Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Cố Ni Sư Như Ngọc

06/09/201608:41(Xem: 7906)
Tiểu Sử Cố Ni Sư Như Ngọc

Hình Lưu Niệm SưBà ChùaTừVân

Tiểu Sử Cố
Ni Sư thượng Như hạ Ngọc

1909 – 1989

 

  1. I.     Thân thế:

 

Cố Ni Sư Pháp danh Như Ngọc, húy Nhựt Thạch, tự Diệu Ngọc, hiệu Giáo Ngôn.  Thế danh Trần Thị Thạch, sanh năm Kỷ Dậu 1909, tại ấp Long Bình, làng Long Đức, tổng Trà Nhiêu, tỉnh Trà Vinh.

 

Thân phụ là cụ ông Trần Văn Giác (1888 - 1945), Pháp danh Như Ý, tự Mật Tri.  Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Như (1889 - 1971), Pháp danh Sương Lực, tự Chơn Tâm.

 

Song thân của CốNi Sư là bậc hiền đức, thâm kính Phật Pháp, là Phật tử thuần thành, thành viên sáng lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Học Trà Vinh.  Cụ ông cũng là Biên Tập Viên và là Phó Quản LýTạp ChíDuy Tâm Phật Học của Hội.

 

Cụ ông là công chức, nhơn lúc đổi ra làm việc tại Hà Nội (1930 - 1933), gặp lúc chùa Quán Sứ đang trùng tu, hai cụ góp công cùng Chư Tôn Thiền Đức và nhiều nhơn sĩ Phật tử ở đây chung lo Phật sự.  Vì gia cảnh ở quê nhà đơn chiếc, thân mẫu của cụ ông tuổi đã già, hay đau ốm, nên cụ ông xin hưu trí sớm để về quê lo báo hiếu. 

 

Về tới quê nhà gặp lúc Chư Tôn Thiền Đức ở đây đang dự tính thành lập Hội Phật Học tại chùa Long Phước,cụ ông tham gia và tỏ ý định thế phát xuất gia.  Đang lúc Hội cần người chạy lo xin giấy phép lập Hội, khai trường, đồng thời xin ra tờ Tạp ChíDuy Tâm, chư Tôn Đức có lời khuyên cụ ông hãy hoãn ý định xuất gia để chạy vòng ngoài.  Cụ ông đi nhiều nơi kêu gọi, vận động các chùa hầu như khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh, ra tới các chùa miền Trung, nên được nhiều chùa cùng nhiều đoàn thể biết tới việcthành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Họctại tỉnh nhà, cùng tham gia ủng hộ Hội được hoàn thành mỹ mãn.  Đến năm 1935, chùa Long Phước khai trường Phật Học Đường Lưỡng Xuyên, tiếp Tăng, độ chúng, đào tạo hàng loạt các vị Tăng tài, giới đức kiêm ưu, phụng sự Phật Pháp khắp nơi.  Phật Học Đường Lưỡng Xuyên là ngôi trường Phật Học đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo miền Nam Việt Nam.

 

Cố Ni Sư có bốn anh em, chỉ CốNi Sư là con gái duy nhất nên ông bà rất cưng quý, giáo dục nghiêm túc.  Thuở ấy con gái ít được đi học, thế mà ông bà cũng cố gắng lo cho con mình được lên Sài Gòn theo học trường Nữ Học Đường.  Sau khi ra trường, Cố Ni Sư được học thêm các môn nữ công gia chánh khác để được đầy đủ Công Dung Ngôn Hạnh theo nề nếp khuôn mẫu truyền thống của một phụ nữ gia giáo Việt Nam từ ngàn xưa. 

