà Nguyễn thị Di, pháp danh Như Kim, đều là người thuộc Nho gia, tín kính Phật pháp, nghề nghiệp lương y. Ngài là con út trong gia đình có sáu anh em, bẩm chất thông minh, tám tuổi đã vào chùa học đạo, 12 tuổi xuất gia với Hòa thượng Thiện Quả, trụ trì tổ đình Chúc Thánh, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Năm 15 tuổi (dương lịch 1948), Ngài thọ giới Sa Di được Bổn Sư cho pháp tự là Giải Trí, Hiệu là Trí Thông. Năm 23 tuổi (1957) Ngài thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Giác Nguyên, do Hòa thượng Hành Trụ làm Đàn đầu hòa thượng. Lúc bấy giờ Ngài đã tòng học tại Phật Học Đường Nam Việt (Chùa Ấn Quang). Sau khi tốt nghiệp lớp Cao Đẳng Phật Học và hoàn tất các khóa huấn luyện giảng sư, trụ trì, Ngài thực hiện công tác Phật sự tại một số nơi, một số tỉnh cho đến năm 1963, do thời thế biến chuyển, Phật sự cấp bách, Ngài phải trở về quê quán là tỉnh Quảng Nam đảm nhận công tác Phật sự thay thế cho Hòa thượng Thích Thiện Duyên chuyển vào lo công tác Phật sự tại tỉnh Quảng Tín. Dưới thời Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, tại tỉnh Quảng Nam Ngài làm Chủ tịch Ủy Ban Tranh Đấu Bảo Vệ Phật Giáo. Đến sau khi GHPGVNTN được thành lập, tại tỉnh Quảng Nam, Ngài làm Chánh đại diện kiêm Đặc Ủy Giáo Dục, Chủ tịch Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục, Giám đốc trường trung tiểu học Bồ Đề, hết thảy những công tác Phật sự, Ngài làm đều thành công mỹ mãn.

        Đến sau năm 1975, thời thế biến chuyển, Ngài bèn tìm đường ra nước ngoài. Lúc đầu Ngài đến Nhật Bản, sau đó đến định cư tại Nam Úc. Tại đây, Ngài đã trải bao gian lao khổ cực xây dựng nên chùa Pháp Hoa để làm cơ bản cho việc tu trì của mình cũng như để có nơi cho đồng hương về tu tập.

        Tại hải ngoại, Ngài đảm nhận chức vụ Giáo hội trưởng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Nam Úc. Ngài cũng lại là một trong những người sáng lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan và Ngài đã làm Hội chủ Giáo hội trong 4 nhiệm kỳ gồm 16 năm (1999-2015), vì niên cao lạp trưởng Ngài xin từ nhiệm Hội chủ và được cung thỉnh vào ngôi vị Chứng Minh Đạo Sư. Từ đó, Ngài an dưỡng tại chùa Pháp Hoa Nam Úc cho đến đầu xuân năm Bính Thân, Ngài phát bệnh, điều trị trong mấy tháng,  đến ngày 19 tháng 5 năm Bính Thân (2016) thì Ngài xả báo, thế thọ tám mươi ba tuổi và 60 hạ lạp. Ngài suốt một đời, lấy việc hoằng dương Phật pháp làm gia vụ, lấy việc truyền trì mạng mạch Phật tổ làm bổn hoài, thật đáng xưng tôn là lương đống của Phật pháp, là thạch trụ của tòng lâm. Đệ tử chúng con kính thuật hành trạng của Ngài và dâng bài Minh rằng:

 

Đồng chơn vào đạo

Pháp ân dốc báo

Điển tịch sưu tầm

Thiền kinh tập học

Nhiều nơi đảm trách

Phật sự hoằng dương

Thế thời biến chuyển

Cất bước ly hương

Định cư tại Úc

Lại đem sức lực

Hoằng pháp lợi sanh

Chẳng nề mệt nhọc

Đúc chuông tạo tự

Rộng làm Phật sự

Giáo hội xây nên

Biết bao lao lự

Tám mươi ba tuổi

Nguyện hoàn xả báo

Tháp dựng hai nơi

Cho đời tán ngưỡng./.

