Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tác phẩm 22: Tứ Thanh Tịnh Giới (Catupārisuddhisīla) Và Phận Sự Của Bậc Xuất Gia (Pabbajita Kiccāni)

30/07/201617:28(Xem: 5878)
Tác phẩm 22: Tứ Thanh Tịnh Giới (Catupārisuddhisīla) Và Phận Sự Của Bậc Xuất Gia (Pabbajita Kiccāni)
TỨ THANH TỊNH GIỚI (CATUPĀRISUDDHISĪLA)
VÀ PHẬN SỰ CỦA BẬC XUẤT GIA (PABBAJITA KICCĀNI)
 
Bhikkhu Nāga Mahā Thera - Tỳ khưu Bửu Chơn
 
---
 
Tác phẩm 22 trong quyển
Toàn tập
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG BỬU CHƠN
(NĀGA MAHĀ THERA)
 
Xuất bản năm Dl. 2016 – Pl.2559
 
 

Phi Lộ

Quyển Luật này bần tăng trích lục theo trong Tam Tạng Pāli, quyển Pātimokka Sankheppa, quyển Anāgāra Vinaya và quyển Pubba Sikkhā Vannanā. Những điểm quan trọng mà bậc xuất gia cần phải biết (ngoài ra cũng còn rất nhiều phận sự phải học hỏi thêm cho hiểu rộng ra nữa). Đây chỉ giải tóm tắt những chỗ cần yếu đến mỗi khi hành tăng sự.

Với tài học còn kém khuyết nhưng cố gắng biên soạn ra, sợ e có chỗ nào sai lầm, khuyết điểm xin chư Đại đức hoan hỉ chỉ thêm cho, hầu có sửa chữa lại cho được chu đáo. Quyển Luật này xuất bản với thiện ý để góp sức thêm một tài liệu trong việc hoằng dương Phật pháp, mà hàng xuất gia luôn luôn phải cần dùng đến, nhưng mỗi khi cần dùng khỏi phải phiền phức lục kiếm câu Pāli chỗ nọ, chỗ kia và muốn hiểu rõ phận sự của mình ít nhất cũng phải thuộc quyển Luật này thì mới thực hành dễ dàng.

Đức Phật có nói: Người chăn bò mà không biết bầy bò của mình có bao nhiêu con cái, con đực, màu vàng, đen, đốm v.v... thì cũng không thể gìn giữ bầy bò cho được tròn đủ như thế nào. Thì vị tỳ khưu trong Phật giáo, nếu không biết giới hạnh và phận sự của mình là bao nhiêu, thì cũng không thể gìn giữ phạm hạnh cho được chu đáo vậy.

Hơn nữa, Đức Phật có nói: Giới luật mà còn tồn tại đến lúc nào, thì giáo pháp của Như Lai cũng còn thạnh hành đến lúc ấy. Nếu khi nào giới luật mà mất đi thì giáo pháp của Như Lai cũng tiêu diệt, do câu ‘Vinayo sāsana mūlaṃ - Giới luật là nền tảng của Phật giáo’ vậy.

Quả phước của sự phiên dịch này, bần tăng xin hồi hướng đến các bậc ân nhân nhất là thầy tổ và song thân đều được thọ hưởng và xin cho được thành tựu mọi điều hạnh phúc. Cũng xin thành tâm hồi hướng phước báu này cho tất cả chúng sanh ba giới, bốn loài đồng được phép thọ hưởng tùy ý và xin cho được mau pháp bồ đề tâm để tu hành cho đến nơi an vui bất sanh bất diệt.

Tấm lòng thành thật

Bhikkhu Nāga Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn

 

 

 

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa – Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ đến đức Bhagavā, ngài là bậc Arahaṃ cao thượng được đắc quả Chánh Biến Tri (Tam diệu tam Bồ đề).

---

 

Phần I. Catupārisuddhisīla – Tứ Thanh Tịnh Giới

Tứ thanh tịnh giới (catupārisuddhisīla) là: giới pātimokkha (là biệt biệt giải thoát, giữ được một giới thì thoát khỏi một tội) (pātimokkha saṃvarasīla); giới thu thúc lục căn (thanh tịnh) (indriya saṃvarasīla); giới nuôi mạng chơn chánh (trong sạch) (ajīva pārisuddhisīla); giới quán tưởng thanh tịnh trong khi thọ dụng bốn món vật dụng (paccaya sannissitasīla).

Đây xin giảng giải lần lượt theo thứ tự, để cho bậc xuất gia nghiên cứu và học hỏi cho được dễ dàng.

Trước hết giải về giới bổn pātimokkha luôn cả cách làm lễ phát lộ (uposatha) của chư tăng trong nửa tháng một lần để đọc lại và nhắc nhở 227 điều học của mình đã thọ trì.

 

            Những việc phải làm trước khi đọc giới bổn (Pubbakaraṇa – Pubbakicca).

Phải có hai vị tỳ khưu rành mạch cách làm lễ phát lộ vấn đáp với nhau giữa chư tăng (từ bốn vị trở lên luôn cả hai vị vấn đáp) như thế này:

– Vị vấn đọc: Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa - Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ đến đức Bhagavā, Ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được đắc quả Chánh Biến Tri (Tam diệu tam Bồ đề). Rồi đọc trình chư tăng đặng hỏi luật vị khác như vầy: Suṇātu me bhante[1]saṅgho, yadi saṅghassa Pattakallaṃ, ahaṃ āyasmantaṃ (itthannāmaṃ)[2] vinayaṃ Pucchayyaṃ – Bạch Đại đức tăng, xin chư tăng nghe tôi, nếu tăng sự này hợp thời thì tôi xin hỏi luật vị tỳ khưu (tên................. này).

            Kế vị đáp đọc: Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 lần(nghĩa như trên). Rồi đọc trình tăng để trả lời cho vị kia như vầy: Suṇātu me bhante[3] saṅgho, yadi saṅghassa pattakallam, ahaṃ āyasmantam (itthannāmena)[4] vinayaṃ puṭṭho (vissajjeyyaṃ) – Bạch Đại đức tăng, xin chư tăng nghe tôi, nếu tăng sự này hợp thời thì tôi xin trả lời luật cho vị tỳ khưu (tên........)

Kế đó người hỏi cứ hỏi tiếp:

‒ Vấn: Sammajjanī padīpoca, udakaṃ āsanena ca upothassa etāni pubbakaraṇanti vuccati. Ukāsa sammajjanī? – Sự quét chùa, đốt đèn, múc nước để sẵn, trải chỗ ngồi, hết thảy bốn điều này gọi là việc phải làm trước khi làm lễ phát lộ. Bạch ngài, thế nào gọi là việc phải quét sạch?

Đáp: Sammajjanakaranañca – Sự quét sạch ‘trong chỗ làm lễ này vậy’.

‒ Vấn: Padīpo ca? – Sự đốt đèn?

Đáp: Padīpa ujjalanañca (idāni suriyā lokassa natthitāya padīpa-kiccaṃ atthi) – Bây giờ không có mặt trời nên phải đốt đèn (là sự đốt đèn cho sáng ‘trong chỗ này’)

‒ Vấn: Udakaṃ āsanena ca? – Nước và chỗ ngồi ‘thế nào’?

Đáp: Āsanena saha pānīya paribhojanīya udakaṭṭhapanañca – Là sự múc nước uống, nước xài để sẵn và sự trải chỗ ngồi.

‒ Vấn: Upothassa etāni bubbakaraṇanti vuccati? – Tất cả phận sự này sao gọi là việc phải làm của lễ phát lộ?

 Đáp: Etāni cattāri vattāni sammajjanakaranādīni saṅgha sannipātato pathamaṃ kattabbattā uposathassa uposathakammassa, pubbakarananti vuccati, pubbakaraṇānīti akkātāni – Bốn phận sự này, nhất là phải quét sạch là việc phải làm trước, vì trước khi chư tăng hội họp để làm lễ phát lộ thì phải làm cho xong, nên gọi là việc phải làm trước của sự làm lễ phát lộ.

‒ Vấn: Chandapārisuddhi utukkhānaṃ bhikkhu gaṇanā ca ovādo uposathassa etāni pubbakiccanti vuccati. Chanda pārisuddhi? – Các việc làm như, đem sự ưng thuận, tỏ sự trong sạch, sự kể thời tiết, sự đếm số tăng hội, chỉ dạy cho tỳ khưu ni, đều gọi là phận sự phải làm trước của lễ phát lộ. Vậy chớ thế nào gọi là sự đem sự thỏa thuận và tỏ sự trong sạch?

Đáp: Chandārahānaṃ bhikkhūnaṃ chandapārisuddhi āharaṇañca (idha natthi) – Cách đem sự thỏa thuận và sự trong sạch của các vị tỳ khưu cần phải đem đó (nơi đây không cần).

‒ Vấn: Utukkhānaṃ? – Sự kể mùa tiết?

Đáp: Hemantādīnaṃ tiṇṇaṃ utūnaṃ ettakam atikkantaṃ, etakkaṃ avasitthanti evaṃ utu ācikkhanaṃ utūnīdha pana sāsane hemantagiṃhavassānānaṃ vasena tīṇi honti (ayaṃ hemanta utu, asmiṃ utumhi attha uposathā, iminā pakkhena ekouposatho sampatto, eko uposatho atikkanto, eha uposāthā avasitthā[5] – Sự kể mùa tiết là: theo Phật giáo một năm có ba mùa là: mùa lạnh, mùa nóng (nắng) và mùa mưa, trong ngày làm lễ phát lộ ấy nhằm mùa nào, mùa ấy có mấy kỳ lễ phát lộ, đã qua hết bao nhiêu, hiện tại và sẽ còn mấy kỳ nữa phải khai rõ (như đây là mùa lạnh, trong mùa này có tám kỳ lễ phát lộ, một kỳ hiện đương làm, một kỳ đã qua rồi, còn sáu kỳ nữa sẽ tới).

‒ Vấn: Bhikkhugaṇanā ca? – Sự đếm số tăng hội có bao nhiêu?

Đáp: Imasmin uposathagge, sannipatitānaṃ bhikkhūnaṃ gaṇanā, (.......)[6] bhikkhu honti – Trong chỗ làm lễ phát lộ đây, số chư tăng hội họp được (........) vị.

‒ Vấn: Ovādo? – Sự chỉ dạy cho tỳ khưu ni thế nào?

Đáp: Bhikkhuninaṃ ovādo dātabbo (idānipna tāsaṃ natthitāya, so ca ovādo idha natthi) – Vị tỳ khưu phải chỉ dạy cho các vị tỳ khưu ni (bây giờ sự chỉ dạy ấy không còn nữa, vì không còn tỳ khưu ni).

 Vấn: Uposathassa etāni pubbakiccanti vuccati? – Các việc này sao gọi là phận sự phải làm trước lễ phát lộ?

Đáp: Etāni pañca kammāni chandāharaṇadīni patimokkh’uddesato paṭhamaṃ kattabbattā, uposathassa uposathakammassa pubbakiccanti vuccati, pubbakiccānīti akkhatāni – Hết thảy năm công việc, nhất là đem sự trong sạch, gọi là phận sự phải làm trước, vì trước khi chư tăng làm tăng sự là đọc giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa, các phận sự ấy phải làm cho xong.

‒ Vấn: Uposatho yāvatikā ca bhikkhū kammappāttā sabhāg’āpattiyo ca na vijjanti, vajjanūya ca puggalā tasmim na honti, pattakallanti vuccati. Uposatho? – Bốn điều nhất định là: ngày làm lễ phát lộ, bao nhiêu vị tỳ khưu hội họp để làm lễ ấy[7] không có phạm chung một tội, trong tăng sự ấy không có người phải xa lánh, như thế thì cuộc lễ phát lộ hợp thời nên làm, vậy chớ ngày lễ phát lộ này thế nào?

Đáp: Tīsu uposatha divasesu, cātuddasīpaṇṇarasī sāmaggīsu, ajj’uposatho (paṇṇaraso)[8] – Ngày làm lễ phát lộ có ba là ngày rằm, ngày 14 và ngày 29 của tháng thiếu, và ngày chư tăng làm lễ hòa hợp như ngày lễ hôm nay thuộc ngày rằm.

‒ Vấn: Yāvatikā ca bhikkhū kammappattā? – Vậy chớ có mấy vị tỳ khưu mới nên làm lễ phát lộ?

Đáp: Yattakā bhikkhū tassa uposatha kammassa pattāyuttā anurūpā, sabbantimena paricchedena cattāro bhikkhū pakatattā saṅghena anukkhittā te ca kho hatthapāsam avijjāhitvā ekasīmāyaṃ thitā – Tất cả các vị tỳ khưu bao nhiêu cũng có thể làm lễ phát lộ được, nhưng ít nhất là bốn vị trong sạch, không bị chư tăng phạt (ngưng chức) đều ngồi gần sát nhau trong một sīmā.

‒ Vấn: Sabbāg’āpattiyo ca na vijjanti? – Còn về sự phạm đồng một tội thế nào?

Đáp: Vikālabhojan’ ādivatthu sabhāg’ āpattiyo ca na vijjanti – Sự phạm đồng một tội do một việc làm, nhất là ăn sái giờ, không có.

‒ Vấn: Vajjanīyā ca puggalā tasmiṃna honti – Người mà phải tránh xa trong khi làm lễ phát lộ là thế nào?

Đáp: Gahatthapaṇḍak’ādayo eka vīsati vajjanīyapuggalā, hatthapāsāto bahikaraṇa vasena vajjetabbā, tasmiṃna honti – Người phải tránh xa có 21 hạng, nhất là người thế và người lại cái, không có ngồi gần sát với chư tăng trong khi làm lễ phát lộ đâu.

‒ Vấn: Pattakallanti vuccati? – Thế nào gọi là lúc nên làm lễ phát lộ?

Đáp: Saṅghassa uposathakammaṃ imehi catūhi lakkhaṇchi saṅgahitaṃ, pattakallanti vuccati, pattakālavantanti akkhātaṃ – Sự nhất định trong bốn điều này gọi là lúc nên làm lễ phát lộ của chư tăng vậy, như thế là thì giờ nên làm.

Hỏi xong vị tỳ khưu vấn luật ấy nên đọc thỉnh như vầy: Pubbakaraṇa pabbakiccāni samāpetvā, desitāpattikassa samaggassa bhikkhusaṅghassa anumatiyā, pātimokkhaṃ uddisituṃ ārādhanaṃ karomi – Theo sự bằng lòng của chư tăng, vì đã làm các việc và phận sự trước khi làm lễ, đã sám hối tội lỗi rồi, và đều bằng lòng ưng thuận với nhau, vậy tôi xin thỉnh ngài đọc giới bổn.

 

1. Bhikkhuppātimokkha – Giới bổn pātimokkha của tỳ khưu
1.1) Kể các nguyên nhân.

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambhuddhassa.

 

Sunātu me bhante saṅgho, ajj’uposatho (paṇṇaraso) yadi saṅghassa pattakallaṃ, saṅgho uposathaṃ kareyya pātimokkhaṃ uddīseyya.

 

Kiṃ saṅghassa pubbakiccam? Pārisuddhiṃ āyasmanto ārocetha, pātimokkhaṃ uddisissāmi, taṃ sabbeva santā sādhukam suṇoma manasikaroma, yassa siyā āpatti, so āvikareyya asantiyā āpattiyā tuṇhī bhavitabbaṃ, tuṇhībhāvena, kho pan’ āyasmante parisuddhāti vedissāmi; yathā kho pana pacceka puṭṭhassa veyyākaranaṃ hoti.

Evameraṃ evarūpāya parisāya yāvatatiyaṃ anussāvitaṃ hoti, yo pana bhikkhu yāvatatiyaṃ anussāviyamāne saramāno santiṃ āpattim nāvikareyya sampajānaṃ usāvādassa hoti, sampajāna musāvādo kho pan’āyasmanto antorayiko dhammo vutto bhagavatā, tasmā saramānena bhikkhunā āpannena visuddha pekkhena santī āpatti avikātabbā, āvikatā hissa phāsu honti.

 

Uddittham kho āyasmonto nidānam. Tatth’āyasmante pucchā, kaccittha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi kaccittha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kaccittha parisuddhā?

Parisuddhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhi, evametaṃ dhārayāmi.

(Nidan’uddeso niṭṭhito)

Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ đến đức Bhagavā, ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được đắc quả Chánh Biến Tri (Tam diệu tam bồ đề).

Bạch Đại đức tăng, xin chư tăng nghe tôi, ngày hôm nay là ngày lễ phát lộ của ngày rằm, nếu hợp thời nên làm, thì chư tăng làm lễ phát lộ là phải đọc giới bổn, Pātimokkha.

Phận sự phải làm trước, các ngài đã làm chưa? Thưa các vị, xin các vị phải sám hối cho trong sạch rồi tôi mới đọc giới bổn. Chúng ta ở đây hết thảy phải thành tâm để nghe đọc giới bổn cho được sự lợi ích. Như vị nào có phạm tội xin vị ấy sám hối đi, còn vị nào trong sạch thì làm thinh. Tôi sẽ biết rằng vị ấy được trong sạch do cử chỉ làm thinh ấy, cũng như người mà bị người ta cật hỏi phải trả lời như thế nào, thì khi lời tôi tuyên bố hỏi chư tăng đủ ba lần cũng như thế ấy. Nếu khi tôi đã hỏi đủ ba lần rồi mà vị nào nhớ được sự phạm tội của mình, nhưng vẫn không chịu sám hối, thì vị ấy sẽ phạm thêm một hành ác về nói láo, vì biết mình mà không chịu khai ra. Bạch các ngài, tội này Đức Thế Tôn có nói cũng là một pháp tai hại, bởi vậy cho nên, vị nào đã phạm rồi mà nhớ lại được và muốn cho mình được trong sạch thì nên sám hối tội ấy ra. Do nhờ sự sám hối ấy mà tâm vị tỳ khưu ấy được sự vui vẻ.

Bạch các ngài, nguyên nhân tôi đã kể ra rồi. Tôi xin hỏi các ngài trong nguyên nhân này các ngài đã được trong sạch chưa? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài đã được trong sạch chưa? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài đã được trong sạch chưa?

Tất cả các ngài đã được trong sạch, trong nguyên nhân này, nên các ngài mới làm thinh. Tôi xin chứng nhận do nơi sự làm thinh ấy.

(Dứt phần kể các nguyên nhân)

 

1.2) Pārājikuddeso – Bất cộng trụ.

Tatrime cattāro pārājikā dhammā uḍḍesaṃ āgacchanti.

Bốn pháp bất cộng trụ[9] của giới bổn, phải kể ra là:

1. Yo pana bhikkhu bhikkhūnaṃ sikkhāsājīvasamāpanno, sikkhaṃ appaccakkhāya, dubbalyaṃ anāvikatvā, methunaṃ dhammaṃ patiseveyya antamaso tiracchāna gatāyapi, pārājiko hoti asaṃvaso.

1. Vị tỳ khưu nào đã có học hỏi và thọ trì các điều học của tỳ khưu rồi, chưa hoàn tục hoặc chưa tỏ ra mình là người yếu hèn (không thể hành đạo cao thượng được) mà hành dâm, dầu cho với loài thú cái, cũng phạm tội bất cộng trụ, không được phép ở chung với các tỳ khưu khác.

2. Yo pana bhikkhu gāmā vā araññā vā adinnaṃ theyyasaṅ khātaṃ ādiyeyya yathārūpe adinnādāne rājāno coraṃ gahetvā haneyyuṃ vā bandheyyuṃ vā pabbājeyyuṃ vā corosi bālosi mūlhosi thenosīti tathārūpaṃ bhikkhu adinnaṃ ādiyamāno, ayampi pārājiko hoti asaṃvāso.

2. Vị tỳ khưu nào, đã có tâm trộm cắp lấy của người, ở trong xóm hoặc ở trong rừng; các nhà vua bắt được đạo tặc, hoặc giết hại, hoặc giam cầm, hoặc lưu đầy xứ và cho rằng “người là kẻ đạo tặc, là người hung ác, là người ăn cắp” như thế nào, thì vị tỳ khưu lấy của mà người ta không dâng cho cũng như thế ấy, vị tỳ khưu ấy đã phạm bất cộng trụ, không được phép ở chung với các tỳ khưu khác.

3. Yo pana bhikkhu sañcicca manussaviggahaṃ jīvitā voropeyya, satthahārakaṃ vāssa pariyeseyya, maraṇavaṇṇaṃ vā saṃvaṇṇeyya, maraṇāya vā samadapeyya, ambho purisa kiṃ tuyhiminā pāpakena dujjīvitena? Matante jīvitā seyyoti; iti cittamano cittasaṅkappo, anekapariyāyena maraṅavaṇṇaṃ vā saṃvaṇṇeyya, maraṇāya vā samādapeyya, ayampi pārājiko hoti asaṃvāso.

3. Vị tỳ khưu nào, cố ý giết hại mạng sống con người hoặc kiếm khí giới biểu cho kẻ khác giết hại, hoặc khen sự nên chết hoặc nói dắt dẫn cho người nên chết cho rồi như vầy: “Này người ơi! Mạng sống của người rất xấu xa có lợi ích chi đâu, vậy người nên chết đi còn tốt hơn là sống”. Vị tỳ khưu suy nghĩ tính toán trong tâm như thế ấy, rồi nói khen ngợi dắt dẫn chỉ bảo người sự chết đủ cách, vị tỳ khưu ấy đã phạm bất cộng trụ không được phép ở chung với các vị tỳ khưu khác.

4. Yo pana bhikkhu anabhijānaṃ uttariṃanussadhammaṃ attūpanāyikaṃ alamariyaññāṇadassanaṃ samudācareyya: iti jānāmi, iti passāmīti, tato aparena samayena samanuggāhiyamāno vā asamanuggāhiyamāno vā āpanno, visuddhāpekkho evaṃ vadeyya: ajānaṃ evaṃ āvuso avacaṃ jānāmi apassaṃ passāmi, tucchaṃ musā vilapinti, aññatra adhimānā, ayampi pārājiko hoti asaṃvāso.

4. Vị tỳ khưu nào biết rõ, nhưng nói khoe khoang rằng: Mình đã đắc được pháp của bậc cao nhơn là pháp phải thấy rõ bằng trí tuệ cao thượng, như vầy: “Tôi biết như thế này, tôi thấy như thế này”. Sau khi ấy, dầu có ai hỏi lại hoặc không có ai hỏi lại chẳng hạn cũng phạm tội bất cộng trụ. Mặc dầu sau lại muốn được trong sạch là khỏi tội bèn nói sửa trở lại như vầy: “Này người, tôi không biết như thế này, tôi không thấy như thế này, nhưng tôi nói biết và thấy, nói như vậy là tôi nói láo”. Vị tỳ khưu ấy đã phạm tội bất cộng trụ, không được phép ở chung với các vị tỳ khưu khác, trừ ra tưởng rằng mình đã đắc đạo của bậc cao nhơn.

Uddhiṭṭhā kho āyasmanto cattāro pārājikā dhammā, yesam bhikkhu aññataram: vā aññataram vā āpajjitvā, na labbati bhikkūhi saddhiṃ sāvamvāsam, yathā pure tathā pacchā, pārājiko hoti asaṃvāso.

 

 

Tatth’āyasmante pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā?

Parisuddhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhī evametaṃ (dhārayāmi).

(Pārājik’uddeso Niṭṭhito)

Bạch các ngài, 4 pháp bất cộng trụ tôi đã kể ra rồi, vị tỳ khưu nào đã phạm tội một trong bốn pháp này, thì không còn được phép ở chung với các vị tỳ khưu khác, trước kia người ấy thế nào thì sau này phạm tội bất cộng trụ rồi cũng không được ở chung với các vị tỳ khưu như thế ấy.

Tôi xin hỏi các ngài, trong bốn pháp bất cộng trụ này, các ngài có trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không?

Các ngài đã trong sạch nên mới làm thinh, tôi xin chứng nhận sự trong sạch các ngài, do nơi sự làm thinh ấy.

(Dứt phần kể các pháp bất cộng trụ)

 

1.3) Saṅghadises’uddeso – Phần kể ra tăng tàng

Ime kho pan’āyasmanto terasa saṅghādisesā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

Bạch các ngài, 13 pháp tăng tàng[10] này, tôi xin kể ra là:

1. Sañcetanikā sukkavisaṭṭhi, aññatra supinantā, saṅghādiseso.

1. Vị tỳ khưu nào cố ý làm cho tinh khí xuất ra thì phạm tội tăng tàng, trừ phi nằm chiêm bao.

2. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena cittena, mātugāmena saddhiṃ kāyasaṃsaggaṃ samāpajjeyya, hatthaggāhaṃ vā veṇiggāhaṃ vā aññata vā aññatarassa vā aṅgassa parāmasanaṃ, saṅghādiseso.