 

Năm 17 tuổi (1925), vâng lịnh song thân, kết duyên với ông Dương Thế Trân (1903 - 1930), là cựu sinh viên École Normale Saigon, đang là Giáo Viên trường Tư Thục Nguyễn Văn Chưởng Trà Vinh.  Cuộc đời không mấy ai được hạnh phúc lâu dài.  Năm 1930, ông Dương Thế Trân bỗng lâm bạo bệnh qua đời, để lại hai con, một trai vừa lên ba tuổi, một gái mới tròn thôi nôi.Sớm gãy gánh cang thường, chưa mãn tang chồng, bỗng con gái lâm bịnh ngặt.  Chứng sốt tê liệt trẻ con thời đó chưa có thuốc trị, con trẻ đành phải chịu tật nguyền.Trước cảnh vô thường bịnh khổ mà không còn phương nào chữa trị được, âu chỉ còn có phép Phật nhiệm mầu mới mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ chữa lành bịnh tật cho con trẻ.

 

Chí đã quyết, nguyện cắt ái ly gia, Cố Ni Sư đành bỏ lại sau lưng cuộc sống yên lành nơi mái ấm với tình yêu thương của song thân và hai con thơ dại.  Quên tuổi đời son trẻ, một mình dấn thân vào nơi núi thẳm rừng sâu, cắt bỏ tóc xanh tầm Sư học Đạo, lập công bồi đức, tạo chút nhơn lành để phước ấm lại cho con. 

 Sa Di Ni 1941 Tân Tỵ

  1. II.               Thời kỳ Xuất Gia Tu Học

          Chí quyết tu hành

    

 

Chí đã quyết lên non cầu đạo (1935)

     Lòng nhiệt thành phước báo duyên may

          Núi Sam Châu Đốc vừa hay

Tới hang Bà Thợ gặp Thầy độ cho

     Phước Điền bậc thâm nho Trưởng Lão[1]

     Tổ Phi Lai chánh giáo chơn truyền

          Tam Quy Ngũ Giới chăm chuyên

Ngày lo công quả đêm thiền tịnh tu

 

     Trải ba năm công phu khổ hạnh

     Một ngày kia quảy gánh xuống triền

          Nhà dân xin nước giếng tuyền

Xảy bị chó cắn âu điềm chẳng may

     Về chùa vội bạch ngay Sư Phụ

     Thầy dạy rằng: Quả đủ cơ duyên

         Hãy mau xuống núi đi liền

Gặp thầy trị bịnh, bạn hiền đỡ nâng

     Căn lành sẵn có phước phần

     Ni Trường tạo dựng ích dân độ đời”

         Lạy Thầy từ tạ vâng lời

Hành trang thu xếp tạm rời sơn môn

 

Bậc xuất gia hằng luôn kham nhẫn

     Chí kiên trì tinh tấn tu hành

         Noi gương Phật Tổ độ sanh

Trên đường hóa đạo thực hành chí tu.

 

Ý thức được sự vô thường giả tạm của thế gian;nên sau đó nhiều lần suy nghĩ chính chắn, Cố Ni Sư đã tự cắt tóc mình cương quyết xả tục xuất gia, năm ấy Cố Ni Sư đã 25 tuổi đời.  Từ đấy, một mình một bóng, Cố Ni Sư vân du khắp nơi để tầm Sư học Đạo.  Trải qua ba năm trường, khắp miền Năm Non Bảy Núi của vùng Thất Sơn Linh Địa đều có dấu chân của Cố Ni Sư bước đến; nhưng vẫn chưa nơi nào hợp tâm thuận cảnh. 

 

Duyên may giong ruổi, một hôm đến chùa Phước Điền, hang Bà Thợ, Núi Sam, trước cảnh trí thiên nhiên thiền vị, Cố Ni Sư quyết định ở lại đây cầu Sư học Đạo.  Sau khi bái kiến Hòa Thượng Trụ Trì, được Thầy cho thế phát quy y.  Từ đó, ở lại chùa Phước Điền, trên kính Thầy, dưới nhường bạn, nhẫn nhục tu hành, công quả trong chùa hết sức cực nhọc, khi xuống triền gánh nước, lúc lên non kiếm củi, giã gạo nấu cơm, mọi việc trong ngoài hết sức lo toan.  Dù cực nhọc nhưng lúc nào Cố Ni Sư cũng chuyên cần tinh tấn.  Trải ba năm nương náu tại chùa Phước Điền, học xong bộ Tam Bảo chữ Nho, với tấm lòng chân thành học Đạo, Cố Ni Sư đã tự thân cầu học tại các Trường Hương, Trường Kỳ với các cụ Tổ như Tổ Khánh Anh, Tổ Huệ Quang, v.v... 