 

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Chùa Pháp Bảo, Hội An, mùa Vu Lan 2016
Đệ tử TK Thích Hạnh Niệm kính soạn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2012(Xem: 10794)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
20/09/2012(Xem: 5649)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
08/09/2012(Xem: 8180)
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
08/09/2012(Xem: 6138)
Tin Sư Ông ra-đi-về cõi bất sinh đã dệt nên những cơn bồi hồi, xúc động. Biết nói cái gì, và sẽ nói cái gì về một vầng ánh sáng chói lọi vừa lịm tắt? Càng cố nói về cái “rạng rỡ” thì càng trở nên vụng về! Nhưng vượt lên trên tất cả và vẫn còn hiện hữu nơi đây là tấm lòng tri ân sâu sắc đối với công trình dịch thuật Kinh tạng của Người. Lòng tri ân sâu thẳm đó vẫn âm ỉ trong tâm thức của những người từng có cơ duyên được học hỏi “triết lý giác ngộ”- một thứ triết lý nguyên thủyhàm chứa những kinh nghiệm chứng ngộ rất ngườicủa Đức Thế Tôn.
07/09/2012(Xem: 5892)
Các bạn thân mến, Tôi lớn lên trong cảnh bất công và quê hương nhuộm đầy máu lửa. Trái tim tôi đã dược nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương qua những tấm gương của các vị anh hùng yêu nuớc. Tôi yêu lí‎ tưởng Từ Bi của Đức Phật qua tinh thần bất bạo động, tôi không thích tham gia vào các tổ chức và các cuộc đấu tranh. Tôi đã đi dự những khóa tu của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức trong một số chùa lớn của ba miền đất nuớc, trong thời gian Thầy về Việt Nam.
07/09/2012(Xem: 6444)
Trước tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch, tôi xin thành kính có bài ghi lại kỷ niệm phước duyên được nghe ngài thuyết pháp. Đó là thời điểm những năm 1978, 1979… Vào lúc ấy, Tổng vụ Hoằng Pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức thuyết pháp hàng tuần vào lúc 15h chiều chủ nhật tại trụ sở của Giáo hội là chùa Ấn Quang.
02/09/2012(Xem: 10291)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
29/08/2012(Xem: 5564)
Tôi muốn nói đến Sư Huynh Phổ Hòa, người anh lớn trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam tức Huynh Trưởng HỒNG LIÊN Phan Cảnh Tuân khả kính của chúng ta.
23/08/2012(Xem: 8218)
Kính bạch Sắc tứ Thập Tháp Tổ đình, Tân tịch trụ trì Thích Kế Châu, Đại lão Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh. Hôm nay, chúng tôi là những Pháp huynh, Pháp đệ thuộc dòng pháp Chúc Thánh, Tổ đình thứ hai Quảng Nam, và dòng pháp Thiền Tôn, Tổ đình thứ ba – Huế, tại Bình Định, và cũng là con cháu tám, chín đời dòng pháp Thập Tháp – Tổ đình thứ nhất, thuộc dòng pháp Thiên đồng Trung quốc tại Việt nam. Giờ này, tất cả chúng tôi đã vân tập đông đủ trước linh đài trang nghiêm, đau buồn này để làm lễ tiễn đưa kim quan Cố Đại lão Hòa thượng vào “BẢO THÁP MẬT TÀNG”, nghìn thu an nghỉ. Kính bạch Tân tịch Đại lão Hòa thượng giác linh! Trước hết, tại nơi đây, tất cả chúng tôi: Chí thành đến trước linh tòa, Cung kính dâng lên pháp cúng Kinh diên tán tụng,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]