2. Vị tỳ khưu nào tâm thay đổi, bị tình dục đè nén, rờ rẩm vào mình phụ nữ, hoặc nắm tay, hoặc rờ đầu tóc, hoặc rờ trong mình bất luận chỗ nào, thì phạm tội tăng tàng.

3. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena cittena mātugāmaṃ duṭṭhullāhi vācāhi obhāseyya yaṭhātaṃ yuvā yuvatiṃ methūnupasañhitāhi, saṅghādiseso.

3. Vị tỳ khưu nào tâm thay đổi, bị tình dục đè nén, nói trêu ghẹo phụ nữ bằng lời tục tĩu cũng như người trai tơ nói trêu ghẹo cô gái bằng lời nói có tánh cách dâm dục thì phạm tội tăng tàng.

4. Yo pana bhikkhu otiṇṇo viparinatena cittena, mātugamassa santike attakāma pāricariyāya, vaṇṇaṃ bhāseyya: Etadaggaṃ bhagini pāricariyānaṃ, yā madisaṃ sīlavantaṃ kalyaṇadhammaṃ brahmacārim etana dhammena, paricareyyāti methunupasañhitena, saṅghādiseso.

4. Vị tỳ khưu nào tâm thay đổi, bị tình dục đè nén, nói lời có tánh cách dâm dục là khen ngợi ân đức của sự cho mình hành dâm với phụ nữ rằng: “Này cô, người phụ nữ nào hầu hạ là cho sự hành dâm đến người tu hành cao thượng có giới hạnh, có nhiều đức tánh như tôi đây, sự hầu hạ ấy là cao thượng hơn tất cả các sự hộ độ khác”, thì phạm tội tăng tàng.

5. Yo pana bhikkhu sañcarittaṃ samāpajjeyya, itthiyā vā purisamatiṃ, purisassa vā itthīmatiṃ, jāyattane vā jārattane vā, antamaso taṃkhaṇikāyapi, saṅghādiseso.

5. Vị tỳ khưu nào làm mai mối là đem ý muốn của người nam nói với phụ nữ, của phụ nữ nói với người nam, làm cho hai bên thành vợ chồng hoặc kết tình với nhau, dầu nói một lúc cho mấy cô gái giang hồ, cũng phạm tội tăng tàng.

6. Saññācikāya pana bhikkhunā kutiṃ kārayamānena assāmikaṃ att’uddesaṃ, pamāṇikā kāretabbā, tatridaṃ pamānaṃ dīghaso dvādasavidatthiyo. Sugatavidatthiyā, tiriyaṃ sattantarā: bhikkhū abhinetabbā, vatthudesanāya; tehi bhikkhūhi vatthuṃ desetabbaṃ anāraṃbhaṃ saparikkamanaṃ sārambhe ce bhikkhu vatthusmiṃ aparikkamane saññācikāya kuṭiṃ kāreyya, bhikkhū vā anabhineyya vatthudesanāya, pamānaṃ vā atikkāmeyya, saṅghādiseso.

6. Vị tỳ khưu khi làm tịnh thất riêng cho mình, mà không có thí chủ đứng cất cho, tự mình đi xin vật liệu để cất thì phải cất cho đúng luật là: bề dài 12 gang, bề ngang 7 gang của Đức Phật[11] do từ phía trong vách và phải dẫn chư tăng đến để chỉ chỗ cho. Chỗ ấy không có sự hoài nghi (là nhầm ổ mối, kiến v.v…) và có chỗ trống chung quanh (cho xe bò đi được). Nếu vị tỳ khưu làm cốc liêu, đi xin vật liệu của người. Cất trong chỗ có sự hoài nghi và trống chung quanh, không dẫn chư tăng đến chỉ chỗ hoặc cất quá luật định thì phạm tội tăng tàng.

7. Mahallakaṃ panā bhikkhunā vihāraṃ kārayamānena sassāmikāṃ att’uddesaṃ, bhikkhū abhinetabbā vatthu desanāya, tehi bhikkhūhi vatthuṃ desetabbaṃ anārambhaṃ saparikkamanaṃ; sarambhe ce bhikkhu vatthusmiṃ aparikkamane mahallakaṃ vihāram kāreyya, bhikkhū vā anabineyya vatthudesanāya, saṅghādiseso.

7. Khi nào vị tỳ khưu làm chỗ ở lớn cho mình, do có thí chủ đứng cất cho, thì phải dẫn chư tăng chỉ chỗ cho, chỗ ấy không có sự hoài nghi và chung quanh có chỗ trống nếu vị tỳ khưu cho làm chỗ lớn ở riêng cho mình nơi chỗ có sự hoài nghi, không có khoảng trống chung quanh hoặc không dẫn chư tăng đến chỉ chỗ cho thì phạm tội tăng tàng.

8. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ duṭṭho doso appatīto, amūlakena pārājikena dhammena anuddhaṃseyya: appeva nāma naṃ imamhā brahmacariyā cāveyyanti tato aparana samayana samanuggāhiyamano vā asamanuggāhiyamāno vā, amūlakañceva taṃ.

Adhikaranaṃ hoti, bhikkhu ca dosaṃ patiṭṭhāti, saṅghādiseso.

8. Vị tỳ khưu nào, sân hận, hung dữ, phiền phức, cáo gian vị tỳ khưu khác phạm tội bất cộng trụ mà không có nguyên nhân chi, với sự cố ý rằng: “Ta làm thế nào! Cho vị tỳ khưu đó phải xa lìa sự đạo hạnh cao thượng” (là phải hoàn tục). Sau khi ấy, dầu có ai hỏi lại hoặc không ai hạch hỏi lại, nếu sự tố cáo rõ ràng là không có nguyên nhân chi, dầu cho vị tỳ khưu tiên cáo ấy có nhìn nhận tội của mình cũng phạm tội tăng tàng.

9. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ duṭṭho doso appatīto, aññabhāgiyassa adhikaraṇassa kiñci desaṃ lesamattaṃ upādāya, pārājikena dhammena anuddhaṃseyya: appeva nāma naṃ imamhā brahmacariyā cāveyyanti, tato aparena samayena samanuggāhiyamano vā asamanuggāhiyamāno vā, aññabhāgiyanceva taṃ adhikaraṇaṃ hoti koci deso lesamatto upādinno, bhikkhu ca dosaṃ patiṭṭhāti saṅghādiseso.

9. Vị tỳ khưu nào, sân hận, hung dữ, phiền phức, nhân một nguyên nhân nhỏ mọn nào khác để làm bằng cớ, rồi tố cáo vị tỳ khưu khác phạm tội bất cộng trụ với sự cố ý rằng: “Ta làm thế nào, cho vị tỳ khưu đó phải xa lìa sự hành đạo cao thượng”. Sau khi ấy dầu có ai hỏi lại hoặc không ai hỏi lại, nếu sự tố cáo ấy là một việc khác, mà vị tỳ khưu ấy dựa vào một nguyên nhân nhỏ mọn để làm bằng cớ, dầu vị tỳ khưu ấy có thú nhận tội lỗi của mình, cũng phạm tội tăng tàng.

10. Yo pana bhikkhu samaggassa saṅghassa bhedāya parakkameyya, bhedanasaṃ-vattanikaṃ vā adhikaraṇaṃ samādāya paggayha tiṭṭheyya; so bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo mā āyasmā samaggassa saṅghassa bhedāya parakkami, bhedanasaṃ-vattanikaṃ vā adhikaraṇaṃ samādāya paggayha atthāsi; samet’āyasmā saṅghena samaggohi saṅgho sammodamāno avivadamāno ek’uddeso phāsu viharatīti, evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tatheva pagganheyya; so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya.

Yāvatatiyañce samanubhāsiyamānā taṃ paṭinissajjeyya, iccetaṃ kusalaṃ; no ce paṭinissajjeyya, saṅghādiseso.

10. Vị tỳ khưu nào, chư tăng đang hòa thuận nhau mà cố gắng làm cho chia rẽ, hoặc chấp lấy một sự tranh luận nào mà làm cho chư tăng chia rẽ nhau ở riêng biệt nhau thì các vị tỳ khưu khác nên khuyên vị tỳ khưu ấy rằng: “Này đạo hữu, không nên cố gắng làm cho chư tăng đang hòa hiệp nhau phải chia rẽ, và cũng không nên chấp lấy một bằng cớ nào mà làm cho chư tăng chia rẽ ở riêng nhau, xin đạo hữu nên hòa thuận nhau, vui vẻ nhau, không cãi cọ nhau, có sự sum họp nhau, thì thường được an vui”. Khi các vị tỳ khưu nói như thế ấy, nhưng vị tỳ khưu ấy cũng vẫn chấp như cũ thì các vị tỳ khưu phải hợp lại “Tụng tuyên ngôn ngăn cản trong 3 lần” cho vị ấy dứt bỏ sự chia rẽ tăng chúng ấy đi. Khi các tỳ khưu đã “Tụng tuyên ngôn ngăn cản 3 lần rồi” mà vị tỳ khưu ấy chịu dứt bỏ sự làm cho tăng chúng chia rẽ ấy ra, sự dứt bỏ ấy rất tốt vậy, nếu không chịu dứt bỏ thì phạm tội tăng tàng.

11. Tass’eva kho pana bhikkhussa bhikkhū honti anuvattakā vaggavādakā eko vā dve vā tayo va, te evaṃ vadeyyuṃ; māyasmanto etaṃ bhikkhuṃ, kiñci avacuttha dhammavādī ceso bhikkhu, vinayavādī ceso bhikku, ambākañceso bhikku chandañca ruciñca ādāya voharati, jānāti no bhāsati, amhākampetaṃ khamatīti; te bhikkū bhikkhūhi evamassu vacanūyā; mā āyasmanto evaṃ avacuttha na ceso bhikkhu dhammavādī, na ceso bhikkhu vinayavādi mā āyasmantānampi saṅghabhedo rucitthā samet’āyasmantānaṃ saṅghena, samaggo hi saṅgho sammodamāno avivadamāno ek’uddeso phāsu viharatīti; evañca te bhikkhū bhikkhūhi vuccamānā, that’eva pagganheyyuṃ te bhikkhū bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbā tassa paṭinissaggāya.

Yāvatatiyañce samanubhāsiyamānā taṃ paṭinissajjeyyuṃ, iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyuṃ, saṅghādiseso.

11. Các vị tỳ khưu, hoặc 1 vị, 2 vị, 3 vị, xu hướng theo vị làm cho chia rẽ tăng chúng và chấp theo phe đảng. Các vị tỳ khưu khác nên ngăn cản, khi các vị tỳ khưu ấy ngăn cản thì các vị kia nói như vầy: “Xin các đạo hữu đừng nói lời chi với vị tỳ khưu ấy, bởi vì vị ấy nói đúng theo kinh, nói đúng theo luật, hơn nữa vị ấy chấp lấy việc mà chúng tôi vừa lòng đẹp ý nên mới nói, vị ấy biết rõ sự bằng lòng của chúng tôi và việc này cũng là sự vui thích của chúng tôi nên mới nói”. Các vị tỳ khưu khác nên nói lại với các vị kia rằng: “Các đạo hữu không nên nói như vậy, vì tỳ khưu này, không phải là người nói đúng theo kinh, theo luật đâu, xin các vị đừng vui thích việc làm chia rẽ tăng chúng và nên hòa hợp với chư tăng đi. Bởi vì chư tăng hòa thuận nhau, vui vẻ với nhau, không cãi cọ nhau, sum họp nhau lại làm một thì thường được sự an vui”. Khi các vị tỳ khưu ấy nói như thế mà các vị kia cứ chấp như cũ thì chư tăng nên đọc “Tuyên ngôn để ngăn cản các vị kia trong 3 lần” để dứt bỏ sự chấp nhứt ấy đi. Khi chư tăng đã tụng “Tuyên ngôn 3 lần để ngăn cản”, như các vị đó dứt bỏ sự chấp ấy đi, sự dứt bỏ ấy là một việc rất tốt nếu không chịu dứt bỏ, thì phạm tội tăng tàng.

12. Bhikkhu pan’eva dubbacajātiko hoti, uddesa pariyāpannesa sikkhāpadesu bhikkhūhi, sahadhammikaṃ vuccamāno, attanaṃ avacanīyaṃ karoti: mā maṃ āyasmanto kiñci avacuttha kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā ahaṃ p’āyasmante na kiñci vakkhāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā viramath’āyasmanto mama vacanāyāti.

So bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo, mā āyasmā attānaṃ avacanīyaṃ akāsi, vacanīyam’eva āyasmā attānaṃ karotu, ayasmāpi bhikkhū vadetu sahadhammena, bhikkhūpi āyasmantaṃ vakkhanti sahadhammena; evaṃ samvaḍḍhāhi tassa bhagavāto parisā, yadidaṃ aññamaññavacanena aññamañña vuṭṭhāpanenāti.

Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tath’evapagganheyya, so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya. Yāvatatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya, saṅghādiseso.

12. Nếu vị tỳ khưu có tánh nết khó dạy, khi có các vị tỳ khưu khác khuyên giải đúng theo giáo pháp và theo như các điều học trong giới bổn, lại tỏ ra mình là người cứng đầu và nói rằng: “Xin các vị đừng nói lời gì tới tôi hết thảy, mặc dầu xấu hay tốt gì thây kệ tôi. Còn phần tôi, cũng vậy, tôi không nói gì dầu tốt dầu xấu gì tới các vị xin các vị đừng có giảng dạy cho tôi nữa”. Các vị kia nên nói với vị ấy rằng: “Này đạo hữu, không nên tỏ ra người khó dạy như thế. Nên làm cho mình là người dễ dạy. Còn đạo hữu cũng vậy, cứ chỉ dạy chúng tôi đúng theo giáo pháp và chúng tôi cũng chỉ dạy đạo hữu đúng theo kinh luật vậy. Bởi vì đệ tử của Đức Phật thường được sự tấn hóa do nhờ sự nhắc nhở nhau những lời có lợi ích là làm cho nhau thoát khỏi những đều tội lỗi”. Khi các vị tỳ khưu nói như thế ấy mà vị kia cũng vẫn chấp như cũ thì chư tăng phải tụng “Tuyên ngôn 3 lần để ngăn cản và cho dứt bỏ sự chấp ấy đi”. Khi chư tăng đã tụng tuyên ngôn ngăn cản 3 lần rồi mà vị ấy dứt bỏ được, sự dứt bỏ ấy rất hợp pháp, nếu không chịu dứt bỏ thì phạm tội tăng tàng.

13. Bhikkhu pan’eva aññataraṃ gāmaṃ vā nigamaṃ vā upanissāya viharati kuladūsako pāpasamācāro, tassa kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca, kulāni ca tena duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca.

 

So bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo: āyasmā kho kuladūsako pāpasamācāro, āyasmato kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca kulāni e’āyasmatā duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca, kulāni c’āyasmatā duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca, pakkamat ‘āyasmā imamhā āvāsā alante idha vāsenāti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno, te bhikkhū evaṃ vadeyya: chandagāmino ca bhikkhū, dosagāmino ca bhikkhū, mohagāmino ca bhikkhū, bhayagāmino ca bhikkhū, tātisikāya apattiyā ekaccaṃ pabhājenti ekaccaṃ na pabhājentīti.

So bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo: mā āyasmā evaṃ avaca, na ca bhikkhū chandagāmino na ca bhikkhū dosagāmino, na ca bhikkhū mohagāmino, na ca bhikkhu bhayagāmino āyasmā kho kuladūsako pāpasamācāro. Āyasmato kho pāpakā sāmacārā dissanti c’eva suyyanti c’eva auyyanti ca; pakkamat’āyasmā imamhā āvāsā alante idha vāsenāti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tath’eva paggaṇheyya, so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabho tassa paṭinissaggāya. Yāvatatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinīssajjeyya, iccetaṃ kusalaṃ, no ce paṭinissajjeyya saṅghādiseso.

13. Vị tỳ khưu đến cư ngụ một xứ nào hoặc một nơi nào, là người hành động xấu xa, làm cho hư hại gia quyến người, sự hành động ấy có người nghe và thấy rõ ràng; lại nữa các gia quyến ấy họ cũng nghe và thấy rõ sự hành động xấu xa của vị ấy.

Các vị tỳ khưu khác nên nói với vị tỳ khưu ấy rằng: “Đạo hữu là người làm hư hại gia quyến người và hành động xấu xa rõ rệt, sự hành động xấu xa ấy có người ta nghe và thấy, hơn nữa các gia quyến mà đạo hữu đã hãm hại ấy, người ta cũng nghe và thấy rõ ràng. Vậy đạo hữu phải đi khỏi chỗ này đi, không nên cư ngụ nơi đây nữa”. Khi các vị tỳ khưu nói như thế ấy, thì vị kia lại trả lời rằng: “Các ngài đều là người tây vị vì thương, tây vị vì ghét, tây vị vì sự si mê, tây vị vì sợ, bởi vậy các ngài, có người cũng đồng phạm một tội với nhau, mà kẻ bị đuổi còn người lại không”.

Các vị tỳ khưu khác nên nói lại với vị ấy rằng: “Đạo hữu không nên nói như vậy, vì chư tăng không phải là tây vị vì thương, tây vị vì ghét, tây vị vì sự si mê, tây vị vì sợ đâu. Đạo hữu là người hành động xấu xa và hãm hại gia quyến người, sự hành động xấu xa ấy, có người ta nghe và thấy rõ ràng; hơn nữa những gia quyến mà đạo hữu làm hư hại, người ta cũng nghe và thấy rõ ràng. Vậy đạo hữu phải đi khỏi chỗ này đi, không nên ở đây nữa”. Khi các vị tỳ khưu đã nói như thế mà vị kia cũng cứ chấp như cũ, thì các vị tỳ khưu nên tụng “Tuyên ngôn ngăn cản 3 lần” đặng cho dứt bỏ sự hành động xấu xa ấy đi. Nếu khi đã tụng “Tuyên ngôn ngăn cản 3 lần” mà vị ấy chịu sự dứt bỏ ấy rất hợp pháp vậy, nếu không chịu dứt bỏ thì phạm tội tăng tàng.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto terasa saṅghādisesā dhammā, nava patham’āpattikā, cattāro yāvatatiyakā; yesaṃ bhikkhu aññataraṃ vā aññataraṃ vā āpajjittvā yāvatiraṃ jānaṃ paṭicchāteti, tāvatihaṃ tena bhikkhunā akāmā parivatthabbaṃ parivutthaparivāsena bhikkhunā uttariṃ chārattaṃ bhikkhumānattāya paṭipajjitabbaṃ. Ciṇṇamānatto bhikkhu, yattha siyā vīsatigaṇo bhikkhu saṅgho, tattha so bhikkhu abbhetabbo.

 

 

 

 

Ekenapi ce ūno vīsatigano bhikkhusaṅgho taṃ bhikkhuṃ abbheyya, so ca bhikkhu anbbhito, te ca bhikkhū gārayhā. Ayaṃ tattha sāmīci. Tatth’āyasmante pucchāmi, kaccittha parisudhā? Dutiyampi pucchāmi, kaccittha parisudhā? Tatiyampi pucchāmi, kaccittha parisudhā?

Parisudhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.

(Saṅghādises’uddeso niṭṭhito)

Bạch các ngài, 13 pháp tăng tàng, tôi đã kể ra rồi, 9 pháp đầu gọi là “patham’āpattikā – khi hành sái thì phạm tội liền”; còn 4 pháp sau gọi là “yāvatatiyakā – phạm tội khi nào chư tăng đã đọc tuyên ngôn ngăn cản 3 lần mà không dứt bỏ”. Tất cả 13 tội này, nếu vị tỳ khưu nào phạm một tội nào, mà biết rõ mà dấu bao nhiêu ngày thì phải phạt tội cấm phòng bấy nhiêu ngày[12], khi hành phạt xong còn phải thực hành “mānatta”[13]trong 6 đêm nữa, rồi chư tăng từ 20 vị trở lên ở đâu thì vị tỳ khưu ấy đến xin “abbhānakamma”[14]. Nếu chư tăng không đủ 20 vị, dầu chỉ thiếu một vị mà vẫn tụng tuyên ngôn cho nhập chúng thì tăng sự ấy cũng không thành tựu đến vị ấy. Về phần chư tăng thì cũng bị Đức Phật quở rầy. Làm như thế là việc làm hợp pháp trong tăng sự.

Tôi xin hỏi các ngài trong 13 tội tăng tàng này các ngài có trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không?

Các ngài được trong sạch nên mới làm thinh, tôi xin chứng nhận sự trong sạch của các ngài, do nơi sự làm thinh ấy.

(Dứt phần kể về tăng tàng)

 

1.4) Aniyat’uddeso – Phần kể ra về bất định

Ime kho pan’āyasmanto dve aniyatā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

Bạch các ngài, 2 pháp bất định này tôi xin kể ra là:

1. Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ eko ekāya raho paṭicchanne āsane alaṃkammaniye nissajjaṃ kappeyya, tamenaṃ saddheyyavacasā upasikā disvā tiṇṇaṃ dhammānaṃ aññatarena vadeyya pārājikena vā saṅghādisesena vā pācittiyena vā, nisajjam bhikkhu paṭijānaṃ āno tiṇṇaṃ dhammānaṃ aññatarena kāretabbo pārājikena vā saṅghādisesena vā pācitteyena vā; yena vā sā saddheyyavacasā upāsikā vadeyya, tena so bhikkhu kāretabbo. Ayaṃ dhammo aniyato.

1. Vị tỳ khưu nào, một mình ngồi nơi thanh vắng kín đáo với một người phụ nữ, có thể hành dâm được. Có người tín nữ đáng tin[15] thấy và đem đi tố cáo một trong ba tội, là tội bất cộng trụ, tội tăng tàng, tội ưng đối trị. Nếu vị tỳ khưu ấy thú nhận có ngồi thiệt, thì luật sư phải xử một tội trong ba tội là: bất cộng trụ, tăng tàng, ưng đối trị. Hơn nữa, nếu người tín nữ ấy tố cáo quả quyết tội nào thì luật sư phải xử tội ấy. Pháp này gọi là bất định (vì không thể nhất định trước là tội nào trong ba tội).

2. Na heva kho pana paṭicchannaṃ āsanaṃ hoti nālamkammaniyaṃ, alañca kho hoti mātugāmaṃ duṭṭhullāhi vācāhi obhāsitum.

Yo pana bhikkhu tathārūpe āsane mātugāmena saddhiṃ eko ekāya raho nisajjam kappeyya, tamenaṃ saddheyya vacasā upāsikā disvā dvinnaṃ dhammānaṃ aññatarena vadeyya saṅghādisesena vā pācittiyena vā, nisajjaṃ bhikkhu pītijānaṃ āno dvinnaṃ dhammānaṃ aññatarena kāretabbo saṅghādisesena vā pācittiyena vā, yena vā sā saddheyya vacasā upāsikā vadeyya, tena so bhikkhu kāretabbo. Ayampi dhammo aniyato.

2. Nếu thiệt chỗ trống trải, là chỗ không có che dừng, không thể hành dâm được; nhưng mà chỗ ấy có thể nói những lời tục tĩu để trêu ghẹo phụ nữ được.

Vị tỳ khưu nào, một mình ngồi nơi chỗ như thế ấy với một người phụ nữ, có người tín nữ đáng tin, thấy và đem đi tố cáo một trong hai tội là tăng tàng, ưng đối trị. Nếu vị tỳ khưu ấy thú nhận có ngồi thiệt, thì luật sư phải xử một tội nào trong hai tội là tăng tàng và ưng đối trị. Nhưng mà nếu người tín nữ ấy tố cáo tội nào thì luật sư phải xử ngay tội ấy. Pháp này cũng gọi là bất định vậy.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto dve aniyatā dhammā. Tatth’āyasmante pucchāmi kacittha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi kacittha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacittha parisuddhā?

Parisuddhetth’āyasmanto tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.

(Aniyat’uddeso niṭṭhito)

Bạch các ngài, hai pháp bất định tôi đã kể ra rồi. Tôi xin hỏi các ngài, hai pháp bất định này các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không?

Các ngài trong sạch nên mới làm thinh. Tôi xin chứng nhận các ngài, do sự nơi làm thinh ấy.

(Dứt phần kể ra về bất định)

 

1.5) Nissaggiye vitthār’uddeso – Phần kể ra về ưng xả đối trị

Ime kho pan’āysamanto tiṃsa nissaggiyā pācittiyā dhammā uddesaṃ āggacchanti.