 

 

 Hình Lưu Niệm - Từ Vân Tự Mậu Thìn 1988

  1. III.           Quá trình Tu Học 1935 -1957

 

Năm 1935 – Ất Hợi:  Xả tục xuất gia, vân du khắp miền Năm Non Bảy Núi vùng Thất Sơn Châu Đốc, tầm Sư học Đạo.

 

Năm 1937 – Đinh Sửu:  Quy y thọ Ngũ Giới ngày Rằm tháng Bảy năm Đinh Sửu tại chùa Phước Điền núi Sam, tục gọi Chùa Hang Bà Thợ, Châu Đốc.

- Hòa Thượng Bổn Sư: thượng Huệ hạ Thiện, húy Hồng Chí.

 

Năm 1939 – Kỷ Mão:  Cùng Sư Bà thượng Diệu hạ Tấn húy Hồng Lầu nhập tự chùa Kim Sơn, Phú Nhuận, sáng lập Kim Sơn Phật Học Ni Trường.

                   Đèn Huệ Kim Sơn khêu tỏ rạng

                   Soi đường Ni Chúng rộng thênh thang

 

Năm 1941 – Tân Tỵ:  Thọ giới Sa Di Ni ngày mồng 10 tháng 3 năm Tân Tỵ (ngày 7 tháng 4 năm 1941) tại Đại Giới Đàn chùa Thái Nguyên, Thủ Đức.

- Hòa Thượng truyền giới húy Trường Bình, hiệu Vĩnh Hòa.

- Kiết hạ an cư tại chùa Bắc Kỳ Nghĩa Trang.

 

Năm 1942 – Nhâm Ngọ:  Chùa Kim Sơn Phú Nhuận lần đầu tiên khai Trường Hạ.

Cùng chư Ni chúng an cư tu học tại đây liên tục trong 3 năm.

 

Năm 1945 – Ất Dậu:  Nhập học, kiết hạ an cư tại chùa Long Hòa, Tiểu Cần, Trà Vinh.

- Trụ Trì: Tổ Huệ Quang.

 

Năm 1947 – Đinh Hợi:  Cùng chư Ni chúng chùa Kim Sơn nhập tự và trùng tu chùa Lý Dương Sanh, tục gọi chùa Bà Đầm, nay là chùa Từ Vân, Phú Nhuận.

Thường trú tại đây đến ngày viên tịch.

 

Năm 1949 – Kỷ Sửu:  Thọ Tỳ Kheo Ni Bồ Tát Giới ngày mồng 6 tháng 4 năm Kỷ Sửu tại Đại Giới Đàn chùa Giác Nguyên, Vĩnh Hội.

- Hòa Thượng Trụ Trì: Hành Trụ

- Hòa Thượng Ni truyền Giới: Đàm Thanh

Nhập học và kiết hạ an cư tại chùa Tăng Già, Vĩnh Hội.

 

Năm 1950 – Canh Dần:  Nhập chúng tu học và kiết hạ an cư tại chùa Huê Lâm, Chợ Lớn.

Rằm tháng 3 kiết đông tại chùa Hội Sơn, Gò Dưa, Thủ Đức.

Học xong Bộ Tứ Phần Luật do Hòa Thượng Ni Đàm Thanh, nay là Như Thanh, Trụ Trì chùa Huê Lâm, Chợ Lớn và chùa Hội Sơn, Thủ Đức, truyền giảng.

 

Năm 1952 – Nhâm Thìn:  Cầu Pháp với Tổ Khánh Anh, chùa Phước Hậu, Trà Ôn.  Được Tổ truyền trao Kệ Phái Chánh Pháp Nhãn Tạng.  Tổ đặt cho Pháp hiệu Giáo Ngôn, nay gọi là Như Ngôn.

 

Năm 1956 – Bính Thân:  Nhập học Trường Hương tại chùa Giác Nguyên, Vĩnh Hội.

- Hòa Thượng Trụ Trì: Hành Trụ

Kiết hạ an cư tại chùa Tăng Già, Vĩnh Hội.

 

Năm 1957 – Đinh Dậu:  Nhập chúng tu học tại Phật Học Ni Trường Dược Sư, Gia Định, ngày 12 tháng Tư.

Dự học Khóa Huấn Luyện Trụ Trì, khai giảng ngày 19 tháng Tư, mãn khóa ngày Tự Tứ Rằm tháng Bảy năm Đinh Dậu.

 

 

 

  1. IV.            Hành Đạo hóa đời

 

Từ đây Giới Phẩm đầy đủ, nội điển làu thông, Cố Ni Sư phát nguyện thọ trì Kinh Đại Thừa, chuyên niệm Đức Quán Thế Âm, thường khuyên dạy Phật tử làm lành lánh dữ, cúng dường Tam Bảo, phóng sanh, bố thí ...

 

Cuộc đời tu học của Cố Ni Sư thật rất cam go, gian khổ.  Khi mới xuất gia, ẩn chốn lâm sơn cùng cốc, suốt 6 năm trường tinh tu khổ hạnh.  Sau khi xuống núi gặp thầy, gặp bạn, nhập chúng tu học Chánh Pháp cho đến ngày viên tịch.  Trải 49 năm ở chốn Đại Già Lam Đạo Tràng nghiêm tịnh, trên nửa thế kỷ đời người tu hành thật dõng mãnh tinh tấn,Cố Ni Sư rất siêng tu cần học, tánh tình bộc trực, phóng khoáng hồn nhiên.  Trên đối với bậc Tôn Trưởng rất mực cung kính, dưới đối với bạn học đồng tu thật là ngay thảo, đối với chư Phật tử hết lòng thương xót, hay cứu giúp những người hoạn nạn khốn cùng; đối với con cháu trong gia đình quyến thuộc, thường hay răn dạy bỏ tâm kiêu xẻn, tu mười pháp lành, bố thí cúng dường, cung kính Tam Bảo.

 

Đối với Phật Pháp, Cố Ni Sư rất nhiệt thành lo Phật sự: từng là cột trụ của Cố Sư Bà Kim Sơn, sáng lập Kim Sơn Phật Học Ni Trường, đồng thời trợ lực Sư Trưởng lo Phật sự tại chùa Hội Sơn Thủ Đức, chùa Huê Lâm Chợ Lớn và xây cất chùa Phổ Đà Vũng Tàu đến khi hoàn mãn.

 

Nhiều lần Sư Trưởng dạy Cố Ni Sư ở lại chùa Phổ Đà, nhưng bổn nguyện Cố Ni Sư không rời bỏ huynh đệ, nên trở về hiệp lực cùng chư Ni chùa Kim Sơn trùng tu ngôi Tam Bảo Lý Dương Sanh Tự để làm Tổ Đình, nay là chùa Từ Vân.

 

Khi chư Ni ở Nam Bộ dự trù tìm mua đất để xây cất chùa Từ Nghiêm và thành lập Trụ Xứ Ni Bộ thì Cố Ni Sư đã sốt sắng đóng góp công sức chung lo.

 

Thấy đất nhà còn rộng, Cố Ni Sư về xin với thân mẫu cúng dường cho Ni Sư chùa Liên Quang xây cất nên Ni Tự tại tỉnh nhà, để chư Ni ở các nơi am cốc hẻo lánh có chỗ nương về tu học, kiết hạ an cư hoặc khi ốm đau được ở tại Châu Thành cho tiện việc thuốc thang điều trị.