Bạch các ngài, 30 pháp ưng xả đối trị[16] tôi xin kể ra như là:

1. Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatasmiṃ kathine, dasāhaparamaṃ atirekacīvaraṃ dhāratabbaṃ taṃ atikkāmayato, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

1. Khi y đã làm xong, hiệu lực của lễ dâng y đã hết hạn. Vị tỳ khưu nếu có giữ y mới, được giữ lâu lắm là 10 ngày, nếu cất giữ quá hạn kỳ, thì y ấy phải xả bỏ đi, vị tỳ khưu ấy phạm tội ưng đối trị.

2. Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatasmiṃ kathine, ekarattampi ce bhikkhu ticīvarena vippavaseyya, aññatra bhikkhusammatiyā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

2. Khi đã làm y xong, hiệu lực của lễ dâng y đã hết hạn nếu vị tỳ khưu còn xa lìa tam y, dầu trong một đêm, y ấy phải xả bỏ, vị tỳ khưu ấy phạm tội ưng đối trị, trừ ra vị tỳ khưu nào được lịnh chư tăng cho phép.

3. Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatasmiṃ kathine, bhikkhuno pan’eva akālacīvaraṃ uppajjeyya, ākankhamānena bhikkhunā paṭiggahetabbaṃ, piṭiggahetvā khipp’eva kāretabbaṃ, no cassa pāripūri, māsaparamantenā bhikkhunā taṃ cīvaraṃ nikkhipitabbaṃ. Ūnassa pāripūriyā satiyā paccāsayā, tato ce uttariṃ nikkhipeyya, sātiyāpi paccāsāya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

3. Khi đã làm y xong, hiệu lực của lễ dâng y đã hết hạn nếu có người dâng y ngoài hạn kỳ đến vị tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu cần dùng thì lãnh, khi lãnh xong phải đo cắt cho lẹ, nếu y ấy còn thiếu may không đủ, vị tỳ khưu ấy được phép cất giữ lâu lắm là một tháng. Nếu ý muốn kiếm vải thêm cho đủ nhưng để y ấy quá hạn kỳ một tháng dầu cho có ý muốn thêm nữa, y ấy cũng phải xả bỏ, vị tỳ khưu ấy phạm ưng đối trị.

4. Yo pana bhikkhu aññatikāya bhikkhuniyā purāṇa cīvaraṃ dhovāpeyya vā rajāpeyya vā ākoṭāpeyya vā, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

4. Vị tỳ khưu nào sai tỳ khưu ni không phải là bà con, giặt, nhuộm, xả y cũ ấy phải xả bỏ, vị tỳ khưu ấy phạm ưng đối trị.

5. Yo pana bhikkhu aññatikāya bhikkhuniyā hatthato cīvaraṃ paṭigganheyya, aññatra pārivaṭṭakā, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

5. Vị tỳ khưu nào, thọ lãnh y của tỳ khưu ni không phải là thân quyến, y ấy phải xả bỏ, vị tỳ khưu ấy phạm tội ưng đối trị, trừ ra đổi y cho nhau.

6. Yo pana bhikkhu aññatakaṃ gahapatiṃ vā gahapataniṃ vā cīvaraṃ viññāpeyya, aññatra samayā, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ, tatth’ayaṃ samayo? Acchinnacīvaro vā hoti bhikkhu naṭṭha cīvaro vā. Ayaṃ attha samayo.

6. Vị tỳ khưu nào, xin y của nam gia chủ hoặc hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến thì phạm ưng đối trị, y ấy phải xả bỏ, trừ ra có trường hợp trong điều học này là: vị tỳ khưu bị ăn cướp đoạt y, hoặc y bị hư hại, đây là trường hợp trong điều học này.

7. Tañce aññātako gahapati vā gahātānī vā bahūhi cīvarehi abhihaṭṭhuṃ pavāreyya santar’uttara paramantena bhikkhunā tato cīvaraṃ sāditabbaṃ, tato ce uttariṃ sadiyeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

7. Có nam gia chủ, nữ gia chủ, không phải là thân quyến, đem y đến thật nhiều, yêu cầu tỳ khưu lãnh, nếu vị tỳ khưu ấy có vui thích thì chỉ lãnh nhiều lắm là hai lá y: là y nội và y vai trái trong số y của người đem đến đó. Nếu vui thích lãnh nhiều hơn số ấy thì phạm tội ưng đối trị, y dư ấy phải xả bỏ.

8. Bhikkhuṃ pan’eva uddissa aññātakassa gahapatissa vā gahapatāniyā vā cīvaracetāpanaṃ upakkataṃ hoti: Iminā cīvaracetāpanena cīvaraṃ cetāpetvā itthannāmaṃ bhikkhuṃ cīvarena acchādessamīti. Tatra ce so bhikkhu pubbe āppavārito upasaṅkamitvā cīvare vikappaṃ āpajjeyya: Sādhu vata maṃ āyasmā iminā cīvaracetāpanena evarūpaṃ vā evarūpaṃ vā cīvaraṃ cetāpetvā acchādehīti, kalyāṇā kamyataṃ upādāya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

8. Nếu có nam gia chủ hoặc nữ gia chủ, không phải là thân quyến, họ để riêng một số tiền để mua y dâng cho vị tỳ khưu và nói rằng: “Với số tiền này tôi sẽ mua y dâng cho vị tỳ khưu tên đó mặc”. Nếu vị tỳ khưu ấy không phải là người mà họ đã “yêu cầu trước” đến nơi gia chủ ấy nói nhất định như thế này: “Tốt thay, các người nên mua y thứ này, thứ này với số tiền ấy, đặng cho tôi mặc” vì muốn được y tốt theo ý mình, thì phạm tội ưng đối trị, y ấy phải xả bỏ.

9. Bhikkhuṃ pan’eva uddissa ubhinnaṃ aññātakānaṃ gahapatīnaṃ vā gahapatānīnaṃ vā paccekacīvara, cetāpanā upakkhatā honti: Imehi mayaṃ pacceka cīvaracetāpanehi paccekacīvarāni cetāpetvā itthannāmaṃ bhikkhuṃ civarehi acchādessāmāti. Tatra ce so bhikkhu pubbe appavārito upasaṅkamitvā cīvare vikappaṃ āpajjeyya: Sādhu vata maṃ ayasmanto imehi paccekacīvarecetāpanehi evarupaṃ vā evarupaṃ vā cīvaraṃ cetāpetvā acchādetha ubho va santā ekenāti, kalyāṇakamyataṃ upādāya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

9. Nếu có nam gia chủ hoặc nữ gia chủ hai người, không phải là thân quyến của vị tỳ khưu, họ hùn lại một số tiền để mua y dâng cho một vị tỳ khưu và nói rằng: “Chúng ta sẽ mua y riêng ra với số tiền hùn riêng của mỗi người, rồi đem dâng cho vị tỳ khưu tên này vận và mặc”. Nếu vị tỳ khưu ấy không phải là người mà họ “đã yêu cầu trước” đến nhà họ rồi nhất định y nói như thế này: “Tốt thay, các ngươi nên hùn lại, rồi mua y như thế này, thế này với số tiền đó đặng dâng cho tội mặc và vận”. Vì muốn được y tốt theo như ý mình, thì phạm tội ưng đối trị, y ấy phải xả bỏ.

10. Bhikkhuṃ pan’eva uddissa rājā vā rajabhoggo vā brāhmaṇo vā gahapatiko vā dūtena cīvara cetāpanaṃ pahineyya. Iminā cīvaracetāpanena cīvaraṃ cetāpetvā itthannāmaṃ bhikkhuṃ civarena acchādehīti. So ce duto taṃ bhikkhuṃ upasaṅkamitvā evaṃ vadeyya: Idaṃ kho bhante āyasmantam uddissa cīvaracetāpanaṃ ābhātaṃ, paṭigganhātu āyasmā cīvaracetāpananti. Tena bhikkhunā so dūto evamassa vacanīyo: Na kho mayaṃ āvuso cīvaracetāpanaṃ paṭiggaṇhama, cīvarañca kho mayaṃ paṭiggaṇhāma kālena kappiyanti.

So ce dūto taṃ bhikkhuṃ evaṃ vadeyya: Natthi pan’āyāsmanto koci veyyāvaccakaroti. Cīvar’atthiena bhikkhave bhikkhunā veyyāvaccakaro niddisitabho ārāmiko vā upāsako vā: Eso kho āvuso bhikkhūnaṃ veyyāvaccakaroti.

So ce dūto taṃ veyyāvaccakaraṃ saññāpetvā, taṃ bhikkhuṃ upasaṅkamitvā, evaṃ vadeyya: Yam kho bhante āyasmā veyyāvaccakaraṃ niddisi saññatto so māyā, upasaṅkamatu āyasmā, kālena cīvarena taṃ acchādessamīti.

Cīvar’atthikena bhikkave bhikkunā veyyāvaccakaro upasaṅkamitvā dvittikkattuṃ codetabbo sāretabbo attho me āvuso cīvarenāti.

Dvittikkhattuṃ codayamāno sārayamāno taṃ cīvaraṃ abhinipphādeyya, iccetaṃ kusalaṃ; no ce abhinipphādeyya, catukkhattuṃ pañcakkhattuṃ chakkhatt’ uparamaṃ tuṇhībhūtena uddissathā-tabbaṃ, catukkhattuṃ pañcakkhattuṃ chakkhatt’ uparamaṃ tuṇhībhūto uddissa tiṭṭhamāno taṃ cīvaraṃ abhinipphādeyya, iccetaṃ kusalaṃ; no ce abhinipphādeyya, iccetaṃ kudalam; no ce abhinipphādeyya, tato ce uttariṃ vāyamamāno taṃ cīvaraṃ abhinipphādeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ, no ce abhinipphādeyya, yatassa cīvara-cetāpanaṃ ābhataṃ, tatthasānaṃ vā gantabbaṃ duto vā pāhetabbo yaṃ kho tumhe āyasmanto bhikkhuṃ uddissa cīvaracetāpanaṃ pahinittha, na taṃ tassa bhikkhuno kiñci atthaṃ anubhoṭi, yuñjan’āyasmanto sakaṃ, mā vo sakaṃ vinassāti. Ayaṃ tattha sāmīci.

(Cīvaravaggo paṭhamo)

 

10. Đức vua, quan lại, bà-la-môn, hoặc gia chủ sai người phụng sự cho mình, đem một số tiền để mua y dâng đến một vị tỳ khưu và nói rằng: “Người đem số tiền này đi mua y rồi dâng cho vị tỳ khưu tên này, vận và mặc”. Nếu người phụng sự ấy đến kiếm vị tỳ khưu ấy và nói rằng: “Bạch ngài, số tiền mua y này tôi đem đến xin dâng cho ngài, xin ngài thọ lãnh”. Vị tỳ khưu ấy nên nói với người ấy rằng: “Này người ơi! Tôi không thể lãnh số tiền mua y này được, tôi chỉ có lãnh y được trong khi cần dùng thôi”. Người phụ sự hỏi vị tỳ khưu như vầy: “Ngài có người nào hầu hạ không?” Này các vị tỳ khưu, vị tỳ khưu cần dùng y thì nên chỉ người giúp việc trong chùa hoặc thiện tín và nói rằng: “Này người, đây là người phụng sự cho tất cả chư tăng”. Người tay sai ấy bèn nói chỉ cách cho người phụng sự ấy hiểu biết công việc rồi, đến bạch với vị tỳ khưu ấy rằng: “Bạch ngài, ngài chỉ người phụng sự nào, tôi đã cắt nghĩa cho người ấy hiểu biết rồi, lúc nào ngài cần dùng y, xin ngài đến kiếm họ thì họ sẽ dâng y cho ngài mặc”.

Này các vị tỳ khưu, khi vị tỳ khưu cần dùng y nên nhắc nhở người phụng sự ấy hai hoặc ba lần và nói rằng: “Này người, tôi cần dùng y”. Khi vị tỳ khưu ấy nhắc nhở đôi ba lần mà được lãnh y thì sự được ấy rất hợp pháp vậy, nếu không được y, thì nên đến trước mặt người ấy đứng làm thinh, bốn lần, năm lần hoặc sáu lần là nhiều; khi đứng làm thinh trước mặt người ấy, bốn lần, năm lần hoặc sáu lần mà lãnh được y ấy thì sự được y ấy rất tốt vậy; nếu không lãnh y được, mà vị tỳ khưu ấy cũng cứ cố gắng đòi hơn cách đã nhất định ấy cho đến khi được y, thì tỳ khưu ấy phạm ưng đối trị, y được ấy phải xả bỏ.

Nếu như đòi (đúng luật định) mà không được. Giá tiền ấy sắm y cho vị tỳ khưu ấy, từ người nào sai đem tới, vị tỳ khưu ấy tự mình đi hoặc sai người nào đi đến chỗ người chủ ấy mà nói rằng: “Này quí ông, các ông cho đem số tiền để mua y dâng cho vị nào, số tiền ấy không có được lợi ích chút đỉnh chi đến vị tỳ khưu ấy. Vậy các ông nên đòi lấy của ấy lại, đừng để của ấy mất đi vô ích”. Đây là cách nên thực hành trong điều học này.

(Dứt phần thứ nhất về loại y)

11. Yo pana bhikkhu kosiyamissakaṃ santhataṃ kārāpeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

11. Vị tỳ khưu nào làm ngọa cụ có trộn tơ tằm thì phạm tội ưng đối trị, ngọa cụ ấy phải xả bỏ.

12. Yo pana bhikkhu suddha kālakānaṃ eḷakalomānaṃ santhataṃ kārāpeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

12. Vị tỳ khưu nào, cho người làm ngọa cụ toàn bằng lông trừu đen, thì phạm tội ưng đối trị, ngọa cụ ấy phải xả bỏ.

13. Navaṃ pana bhikkhunā santhataṃ kārayamānena dve bhāgā suddhakāla-kānaṃ eḷakalomānaṃ ādātabbā tatiyaṃ odātānaṃ, catutthaṃ gocariyānaṃ. Anādā ce bhikkhu dve bhāge suddhakāḷakānaṃ eḷakalomānaṃ tatiyaṃ odātānaṃ catutthaṃ gocariyānaṃ navaṃ santhātaṃ kārāpeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

13. Khi vị tỳ khưu cho người làm ngọa cụ mới, phải lấy lông trừu đen hai phần, lông trừu trắng một phần thứ ba, và lông trừu đỏ một phần thứ tư, nếu vị tỳ khưu không lấy lông đen hai phần, trắng một phần, đỏ một phần mà cho người làm ngọa cụ mới thì phạm ưng đối trị, ngọa cụ ấy phải xả bỏ.

14. Navaṃ pana bhikkhunā santhataṃ kārāpetvā chabbassāni dhāretabbaṃ. Orena ce channaṃ vassānaṃ taṃ santhantaṃ vissajjetvā vā avissajjetvā vā aññaṃ navaṃ santhataṃ kārāpeyya, aññatra bhikkhu sammatiyā, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

14. Khi vị tỳ khưu cho người làm ngọa cụ mới, nên dùng xài đến sáu năm. Nếu chưa đúng sáu năm mà vị tỳ khưu ấy bỏ đi, hoặc không bỏ chẳng hạn mà cho người làm ngọa cụ mới khác nữa thì phạm ưng đối trị, ngọa cụ ấy phải xả bỏ. Trừ ra tỳ khưu nào được lệnh chư tăng cho phép.

15. Nisīdanasanthataṃ pana bhikkhunā kārayamānena purāna santhatassa samantā sugatavidatthi ādātabbā dubbaṇṇakaranāya. Ānādā ce bhikkhu purāna santhatassa santhataṃ kārāpeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

15. Khi vị tỳ khưu cho người làm tọa cụ để trải ngồi, phải lấy tọa cụ cũ, một gang vuông vức của Đức Phật, đặng trộn chung lại làm cho tọa cụ mới ấy xẩm màu bớt đi. Nếu cho làm tọa cụ mới mà không lấy tọa cụ cũ cắt lấy một gang vuông vức của Đức Phật, để trộn lộn với tọa cụ mới, thì phạm ưng đối trị, tọa cụ ấy phải xả bỏ.

16. Bhikkhuno pan’eva addhāna maggappaṭipannassa eḷakalomāni uppajjeyyuṃ, akankhamānena bhikkhunā paṭiggahetabbāni paṭiggahetvā tiyojanaparamaṃ sahatthā hāretabbani asante hārake, tato ce uttariṃ hareyya asantepi hārake, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

16. Nếu vị tỳ khưu đi đường xa mà có người dâng lông trừu, nếu cần dùng thì được phép lãnh, khi lãnh rồi nếu không có ai mang hộ cho, thì chỉ được phép tự mình mang theo xa lắm là ba do tuần, nếu mang quá ba do tuần mà không có người mang thế cho thì phạm ưng đối trị, lông trừu ấy phải xả bỏ.

17. Yo pāna bhikkhu aññatikāya bhikkhuniyā eḷakalomāni dhovāpeyya vā rajjāpeyya vā vijjṭāpeyya vā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

17. Vị tỳ khưu nào, sai tỳ khưu ni, không phải là thân quyến, rửa, nhuộm, chải lông trừu, thì phạm ưng đối trị, lông trừu ấy phải xả bỏ.

18. Yo pana bhikkhu jātarūpa rajataṃ uggaṇheyya vā uggaṇhāpeyya vā upanikkhittaṃ vā sādiyeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

18. Vị tỳ khưu nào tự mình thọ lãnh hoặc biểu người khác thọ lãnh, hoặc vui thích vàng bạc của người dâng cho, phạm ưng đối trị, vàng bạc ấy phải xả bỏ.

19. Yo pana bhikkhu nānappakārākaṃ rūpiya saṃvohāram samapajjeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

19. Vị tỳ khưu nào, mau bán vật này vật kia với tiền bạc thì phạm ưng đối trị, vật mua bán ấy phải xả bỏ. (Trừ ra có một người thế đứng trung gian mua bán cho)

20. Yo pana bhikkhu nānappakārākaṃ kaya vikkayaṃ samāpajjeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

(Kosiyavaggo dutiyo)

 

20. Vị tỳ khưu nào, mua bán đồ vật với đồ vật, thứ này thứ kia, phạm tội ưng đối trị, vật mua bán ấy phải xả bỏ.

(Dứt phần thứ nhì về loại tơ tằm)

 

21. Dasāhaparamaṃ atirekapatto dhāretabbo, taṃ atikkāmayato, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

21. Vị tỳ khưu có cất giữ bình bát mới được, lâu lắm là 10 ngày, nếu cất giữ quá luật định thì phạm ưng đối trị. Bình bát ấy phải xả bỏ.

22. Yo pana bhikkhu ūnapañca bandhanena pattena aññaṃ navaṃ pattaṃ cetāpeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ. Tena bhikkhunā so patto bhikkhuparisāya nissajjitabbo. So ca tassā bhikkhu parisāya pattapariyanto, so ca tassa bhikkhuno padātabbo: ayante bhikkhu patto yāva bhedanāya dhāretabboti. Ayaṃ tattha sāmicī.

22. Vị tỳ khưu nào bình bát nứt bể chưa đủ năm chỗ, mà cho người đi kiếm bát mới khác phạm ưng đối trị, bát ấy phải xả bỏ, theo thứ tự của tăng chúng, bình bát nào cuối cùng của vị tăng, thì vị tỳ khưu mà tăng đã sai phải đưa bình bát ấy, đưa cho vị tỳ khưu ấy và nói rằng: “Đây là bình bát của đạo hữu, đạo hữu phải dùng xài cho đến khi bể. Đó là cách thực hành tốt đẹp trong cách xả bỏ bát vậy.

23. Yāni kho pana tāni gilānānam bhikkhunaṃ patisāyanīyāni bhesajjāni, seyyathīdaṃ: sappi navanītaṃ telaṃ madhu phāṇitaṃ, tāni paṭiggahetvā sattāha paramaṃ sannidhi kārakaṃ paribhñnjitabhāni, taṃ atikkāmayato, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

23. Thuốc chữa bịnh nào, mà vị tỳ khưu có bịnh phải cần dùng như là: bơ đặc, bơ tươi, dầu, mật ong, đường. Vị tỳ khưu thọ lãnh các vật để chữa bịnh này, để thọ dụng (uống) có lâu lắm là trong bảy ngày. Nếu để quá bảy ngày thì phạm tội ưng đối trị, các vật chữa bịnh ấy phải xả bỏ.

24. Māso seso gimhānanti bhikkhunā vassika sāṭikacīvaraṃ pariyesitabbaṃ. Aḍḍhamāso seso gimhānanti katvā nivāsetabbaṃ. Orena ce māso seso gimhānanti vassikasātikacīvaraṃ pariyeseyya orenaḍḍhamāso seso gimhāṇanti katvā nivāseyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

24. Còn một tháng cuối cùng của mùa nắng. Vị tỳ khưu nên kiếm y để tắm mưa, khi còn nửa tháng nữa phải làm cho xong và được phép dùng xài; nếu chưa đến một tháng cuối mùa nắng mà tỳ khưu đi kiếm y để tắm mưa và chưa đến nửa tháng cuối mùa nắng mà đã làm xong và dùng xài thì phạm ưng đối trị, y ấy phải xả bỏ.

25. Yo pana bhikkhu bhikkhussa sāmaṃ cīvaraṃ datvā kupito anattamano acchindeyya vā acchindāpeyya vā, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

25. Vị tỳ khưu nào đã cho y đến vị tỳ khưu khác rồi, khi sân hận, bất bình, đòi giựt lại, hoặc biểu người khác đòi giựt lại, thì phạm tội ưng đối trị, y lấy lại ấy phải xả bỏ.

26. Yo pana bhikkhu bhikkhussa sāmaṃ suttaṃ viññāpetvā tantavāyehi civaraṃ vāyāpeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

26. Vị tỳ khưu nào, tự mình xin chỉ vải đem cho thợ dệt, dệt y cho mình phạm ưng đối trị, y ấy phải xả bỏ.

27. Bhikkhuṃ pan’eva uddissa aññātako gahapati vā gahapatānī vā tantavāyehi cīvaraṃ vārāpeyya. Tatra ce so bhikkhu pubbe appavārito tantavāye upasaṅkamitvā cīvare vikappaṃ āpajjeyya: idaṃ kho āvuso cīvaraṃ maṃ uddissa vīyati āyatañca karotha, vitthatañca, appitañca, suvītañca, suppavāyitañca, suvilekhitañca, suvitacchitañca karotha; appeva nāma mayampi āyasmantānaṃ kiñci mattaṃ anuppadajjeyyāmāti. Evañca so bhikkhu vatvā kiñci mattaṃ anuppadajjeyya antamaso piṇḍapātamattampi, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

27. Có nam gia chủ hoặc nữ gia chủ, không phải là thân quyến của vị tỳ khưu, cho bọn thợ dệt, dệt y để dâng đến một vị tỳ khưu. Vị tỳ khưu ấy thí chủ cũng không có yêu cầu trước, tự nhiên đến kiếm bọn thợ dệt mà bảo rằng: “Này các người y này họ cho dệt để dâng cho tôi, vậy các ngươi nên dệt cho dày, cho rộng, cho khít, cho đều, cho dè dặt, cho thẳng, cho láng, rồi tôi sẽ thưởng thêm chút ít cho các ngươi”. Khi vị tỳ khưu ấy nói như thế rồi thưởng thêm cho họ chút ít chi, dầu cho chỉ thưởng thêm bằng vật thực đi bát được cũng phạm tội ưng đối trị, y ấy phải xả bỏ.

28. Das’āhānāgataṃ kattika temāsipuṇṇamaṃ, bhikkhuno pan’eva accekacīvaraṃ uppajjeyya, accekaṃ maññāmānena bhikkhunā paṭiggahetabbaṃ paṭiggahetvā yācācīvāra kālasamayaṃ nikkhipitabbaṃ, tato ce uttariṃ nikkhipeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

28. Còn 10 ngày nữa sẽ đến ngày rằm tháng Kattikā[17] (tháng 9 âm lịch) là tháng thứ ba của mùa mưa, nếu có y “đặc biệt” phát sanh lên đến các vị tỳ khưu, vị tỳ khưu cho rằng đây là “y đặc biệt” thì nên lãnh lấy. Khi lãnh rồi nên cất giữ cho đến hạn kỳ[18]. Nếu cất giữ quá hạn kỳ thì hạm ưng đối trị, y ấy phải xả bỏ.

29. Upavassaṃ kho pana kattikapuṇṇamaṃ. Yāni kho pana tāni āraññākāni senāsanāni sāsaṅkasammatāni sappaṭibhayāni, tathārūpesu bhikkhu senāsanesu viharanto, ākaṅkhamāno tiṇṇaṃ cīvarānaṃ aññataraṃ cīvaraṃ antaraghare nikkhipeyya. Siyā ca tassa bhikkhuno kocideva paccayo tena cīvarena vippavāsāya chārattaparamantena bhikkhunā tena cīvarena vippavasitabbaṃ. Tato ce uttariṃ vippavaseyya, aññatra bhikkhu sammatiyā, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

29. Khi vị tỳ khưu đã nhập hạ xong, đúng ngày rằm tháng Kattikā (tháng chín) ra hạ. Các tịnh thất nơi rừng mà người ta cho rằng đáng nghi ngờ hoặc có sự đáng kinh sợ. Nếu vị tỳ khưu ở nơi chỗ bất lợi như thế ấy, nếu muốn gởi y vào xóm, một nơi trong ba cái nào cũng được. Nếu có chuyện cần chi muốn đi khỏi nơi ấy thì chỉ được phép đi xa y ấy trong sáu đêm là lâu lắm. Nếu đi quá sự nhất định ấy thì phạm tội ưng đối trị, y ấy phải xả bỏ.

30. Yo pana bhikkhu jānaṃ saṅghikaṃ lābhaṃ pariṇataṃ attano pariṇāmeyya, nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

(Pattavaggo tatiyo)

30. Vị tỳ khưu nào, khi biết rõ vật cúng dường mà người nhất định để dâng đến chư tăng, nhưng nói (đoạt) để cho người dâng cho mình thì phạm ưng đối trị, vật được ấy phải xả bỏ.

(Dứt phần thứ ba về loại bình bát)

 

Uddiṭṭhā kho āyasmanto tiṃsa nissaggiyā pācittiyā dhammā. Tattha’āyasmante pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā?

Parisuddheth’āyasmanto, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.

(Nissaggiyā pācittiyā niṭṭhitā)

 

Bạch các ngài, 30 pháp ưng đối trị tôi đã kể ra rồi. Tôi xin hỏi các ngài, trong 30 pháp ấy các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không?

Các ngài được trong sạch nên mới làm thinh. Tôi xin chứng nhận các ngài đã được trong sạch, do sự làm thinh ấy.

(Dứt phần kể ra về ưng xả đối trị)

 

 
1.6) Pācitiye vitthar’ uddeso – Phần kể ra về ưng đối trị

Ime kho pan’āyasmanto dvenavuti pācittiyā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

Bạch các ngài, 92 pháp ưng đối trị, tôi xin kể ra như là:

1. Sampajāna musāvāde pācittiyaṃ.

1. Vị tỳ khưu biết mình nói láo, phạm ưng đối trị.

2. Omasavāde pācittiyaṃ.

2. Vị tỳ khưu chửi mắng vị khác, phạm ưng đối trị.

3. Bhikkhu pesuññe pācittiyaṃ.

3. Vị tỳ khưu nói đâm thọc với vị tỳ khưu, phạm ưng đối trị.

4. Yo pana bhikkhu anupasampannaṃ padaso dhammaṃ vāceyya pācittiyaṃ.

4. Vị tỳ khưu nào dạy kệ cho người chưa thọ cụ túc giới, phạm ưng đối trị (dạy và đọc chung một lượt).

5. Yo pana bhikkhu anupasampannena uttari dvirattatirattaṃ saha seyyaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

5. Vị tỳ khưu nào, ngủ chung với người chưa thọ cụ túc giới, quá hai ba đêm, phạm ưng đối trị.

 6. Yo pana bhikkhu mātugāmena saba seyyaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

6. Vị tỳ khưu nào, ngủ chung (một nhà) với phụ nữ, phạm ưng đối trị.

7. Yo pana bhikkhu mātugāmassa uttari chappañca vācāhi dhammaṃ deseyya, aññatra viññunā purisa viggahena, pācittiyaṃ.

7. Vị tỳ khưu nào, nói pháp cho phụ nữ quá 5, 6 tiếng phạm ưng đối trị; trừ ra có người nam biết rõ (cùng nghe).

8. Yo pana bhikkhu anupasampannassa uttarimanussadhammaṃ āroceyya, bhūtasmiṃ, pācittiyaṃ.

8. Vị tỳ khưu nào, khoe đạo cao nhơn mà mình có thật, đến người chưa thọ cụ túc giới, phạm ưng đối trị.

9. Yo pana bhikkhu bhikkhussa duṭṭhullaṃ āpattiṃ anupasampannassa āroceyya, aññatra bhikkhu sammatiyā, pācittiyaṃ.

9. Vị tỳ khưu nào, nói tội xấu của vị tỳ khưu cho người chưa thọ cụ túc giới nghe, phạm ưng đối trị, trừ ra vị nào mà chư tăng đã cho phép nói.

10. Yo pana bhikkhu paṭhaviṃ khaṇeyya vā khanāpeyya vā, pācittiyaṃ.

(Musāvāda vaggo paṭhamo)

 

10. Vị tỳ khưu nào, đào đất, hoặc biểu kẻ khác đào, phạm ưng đối trị.

(Dứt phần về loại vọng ngữ)

11. Bhutagāma pātabyatāya pācittiyaṃ.

11. Vị tỳ khưu nào, làm cho loại thảo mộc (còn sống) hư hoại, phạm ưng đối trị.

12. Aññavādake vihesake pācittiyaṃ.

12. Vị tỳ khưu nói tráo trở, làm cho chư tăng khó lòng, phạm ưng đối trị.

13. Ujjhāpanake khīyanake pācittiyaṃ.

13. Vị tỳ khưu biểu vị khác nói xấu các vị tỳ khưu khác hoặc tự mình mắng nhiếc các vị khác, phạm ưng đối trị.

14. Yo pana bhikkhu saṅghikam mañcaṃ vā pīthaṃ vā bhisiṃ vā kocchaṃ vā ajjh’okāse santharitvā vā santharāpetvā vā, taṃ pakkamanto n’eva uddhareyya na uddharāpeyya anāpucchaṃ vāgaccheyya pācittiyaṃ.

14. Vị tỳ khưu nào, tự mình hoặc sai người khác, trải dọn giường, ghế, nệm, bàn của chư tăng, ngoài trống, khi đi khỏi nơi ấy, tự mình không đem cất hoặc bảo kẻ khác dẹp đem cất các vật ấy, hoặc cũng không có ý nhắn gởi ai dẹp dùm, tự nhiên đi khởi nơi ấy, phạm ưng đối trị.

15. Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre seyyaṃ santharitvā vā santharāpetvā vā, taṃ pakkamanto n’eva uddhareyya na uddharāpeyya anāpucchaṃ vā gaccheyya, pācittiyaṃ.

15. Vị tỳ khưu nào trải hoặc sai kẻ khác trải đồ nằm trong chỗ ở của chư tăng. Khi ra đi khỏi không dọn dẹp lại, hoặc không biểu ai dọn dẹp lại chỗ ấy, hay là không nhắn lại biểu ai dẹp; tự nhiên ra đi, phạm ưng đối trị.

16. Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre jānaṃ pubb’ūpagataṃ bhikkhuṃ anuppakhajja seyyaṃ kappeyya: yassa sambādho bhavissati, so pakkamissatīti, etad’eva pacayaṃ karitvā anaññaṃ, pācittiyaṃ.

16. Vị tỳ khưu nào khi biết rõ trong chỗ ở của chư tăng đã có vị khác vào ở trước, lại xen vào trải chỗ ngủ và nghĩ rằng: vị tỳ khưu nào có bực tức thì đi ra khỏi chỗ này đi, chỉ có làm cho bực tức là nguyên nhân, chớ không có chuyện chi khác, phạm ưng đối trị.

17. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ kupito anattamano saṅghikā vihārā nikkaḍḍheyya vā nikkaḍḍhāreyya vā, pācittiyaṃ.

17. Vị tỳ khưu nào, sân hận, bất bình vị khác, kéo lôi ra, hoặc biểu kẻ khác kéo lôi ra khỏi chỗ ngụ của chư tăng, phạm ưng đối trị.

18. Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre uparivehāsakuṭiyā āhaccapādakaṃ mañcaṃ vā pīthaṃ vā abhinisīdeyya vā abhinipajjeyya vā, pācittiyaṃ.

18. Vị tỳ khưu nào, ngồi hoặc nằm trên giường, ghế mà người ta mới ráp tạm vào, ở trên gác (lầu) tịnh thất của chư tăng, phạm ưng đối trị.

19. Mahallakaṃ pana bhikkhunā vihāraṃ kārayamānena yāva dvārakosā aggalaṭṭhapanāya ālokasandhiparikam māya, dvitticchadanassa pariyāyaṃ appharite ṭhitena adhiṭṭhatabbaṃ, tato ce uttariṃ appaharitepi ṭhito adhiṭṭhaheyya, pācittiyaṃ.

19. Khi vị tỳ khưu cho người làm tịnh thất lớn (có thí chủ cất cho), phải đứng (để sơn phết thường thường) trong khoảng lối... một hắc tay chung quanh cánh cửa cái và cánh cửa sổ, là chỗ để cần dùng mở cửa, sơn phết, vẻ vời cách cửa sổ. Còn mái nhà thì phải đứng nơi chỗ trống không có ruộng rẫy chi mà lợp và chỉ lợp được lối 2, 3 lới thôi; nếu lợp quá số nhất định, dầu đứng nơi trống trải cũng phạm ưng đối trị.

20. Yo pana bhikkhu jānaṃ sappāṇakam udakaṃ tinaṃ vā mattikaṃ vā siñceyya vā siñcāpeyya vā, pācittiyaṃ.

(Bhūtagāma vaggo dutiyo)

20. Vị tỳ khưu nào, khi biết trong nước có con lăng quăng, tự mình tưới hoặc biểu kẻ khác tưới cây cỏ hay là đất, phạm ưng đối trị.

(Dứt phần thứ nhì thuộc về loại thảo mộc)

 

21. Yo pana bhikkhu asammato bhikkhuniyo ovadeyya, pācittiyaṃ.

21. Vị tỳ khưu nào, chư tăng không cho phép, mà đi dạy các tỳ khưu ni, phạm ưng đối trị.

22. Sammatopi ce bhikkhu, aṭṭhaṅgate suriye, bhikkhuniyo ovadeyya, pācittiyaṃ.

22. Vị tỳ khưu nào chư tăng đã cho phép rồi, khi mặt trời đã lặn mà còn dạy đạo cho các vị tỳ khưu ni, phạm ưng đối trị.

23. Yo pana bhikkhu bhikkhun’ūpassayaṃ upasaṅ kamitvā bhikkhuniyo ovadeyya, aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo: gilāmā hoti bhikkhunī, āyaṃ tattha samayo.

23. Vị tỳ khưu nào vào tận nơi chỗ ở của tỳ khưu ni mà dạy đạo, phạm ưng đối trị. Trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: Tỳ khưu ni khi có bịnh; đây là trường hợp trong điều học này vậy.

24. Yo pana bhikkhu evaṃ vadeyya: āmisahetu bhikkhū bhikkhuniyo ovadantīti, pācittiyaṃ.

24. Vị tỳ khưu nào nói như vầy: Các vị tỳ khưu dạy đạo cho bọn tỳ khưu ni, vì muốn được lợi lộc, phạm ưng đối trị.

25. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniya cīvaraṃ dadeyya, aññatra pārivattakā, pācittiyaṃ.

25. Vị tỳ khưu nào, cho y đến tỳ khưu ni không phải là thân quyến, phạm ưng đối trị, trừ ra đổi y với nhau.

26. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā cīvaraṃ sibbeyya vā sibbāpeyya vā pācittiyaṃ.

26. Vị tỳ khưu nào, may y hoặc biểu kẻ khác may y cho tỳ khưu ni, không phải là thân quyến, phạm ưng đối trị.

27. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ saṃvidhāya ekaddhāna maggaṃ paṭipajjeyya, antamaso gāmantarampi, aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo: Satthagamanīyo hoti maggo, sāsaṅkasammato, sappaṭibhayo ayaṃ tattha samayo.

27. Vị tỳ khưu nào rủ tỳ khưu ni đi cùng đi chung đường xa, dầu cho đi trong một khoảng xóm, cũng phạm ưng đối trị, trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: 1) đường nào mà cần phải đi cho có bọn; 2) đường mà có sự nghi ngờ (tai hại); 3) đường mà có sự kinh sợ rõ rệt. Đây là trường hợp trong điều học này.

28. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddiṃ saṃvidhāya ekanāvaṃ abhirūheyya, uddhaṅgāminiṃ vā adhogāminiṃ vā, aññatra tiriyantaraṇāya, pācittiyaṃ.

28. Vị tỳ khưu nào, rủ tỳ khưu ni cùng đi chung một chiếc thuyền, đi xuôi nước hoặc ngược nước, phạm ưng đối trị, trừ ra đi ngang sông.

29. Yo pana bhikkhu jānaṃ bhikkhunī paripācitaṃ piṇdapātaṃ bhuñjeyya aññatra pubbe gihisamārambhā, pācittiyaṃ.

29. Vị tỳ khưu nào, biết rõ, vật thực do tỳ khưu ni sắp đặt mà thọ thực, phạm ưng đối trị, trừ ra vật thực mà người thế họ sắp đặt trước.

30. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

(Ovādavaggo tatiyo)

 

30. Vị tỳ khưu nào, ngồi nơi thanh vắng một mình với tỳ khưu ni phạm ưng đối trị.

(Dứt phần ba về cách dạy đạo)

31. Agilānena bhikkhunā eko āvasathapiṇdo bhiñjitabbo, tato ce uttariṃ bhuñjeyya, pācittiyaṃ.

31. Vị tỳ khưu vô bịnh chỉ được phép thọ thực nơi phước xá[19] trong một lần, nếu thọ hơn số ấy, phạm ưng đối trị.

32. Gaṇabhojane aññatrā samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo: gilānasamayo, cīvaradānasamayo, cīvarakārasamayo, addhānagamanasamayo nāvābhirūhaṇasamayo, mahāsamayo, samaṇabhatta samayo; ayaṃ tattha samayo.

32. Vị tỳ khưu thọ “Vật thực mà người thỉnh nói tên vật thực ấy ra” từ 4 vị trở lên, phạm ưng đối trị, trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: Khi có bịnh, trong hạn kỳ lễ Kaṭhina, lúc may y của lễ Kaṭhina, lúc đi đường xa, lúc đi ghe thuyền, lúc chư tăng cu hội nhiều quá số. Đây là những trường hợp trong điều học này vậy.

33. Paramparabhojane aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo: gilānasamayo cīvaradānasamayo cīvarakārasamayo; ayaṃ tattha samayo.

33. Vị tỳ khưu thọ thực của thí chủ thỉnh sau người khác, phạm ưng đối trị, trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: lúc có bịnh, trong hạng kỳ lễ Kaṭhina, trong lúc may y Kaṭhina. Đây là trường hợp trong điều học này.

34. Bhikkhuṃ pan’eva kulaṃ upagataṃ pūvehi vā manthehi vā abhihaṭṭhum pavāreyya. Akaṅkhamānena bhikkhunā dvittipattapūrā paṭiggahetabbā. Tato ce uttariṃ paṭiggaṇheyya, pācittiyaṃ. Dvittipattapūre paṭiggahetvā tato niharitvā bhikkhūhi saddhiṃ saṃvibhajitabbaṃ, ayaṃ tattha sāmīci.

34. Vị tỳ khưu đi đến nhà người, nếu có thí chủ yêu cầu lấy bát bánh mới (thứ ăn liền) bánh để dành lâu được, vị tỳ khưu vui thích chỉ được phép lãnh lối 2, 3 bình bát. Nếu thọ lãnh quá số ấy, phạm ưng đối trị. Vị tỳ khưu nào thọ lãnh bánh ấy, đúng số 2, 3 bát rồi phải đem bánh ấy chia cho các vị tỳ khưu khác. Sự phải chia bánh ấy là cách thực hành tốt đẹp trong điều học này.

35. Yo pana bhikkhu bhuttāvī pavārito anatirittaṃ khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā, pācittiyaṃ.

35. Vị tỳ khưu nào, thọ thực xong cho đến khi ngăn cản không thọ lãnh nữa (khi đi khỏi nơi ấy) lại thọ thêm vật thực cứng, vật thực mềm sái luật, phạm ưng đối trị.

 36. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ bhuttāvim pāvaritaṃ anatirittena khādanīyena vā bhojanīyena vā abhihaṭṭuṃ pavāreyya: handa bhikkhu khāda vā bhuñja vāti, jānaṃ āsādanāpekkho, bhuttasmiṃ pācittiyaṃ.

36. Vị tỳ khưu nào đem vật thực cứng hoặc mềm sái luật, đến buộc vị tỳ khưu khác, đã thọ thực xong và ngăn cản vật thực, phải ăn nữa và nói rằng: “Này đạo hữu, ông nhai, ăn đi”. Nếu biết rõ và cố ý để cáo lỗi, khi vị kia ăn thì vị biểu ăn ấy phạm ưng đối trị.

37. Yo pana bhikkhu vikāle khādanīyam vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā, pācittiyaṃ.

37. Vị tỳ khưu nào, nhai ăn vật thực cứng hoặc mềm trong lúc sái giờ,[20] phạm ưng đối trị.

38. Yo pana bhikkhu sannidhikārakaṃ khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā, pācittiyaṃ.

38. Vị tỳ khưu nào, cắn nhai, hoặc ăn vật thực cứng hoặc mềm, mà tự mình cất giữ cách đêm, phạm ưng đối trị.

39. Yāni kho pana tāni paṇītabhojanāni sayyathīdaṃ: sappi, navanītaṃ, telaṃ, madhu, phānitaṃ, maccho, maṃsaṃ kīraṃ, dadhi. Yo panna bhikkhu evarūpāni paṇītabhojanāni agilāno atthāya viññāpetvā, bhuñjeyya pācittiyaṃ.

39. Vật thực quí nào như là: bơ đặc, bơ tươi, dầu, mật ong, đường, cá, thịt, sữa tươi, sữa chua. Vị tỳ khưu nào vô bịnh, xin vật thực quí giá ấy, để cho mình thọ thực, thì phạm ưng đối trị.

40. Yo pana bhikkhu adinnaṃ mukhadvāraṃ āhāram āhareyya, aññatra udakadantapoṇā; pācittiyaṃ.

(Bhojanavaggo catuttho)

 

40. Vị tỳ khưu nào, thọ vật thực vào miệng mà không có người dâng (đến tay cho) phạm ưng đối trị, trừ ra nước mát và tăm xỉa răng.

(Dứt phần thứ tư về loại vật thực)

 

41. Yo pana bhikkhu acelakassa vā paribbājakassa vā paribbājikāya vā sahatthā khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā dadeyya, pācittiyaṃ.

 

41. Vị tỳ khưu nào tự tay mình, cho vật thực cứng hoặc mềm đến người tu đạo lõa thể (naked) hoặc người nam hoặc nữ tu hạnh ta bà đi xin ăn (theo chủ nghĩa ngoại đạo), phạm ưng đối trị.

42. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ evaṃ vadeyya: eh’āvuso gāmaṃ vā nigamaṃ vā piṇḍāya pavisissānāti tassa dāpetvā vā adāpetvā vā uyyojeyya: gacch’āvuso, na me tayā saddhiṃ kathā vā nisajjā vā phāsu hoti. Ekakassa me kathā vā nisajjā vā phāsu hotīti, etad’eva paccayaṃ karitvā anaññaṃ, pācittiyaṃ.

 

42. Vị tỳ khưu nào, nói với vị tỳ khưu khác như vầy: “Này đạo hữu, lại đây chúng ta sẽ đi vào xóm, làng đặng đi khất thực” (khi đến nơi rồi) biểu người cho hoặc không cho vật chi đến vị ấy nhưng lại biểu vị ấy trở về đivà nói rằng “Đạo hữu đi về đi, tôi nói chuyện hoặc ngồi chung với ông, tôi không thích đâu, thà là tôi nói chuyện hoặc ngồi một mình còn sung sướng hơn”. Chỉ có làm như thế là nguyên nhân, chớ không có nguyên nhân nào khác, cũng phạm ưng đối trị.

43. Yo pana bhikkhu sabhojane kule anuppakhajja nisajjaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

43. Vị tỳ khưu nào, khi vào gia đình người thế, chen vào ngồi trong nhà ngủ chỉ có hai vợ chồng (mới cưới) phạm ưng đối trị.

44. Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ raho paṭicchanne āsane nisajjaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

44. Vị tỳ khưu nào, ngồi chung với phụ nữ nơi vắng vẻ và kín đáo, phạm ưng đối trị.

45. Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

45. Vị tỳ khưu nào, một mình ngồi chung với một người phụ nữ nơi vắng vẻ, phạm ưng đối trị.

46. Yo pana bhikkhu nimantito sabhatto sāmano, santaṃ bhikkhuṃ anāpucchā, purebhattaṃ vā pacchābhattaṃ vā kulesu cārittaṃ āpajjeyya, aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo, cīvara dānasamayo, cīvarakārasamayo: ayaṃ tattha samayo.

46. Vị tỳ khưu nào, đã thọ lãnh sự thỉnh của người, để đi thọ thực, khi có các vị tỳ khưu khác mà không cho hay, cứ đi đến nhà này nhà kia, trước khi thọ thực hoặc sau khi thọ thực cũng phạm ưng đối trị; trừ ra có trường hợp. Trường hợp trong điều học này là: Trong hạn kỳ lễ Kaṭhina, lúc may y Kaṭhina, đây là trường hợp trong điều học này vậy.

47. Agilānena bhikkhunā cātummāsappaccayappavāranā sāditabbā, aññatra punappavāraṇāya, aññatra niccappavāraṇāya, tato ca uttariṃ sādiyeyya, pācittiyaṃ.

47. Vị tỳ khưu vô bịnh chỉ được phép vui thích sự yêu cầu của người theo món vật dụng, trong bốn tháng, nếu vui thích quá hạn kỳ, phạm ưng đối trị; trừ ra người có yêu cầu thêm hoặc người ta yêu cầu vĩnh viễn.

48. Yo pana bhikkhu nyyuttaṃ senaṃ dassanāya gaccheyya, aññatra rathārūpappaccayā, pācittiyaṃ.

48. Vị tỳ khưu nào, đi coi động binh (đang kéo đi) phạm ưng đối trị trừ ra có nguyên nhân.

49. Siyā ca tassa bhikkhuno kocideva paccayo sanaṃ gamanāya, dviratta tirattaṃ tena bhikkhunā sanāya vasitabbaṃ. Tato ce uttariṃ vaseyya, pācittiyaṃ.

49. Nếu vị tỳ khưu ấy có nguyên nhân nào phải đi đến chỗ đóng binh thì được phép ở nơi trại binh trong hai, ba đêm; nếu ở quá ngày nhất định, phạm ưng đối trị.

50. Dviratta tirattañce bhikkhu sanāya vasamāno, uyyodhikaṃ vā balaggaṃ vā senābyuhaṃ vā anīkadassanaṃ vā gaccheyya, pācittiyaṃ.

(Acelakavaggo pāncamo)

 

50. Khi vị tỳ khưu được phép ở nơi trại binh trong hai, ba đêm, nếu đi coi nơi đấu chiến, chỗ tập dượt binh sĩ, chỗ đóng quân, chỗ phát (chia) quân lính, phạm ưng đối trị.

(Dứt phần thứ năm về loại tu lõa thể)

 

51. Surāmarayapāne pācittiyaṃ.

51. Vị tỳ khưu uống rượu và chất say phạm ưng đối trị.

52. Angulippatodake pācittiyaṃ.

52. Vị tỳ khưu lấy ngón tay thọt lét vị khác chơi phạm ưng đối trị.

53. Udake hassadhamme pācittiyaṃ.

53. Vị tỳ khưu giỡn nước, phạm ưng đối trị.

54. Anādariye pācittiyaṃ.

54. Vị tỳ khưu (có vị khác nhắc nhở kinh luật) mà tỏ vẻ không cần, phạm ưng đối trị.

55. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ bhiṃsāpeyya, pācittiyaṃ.

55. Vị tỳ khưu nào nhát, dọa vị khác cho kinh sợ, phạm ưng đối trị.

56. Yo pana bhikkhu agilāno, visīvanāpekkho, jotiṃ samādaheyya vā samādahāpeyya vā, aññatra tathārūpappaccaya, pācittiyaṃ.

56. Vị tỳ khưu nào vô bịnh, cố ý nhúm lửa hoặc biểu kẻ khác nhúm, phạm ưng đối trị, trừ ra có nguyên nhân (như đốt bình bát v.v...)