 

Cũng trong thời gian rảnh rỗi còn lưu lại quê nhà, Cố Ni Sư đã dịch và tuyên giảng bộ Giới Bổn cho chư Ni không đủ phương tiện nhập chúng tu học ở các Đạo Tràng Ni Bộ.  Đồng thời có những năm, từ Rằm tháng Giêng đến Rằm tháng Tư, Cố Ni Sư về Trà Vinh cùng với Sư Bà Diệu Tài, cũng gọi là Bà Cô Trà Vinh, tu hạnh khất thực, cùng đi trì bình khắp các làng quê tại tỉnh nhà, nên chư Phật tử tại đây đều rất quý kỉnh.

 

Chư Tôn Hòa Thượng Tỉnh Hội Trà Vinh thấy Cố Ni Sư có khả năng gánh vác Phật sự nên gọi về cho thay thế Hòa Thượng Trụ Trì chùa Long Khánh đã quá già yếu, nhưng Cố Ni Sư đã từ chối, chỉ khăng khăng nương cùng chư huynh đệ chung lo Phật sự tại chùa Từ Vân.

 

Trong thời Pháp nạn (1963), đáp ứng lời kêu gọi của Giáo Hội cùng chư Tăng Ni Phật tử tranh đấu biểu tình tuyệt thực tại chùa Xá Lợi, Cố Ni Sư đã từng chung chịu sự đàn áp của cường quyền thuở đó.

 

Đối với đồng bào, Cố Ni Sư lo việc từ thiện, ủng hộ Viện Bảo Trợ Nhi Đồng tổ chức giữ trẻ cho đồng bào lao động nghèo ngay trong xóm chùa Bà Đầm.  Cố Ni Sư tham gia Hội Truyền Bá Quốc Ngữ để chống nạn mù chữ. Năm 1954-1955, mở lớp học ngay tại chùa, cùng với Sư Bà Như Trí (hiện nay Tọa Chủ chùa Thiên Long, Bình Thạnh) đứng dạy cho đồng bào biết đọc, biết viết.

 

Cố Ni Sư thật đã thi vi Bồ Tát Đạo, hợp với lý Phật Pháp bất ly thế gian, lợi hành đồng sự, giáo hóa độ sanh.

 

 

 

  1. V.               Dự tri thời chí

 

Tuổi đời chồng chất, tuổi Đạo càng cao, tự biết trước ngày ra đi vĩnh biệt, nên từ một năm trước Cố Ni Sư đã đem hết kinh sách của mình tu học tự bấy lâu chia tặng cho các vị Ni Sinh chùa Từ Vân, Từ Nghiêm, Kim Quang, Vạn Hạnh, v.v...  Ngoài ra nào tràng hạt, chuỗi tay, y áo, các vật dụng lớn nhỏ, Cố Ni Sư đều thu xếp, tùy vật tùy người trao tặng cho hết.  Đồ tẩn liệm cũng tự lo liệu đầy đủ, đến khi viên tịch chẳng có gì thiếu sót.

 

Vào cuối năm Mậu Thìn 1988, Cố Ni Sư lâm trọng bịnh, sau khi bình phục, Cố Ni Sư thường hay nói: “Tôi mộng thấy được về cảnh giới của tôi để vào trường thi, nhưng chưa tới kỳ, sang năm tôi sẽ được vào và thi đậu.”  Quả vậy, từ đầu Xuân Kỷ Tỵ 1989, các Phật tử về chùa Từ Vân, hễ ai đến thăm hỏi Cố Ni Sư, thì Cố Ni Sư thường hay nói lời từ biệt và khuyên nhắc Phật tử rán lo tu niệm.  Đến Lễ Phật Đản ngày Rằm tháng Tư, Cố Ni Sư từ giã Phật tử và nói: “Rằm này quý vị còn gặp tôi, chớ Rằm sau không còn gặp nữa đâu.”  Ai nghe cũng tưởng Cố Ni Sư nói chơi vậy thôi, vì thấy Cố Ni Sư tuy đã yếu nhưng hãy còn rất sáng suốt, ăn uống, ngủ nghỉ, ra vào rất tự nhiên.  Lễ Kiết Hạ An Cư hôm đó, Cố Ni Sư cũng lên chánh điện cùng chư đại chúng làm lễ như thường lệ.