57. Yo pana bhikkhu orenaddhamāsaṃ nahāyeyya, aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo, diyaddho māso seso gimhānanti vassānassa pathamo māso, iccate aḍḍhateyyamāso, uṇhasamayo, pariḷahasamayo, gilānasamayo, kammasamayo, aḍḍhanagamanasamayo vātavuṭṭhisamayo. Ayaṃ tattha samayo.

57. Vị tỳ khưu nào, chưa đúng nửa tháng mà tắm, phạm ưng đối trị, trừ ra có nguyên nhân. Nguyên nhân trong điều học này là[21] khi còn một tháng rưỡi nữa cuối mùa hạn: một tháng đầu của mùa mưa hết thảy thành ra hai tháng rưỡi gọi là lúc nóng nực, lúc hầm bực bội; lúc có bịnh, trong lúc làm công việc, lúc đi đường xa, trong lúc bị mưa gió, đây là trường hợp trong điều học này vậy.

58. Navaṃ pana bhikkhunā cīvaralābhena tiṇṇaṃ dubbaṇṇakaranānaṃ aññataraṃ dubbaṇṇakaraṇaṃ ādātabbaṃ nīlaṃ vā kaddamaṃ vā kāḷasāmaṃ vā. Anādā ce bhikkhu tiṇṇaṃ dubbaṇṇakaranānaṃ āññataraṃ dubbaṇṇakaraṇaṃ, navaṃ cīvaraṃ paribhuñjeyya, pācittiyaṃ.

58. Vị tỳ khưu, khi được y mới phải lấy một trong ba thứ màu để làm cho hoại màu y mới; là màu xanh, màu bùn, màu đen. Nếu vị tỳ khưu không lấy một trong ba màu để làm cho hư hoại màu y mới, mà cứ dùng xài y mới ấy, phạm ưng đối trị.

59. Yo pana bhikkhu bhikkhussa vā bhikkhuniyā vā sikkhamānāya vā sāmaṇerassa vā sāmaneriyā vā sāmaṃ ciravaṃ vikappetvā appaccuddhārakaṃ paribbhuñjeyya, pācittiyaṃ.

59. Vị tỳ khưu nào, đã chỉ định (nhường) y cho vị tỳ khưu, tỳ khưu ni, sa di, sa di ni vànàng sikkhamana (tập sự để tu lên tỳ khưu ni) không cho người hay đặng làm phép hủy xả mà cứ lấy y mặc, phạm ưng đối trị.

60. Yo pana bhikkhu bhikkhussa pattaṃ vā cīvaraṃ vā nisīdanaṃ vā sūcigharaṃ vā kāyabandhanaṃ vā apanidheyya vā apanidhāpeyya vā, antamaso hassāpekkhopi, pācittiyaṃ.

(Surāpānavaggo ehattho)

60. Vị tỳ khưu nào, tự mình dấu hoặc biểu kẻ khác dấu bát, y, tọa cụ, ống kim, dây lưng của vị tỳ khưu khác, dầu cho dấu có ý để cười chơi cũng phạm ưng đối trị.

(Dứt phần thứ sáu về loại rượu)

 

61. Yo pana bhikkhu sañcicca pānaṃ jīvitā voropeyya, pācittiyaṃ.

61. Vị tỳ khưu nào, cố ý sát sanh, phạm ưng đối trị.

62. Yo pana bhikkhu janaṃ sappāṇakaṃ udakaṃ paribhuñjeyya, pācittiyaṃ.

62. Vị tỳ khưu nào biết rõ trong nước có chúng sanh (con quăng) mà dùng xài (tắm rửa) phạm ưng đối trị.

63. Yo pana bhikkhu jānaṃ yathādhammaṃ nīhat’ādhikaranaṃ punakkammāya ukkoteyya, pācittiyaṃ.

63. Vị tỳ khưu nào biết rõ sự cãi cọ nào mà chư tăng đã hòa giải đúng theo giáo pháp lại bươi móc ra để làm mới lại, phạm ưng đối trị.

64. Yo pana bhikkhu bhikkhussa jānaṃ dhuṭṭhulaṃ āpattiṃ paṭicchādeyya, pācittiyaṃ.

64. Vị tỳ khưu nào khi biết rõ tội nặng của vị khác mà cứ giấu kín, phạm ưng đối trị.

65. Yo pana bhikkhu jānaṃ ūnavīsativassaṃ puggalaṃ upasampādeyya, so ca puggalo anupasampanno, te ca bhikkhū gārayhā. Idaṃ tasmiṃ pācittiyaṃ.

65. Vị tỳ khưu nào khi biết rõ giới tử chưa đúng 20 tuổi mà cho thọ cụ túc giới, giới tử ấy cũng không phải là người đã thọ cụ túc giới. Tất cả các vị tỳ khưu thị sự ấy cũng bị Đức Phật khiển trách, theo trong điều học này, phạm ưng đối trị.

66. Yo pana bhikkhu jānaṃ theyyasatthena saddhiṃ saṃvidhāya ek’addhāna maggaṃ paṭipajjeyya, antamaso gāmantarampi, pācittiyaṃ.

66. Vị tỳ khưu nào khi biết rõ bọn đi buôn lậu mà còn rủ đi chung đường xa, dầu trong một khoảng xóm, phạm ưng đối trị.

67. Yo pana bhikkhu mātugamena saddhiṃ samvidhāya ek’addhānamaggaṃ paṭipajjeyya, antamaso gāmantarampi, pācittiyaṃ.

67. Vị tỳ khưu nào rủ phụ nữ đi chung đường xa, dầu trong một khoảng xóm cũng phạm ưng đối trị.

68. Yo pana bhikkhu evaṃ vadeyya; tatth’āhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ajānāmi; yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā, te paṭisevato nāḷaṃ antarāyāyāti. So bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo, mā āyasmā evaṃ avaca, mā bhagavantaṃ abbhācikkhi, na hi sādhu bhagavato abbhakkhanaṃ na hi bhagavā evaṃ vadeyya; anekapariyāyena āvuso antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā, alañca pana te paṭisevato antarāyāyāti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno, tatth’eva paggaṇheyya, so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya.

Yāvaṭatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeya iccetaṃ kusalaṃ; no ce paṭinissajjeyya pācittiyaṃ.

68. Vị tỳ khưu nào nói như vầy: “Tôi biết rõ pháp của Đức Thế Tôn thuyết ra nói rằng: Pháp tai hại nào mà Đức Thế Tôn đã thuyết, pháp ấy không thể nào làm tai hại được đến người xu hướng theo đâu.” Tất cả các vị tỳ khưu khác nên nói với vị ấy rằng: “Đạo hữu không nên nói như vậy, đừng nói chống báng Đức Thế Tôn; vì sự nói chống báng Đức Phật, không tốt đẹp đâu, vì Đức Thế Tôn không khi nào nói như vậy đâu. Này đạo hữu, Đức Thế Tôn đã có giảng nhiều về pháp làm cho tai hại, pháp ấy có thể làm cho tai hại đến người thực hành theo chắc thật”. Khi các vị tỳ khưu đã khuyên nhủ như thế nhưng mà vị tỳ khưu cũng vẫn chấp y như thế. Vậy thì các vị tỳ khưu phải hợp lại tụng tuyên ngôn để ngăn cản trong ba lần đặng cho dứt bỏ kiến thức sai ấy ra. Khi nào chư tăng đã tụng tuyên ngôn để ngăn cấm trong ba lần rồi mà vị tỳ khưu ấy dứt bỏ kiến thức ấy đi, thì sự dứt bỏ ấy rất hợp pháp vậy. Nếu không chịu dứt bỏ, phạm ưng đối trị.

69. Yo pana bhikkhu jānaṃ tathāvādinā bhikkhunā akaṭānudhammena taṃ diṭṭhiṃ appaṭinissajjena saddhiṃ sambbunjeyya vā saṃvaseyya vā saha vā seyyaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

69. Vị tỳ khưu nào, khi biết rõ vị tỳ khưu ấy vẫn còn nói như thế (nói nghịch với lời Đức Phật) không chịu làm theo lời chân chánh (của chư tăng đã khuyên) không chịu bỏ kiến thức sai lầm ấy đi, mà còn ăn chung, ở chung, ngủ chung với vị ấy, phạm ưng đối trị.

70. Saman’uddesopi ce evaṃ vadeyya that’āhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi; yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā, te paṭisevato nālaṃ antarāyāyāti. So saman’uddeso bhikkhūhi evamassa vacanīyā, mā āvuso saman’uddesa, evaṃ avaca mā bhagavantaṃ abbhācikkhi, na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṃ, na hi bhayavā evaṃ vadeyya; anekapariyāyenā avuso saman’uddesa, antarāyikā dhammā vuttā bhgavatā, alañca pana te paṭisevato antarāyāyāti. Evañca so saman’uddeso bhikkhūhi vuccamāno, tath’eva paggaṇleyya, so saman, uddeso bhikkhūhi evamassa vacanīyo ajjatagge te āvuso saman’uddeso, na c’evā so bhagavā satthā apadisitabbo; yampi e’aññe saman’uddesā labhanti bhikkhūhi saddhiṃ dviratta tirataṃ sahaseyyaṃ sāpi te natthi cara pire vinassāti.

Yo pana bhikkhu jānaṃ tathānāsitaṃ saman’uddesaṃ upalāpeyya vā upaṭṭhāpeyya, vā sambhuñjjeyya vā saba vā seyyaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

(Sappānakavaggo sattamo)

 

70. Nếu có vị sa di nói như vầy: “Tôi biết rõ pháp của Đức Thế Tôn đã thuyết nói rằng: Tất cả pháp nào có tai hại, các pháp ấy không thể nào làm hại được đến người xu hướng theo, như lời của Đức Thế Tôn giảng giải đâu”. Các vị tỳ khưu nên nói với ông sa di ấy rằng: “Này ông sa di, ông đừng nói như vậy, đừng nói phỉ báng Đức Thế Tôn, vì sự nói nghịch lý với Ngài, không có sự tốt đẹp đâu. Đức Thế Tôn không khi nào nói như thế ấy. Này ông sa di, Đức Thế Tôn đã có giảng giải thật nhiều về pháp làm cho tai hại, pháp ấy có thể làm cho tai hại đến người thực hành theo không sai.” Khi các vị tỳ khưu đã khuyên như thế mà ông sa di ấy cũng vẫn còn chấp như cũ. Các vị tỳ khưu phải nói với ông sa di ấy rằng: “Kể từ nay trở đi, ông không được nói Đức Phật là thầy của ông nữa. Các ông sa di khác, có thể ngủ chung với các vị tỳ khưu trong hai hoặc ba đêm được, sự ngủ chung ấy ông hết được phép rồi; nè người không ai ưa thích nữa, đi khỏi chỗ này đi, hư thân đi !” Vị tỳ khưu nào biết rõ, sa di bị tăng đuổi đi như thế mà còn dụ dỗ để hầu hạ mình, hoặc ăn chung, ở chung, phạm ưng đối trị.

(Dứt phần thứ bảy, về loại chúng sanh)

 

71. Yo pana bhikkhu bhikkhūhi sahadhammikaṃ vuccamāno evaṃ vadeyya: na tāv’āhaṃ āvuso, etasmiṃ sikkhāpade sikkhissāmi, yāva n’aññaṃ bhikkhuṃ byattaṃ vinayadharaṃ paripucchāmīti, pācittiyaṃ. Sikkanamānena bhikkhave, bhikkhunā aññatabbaṃ paripucchitabbaṃ paripañhitabbaṃ. Ayaṃ tattha sāmīci.

71. Vị tỳ khưu nào biết rõ, khi các vị tỳ khưu nói (nhắc nhở) đúng theo giáo pháp, nhưng lại nói rằng: “Các vị đạo hữu, khi nào tôi chưa hỏi đến các vị tỳ khưu thông thạo, gìn giữ giới luật lúc nào thì tôi cũng không chịu học tập theo đều học này đến lúc ấy”. Vị tỳ khưu ấy phạm ưng đối trị. Này các vị tỳ khưu, vị tỳ khưu nên học hỏi cho biết rõ, nên hỏi han, nên suy xét cho rõ. Đây là cách thực hành tốt đẹp trong điều học này vậy.

72. Yo pana bhikkhu pātimokkhe uddissamāne evaṃ vadeyya kimpanimehi khudd’ānakhuddakehi sikkhāpadehi uddiṭṭhehi yāvadeva kukkuccāya vihesāya vilekhāya samvattantìhi, sikkhāpadavivaṇṇanake, pācittiyaṃ.

72. Vị tỳ khưu nào, khi vị tỳ khưu đang đọc giới bổn, liền nói như vầy: “Có lợi ích chi, các điều học nhỏ nhen đã đọc ra đây, các điều học này hành theo chỉ làm cho tâm nóng nảy bực bội, khó chịu, rắc rối vậy thôi”. Vì nói chê bai điều học nên phạm ưng đối trị.

73. Yo pana bhikkhu avaḍḍhamāsaṃ pātimokkhe uddissamāne, evaṃ vadeyya: idān’eva kho ahaṃ jānāmi: ayampi, kira dhammo suttāgato suttapariyāpanno anvaḍḍhamāsam uddesaṃ āgacchatīti. Tañce bhikkhuṃ aññe bhikkhū jāneyyuṃ; nisinnapubbaṃ iminā bhikkhunā dvittikkhattuṃ pātimokkhe uddissamāne, ko pana vādo bhiyyoti, na ca tassa bhikkhuno aññaṇakena mutti atthi, yañca tattha āpattiṃ āpanno tañca yathādhammo kāretabbo; uttariñcassa moho āropetabbo: tassa te āvuso, alābhā, tasse te dulladdham yaṃ tvaṃ pātimokkhe uddissamāne, na sādhukaṃ aṭṭhikatvā manasikarosīti. Idaṃ tassmiṃ mohanake pācittiyaṃ.

73. Vị tỳ khưu nào, khi vị tỳ khưu đang đọc giới bổn, trong mỗi kỳ nửa tháng, bèn nói như vầy: “Tôi mới biết bây giờ đây, nghe rằng điều học này mới có trong luật (lời giảng) mới kể vào trong luật để đọc trong mỗi kỳ nữa tháng”. Nếu các vị tỳ khưu khác biết rõ rằng, vị ấy đã từng ngồi nghe đọc giới bổn hai, ba lần rồi, cần chi nói đến sự nghe nhiều lần. Vị tỳ khưu ấy không khỏi phạm tội được, do sự nói không biết ấy đâu, vì vị ấy đã hành sai điều nào thì phạm tội ấy. Chư tăng phải cho vị ấy thú tội, tùy theo điều học, một lẽ nữa, phải đọc tuyên ngôn giải si mê cho vị ấy rằng: “Này đạo hữu, việc này là điều bất lợi cho đạo hữu, đạo hữu phải lãnh lấy vật xấu xa tội lỗi, vì khi có vị tỳ khưu đọc giới bổn, không chịu chú tâm cho được thành tựu những sự lợi ích tốt đẹp”. Vì cố ý làm như si mê không biết, phạm ưng đối trị.

74. Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito anattamano pahāraṃ dadeyya pācittiyaṃ.

74. Vị tỳ khưu nào vì sân hận, bất bình, đánh đập vị khác, phạm ưng đối trị.

75. Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito annattamano talasattikaṃ uggireyya, pācittiyaṃ.

75. Vị tỳ khưu nào, vì sân hận, bất bình, đưa tay lên đá muốn đánh vị khác, phạm ưng đối trị.

76. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ amūlkena saṅghādisesena anuddhaṃseyya, pācittiyaṃ.

76. Vị tỳ khưu nào tố cáo vị khác phạm tội tăng tàng mà không có nguyên nhân, phạm ưng đối trị.

77. Yo pana bhikkhussa sañcicca kukkuccam upadaheyya itīssa muhuttampi aphāsu bhavissatīti; etad’va paccayaṃ karitvā anaññaṃ, pācittiyaṃ.

77. Vị tỳ khưu nào cố ý kiếm chuyện làm cho vị khác phát sanh sự nghi ngờ, do ý nghĩ rằng: “Vị ấy sẽ không được vui lòng dầu trong chốc lát do nguyên nhân ấy không sai”. Chỉ làm cho người phát sanh nghi ngờ chớ không phải nguyên nhân nào khác, phạm ưng đối trị.

78. Yo pana bhikkhu bhikkhūnaṃ bhaṇḍanajātānaṃ kalahajātānaṃ vivādāpannānaṃ, upassutiṃ tiṭṭheyya: yaṃ ime bhanissanti, taṃ sossāmīti etad’eva paccayaṃ kiritvā anaññaṃ, pācittiyaṃ.

78. Vị tỳ khưu nào, khi các vị tỳ khưu đang có xung đột cãi cọ nhau, bất hòa nhau, đi đứng dựa (vách) chờ nghe, và tính rằng: “Các vị tỳ khưu này nói lời nào, ta sẽ nghe những lời ấy”. Chỉ có đứng dựa vách để chờ nghe, chớ không có nguyên nhân nào khác, phạm ưng đối trị.

79. Yo pana bhikkhu dhammikānaṃ kammānaṃ chandaṃ datvā, pacchā khīyanadhammaṃ āppajjeyya, pācittiyaṃ.

79. Vị tỳ khưu nào đã tỏ ý ưng thuận của mình đến tăng sự làm hợp pháp, sau rồi lại bươi móc ra để biếm nhẻ, phạm ưng đối trị.

80. Yo pana bhikkhu saṅghe vīnicchaya kathāya vattamanayā, chandaṃ adatvā uṭṭhāyāsanā pakkāmeyya, pācittiyaṃ.

 

80. Vị tỳ khưu nào, khi chư tăng đang cu hội để phân xử, không tỏ ý ưng thuận, tự nhiên đứng dậy đi khỏi nơi ấy, phạm ưng đối trị.

81. Yo pana bhikkhu samaggena, saṅghena cīvaraṃ datvā pacchā khīyanadhammaṃ cīvaraṃ datvā pacchā khīyanadhammaṃ āpajjeyya: yathāsanthutaṃ bhikkhū saṅghikaṃ lābhaṃ parināmentīti, pācittiyaṃ.

81. Vị tỳ khưu nào bằng lòng với chư tăng cho y đến (một vị tỳ khưu) sau lại biếm nhẻ nói rằng: “Chư tăng lấy lợi lộc của chư tăng cho theo ý thích của mình”. Phạm ưng đối trị.

82. Yo pana bhikkhu jānaṃ saṅghikaṃ lābhaṃ pariṇataṃ puggalassa pāriṇāmeyya, pācittiyaṃ.

(Sahadhammikavaggo aṭṭhamo)

 

82. Vị tỳ khưu nào khi biết rõ, lợi lộc người định dâng đến chư tăng, lại soay (đoạt) về cho một cá nhân (tỳ khưu) phạm ưng đối trị.

(Dứt phần thứ tám về loại người đồng đạo)

 

83. Yo pana bhikkhu rañño khattiyassa muddh’ābhisittassa anikkhinatarājake aniggataratanake pubbe appaṭisamvidito indakhilaṃ atikkāmeyya, pācittiyaṃ.

83. Vị tỳ khưu nào, đến đức vua đã được tôn vương, vị tỳ khưu chưa báo tin cho hay trước, mà đi vào nơi ngọa phòng (phòng ngủ) đức vua và hoàng hậu chưa ra khỏi, phạm ưng đối trị.

84. Yo pana bhikkhu ratanam vā ratānasammataṃ vā, aññatra ajjh’ārāmā vā ajjh’āvasathā vā uggaṇheyya vā uggaṇhapeyya vā, pācittiyaṃ.

Ratanaṃ vā pana bhikkhunā ratana samataṃ vā ajjh’ārāme vā ajjh’āvasathe vā uggahetvā vā uggahāpetvā vā nikkhipitabbaṃ: yassa bhavissati, so harissatīti. Ayaṃ tattha sāmīci.

84. Vị tỳ khưu nào, tự mình lượm hoặc biểu kẻ khác lượm những bảo vật hoặc vật mà người cho là bảo vật, phạm ưng đối trị, trừ ra trong chùa hoặc nơi cư ngụ.

Vị tỳ khưu phải lượm hoặc biểu kẻ khác lượm bảo vật hoặc vật mà người cho là bảo vật ở trong chùa hoặc nơi cư ngụ, với sự nghĩ rằng: “Bảo vật này của ai, người ấy sẽ đến lấy lại” đây là sự thực hành tốt đẹp trong điều học này vậy.

85. Yo pana bhikkhu santaṃ bhikkhuṃ anāpucchā vikāle gāmaṃ paviseyya, aññatra tathārupā accāyikā, pācittiyaṃ.

85. Vị tỳ khưu nào, không kiếu từ vị tỳ khưu khác mà đi vào xóm trong buổi chiều, phạm ưng đối trị, trừ ra có chuyện khẩn cấp (có tình trạng vị khác bị rắn cắn).

86. Yo pana bhikkhu aṭṭhimayaṃ vā dantamayyaṃ vā visāṇamayaṃ vā sūcigharaṃ kārāpeyya, bhedanakaṃ pācittiyaṃ.

86. Vị tỳ khưu nào, cho người làm ống đựng kim bằng xương, bằng ngà, bằng sừng, phạm ưng đối trị (vật ấy phải đập bỏ).

87. Navaṃ pana bhikkhunā mañcaṃ vā pīthaṃ vā kārayamānena, aṭṭhaṅgulapādakaṃ kāretabbaṃ sugat’angulena aññatra heṭṭhimaya aṭaniyā, taṃ atikkāmayato, chedanakaṃ pācittiyaṃ.

87. Nếu vị tỳ khưu cho người làm giường mới, ghế mới phải phải làm chơn cao cỡ 8 ngón Đức Phật[22], đo từ phía dưới thanh giường trở xuống, nếu cho làm cao quá cỡ, phạm ưng đối trị (chân giường ấy phải cắt bỏ).

88. Yo pana bhikkhu mañcaṃ vā pīthaṃ vā tūlonaddhaṃ kārāpeyya, uddāḷanakaṃ pācittiyaṃ.

88. Vị tỳ khưu nào cho người làm giường hoặc ghế có lót gòn, phạm ưng đối trị (phải bươi móc gòn ấy ra bỏ).

89. Nisīdanaṃ pana bhikkhunā kārayamānena pamāṇikaṃ kāretabbaṃ, tatridaṃ pamānaṃ: dīghaso dve vidatthiyo sugata vidatthiyā tiriyaṃ diyaḍḍhaṃ dasā vidatthi. Taṃ atikāmayato, chedanakaṃ pācittiyaṃ.

89. Nếu vị tỳ khưu cho người làm tọa cụ, phải làm cho đúng cỡ; cỡ của tọa cụ ấy là: bề dài 2 gang Đức Phật, bề ngang một gang rưỡi, bìa một gang[23]. Nếu làm quá cỡ, phạm ưng đối trị (tọa cụ ấy phải cắt bỏ).

90. Kaṇduppaṭicchādiṃ pana bhikkhunā kārayamānena pamānikā kāretabbā, tatridaṃ pamānaṃ dīghaso catasso vidatthiyo sugata vidatthiyā tiriyaṃ dve vidatthiyo taṃ atikkāmayato, chedanakaṃ pācittiyaṃ.

90. Nếu vị tỳ khưu cho người làm y để che đậy ghẻ, phải làm cho đúng cỡ, cỡ y đắp ghẻ ấy là: bề dài bốn gang, bề ngang hai gang của Đức Phật, nếu cho làm quá cỡ phạm ưng đối trị (y ấy phải cắt bỏ bớt).

91. Vassaka sāṭikaṃ pana bhikkhunā kārayamānena pamāṇikā kāretabbā tatridaṃ pamānaṃ; dīghaso cha viddatthiyo sugata vidatthiyā tiriyaṃ aḍḍhateyyā taṃ atikkāmayato, chedanakaṃ pācittiyaṃ.

91. Nếu vị tỳ khưu cho người làm y tắm mưa, phải làm cho đúng cỡ, cỡ y tắm mưa ấy là: bề dài sáu gang, bề ngang hai gang rưỡi của Đức Phật. Nếu cho làm quá cỡ phạm ưng đối trị (y ấy phải cắt bỏ bớt).

92. Yo pana bhikkhu sugata cīvarappamānaṃ cīvaraṃ kārāpeyya atirekaṃ vā, chedanakaṃ pācittiyaṃ.Tatridaṃ sugatassa sugatacīrappamānaṃ; dīghaso nava vidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ cha vidatthiyo. Idaṃ sugatassa Sugata cīvarappamānaṃ.

(Ratanavaggo navamo)

 

92. Vị tỳ khưu nào cho người làm y bằng hoặc lớn hơn y của Đức Phật, phạm ưng đối trị (y ấy phải cắt bỏ bớt). Cỡ y của Đức Phật là bề dài chín gang, bề ngang sáu gang Đức Phật, đây là cỡ y của Đức Phật.

(Dứt phần thứ chín về loại báu vật)

 

Uddiṭṭhā kho āyasmanto dvenavuti pācittiyaṃ dhammā. Tatth’āyasmante pucchāmi, kaccittha parisudhā? Dutiyampi pucchāmi, kaccittha parisudhā? Tatiyampi pucchāmi, kaccittha parisudhā?

Parisuddhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.

(Pācittiyā niṭṭhitā)

Bạch các ngài, 92 pháp ưng đối trị tôi đã kể ra rồi. Tôi xin hỏi các ngài, trong 92 pháp ấy các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không?

Các ngài được trong sạch nên mới làm thinh. Tôi xin chứng nhận các ngài đã được trong sạch, do sự làm thinh ấy.

(Dứt phần kể ra về ưng đối trị)

 

 

1.7) Pātidesanīye vitthār’uddeso – Phần kể ra về ưng phát lộ

Ime kho pan’āyasmanto, cattāro pāṭidesanīyā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

Bạch các ngài, bốn pháp ưng phát lộ[24] tôi kể ra như là:

1. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā antaragharaṃ paviṭṭhāya hatthato khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā sahatthā paṭiggahetvā khādeyya vā bhuñjeyya vā, paṭidesetabbaṃ tena bhikkhunā; gārayhaṃ āvuso dhammaṃ āpajjaṃ asappāyaṃ pātidesanīyaṃ taṃ paṭidesemīti.

1. Vị tỳ khưu nào tự tay mình thọ lãnh vật thực mềm hoặc cứng nơi tay tỳ khưu ni không phải là quyến thuộc, trong lúc vào trong xóm và thọ thực ấy (nhai hoặc không nhai). Vị tỳ khưu ấy phải sám hối tội ấy nói rằng: Này đạo hữu, tôi đã phạm tội ưng phát lộ mà Đức Phật Ngài chê bai là không tốt đẹp. Tôi xin sám hối tội ấy ra.

2. Bhikkhū pan’eva kulesu nimantitā bhuñjanti. Tatra ce bhikkhunī vosāsamānarūpā ṭhito hoti: Idha sūpaṃ detha idha odānaṃ dethāti. Tehi bhikkhūni sā bhikkhunī apasādetabbā: apasakka tāva bhanigi, yāva bhikkhū bhuñjantīti. Ekassapi ce bhikkhuno n’appaṭibbāseyya taṃ bhikkhuniṃ apasādetuṃ apasakkā tāva bhagini yāva bhikkhū bhuñjantīti, paṭidesetabbaṃ tehi bhikkhūhi: gārayhaṃ āvuso dhammaṃ āpajjimhā asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ taṃ paṭidesemāti.

2. Những tỳ khưu được người thỉnh và đang thọ thực trong các gia cư. Nếu có tỳ khưu ni lại đứng nơi đó và chỉ biểu người rằng: “Các người đem dâng cơm, canh chỗ này”. Các vị tỳ khưu ấy phải đuổi tỳ khưu ni ấy đi và nói rằng “Này cô, cô nên lui ra khỏi chỗ này cho đến khi các vị tỳ khưu thọ thực xong”. Dầu cho một vị tỳ khưu nói cũng được, nếu không có vị nào đuổi tỳ khưu ni ấy, nói như vầy: “Nè cô, cô nên lui ra khỏi chỗ này cho đến khi các vị tỳ khưu độ xong” (khi lui ra khỏi nơi ấy) các vị tỳ khưu phải sám hối tội ưng phát lộ ấy như vầy: “Này đạo hữu, chúng ta đã phạm tội ưng phát lộ mà Đức Phật chê bai cho là không tốt đẹp, chúng ta xin sám hối tội ấy ra”.

3. Yāni kho pana tāni sekkhasammatāni kulāni, yo pana bhikkhu tathārūpesu sekkhasammatesu kulesu pubbe animantito agilāno khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā sahatthā paṭiggahetvā khādeyya vā bhuñjeyya vā, paṭidesetabbaṃ tena bhikkhunā: gārayraṃ āvuso dhammaṃ āpajjiṃ asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ, taṃ paṭidesemīti.

3. Các gia quyến nào mà chư tăng đã tuyên bố cho là gia quyến đã đắc quả thánh, nếu vị tỳ khưu nào, mà gia quyến ấy họ không thỉnh trước hoặc không có bịnh, mà tự tay mình thọ lãnh vật thực cứng hoặc mềm, nơi gia quyến mà chư tăng cho là đắc quả thánh, đem về thọ thực (nhai hoặc không nhai) vị tỳ khưu ấy phải sám hối tội ấy ra như vầy: “Này đạo hữu, tôi đã phạm tội ưng phát lộ mà Đức Phật ngài chê bai cho là điều không tốt đẹp, vậy tôi xin sám hối tội ấy ra”.

4. Yāni kho pana tāni āraññakāni sanāsanāni sāsaṅka sammatāni sappaṭibhayāni. Yo pana bhikkhu tathārūpesu senāsanesu viharanto pubbe appaṭisamviditaṃ khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā ajjhārāme sahatthā pāṭiggahetvā agilāno khādeyya vā bhuñjeyya vā, paṭidesetabbaṃ tena bhikkhunā: gārayhaṃ āvuso dhammaṃ āpajjiṃ asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ, taṃ paṭidesemīti.

4. Những chỗ nào ở trong rừng mà người ta cho rằng là nơi đáng nghi ngờ vì có sự kinh sợ rõ ràng, vị tỳ khưu nào cự ngụ nơi chỗ như thế ấy, không có bịnh tự tay mình thọ lãnh vật thực cứng hoặc mềm nơi ấy mà người ta không báo tin cho hay trước, đem đi thọ thực (nhai hoặc không nhai) vị tỳ khưu ấy phải sám hối tội ấy như vầy: “Này đạo hữu, tôi đã phạm tội ưng phát lộ mà Đức Phật chê bai cho là không tốt đẹp, tôi xin sám hối tội ấy ra.

 Uddiṭṭhā kho āyasmanto cattāro pāṭidesaniya dhamma. Tatth’āyasmante pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā?

Parisuddhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.

(Pāṭidesanīya niṭṭhitā)

Bạch các ngài, bốn pháp ưng phát lộ tôi đã kể ra rồi. Tôi xin hỏi các ngài, trong bốn pháp ấy các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không?Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không?

Các ngài đều được trong sạch nên mới làm thinh. Tôi xin chứng nhận các ngài đã được trong sạch, do nơi sự làm thinh ấy.

(Dứt phần kể về ưng phát lộ)

 

 

1.8) Sekhiyā dhamm’ uddeso – Phần kể ra về ưng học pháp

Ime kho pan’āyasmanto (pañcasattani) sekhiyā dhammā uddesaṃāgacchanti.

Bạch các ngài, 75 ưng học pháp tôi xin kể ra như là:

1. Parimaṇḍalaṃ nisāsissāmīti sikkhā karaṇīyā.

1. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải mặc y na-đà-nội (y nội)[25] cho đều”.

2. Parimaṇḍalaṃ pārupissāmīti sikkhā karaṇīyā.

2. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải mặc y uất-đà-la-tăng (y vai trái)[26] cho đều.

3. Suppaṭicchanno antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā

3. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải mặc y trùm cho kín mình khi đi vào trong khoảng xóm”.

4. Suppaṭicchanno antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

4. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải mặc y trùm cho kín khi ngồi trong xóm (nhà)”.

5. Susaṃvuto antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

5. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải thu thúc (cho nghiêm trang) khi đi vào trong xóm”.

 6. Susaṃvuto antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

6. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải thu thúc khi ngồi trong xóm (nhà)”.

7. Okkhitta cakkhu antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

7. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải ngó xuống khi đi vào trong xóm”.

8. Okkhitta cakkhu antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

8. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải ngó xuống khi ngồi trong xóm (nhà)”.

9. Na ukkhitta kāya antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

9. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên vén y lên (cho thấy mình) khi đi vào trong khoảng xóm”.

10. Na ukkhitta kāya antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Parimaṇḍala vaggo pathamo)

 

10. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên vén y lên khi ngồi trong xóm”.

(Dứt phần thứ nhất về cách mặc y cho đều)

 

11. Na ujjagghi kāya antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

11. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên cười lớn tiếng khi đi vào trong xóm”.

12. Na ujjagghi kāya antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

12. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên cười lớn tiếng khi ngồi trong xóm”.

13. Appasaddho antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

13. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải nói tiếng êm dịu khi đi trong xóm”.

14. Appasaddho antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

14. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải nói tiếng êm dịu khi ngồi trong xóm”.

15. Na kāyappacālakaṃ antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

15. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên uốn mình khi đi trong xóm”.

16. Na kāyappacālakaṃ antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

16. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên uốn mình khi ngồi trong xóm”.

17. Na bāhuppacālakaṃ antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

17. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên đi đánh đòn xa khi đi trong xóm”.

18. Na bāhuppacālakaṃ antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

18. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên múa tay khi ngồi trong xóm”.

19. Na sīsappacālakaṃ antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

19. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên ngúc ngắc đầu khi đi trong xóm”.

20. Na sīsappacālakaṃ antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Ujjagghika vaggo dutiyo)

 

20. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên ngúc ngắc đầu khi ngồi trong xóm”.

(Dứt phần thứ nhì về cười lớn tiếng)

 

21. Na khambhakato antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

21. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên chống nạnh khi đi trong xóm”.

 22. Na khambhakato antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

 22. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên chống nạnh khi ngồi trong xóm”.

23. Na oguṇṭhito antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

23. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên trùm đầu khi đi trong xóm”.

24. Na oguṇṭhito antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

24. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên trùm đầu khi ngồi trong xóm”.

25. Na ukkuṭikāya antaraghare gamissāmīti sikkhā karaṇīyā.

25. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên đi nhón gót khi đi trong xóm”.

26. Na pallatthikāya antaraghare nisīdissāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Chabbīsati sārupā)

 

26. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên ôm đầu gối khi ngồi trong xóm”.

(Dứt 26 pháp làm cho nghiêm trang)

 

1. Sakkaccaṃ piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmīti sikkhā karaṇīyā.

1. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải cung kính (nghiêm trang) khi thọ lãnh vật thực (cơm).

2. Patta saññī piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmīti sikkhā karaṇīyā.

2. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải ngó trong bát khi thọ lãnh vật thực”.

3. Samasūpakaṃ piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmīti sikkhā karaṇīyā.

3. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải thọ lãnh vật thực (cơm) cho vừa với canh (vật thực để ăn cơm)”.

4. Samatittikaṃ piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Khambhaka vaggo tatiyo)

 

4. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải thọ lãnh cơm chỉ vừa ngang miệng bát”.

(Dứt phần thứ ba về phần chống nạnh)

 

5. Sakkaccaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

5. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải cung kính (nghiêm trang) khi thọ thực”.

6. Patta saññī piṇḍapātaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

6. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải ngó ngay trong bát khi thọ thực”.

7. Sapadānaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

7. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải khõa cơm cho đều khi thọ thực”.

8. Sama sūpakaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

8. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải thọ thực cơm và canh (vật thực) cho đồng nhau”.

9. Na thūpato omadditvā piṇḍapātaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

9. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên gom cơm vun lên khi thọ thực”.

10. Na sūpaṃ vā byañjanaṃ vā odanena paṭicchādessāmīti sikkhā karaṇīyā.

10. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên bươi cơm giấu vật thực do sự tham muốn (được vật thực) nhiều”.

11. Na sūpaṃ vā odanaṃ vā agilāno attano atthāya viññapetvā bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

11. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Nếu vô bịnh, ta không nên xin cơm canh để tự mình ăn”.

12. Na ujjhānasaññī paresaṃ pattaṃ olokessāmīti sikkhā karaṇīyā.

 

12. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên dòm ngó bát các vị khác, cố ý để tìm lỗi”.

13. Nātimahantaṃ kabaḷaṃ karissāmīti sikkhā karaṇīyā.

13. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên vắt cơm lớn quá”.

14. Parimaṇḍaṃ ālopaṃ karissāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Sakkacca vaggo catuttho)

14. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta phải vắt vắt cơm cho tròn đều”.

(Dứt phần thứ tư về loại lãnh vật thực cho cung kính)

 

 15. Na anāhaṭe kabale mukha dvāraṃ vivarissāmīti sikkhā karaṇīyā.

 15. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên hả miệng ra chờ, khi vắt cơm chưa gần tới miệng”.

16. Na bhuñjāmāno sabbaṃ hatthaṃ mukhe pakkhipissāmīti sikkhā karaṇīyā.

16. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Khi thọ thực, ta không nên thọc hết các ngón tay vào trong miệng”.

17. Na sakabaḷena mukhena byāharissāmīti sikkhā karaṇīyā.

17. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói chuyện khi cơm còn trong miệng”.

18. Na piṇḍukkhepakaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

18. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên thảy vắt cơm vào trong miệng khi ăn”.

19. Na kabaḷāvacchedakaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

19. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không cắn vắt cơm ra (làm hai) để ăn”.

20. Na avagaṇḍakarākaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

20. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên độn cơm hai bên má khi ăn”.

21. Na hatthaniddhūnakaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

21. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên rảy tay trong khi ăn”.

22. Na sitthāvakārakaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

22. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên làm đổ cơm tùm lum trong khi ăn”.

23. Na jivhānicchārakaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

23. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên le lưỡi trong khi ăn”.

24. Na capucapukārakaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Kabaḷa vaggo pañcamo)

 

24. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên vừa ăn vừa chép miệng”.

(Dứt phần thứ năm về loại vắt cơm)

 

25. Na surusurukārakaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

25. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên thọ thực nghe tiếng rột rột (húp canh)”.

26. Na hatthanillehakaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

26. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên liếm tay khi thọ thực”.

27. Na pattanillehakam bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

27. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên liếm bát khi thọ thực”.

28. Na oṭṭhanillehakaṃ bhuñjissāmīti sikkhā karaṇīyā.

28. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên liếm môi khi thọ thực”.

29. Na sāmisena hatthena pānīyathālakaṃ paṭiggahessāmīti sikkhā karaṇīyā.

29. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên lãnh đồ đựng nước uống khi tay còn dính vật thực”.

30. Na sasitthakaṃ pattadhovanaṃ antaraghare chaḍḍassāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Samattiṃsa bhojanappaṭisaṃyuttā)

 

30. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên đổ nước rửa bát có cơm trong khoảng xóm”.

(Dứt 30 pháp liên quan về vật thực)

 

1. Na chattapāṇissa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

1. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có cầm dù”.

2. Na daṇḍapānissa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

2. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có cầm gậy (ba ton)”.

3. Na satthapāṇissa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

3. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có cầm vũ khí (cung tên, dao găm v.v...)”.

4. Na āvudhapāṇissa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Surusuru vaggo chaṭṭho)

 

4. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có cầm khí giới”.

(Dứt phần thứ sáu về loại thọ thực)

 

5. Na pādukārūḷhassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

5. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có mang dép”.

6. Na upāhanārūḷhassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

6. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có mang giày”.

7. Na yānagalassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

7. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh ngồi trên xe (kiệu, võng)”.

8. Na sayanagatassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

8. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh nằm (còn mình ngồi hoặc đứng)”.

9. Na pallatthikāya nisinnassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

9. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh ngồi ôm đầu gối”.

10. Na veṭṭhitasīsassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

10. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có bịch (đội) khăn”.

11. Na oguṇṭhita sīsassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

11. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh trùm đầu (như người Ấn Độ)”.

12. Na chamāyaṃ nisīditvā āsane nisinnassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

12. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên ngồi dưới đất nói pháp cho người vô bịnh ngồi trên đồ trải (chiếu v.v...)”.

13. Na nīce āsane nisīditvā ucce āsane nisinnassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

13. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên ngồi dưới thấp nói pháp cho người vô bịnh ngồi cao hơn”.

14. Na ṭhito nisinnassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

14. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên đứng nói pháp cho người vô bịnh ngồi”.

15. Na pacchato gacchanto purato gacchantassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

15. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên đi sau nói pháp cho người vô bịnh đi trước”.

16. Na uppathena gacchanto pathena gacchantassa agilānassa dhammaṃ desissāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Soḷasa dhammadesanā paṭisaṃyuttā)

 

16. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên đi ngoài lề đường nói pháp cho người vô bịnh đi chính giữa đường”.

(Dứt mười sáu pháp liên quan về nói pháp)

 

1. Na ṭhito agilāno uccāraṃ vā passāvaṃ vā karissāmīti sikkhā karaṇīyā.

1. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên đứng đại tiện hoặc tiểu tiện, nếu vô bịnh”.

2. Na harite agilāno uccāraṃ vā passāvaṃ vā kheḷaṃ vā karissāmīti sikkhā karaṇīyā.

2. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên đại tiện, tiểu tiện khạc nhổ trên cây cỏ còn tươi nếu vô bịnh”.

3. Na udake agilāno uccāraṃ vā passāvaṃ vā kheḷaṃ vā karissāmīti sikkhā karaṇīyā.

(Tayo pakiṇṇakā niṭṭhitā)

(Pādukā vaggo sattamo)

 

3. Vị tỳ khưu nên học tập như vầy: “Ta không nên đại tiện, tiểu tiện khạc nhổ trong nước (sạch) nếu vô bịnh”.

(Dứt ba pháp linh tinh)

(Dứt phần thứ bảy về loại giày dép)

 

Uddiṭṭhā kho āyasmanto (pañca sattati) sekhiyā dhammā. Tatth’āyasmante pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā?

Parisuddhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.

(Sekhiyā niṭṭhitā)

 

Bạch các ngài (75 pháp) ưng học pháp, tôi đã kể ra rồi. Tôi xin hỏi các ngài trong (75 pháp ấy) các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không?

Các ngài được trong sạch nên mới làm thinh. Tôi xin chứng nhận các ngài đã được trong sạch, do nơi sự làm thinh ấy.

(Dứt phần ưng học pháp)

 

 

1.9) Adhikarana samathe vitthār’uddeso – Phần kể ra về chi tiết pháp điều giải

Ime kho pan’āyasmanto satta adhikaraṇa-samathā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

Bạch các ngài, tôi xin kể ra bảy pháp để giảng hòa như là:

Uppann’uppannānaṃ adhikaraṇānaṃ samathāya vūpasamāya sammukhāvinayo dātabbo, sativinayo dātabbo, umūlhavinayo dātabbo, paṭiññāya kāretabbaṃ, yebhuyyasikā, tassa pāpiyasikā tiṇavatthārakoti.

Cho đặng êm dịu, hòa thuận những điều bất hòa đã phát sanh lên, chư tăng phải chiếu theo căn bản luật kinh, phải tuyên bố (là người) có sự ghi nhớ luật (đầy đủ), phải tuyên bố (là người) không lầm lộn luật nữa, phải giải quyết theo lời người thú nhận, phải giải quyết theo lời phần đông, phải giải quyết (làm tội) theo sự hành động xấu xa của vị tỳ khưu ấy, phải giải quyết bằng cách nhẫn nại dứt bỏ những điều bất hòa, như lấy cỏ che đậy vật nhơ nhớp.

Uddiṭṭhā kho āyasamanto satta adhikaraṇa samathā dhammā. Tatth’āyasmante pucchāmi, kacchittha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi, kacchittha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi, kacchittha parisuddhā?

Parisuddhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.

(Adhikaraṇa samathā dhammā niṭṭhitā)

Bạch các ngài, bảy pháp để điều giải sự bất hòa, tôi đã kể ra rồi. Tôi xin hỏi các ngài trong bảy pháp ấy các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài trong bảy pháp ấy các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài trong bảy pháp ấy các ngài có được trong sạch không?

Các ngài đều được trong sạch nên mới làm thinh. Tôi xin nhận các ngài đã được trong sạch do sự nơi làm thinh ấy.

(Dứt phần pháp điều giải)

 

Uddhiṭṭhām kho āyasmanto nidānaṃ, uddiṭṭhā cattāro pārājikā dhammā, uddiṭṭhā terasa saṅghādisesā dhammā, uddiṭṭhā dve aniyatā dhammā, uddiṭṭhā tiṃsa nissaggiyā pācittiyā dhammā, uddiṭṭhā dvenavuti pācittiyā dhammā, uddiṭṭhā cattāro pāṭidesanīyā dhammā, uddiṭṭhā (pañca sattati) sakhiyā dhammā, uddiṭṭhā satta adhikaraṇa samathā dhammā.

Bạch các ngài, nguyên nhân tôi đã kể ra rồi, bốn pháp bất cộng trụ, tôi đã kể ra rồi, mười ba pháp tăng tàng, tôi đã kể ra rồi, hai pháp bất định, tôi đã kể ra rồi, ba mươi pháp ưng xả đối trị, tôi đã kể ra rồi, chín mươi hai ưng đối trị, tôi đã kể ra rồi, bốn pháp ưng phát lộ, tôi đã kể ra rồi, bảy mươi lăm pháp ưng học pháp, tôi đã kể ra rồi, bảy pháp điều giải, tôi đã kể ra rồi.

Ettakaṃ tassa Bhagavato suttāgataṃ suttapariyāpaññaṃ anvaḍḍhamāsaṃ uddesaṃ āgacchanti.

Tattha sabbeheva smaggehi sammodamānehi avidamānehi sikkhitabbhanti.

(Vitthār’uddeso niṭṭhito)

(Bhikkhuppātimokkhaṃ Niṭṭhitam)

Tất cả điều học của Đức Thế Tôn đã giảng giải, đã kể ra trong sutta (mātikā – Mục lục của Luật), phải đọc kể ra mỗi kỳ nửa tháng.

Các ngài điều hòa thuận nhau, nên hoan hỷ nhau, không nên cãi cọ lẫn nhau, nên thực hành theo những điều học ấy.

(Dứt phần kể ra về chi tiết)

(Dứt giới bổn pātimokkha của tỳ khưu)

 

* Saṅkhitena pātimokkhuddeso – Cách đọc giới bổn tóm tắt

Theo trong Đại tạng (mahā vagga) về pháp môn làm lễ phát lộ, đức Chánh Biến Tri có phê chuẩn cho các vị tỳ khưu như vầy: Này các vị tỳ khưu, cách đọc giới bổn có năm là:

– Vị tỳ khưu, đọc nidāna rồi, đọc tiếp tất cả uddesa[27] khác, bằng cách đã nghe rồi.

– Vị tỳ khưu đọc nidāna rồi, đọc bốn pháp bất cộng trụ rồi, đọc tiếp tất cả uddesa khác.

– Vị tỳ khưu đọc nidāna rồi, đọc bốn pháp bất cộng trụ xong, đọc mười ba pháp tăng tàng rồi, đọc tiếp tất cả uddesa khác.

– Vị tỳ khưu đọc nidāna rồi, đọc bốn pháp bất cộng trụ rồi, đọc mười ba pháp tăng tàng rồi, đọc hai pháp bất định rồi, đọc tiếp tất cả uddesa khác.

– Đọc tất cả các chi tiết các điều học trong giới bổn.

Tuy có năm cách đọc giới bổn như thế, nhưng nếu không có điều trở ngại (antarāyika) thì không nên đọc bốn cách trước vì Đức Phật có cấm như vầy: “Này các vị tỳ khưu, tỳ khưu không nên đọc giới bổn bằng cách tóm tắt, vị tỳ khưu nào đọc phạm tội hành ác. Này các vị tỳ khưu, Như Lai cho phép đọc giới bổn tóm tắt, nếu trong trường hợp có điều trở ngại (tai hại)”. Trở ngại ấy có 10 điều là: (T.tg, V.6, tr.368): trở ngại vì đức vua đến (rājantarāyika); trở ngại vì trộm cướp đến (pháp rối) (corantarāyika); trở ngại vì lửa cháy (agyantarāyika); trở ngại vì trời mưa hoặc nước lụt (udakantarāyika); trở ngại vì nhiều người đến (manussantarāyika); trở ngại vì phi nhơn phá rối hoặc nhập vào tỳ khưu (amanussantarāyika); trở ngại vì thú dữ đến phá (vāḷantarāyika); trở ngại vì rắn (siriṃsapantarāyika); trở ngại vì sanh mạng (là có tỳ khưu đau sắp chết hoặc có kẻ thù muốn hãm hại) (jīvitantarāyika); trở ngại đến phạm hạnh của tỳ khưu (vì có người muốn bắt cho hoàn tục) (brahmacariyantarāyika). Này các vị tỳ khưu, nếu không có điều chi trở ngại như thế thì, tỳ khưu phải đọc tất cả chi tiết của giới bổn.