 

Nào ngờ đâu, vào cuối tháng Tư, đêm ba mươi, sau thời khóa Lễ Sám Hối, Cố Ni Sư trở bịnh, làm mệt, phải đưa đi bịnh viện cấp cứu.  Ban đầu, Cố Ni Sư không chịu đi, sau vì ý kiến chung trong đại chúng cùng thân nhân của Cố Ni Sư nên Cố Ni Sư buộc lòng phải chịu.

 

 

 

  1. VI.           Thời kỳ viên tịch

 

Sau hai ngày ở bịnh viện, trải qua nhiều lần xét nghiệm càng làm cho bịnh tình thêm trầm trọng, Cố Ni Sư quyết đòi về chùa.  Đến sáng ngày mồng 3 tháng 5, bác sĩ mới chịu ký giấy cho xuất viện.

 

Với tâm trạng vô cùng hoan hỷ hiện rõ trên nét mặt, tuy rất mệt nhọc, Cố Ni Sư vẫn còn rất tỉnh táo lắng nghe lời thuyết giảng của Thầy Minh Thanh cùng những tiếng niệm Phật của chư đại chúng.  Hơi thở yếu dần, nét mặt bớt vẻ mệt nhọc, từ từ trở nên bình thản, đến 4 giờ chiều Cố Ni Sư nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng thị tịch, có đủ chư Đại Đức Tăng Ni, huynh đệ thân thương tại chùa Từ Vân niệm Phật tiếp dẫn.  Hồi trống sấm chuyển vang rền, Phật tử các nơi tề tựu về hộ niệm.

 

Đến 10 giờ đêm, chư Ni nấu nước hoa tắm thay đồ cho Cố Ni Sư, thấy trên đỉnh đầu Cố Ni Sư hãy còn nóng ấm trong khi toàn thân đều giá lạnh.  Nét mặt như rất tươi tỉnh, miệng tựa mỉm cười dường như cùng chư đại chúng nói câu “Nhứt biệt trường từ”.

 

81 tuổi đời, 55 năm ở chốn Đạo Tràng, 49 Hạ lạp, Phật sự đã tròn, công viên quả mãn, nay Cố Ni Sư xả báo thân này, vãng sanh Lạc Quốc.

 

Cuộc đời tu học của Cố Ni Sư thật đầy đủ, Sự Lý viên dung, con đường hành Đạo của Cố Ni Sư đã trải qua thật đáng cho hàng Phật tử chúng ta nối bước tiến lên ...

 

Tấm gương cao khiết, bậc Thiền Ni

Trong sáng làu làu hạnh xả ly

Sứ mạng đã xong tròn bổn nguyện

Giữa mùa sen nở đã ra đi ...

 

Từ Vân đà vắng bóng                       

Đá ẩn ngọc Ma Ni

Bồ Tát Hạnh thi vi

Suốt đời tu lặng lẽ

 

Chăm khuyên già, dạy trẻ

Giữ quy giới tu hành

Biết lánh ác làm lành

Nay đã tròn bổn nguyện.

           

      Nhẹ nhàng buông xả báo thân

Trở về nước Phật trong ngần lưu ly !

      Nụ cười hoan hỉ từ bi

Hãy còn phảng phất dung nghi của Người ...

      Từ Vân hoa cỏ xinh tươi

Còn lưu vẻ ngọc, nét vui hiền hòa !

           

                             Ngọc ẩn đá riêng mình ngọc biết

                             Sen trong bùn một tiết thơm thanh

                                Tu hành chí quyết độ sanh

               Lòng Từ trải rộng duyên lành khắp gieo.


  Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát

 

 Từ Vân Tự, Phật lịch 2533, Kỷ Tỵ 1989
Viên Huệ Dương Chiêu Anh

    



[1] Hòa Thượng Huệ Thiện, húyHồng Chí, đệ tử của Sư Tổ Phi Lai, dòng Lâm Tế Chánh Tông.

Hình Lớp HuấnLuyện GiáoViên TBQN 1953Hình Lưu Niệm - Chú NguyệnHình Lưu Niệm - Nụ cười ...Hình Lưu Niệm - Phóng SanhÔng Trần Văn Giác -  Chùa Quán Sứ, Hà Nội (Thập Niên 1930)Ông Trần Văn Giác - Carte de la Presse 1935Ông Trần Văn Giác - Hội Lưỡng Xuyên Phật Học Trà Vinh (Thập Niên 1930)Ông Trần Văn Giác (Ông Ngoại của Chiêu Anh)Ông Trần Văn Giác cùng Tổ Huệ Quang - Hội Lưỡng Xuyên Phật Học Trà Vinh (Thập Niên 1930)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 17786)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
27/05/2011(Xem: 9465)
Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực Nam của đế quốc Trung Hoa (gần Hà nội ngày nay). Gia đình của Ngài đã sinh sống ở Ấn độ trải qua nhiều thế hệ; thân phụ của Ngài, một thương gia, đến định cư ở thành phố thương mại quan trọng này.
25/05/2011(Xem: 5085)
Đại lão Hòa Thượng Thích Đồng Huy HT. Thích Đồng Huy - Thành viên HĐCM, Ủy viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng ban Quản trị Đại Tòng Lâm, Viện chủ Tu viện Vạn Hạnh.
05/05/2011(Xem: 5682)
Từ hôm hay tin Thầy lâm bịnh và tiếng nói yếu ớt của Thầy qua điện thoại làm con rất lo. Nhiều năm qua con cố gắng về thăm Thầy một lần nhưng ước vọng đơn sơ ấy đã không toại nguyện. Hơn hai mươi năm con xa Thầy, xa Tu viện, xa đồi núi thương yêu thưở nào. Mai này nếu được về thăm thì thầy đã ra đi biền biệt.
23/04/2011(Xem: 5264)
Thầy đã đọc toàn bộ bài “Tham luận” Nhân trong ngày “Hội thảo” nhớ “Tổ Sư”, Sự nghiệp tu chứng đắc lý chơn như “Ngài Liễu Quán”, sáng gương ngàn thế hệ.
21/04/2011(Xem: 8117)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
16/04/2011(Xem: 7100)
Kính lạy thầy, Trước mắt con là di bút Thầy để lại, nét chữ thân quen với màu mực còn đậm nét tinh khôi. Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong Thầy vừa an nhiên xã bỏ báo thân, dãi mây bạc giờ nương theo gió loãng tan mất dấu. Nẻo sinh tử Thầy thong dong qua lại, như đi trên những dặm đường quen để gieo trồng hạt giống từ bi, giáo hóa, độ sinh. Thân bệnh Thầy mang trong những năm tháng sau này, cho con biết rõ vô thường tất đến. Vậy mà nỗi đau đớn, bàng hoàng vẫn khơi động trong con khi đón nhận tin xa, bởi từ đây con vĩnh viễn mất Thầy trong kiếp sống này.
05/04/2011(Xem: 5963)
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp đầu tiên, Hòa thượng đã thác tích hiện thân đại sĩ, nương thuyền từ độ kẻ trong mê. Duyên lành sẵn có, tâm Bồ đề sớm phát, tuổi ấu thơ đã thắm nhuần đạo vị, chùa Hải Đức trưởng dưỡng chí xuất trần. Rồi đến độ tâm hoa khai phát, lúc tuổi thanh xuân, nơi chốn Tổ Tra Am, Hòa thượng quyết chí tu hành, cắt ái từ thân, thế phát bẩm sư với Tổ Viên Thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]