Cách đọc giới bổn tóm tắt: khi đã đọc xong nidāna rồi và đọc bốn pháp bất cộng trụ rồi thì đọc như vầy:

Uddiṭṭhaṃ kho āyasmanto nidānaṃ, uddiṭṭhā cattāro pārājikā dhammā, sutā kho pan’āyasmantehi terasa saṅghādisesā dhammā, dve aniyatā dhammā, tiṃsa nissaggiyā dhammā, dvenavuti pācittiyā dhammā, cattāro paṭidesanīya dhammā, (pañca sattati) sekhiyā dhammā, satta adhikaraṇa samathā dhammā. Ettakaṃ tassa bhagavato suttāgataṃ suttapariyāpannaṃ anvaḍḍha māsaṃ uddesaṃ āgacchanti.

Bạch các ngài, nguyên nhân (nidāna) tôi đã kể ra rồi, bốn pháp bất cộng trụ tôi đã kể ra rồi, còn mười ba pháp tăng tàng, hai pháp bất định, ba mươi pháp ưng xả đối trị, chín mươi hai pháp ưng đối trị, bốn pháp ưng phát lộ, bảy mươi lăm pháp ưng học pháp, bảy pháp điều giải mà các ngài đã từng nghe rồi. Tất cả các điều học ấy, Đức Phật đã giảng giải, đã kể ra trong sutta (mục lục của Luật) để đọc kể ra trong mỗi kỳ nửa tháng.

Tattha sabbeheva samaggehi sammo damānehi avivadamānehi sikkhitabbanti.

(Bhikkhuppātimokkhaṃ niṭṭhitam)

 

Các ngài nên hòa thuận nhau, nên hoan hỷ nhau, không nên cãi cọ lẫn nhau, nên luyện tập theo những điều học ấy.

Giới bổn pātimokkha được đầy đủ do nhờ ‘đức tin’ (saddha).

(Dứt giới bổn pātimokkha của tỳ khưu)

 

2. Indriya saṃvarasīla – Giới thu thúc lục căn (thanh tịnh)

Giới thu thúc lục căn gồm có sáu phần là: thu thúc nhãn căn (cakkh’indriya saṃvara); thu thúc nhĩ căn (sot’indriya saṃvara); thu thúc tỷ căn (ghān’indriya saṃvara); thu thúc thiệt căn (jivih’indriya saṃvara); thu thúc thân căn (kāy’indriya saṃvara); thu thúc ý căn (man’indriya saṃvara).

Vị tỳ khưu trong Phật pháp, khi thấy rõ tội lỗi của sự không thu thúc và quả báo của sự thu thúc, thì mỗi khi mắt tiếp xúc với sắc trần, tai tiếp xúc với thinh trần, mũi tiếp xúc với các mùi, lưỡi tiếp xúc với các vị, thân tiếp xúc với các sự đụng chạm, tâm tiếp xúc với các pháp[28], dầu tốt, dầu xấu, thì ráng thu thúc không nên lưu luyến đến các cơ thể và hình ảnh hoặc chi tiết và toàn thể của các trần ấy và hai pháp là vui thích theo trần ấy hoặc bất bình, buồn bực trong trần nào mà mình không ưu thích.

Đức Phật có giải trong Paṭhama saṅgeyya sutta rằng: “Nếu vị tỳ khưu không thu thúc, gìn giữ lục căn thì thường phải chịu những điều khổ não vô lượng, nhất là sự khổ trong các cảnh địa ngục. Còn tỳ khưu nào huấn luyện, dạy dỗ, gìn giữ lục căn cho thanh tịnh thì thường hưởng được sự an vui vô lượng không lẫn lộn với phiền não, nhất là sự an vui trong thiền định và quả báo Niết-bàn”. Hơn nữa, trong Āditta pariyāya sutta (kinh giải về lửa) Đức Phật có dạy rằng: “Nếu vị tỳ khưu lấy dao thật bén đã đốt đỏ, khoét con mắt, ngoáy lỗ tai, cắt mũi, cắt lưỡi, lóc thịt còn tốt hơn là khi tiếp xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc mà vui thích, lưu luyến, bám víu theo chi tiết của các cơ thể hoặc hình ảnh toàn thể của trần ấy. Tại sao vậy? Vì nếu trong khi tâm đang quyến luyến theo các trần ấy mà mạng chung thì thế nào cũng phải sa đọa vào hai đường dữ là súc sanh và địa ngục không sai. Một lẽ nữa, sự ngủ quên còn quí hơn, vì sự ngủ quên chỉ làm cho mất lợi ích trong sự sanh sống hoặc sự hành đạo vậy thôi, chớ tư tưởng sái quấy, xấu xa, mà vị tỳ khưu nuôi nấng trong tâm có thể hướng dẫn vị ấy làm điều tội lỗi lần lần cho đến tội chia rẽ tăng chúng và nhiều khi cũng bị hư hỏng, tai hại trong kiếp hiện tại”.

Bởi vậy cho nên, vị tỳ khưu khi tiếp xúc với lục trần phải ráng thu thúc lục căn cho thanh tịnh đừng cho hai pháp là vui thích hoặc bất bình phát sanh lên trong tâm. Chỉ biết rằng: “Các trần này chỉ để tiếp xúc vậy thôi”.

Sự thu thúc lục căn được tròn đủ nhờ có sự ghi nhớ (sati).

(Dứt giới thu thúc lục căn)

 

3. Ājīva pārisuddhisīla – Giới nuôi mạng chân chánh (thanh tịnh)

Vị tỳ khưu thực hành theo giới nuôi mạng chân chánh phải ráng tinh tấn dứt bỏ cách nuôi mạng tà vạy và tinh tấn trong sự nuôi mạng chân chánh. Sự tinh tấn dứt bỏ cách tà mạng do nơi thân vàkhẩu là phải xa tránh năm pháp ác (pāpadhamma) và 21 pháp tà vạy (anesana).

a. Năm pháp ác (pāpadhamma): giả dối (làm bộ cao thượng) (kuhanā), nói bợ đỡ (lapanā), giả dạng (do thân và khẩu) (nemittikatā), nói hăm dọa (nippesikalā), lấy lợi câu lợi (lābhena lābhaṃ nijjigiṃsanata).

– Giả dối, có ba cách: giả dối trong cách thọ tứ vật dụng, giả dối cách dịu ngọt xa gần và giả dối bằng cách dùng oai nghi.

Paccayappatisevana – giả dối trong cách thọ tứ vật dụng. Có vị tỳ khưu khi thí chủ thỉnh mời thọ lãnh tứ vật dụng, dầu cho mình muốn cần dùng các vật ấy lắm nhưng cũng giả bộ như mình là bậc tri túc cao thượng không muốn cần dùng đến vật quí báu ấy, chỉ cần dùng vật thấp hèn xấu xa cũng được. Khi biết được thí chủ họ càng trong sạch với mình, sau lại họ chở vật dụng đến cả xe mới thọ lãnh và nói rằng: Tôi không mấy gì cần dùng các món vật dụng này đâu, nhưng nếu tôi không thọ lãnh thì bà con không được phước, vì vậy mà tôi mới lãnh để tế độ bà con vậy thôi. Không phải chỉ giả bộ lời nói mà thôi, có khi làm bộ như người thu thúc, nghiêm trang im lặng như người có pháp bậc cao nhơn trong mình đặng cho người phát đức tin trong sạch mà lễ bái cúng dường đến mình.

Sāmantajappana – giả dối cách dịu ngọt xa gần. Vị tỳ khưu vì muốn người cung kính, khen ngợi, lễ bái cúng dường mới làm bộ nói cách dịu ngọt xa gần muốn ám chỉ mình như vầy: “Bà con coi vị nào mặc y dùng bát như thế này, thầy tế độ như vầy, ở nơi chùa kiểu này, vị ấy là một bậc đại sa-môn, có chức phận lớn, có pháp của bậc cao nhơn như vầy, như vầy”. Hoặc nói bậy nói bạ khoe khoang hình như mình đã đắc thánh pháp, hoặc tự khoe rằng: “Bà con coi, tôi đây người ta khen ngợi nhiều lắm”. Nói như thế là nói dối bằng cách xảo ngôn.

Iriyāpatha sannissita – giả dối bằng cách dùng oai nghi. Vị tỳ khưu vì muốn được danh lợi, làm bộ tề chỉnh, thu thúc trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi hình như có đầy đủ sự ghi nhớ vàbiết mình như các bậc cao nhơn, có khi làm như mình nhập định trong giữa đám đông, hoặc làm như người gớm ghiếc chán nản pháp thế gian.

– Nói bợ đỡ: vị tỳ khưu vì muốn được danh lợi, khi thấy thí chủ đến chùa làm bộ vui vẻ kêu hỏi trước, nếu họ nói: “Đến thỉnh chư tăng”, thì tự mình bước ra nói để đi thỉnh thế cho, hoặc nói khoe khoang rằng: “Tôi đây vua chúa quan quyền nhỏ lớn ở đó đó đều trong sạch với tôi hết thảy”, hoặc nói nịnh bợ, nói xa gần, nói bắt buộc, nói giễu cợt, nói sắp nói giữa v.v... đặng người cúng dường vật dụng.

– Giả dạng do thân hoặc khẩu: cũng như vị tỳ khưu vì muốn được lợi danh khi thấy thí chủ đem cầm vật thực mặn ngọt, dầu cho mình biết rõ vật ấy lắm, nhưng giả bộ hỏi cầm cái chi đặng cho họ biết mình muốn vậy ấy, hoặc nói than van ngay vật ấy với thiện tín, hoặc nói mánh lới xa gần cho người biết mình cần dùng vật ấy, hoặc nói bắt buộc cho người không thể dám tránh khỏi được, hoặc giả cách như người có thần thông.

– Nói dọa dẫm: vị tỳ khưu vì muốn được danh lợi mới dùng lời hăm dọa, đè nén, mắng nhiếc thí chủ, hoặc bắt lỗi phải, biếm nhẻ cho rằng họ không có đức tin, hoặc nói nịnh hót, giễu cợt, hoặc đem chuyện xấu nhà này nói với nhà kia để bươi móc lợi lộc.

– Dùng lợi câu lợi: vị tỳ khưu vì muốn được danh lợi mới đem vật dụng được ở nhà này đem đi cho nhà kia, được nhà kia đem cho nhà nọ, lấy lợi nhỏ ấy đặng câu lợi to cho càng nhiều thêm.

Vị tỳ khưu nào được lợi lộc như cách kể trên thì gọi là sự nuôi mạng theo năm pháp ác không trong sạch.

b. Hai mươi mốt pháp tà mạng (asesana).

Vị tỳ khưu nào sanh sống bằng cách suy tính thế nọ thế kia hoặc cho vật chi đến kẻ thế mà không nên cho, cố ý đổi lấy vật dụng khác để nuôi mạng mình, tất cả các vật phát sanh lên bằng cách ấy đều gọi là tà mạng cả.

Có 21 pháp tà mạng. Veḷudānaṃ: cho tre (của chùa hoặc của tăng đến người thế tục mà không nên cho), nếu tre sau khi làm công việc xong còn dư cho người làm ấy không sao. Pattadāna: cho lá cây (như lá chuối v.v...). Pupphadāna: cho bông hoa, tự mình cho hoặc sai vị khác cho đến gia quyến không nên cho đều phạm tội tác ác, nếu cho cha mẹ, hoặc cho để đem đi cúng Tam bảo một nơi nào đều vô tội. Phaladāna: cho trái cây (như cách cho bông hoa). Dantakaṭṭhadāna; cho cây đánh răng[29]Mukh’odakadāna: cho nước rửa mặt v.v.. Sinānadāna: cho vật để tắm gội.Cuṇṇadāna: cho vật thoa mình (như phấn sáp v.v...). Mattikadāna: cho đất sét (để thoa mình khi vào nhà khói để hơ) hoặc để trét vách. Cāṭukamyatā: giả bộ hạ mình kiêng nể người. Như thế có thí chủ đến chùa hoặc mình đến nhà người làm tuồng như kiêng nể sợ sệt hỏi han người hết sức ngọt dịu cung kính hạ mình như tôi tớ kính chủ đặng người trong sạch. Muggasūpatā: nói khi thiệt khi giả (như đậu nửa chín nửa sống). Pāribhaṭyatā: giúp đỡ người (là ẵm bồng con, cháu người làm như cha mẹ của đứa trẻ ấy). Jaṅghapesanika: tiếp làm công việc cho người đủ thứ, công việc chi của người thế cũng lãnh làm hết thảy, hoặc đem tin tức thơ từ cho người. Vejjakamma: làm thầy thuốc chữa bịnh cho người, không phải hạng người Đức Phật cho phép, như bậc xuất gia hoặc thân quyến của mình. Dūtakamma: đem tin cho người, như đem tin từ nhà này đến nhà kia, trừ ra đem tin cho năm hạng đồng đạo và cha mẹ, giới tử sắp vào tu và người giúp phụ sự cho mình.Pahiṇagamana: lãnh làm tay sai cho người (ngoài sự đem tin tức) như người thế họ sai đem vật này đến chỗ kia hoặc đem vật ở chỗ kia đem về chỗ này. Piṇḍappaṭipiṇḍika: đem vật thực đi bát cho người thế ăn trước, rồi đi bát sau mới ăn; trừ ra những hạng Phật cho phép như cha mẹ, vua chúa, tướng cướp, người hầu, chư tăng, người sắp tu. Dān’ūpadāna: cho qua cho lại; như thí chủ họ dâng cúng cho mình món chi, mình cho lại một món bằng hay hơn giá món ấy để mua lòng họ sẽ cúng dường mình lâu dài. Vatthuvijjā: làm thầy coi địa lý; như vị tỳ khưu biết coi địa lý nói chỗ này nên cất nhà, chỗ này không nên, thứ cây này dùng cất nhà có lợi, thứ cây này có hại v.v...Nakkhatta vijjā: làm thầy xem thiên văn như coi ngày tháng, sao hạng, tốt hay xấu, có lợi hoặc có hại, bàn nguyệt thực, nhựt thực. Aṅga vijjā: coi tướng, coi tay, như coi tướng nam, nữ có nhiều của cải hoặc phước đức v.v... hoặc xem tướng ngọc ngà, voi ngựa, gươm giáo, vải hàng v.v...

Vị tỳ khưu nào vì muốn được danh lợi hoặc sự cung kính làm theo 21 pháp tà mạng đã kể, những vật dụng mà phát sanh lên do cách tà mạng ấy đem nuôi mạng sống đều không trong sạch. Còn như vật riêng của mình hoặc những vật sau khi làm công việc còn dư, hoặc cho với sự không cố ý muốn được tư lợi, vì sự buộc lòng, hoặc người đi lỡ đường đến chùa, hoặc các vị vua chúa cần dùng đến mình cho đều vô tội. Các vị tỳ khưu đều phải xa lánh 21 pháp tà mạng này và phải tinh tấn đi khất thực xin ăn, hoặc nguyện các pháp đầu đà, hoặc vật thực phát sanh lên do đức hạnh thanh cao của mình, hoặc do chư tăng thì đều gọi là vật dụng trong sạch cả.

Giới nuôi mạng được thanh tịnh do nhờ sự tinh tấn “viriya”.

(Dứt phần nuôi mạng chân chánh)

 

4. Paccayasannissita sīla – Giới quán tưởng (thanh tịnh)

Giới quán tưởng mà được thanh tịnh do nhờ sự suy xét cho phát sanh trí tuệ chớ không phải do nơi vật dụng (paccaya). Tiếng nói vật dụng ấy có bốn là: cīvara paccaya – y phục là ám chỉ tam y;piṇḍapāta paccaya – vật thực mặn ngọt; senāsana paccaya – chỗ trú ngụ, liêu cốc, giường ghế v.v...; gilāṇa bhesajja paccaya – thuốc chữa bịnh.

Cách quán tưởng (paccavekkhaṇa) chia ra làm ba thời kỳ: thời kỳ đang thọ lãnh, thời kỳ đang dùng (ăn), thời kỳ đã thọ dụng xong.

 Thời kỳ đang thọ lãnh nên quán tưởng về nguyên chất (dhātupaccavekkhaṇa) trong bốn món như nhau:

-       Quán tưởng về y phục như vầy: Yathā paccayaṃ pavattamānaṃ dhātumattamevetaṃ yadidaṃ cīvaraṃ tadupabhuñjako ca puggalo dhātumattako nissatto nijjīvo suñño – Y phục này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không.

-       Quán tưởng về vật thực: Yathā paccayaṃ pavattamānaṃ dhātumattaṃevetaṃ yadidaṃ piṇḍapāto tadupabhuñjako ca puggalo dhātumattako nissatto nijjīvo suñño – Vật thực này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không.

-       Quán tưởng chỗ trú ngụ: Yathā paccayaṃ pavattamānaṃ dhātumattamevetaṃ yadidaṃ senāsanaṃ tadupabhuñjako ca puggalo dhātumattako nissatto nijjīvo suñño – Chỗ cư ngụ này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không.

-       Quán tưởng thuốc chữa bịnh: Yathā paccayaṃ pavattamānaṃ dhātumattamevetaṃ yadidaṃ gilānapaccaya bhesajja parikkāro tadupabhuñjako ca puggalo dhātumattako nissatto nijjīvo suñño – Vật phụ thuộc để bảo tồn sanh mạng là thuốc chữa bịnh này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không

 Paṭikūlappaccavekkhaṇa – Quán tưởng về uế trược.

Trong tứ vật dụng khi sắp dùng xài (ăn, mặc) thì nên quán tưởng cho thấy vật dụng dầu sạch sẽ tinh khiết thế nào mà khi thọ dụng vào thân ta rồi cũng trở nên vật đáng ghê gớm lắm, để dứt bỏ tư tưởng lầm cho là vật sạch sẽ.

-       Quán tưởng về y phục: Sabbāni panimāni cīvarāni ajigucchanīyāni imaṃ pūtikāyaṃ patvā, ativiya jigucchanīyāni jāyanti – Các y phục này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.

-       Quán tưởng về vật thực: Sabbo panāyaṃ piṇḍapāto ajigucchanīyo imaṃ pūtikāyaṃ patvā ativiya jigucchanīyo jāyati – Vật thực này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.

-       Quán tưởng về chỗ trú ngụ: Sabbāni panimāni senāsanāni ajigucchanīyāni imaṃ pūtikāyaṃ patvā ativiya jigucchanīyāni jāyanti – Những chỗ ở này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.

-       Quán tưởng về thuốc chữa bịnh: Sabbo panāyaṃ gilānapaccaya bhesajja parikkhāro ajigucchanīyo imaṃ pūtikāyaṃ patvā ativiya jigucchanīyo jāyati – Vật phụ thuộc để bảo tồn sanh mạng là thuốc chữa bịnh này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.

 Taṃkhaṇikappaccavekkhaṇa – Quán tưởng lúc đang thọ dụng.

Vị tỳ khưu trong khi đang thọ dụng tứ vật dụng nên quán tưởng một lần, hai, ba lần cũng được, cho thấy rõ giới hạn và sự lợi ích của món vật dụng ấy là thế nào, để ngăn ngừa phiền não không cho tư tưởng ác vượt qua hạn định ấy.

-       Quán tưởng về y phục: Paṭisaṅkhā yoniso cīvaraṃ paṭisevāmi yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, daṃsa makasa vātātapa siriṃsapa samphassānaṃ paṭighātāya yāvadeva hirikopinapaṭicchādanatthaṃ – Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta mặc y phục đây để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi mòng, gió, nắng, rắn rít và cho đặng che thân thể tránh điều hổ thẹn”.

-       Quán tưởng về vật thực: Paṭisaṅkhā yoniso piṇḍapātaṃ paṭisevāmi neva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiya yāpanāya vihiṃsuparatiyā brahmacariyā nuggahāya iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāmi navañca vedanaṃ na uppādessāmi yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro cāti – Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta thọ thực đây, chẳng phải để chơi như trẻ con ở xóm, hoặc say mê sức lực như kẻ võ sĩ, hoặc để điểm trang thân thể như hàng phụ nữ trong đô thị, hoặc cho có nhan sắc như người hát xướng. Ta thọ thực đây để suy trì xác thân cho được tồn tại và bảo tồn sanh mạng, cho được tránh sự khó chịu, cho đặng giúp đỡ đến sự tu hành theo phạm hạnh, cho ta tránh khỏi cái khổ đã qua là sự đói khát, và ngăn ngừa cái khổ đã phát sanh lên vì sự ăn quá độ. Còn sự hành vi trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, thân tâm không biếng nhác vàđược sự an vui cũng do nhờ nơi sự thọ thực này”.

-       Quán tưởng về chỗ trú ngụ: Paṭisaṅkhā yoniso senāsanaṃ paṭisevāmi, yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, daṃsa makasa vātātapasiriṃsapa samphassānaṃ paṭighātāya yāvadeva utuparissaya vinodanaṃ paṭisallānārāmatthaṃ – Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta dùng xài chỗ trú ngụ đây để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi mòng, gió, nắng, rắn rít cho đặng tránh sự khó chịu của thời tiết và được nơi thanh vắng để cho ta thực hành thiền định”.

-       Quán tưởng về thuốc chữa bịnh: Paṭisaṅkhā yoniso gilānapaccaya bhesajja parikkhāraṃ paṭisevāmi yāvadeva uppannānaṃ veyyābādhikānaṃ vedanānaṃ paṭighātāya abyā-pajjhaparamatāyāti – Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta dùng thuốc chữa bịnh đây để ngăn ngừa những sự đau khổ đã phát sanh và cho được dứt khỏi sự đau đớn ấy”.

 Atītappaccavekkhaṇa – Quán tưởng thời kỳ đã dùng xong.

-       Y phục: Ajja mayā apaccavekkhitvā yaṃ cīvaraṃ paribhuttaṃ taṃ yāvadeva sītassa paṭighātāya uṇhassa paṭighātāya daṃsa makasa vātātapa siriṃsapa samphassānaṃ paṭighātāya yāvadeva hiriko pinappaṭicchāda natthaṃ – Y phục nào ta chưa quán tưởng mà ta đã dùng trong ngày nay rồi, y phục mà ta đã mặc ấy để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi mòng, gió, nắng, rắn rít và cho đặng che thân thể tránh đều hổ thẹn.

-       Vật thực: Ajja mayā apaccavekkhitvā yo piṇḍapāto paribhutto so neva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya yāyadeva imassa kāyassa ṭhitīyā yāpanāya vihiṃsūparatiyā brahmacariyā nuggahāya. Iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāmi navañca vedanaṃ na uppādessāmi yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsu vihāro cāti – Vật thực nào ta chưa quán tưởng mà ta đã dùng trong ngày nay rồi, vật thực mà ta đã ăn ấy chẳng phải để chơi như trẻ con ở xóm, hoặc say mê theo sức lực như kẻ võ sĩ, hoặc để điểm trang thân thể như hàng phụ nữ trong đô thị, hoặc có nhan sắc như người hát xướng. Ta thọ thực ấy để suy trì xác thân cho được tồn tại và bảo tồn sanh mạng, cho được tránh sự khó chịu cho đặng giúp đỡ đến sự tu hành theo phạm hạnh, cho ta tránh khỏi cái khổ đã qua là sự đói khát và ngăn ngừa cái khổ sẽ phát sanh lên vì sự ăn quá độ. Còn sự hành vi trong tứ oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi thân tâm không biếng nhác và được sự an vui cũng nhờ sự thọ thực ấy.

-       Chỗ trú ngụ: Ajja mayā apaccavekkhitvā yaṃ senāsanaṃ paribhuttaṃ taṃ yāvadeva sītassa paṭighātāya uṇhassa paṭighātāya daṃsa makasa vātātapa siriṃsapa samphassānaṃ paṭighātāya yāvadeva utuparissaya vinodanaṃ paṭisallānārāmatthaṃ – Chỗ trú ngụ nào ta chưa quán tưởng mà ta đã ở trong ngày nay rồi, chỗ ở mà ta đã cư ngụ ấy để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi mòng, gió, nắng, rắn rít, cho đặng tránh sự khó chịu của thời tiết và được nơi thanh tịnh nơi thanh vắng để cho ta thực hành thiền định.

-       Thuốc chữa bịnh: Ajja mayā apaccavekkhitvā yo gilānapaccaya bhesajja parikkhāro paribhutto so yāvadeva uppannānaṃ veyyābādhikānaṃ vedanānaṃ paṭighātāya, abyāpajjha paramatāyāti – Thuốc chữa bịnh nào ta chưa quán tưởng mà đã dùng trong ngày nay rồi, thuốc mà ta đã uống ấy để ngăn ngừa những sự đau khổ đã phát sanh và cho được thoát khỏi sự đau đớn ấy.

Giới quán tưởng thanh tịnh trong tứ vật dụng được tròn đủ do nhờ trí tuệ (pañña) thấy rõ tội lỗi của sự không quán xét và ân đức của sự quán tưởng.

Như trước kia có nhiều vị tỳ khưu thọ dụng tứ vật dụng mà không chịu quán tưởng, sau khi chết phải sanh làm súc sanh và địa ngục rất nhiều. Nhân cớ ấy, Đức Phật mới truyền lịnh cho các bậc xuất gia phải quán tưởng xong sẽ dùng đến bốn vật dụng, và Ngài giảng thêm cho biết rằng: “Thọ vật dụng mà không có quán tưởng cũng như thọ dụng một thứ độc dược thật mạnh vậy”. Hơn nữa, người thọ dụng mà không quán tưởng gọi là ‘thiếu nợ’ lẽ thường người thiếu nợ rồi không thể nào đi đâu được dễ dàng như thế nào thì người xuất gia thọ dụng mà không quán tưởng cũng gọi là còn mắc nợ người mà nếu còn thiếu nợ người thì cũng khó mà giải thoát được.

Vị tỳ khưu khi thấy sự lợi ích của pháp quán tưởng như ông sa di Bhāgineyya đang thọ thực, thầy tế độ ông nhắc nhở ông rằng: “Ông sa di, ông không nên đốt lưỡi của ông vì sự thọ thực không quán tưởng”. Khi ông sa di nghe thầy nhắc như thế, phát tâm chán ngán ngồi tại chỗ ấy suy xét quán tưởng luôn cho đến khi đắc quả A-la-hán. Ông bèn phát thinh nói rằng: “Ta đã giác ngộ tròn đủ như trăng ngày rằm, các pháp ‘trầm luân’ ta đã diệt hết, kiếp này đây ta không còn tái sanh lại nữa đâu”.

Bởi vậy cho nên, người xuất gia khi thấy tội lỗi của sự không quán tưởng và điều lợi ích của sự quán tưởng, thì luôn luôn phải quán xét kỷ lưỡng rồi mới thọ dụng. Nếu trong lúc thọ lãnh hoặc đang thọ dụng mà quên quán tưởng thì còn phép quán tưởng bổ khuyết sau, nhưng quán tưởng bổ khuyết ấy có hiệu quả đến trước khi mặt trời mọc, quán tưởng trong 1, 2, 3 lần cũng được, chỉ trong một ngày, một đêm, nếu để quên đến khi mặt trời mọc qua ngày khác thì phải dứt giới quán tưởng thanh tịnh và thọ dụng ‘còn thiếu nợ’.

(Dứt pháp quán tưởng thanh tịnh)

(Dứt tứ thanh tịnh giới)

---

 

 

 

Phần II. Pabbajita Kiccāni – Phận Sự Của Bậc Xuất Gia (Về Giới Luật)

Ngoài tứ thanh tịnh giới ra hàng tỳ khưu còn rất nhiều phận sự cần phải biết mà thực hành, nhưng đây chỉ tóm giải những điều quan trọng mà hàng tỳ khưu bỏ sót phận sự không thể được

Hàng tỳ khưu phải biết: cách làm lễ phát lộ (uposatha), cách làm lễ tự tứ (pavaranā), cách nguyện hoặc xả tam y (adhiṭṭhānā cīvara), cách chỉ định y bát (vikappa), cách sám hối tội lỗi (desanākathā), cách nhập hạ (vass’ūpanāyika), cách thọ lễ kaṭhina dâng y, cách phân biệt thời hạn phức tạp của vật dụng (kālika saṅsagga), bốn pháp dung hòa (mahāpadesa).  

Đây xin lần lượt giải tóm tắt ra từng pháp của mỗi phận sự.

 

1. Cách làm lễ phát lộ - Uposatha

Nơi nào có simā (kiết giới) hợp pháp, từ bốn vị tỳ khưu trở lên thì đến ngày rằm hoặc 30 (tháng thiếu 29) phải làm lễ phát lộ cách đọc giới bổn như ở phía trước, nếu chỉ có 3 hoặc 2 vị thì cũng làm lễ phát lộ bằng cách tỏ sự “trong sạch lẫn nhau” (parisuddhi); nếu có 3 vị thì nên đọc tuyên ngôn như vầy: Sunaṇtu me āyasmantā ajj’uposatho paṇṇaraso (ngày 29 thì đọc cātuddaso) yadāyasmantānaṃ pattakallaṃ mayaṃ añña maññāṃ pārisuddhi uposathaṃ kareyyāma – Xin các ngài nghe tôi, hôm nay là ngày rằm nhằm ngày lễ “Phát lộ”, nếu sự hành lễ hợp thời đến các ngài thì chúng ta phải tỏ sự trong sạch lẫn nhau.

Vị tỳ khưu cao hạ hơn trịch y một bên vai mặt ngồi chồm hổm hai tay chấp lại nói với mấy vị kia như vầy: Parisuddho ahaṃ āvuso “parisuddhoti” maṃ dhāretha – Này các bạn, tôi là người trong sạch, xin các bạn nhớ rằng tôi đây là người trong sạch (đọc Pāli ba lần).

Kế các vị khác theo thứ tự của hạ đọc ba lần như trên, chỉ đổi chữ ‘āvuso’ lại chữ ‘bhante’ thôi. Nếu chỗ ở nào chỉ có hai vị tỳ khưu khỏi cần đọc tuyên ngôn chỉ tỏ sự trong sạch của mình như cách trên, nhưng vị cao hạ hơn phải đổi ‘dhāretha’ lại đọc là ‘dhārehi’. Còn như chỗ nào chỉ có một mình khi đến ngày lễ phát lộ cũng phải quét dọn trải chiếu nơi chỗ làm lễ phát lộ xong chờ một lúc coi có vị nào phương xa tới thì làm lễ chung, như đúng theo thường lệ mà không có vị nào đến khi mình phải nguyện như vầy: “Ajja me uposatho – Hôm nay là ngày lễ phát lộ của tôi nếu không nguyện hoặc không làm lễ thì phạm hành ác”.

T.B. Năm nào trong mùa nắng có tháng nhuần thì đọc: ayaṃ gimha utu, asmiṃ utumhi pakativasena aṭṭha uposathā adhikamāsavasena dasa uposathā, imasmiṃ pana utumhi adhikamāso bhavissati, tasmā imimā pakkhena eko uposatho sampatto...

 

2. Cách làm lễ tự tứ – Pavāranā

Phận sự phải làm trước khi làm lễ “tự tứ” cũng giống như cách làm lễ phát lộ chỉ khác ít chỗ như vầy: chỗ nào nói ‘uposathassa’ đổi lại là ‘parāranāya’, chỗ nào nói ‘uposathammassa’ đổi lại là ‘pavāranākammassa’, chỗ nói ‘chandappārisuddhi āhāraṇañca’ đổi lại ‘chandappavāranāharaṇañca’, chỗ nói ‘uposathagge’ đổi lại là ‘pavāraṇagge’, chỗ nói ‘chandāharanādīni’ đổi lại ‘chandappavāraṇādīni’, chỗ nói ‘pātimokkhuddesato’ đổi lại ‘ñattiyā ṭhapanato’, chỗ nói ‘uposatho’ đổi lại ‘pavāranā’, chỗ nói ‘uposathadivasesu’ đổi lại ‘pavāranādivasesu’, chỗ nói ‘ajjuposatho (paṇṇaraso)’ đổi lại ‘ajja pavāranā paṇṇarasī’; chỗ nói ‘cāttaro bhikkhū’ đổi lại ‘pañca...’, chỗ nói ‘pātimokkhaṃ uddisituṃ’ đổi lại ‘ñattiṃ ṭhapetuṃ’.

Trong khi làm lễ phát lộ phải đọc chỗ kể thời tiết như vầy: ayaṃ vassana utu, asmiṃ utumhi satta ca uposathā ekā ca pavāranā avasitthā… pañca uposathā eka ca pavāranā avasitthā. Nếu kỳ lễ sau chót thì đổi chữ ‘avasitthā’ lại thành ‘paripuṇṇā...’.

Khi làm lễ tự tứ nếu mỗi vị đọc ba lần thì đọc tuyên ngôn như vầy: “Sunātu me bhante saṅgho ajjappavāranā (paṇṇarasī) yadi saṅghassa patakallaṃ, saṅgho tevācikaṃ pavāreyya – Bạch Đại đức tăng, xin chư tăng nghe tôi, hôm nay là ngày rằm, nếu hành lễ tự tứ hợp thời thì xin chư tăng mỗi vị đọc lời “yêu cầu” ba lần”. Trước hết, vị cao hạ hơn hết mặc y để trống vai mặt ngồi chồm hổm day về chư tăng rồi đọc ba lần: “Saṅghaṃ āvuso navāremi diṭṭhena vā sutena vā parisaṅkāya vā vadantu maṃ āyasmanto anukampaṃ upādāya, passanto paṭikarissāmi. Dutiyampi āvuso saṅghaṃ pavāremi... Tatiyampi āvuso saṅghaṃ pavāremi...– Này các bạn, tôi xin yêu cầu đến chư tăng do sự thấy, sự nghe hoặc sự nghi ngờ nào, xin chư tăng vì lòng tế độ chỉ cho tôi biết, khi tôi thấy rõ điều sái quấy ấy rồi tôi sẽ làm cho trong sạch. Lần thứ nhì.... Lần thứ ba....”. Kế tiếp, chư tăng tùy theo thứ tự của hạ mà đọc lời “yêu cầu” in như trên, chỉ đổi chữ ‘avuso’ lại chữ ‘bhante’.

Khi có sự kinh sợ xảy ra hoặc có điều tai hại như đã giải ở lễ phát lộ hoặc chư tăng đang lúc dò xét kinh luật hoặc chư tăng cu hội đông quá không thể đọc lời “yêu cầu” ba lần thì được thì đọc hai lần, một lần, hoặc đồng hạ nhau đọc chung cũng được, nhưng vị tỳ khưu thông hiểu nhau đọc tuyên ngôn như vầy: “Sunātu me bhante saṅgho manussehi dānaṃ dentehi yebhuyyena ratti khepitā; sace saṅgho tevācikaṃ pavāressati appavārito va saṅgho bhavissati, athāyaṃ ratti vibhāyissati. Yadi saṅghassa pattakallaṃ, saṅgho dvevācikaṃ pavāreyya”. Nếu đọc yêu cầu một lần thì đổi câu chót như vầy: ‘saṅgho ekavācikaṃ pavāreyya’. Nếu đồng hạ nhau đọc chung, đổi câu chót như vầy: ‘saṅgho samānavassakaṃ pavāreyya’. Cách tuyên ngôn trên đây là do có nhiều người đến chùa làm phước lâu và đông đảo lắm. Nghĩa bài trên: “Bạch Đại đức tăng, xin chư tăng nghe tôi, bởi vì có nhiều người đến làm phước sáng đêm, nếu chư tăng đọc “yêu cầu” ba lần thì không biết chừng nào xong, như thế sẽ đến sáng không sai. Nếu hành sự yêu cầu mà hợp thời, thì xin chư tăng đọc “yêu cầu” hai lần, một lần hoặc đồng hạ đọc chung nhau”. Còn nếu có sự trở ngại khác, như có tai hại đến phạm hạnh thì: ‘Sunātu me bhante saṅgho, ayaṃ bramacariyantarāyo; sace sangho...’. Nếu có sự tai hại nào cứ đổi Pāli từ chữ ‘ayaṃ...’ tùy theo sự tai hại ấy.

Cách yêu cầu trong bốn vị khác hơn (vì một vị đọc “yêu cầu” thì chỉ còn ba vị nghe thôi nên không thể gọi là: ‘Saṅgha pavāranā’ được) nên phải đọc tuyên ngôn như vầy: “Suṇantu me āyasmanto, ajjappavāranā (paṇṇarasī). Yad’āyasmantānaṃ pattakallaṃ, mayaṃ añña maññaṃ tevācikaṃ pavāreyyāma – Xin chư Đại đức nghe tôi, hôm nay là lễ “yêu cầu” ngày rằm, nếu lễ “yêu cầu” hợp thời đến chư Đại đức, thì chúng ta phải đọc lời yêu cầu lẫn nhau mỗi vị ba lần”. Vị cao hạ đọc như vầy: “Ahaṃ āvuso āyasmante pavāremi...”. Kế mấy vị khác theo thứ tự của hạ đọc: “Ahaṃ bhante āyasmante pavāremi....”.

Nếu chỗ ở nào có ba vị thì đọc tuyên ngôn như vầy: “Sunantu me āyasmantā...”. Cách đọc “yêu cầu” như trên (mỗi vị đọc ba lần).

Nếu chỗ ở nào có hai vị thì khỏi cần đọc tuyên ngôn, chỉ đọc lời “yêu cầu”, với nhau như vầy: “Ahaṃ āvuso āyasmantaṃ pavāremi...”. Ông nhỏ hạ hơn thì đổi ‘āvuso’ ra ‘bhante....’

Nếu chỗ ở nào chỉ có một mình thì cũng sửa soạn như cách làm lễ phát lộ, xong chờ nếu không có vị nào đến thì phải làm lễ nguyện như vầy “Ajja me pavāranā – Hôm nay ngày lễ pavārana của tôi, nếu không nguyện phạm hành ác”.

 

3. Cách nguyện hoặc xả y – Adhitthāna cīvara

Vị tỳ khưu trong Phật giáo mỗi khi được y vừa cỏi phải chú nguyện là bề ngang bốn ngón, bề dài tám ngón Đức Phật (T.Tg quyển 8 tr.143) (lối 5 tấc x 1 thước tây). Nếu có thọ lãnh lễ kaṭhina - dâng y thì được phép cất giữ y ấy trong khoảng năm tháng kể từ ngày ra hạ kỳ trước, nếu không có phước báu của lễ kaṭhina thì được phép cất giữ trong một tháng sau khi ra hạ kỳ trước, ngoài thời hạn kể trên mỗi khi được y, chỉ được phép cất giữ trong mười ngày, như thế tùy theo hạng định phải chú nguyện về loại y nào cho rồi để quá hạn kỳ sẽ phạm ưng xả đối trị.

Trước khi chú nguyện phải làm dấu (bindu) là khoanh tròn trong một chỗ nào của lá y một màu nào trong ba màu là: màu xanh, bùn, đen, tròn cỡ đầu cọng tranh và không lớn hơn mắt con công. Khi làm dấu nói như vầy: “Imaṃ bindu kappaṃ karomi – Tôi làm dấu y này”.

Có bảy thứ y phải chú nguyện là: tam y, y tắm mưa, y tọa cụ, y ngọa cụ, y đắp ghẻ (y mặc lót trong khi có ghẻ), y hoặc khăn lau mặt, y phụ thuộc. Trừ sáu thứ y sau ra, còn tam y trước khi chú nguyện y mới phải đọc xả bỏ chú nguyện y cũ (nếu có) bằng không; lời chú nguyện sau không thành tựu. Xả y tăng-già-lê đọc: “Imaṃ saṅghāṭiṃ paccuddharāmi – Tôi xin xả tăng-già-lê này”. Nếu là y vai trái thì đổi chữ ‘sanghaṭiṃ’ lại là ‘uttarāsaṅgaṃ’. Nếu là y nội thì đọc ‘antaravāsakaṃ...’. Khi xả xong mới nguyện lá y nào mà mình cần dùng.

Cách chú nguyện bảy thứ y: y tăng-già-lê: “Imam saṅghāṭiṃ adhiṭṭhāmi – Tôi xin chú nguyện y tăng-già-lê này”; y vai trái: đổi ra ‘uttarāsangam...’; y nội: đổi lại ‘antaravāsakam...’ Ba thứ y này kể chung về một loại y là là tam y. Y tắm mưa: đổi lại là ‘vassikasāṭikaṃ...’ Y tọa cụ: đổi lại là ‘nisīdanaṃ...’ (trãi ngồi). Y đắp ghẻ: đổi lại là ‘kaṇḍupaṭicchādiṃ...’. Y ngọa cụ: đổi lại là ‘paccatharaṇaṃ...’. Y làm khăn lau mặt: đổi lại là ‘mukhapuñchaṇacolaṃ...’. Y phụ thuộc: đổi lại là ‘parikkhāracolaṃ...’. Ngoài bảy thứ y này ra còn mấy thứ khác khi chú nguyện kể tên ra cũng được: như dây vải buộc ngực (đừng cho y tăng-già-lê rớt), đổi lại là: ‘imaṃ urabandhanaṃ...’. Dây buộc lưng: ‘imaṃ kāyabandhanaṃ...’. Y hằng-sắc (lót mồ hôi): ‘imaṃ aṅsakaṃ...’. Như các thứ y này mà mình đứng trong khuôn khổ một hắc một gan thì đọc ‘imaṃ’; còn ở ngoài khuôn khổ thì đọc ‘etaṃ’. Ngoài một lá y thì đọc ‘imaṃ’, nhiều lá y thì đọc ‘imāni’, như ngoài khuôn khổ một lá y thì đọc ‘etaṃ’, nhiều lá y thì đọc ‘etāni’. Thí dụ như nhiều là y phụ thuộc thì đọc: “imāni parikkhāracoḷāni adhiṭṭhāmi – tôi xin chú nguyện những y phụ thuộc này”.

Cách chú nguyện bình bát có hai. Bát ở trong khuôn khổ và ngoài khuôn khổ (như cách nguyện y).[30] Bình bát bằng đất ở trong khuôn khổ thì đọc: “Imaṃ mattika pattaṃ adhiṭṭhami – tôi xin chú nguyện đây là bát đất”. Nếu bát sắt thì đọc: “Imaṃ ayapattaṃ...” hoặc nguyện tổng quát như vầy: “Imaṃ pattaṃ adhiṭṭhāmi”. Ngoài hai thứ bát này ra, vị tỳ khưu dùng xài bát cây, ngọc, vàng, bạc v.v… phạm tác ác.

Y và bát khi đã chú nguyện rồi có chín nguyên nhân làm cho đứt (adhiṭṭhāna): cho người, trộm cướp lấy mất, bạn thân lấy đi, trở xuống bậc thấp (xuống sadi), hoàn tục, liểu đạo (chết), khi trai hóa gái, gái hóa trai, đọc xả adhiṭṭhāna, lủng lỗ bằng ngón tay út. Còn bát thì chỉ khác điều thứ chín, nếu bát lủng lỗ vừa cho hột bo hoặc hột cơm lọt ra vô được, phải vá hoặc trám lại và chú nguyện lại trong khoảng mười ngày.

 

4. Chỉ định (nhường cho) cách y, bát – Vidhī vikappa

Khi được y đúng cỡ phải chú nguyện đã giải phía trước, nếu không chú nguyện về loại y nào theo thời gian nhất định thì phải đem đi chỉ định với năm hạng người đồng đạo là: tỳ khưu, tỳ khưu ni, sa di, sa di ni, sikkhāmānā (phụ nữ tập sự hai năm đặng lên tỳ khưu ni), nhưng hiện nay chỉ còn tỳ khưu và sa di mà thôi (theo Phật giáo Nam Tông, mấy hạng tu nữ kia không còn tồn tại).

Cách chỉ định có hai: cách chỉ định có mặt, cách chỉ định vắng mặt. Khi vị tỳ khưu đem một lá y trước mặt một vị khác nói rằng: “Imaṃ cīvaraṃ tuyhaṃ vikappemi – Tôi xin chỉ định (nhường) y này cho ngài (hoặc bạn)”, gọi là chỉ định ngay mặt. Nếu mình thân thích vị tỳ khưu hoặc sa di tên gì thì chỉ định ngay tên ấy (hiện vị ấy không có mặt) mình nói với vị nào tại đó cũng được (như thế gọi là chỉ định vắng mặt). Khi đem y đến trước mặt một vị nào nói rằng: “Imaṃ cīvaraṃ (tên...[31]) bhikkhuno vikkappemi – tôi xin chỉ định y này cho vị tỳ khưu tên...”, nếu muốn chỉ định cho ông sa di thì nói: “Imaṃ civaraṃ (tên...) sāmanerassa vikappemi”. Nếu y nhiều lá thì nói: “Imāni cīvarāni...”, y nhiều, ít, ở xa, gần cũng phải đổi Pāli theo như cách nguyện y. Khi chỉ định như thế rồi mình cất giữ đi cũng được, nhưng không được phép dùng xài hoặc cho ai. Trong một lúc sau vị mình chỉ định ấy nói như vầy: “Imaṃ cīvaraṃ mayhaṃ saṅtakaṃ (nếu nhiều là y thì nói santakāni) paribhuñja vā vissajjehi vā yathāpaccayaṃ vā karohi – Y này của tôi, bạn cứ lấy cần dùng hoặc bỏ cho ai hoặc làm thế nào tùy ý”. Khi vị kia nói như vậy thì chỉ định lúc trước đã xóa bỏ. Vị tỳ khưu muốn cần dùng y ấy làm chỉ định cũng được (đây là cách hủy bỏ sự chỉ định có mặt); còn cách chỉ định vắng mặt thì vị nào mình nói trước mặt đó, vị ấy khi nói với mình như vầy: “Tên...[32]bhikkhuno santakaṃ paribhuñja vā... – Y này của vị tỳ khưu tên... bạn cứ lấy cần dùng v.v…” Còn một cách chỉ định khác là mượn vị khác chỉ định dùm, là đem y đến trước mặt một vị nào và nói xin làm ơn chỉ định y này cho vị tỳ khưu hoặc sa di nào mà mình thân thích. Vị kia nói: “Ahaṃ tên... bhikkhuno dammi – tôi cho y này đến tỳ khưu tên...” (cách này không mấy cần thiết lắm). Theo trong chú giải Vimani vinodanī nói rằng: y sau khi đã xả bỏ chỉ định, vị tỳ khưu muốn nguyện thứ y nào cũng được, như không nguyện để vậy dùng xài cũng được và quá 10 ngày cũng không phạm tội vì y ấy đã thuộc về loại y chỉ định rồi. Có chỗ nói nên nguyện thì càng tốt.

Cách chỉ định bát giống cách chỉ định y chỉ đổi Pāli là: “Imaṃ pattaṃ...” Nếu có nhiều bát thì nói: “ime patte...” Nếu có nhiều bát khi hủy bỏ chỉ định thì nói: “Mayaṃ santake...”. Hơn nữa, khi bát đã chỉ định cho vị nào rồi, nếu vị ấy là bạn thân, mình có thể lấy bát ấy đem dùng xài cách thân mật trước mặt hoặc vắng mặt vị ấy cũng được, không phạm tội.

 

5. Cách sám hối – Desanākathā

Trong Phật pháp, mỗi khi vị tỳ khưu nào có phạm tội lỗi chi phải ăn năn hối ngộ khai tội ấy ra rồi sám hối. Tội lỗi ấy có 7 thứ: bất cộng trụ (pārājika), tăng tàng (saṅghādisena), tội trọng (thullaccaya), ưng đối trị (pācittiya), ưng phát lộ (paṭidesanīya), hành ác (dukkaṭa), ác khẩu (dubbhāsita). Như tội thứ nhất khi phạm rồi thì phải khai ra và hoàn tục hoặc xuống sa di (tùy theo tội), phạm tội thứ nhì thì phải phạt cấm phòng tùy theo lâu mau. Còn như phạm năm tội kia thì chỉ sám hối xong thì được trong sạch.

– Như phạm một tội thì sám hối như vầy (cách phạm trọng tội). Vị phạm tội ấy đến trước một vị tỳ khưu nào, nếu vị ấy cao hạ phải quỳ lạy và bạch rằng: “Ahaṃ bhante ekaṃ thullaccayaṃ āpattiṃ āpanno taṃ paṭidesemi – Bạch ngài tôi đã phạm một tội trọng, tôi xin sám hối tội ấy”. Vị kia trả lời: “Passasi āvuso? – Bạn có thấy tội không?”. Vị phạm tội nói: “Ama bhante passāmi – Bạch ngài tôi thấy rồi”. Vị kia nói tiếp: “Ayatiṃ āvuso samvareyyāsi – Vậy bạn hãy thu thúc từ nay về sau”. Vị phạm tội trả lời: “Sādhu, suṭṭhu bhante saṃvareyyāmi ‒ Lành thay! Bạch ngài tôi thu thúc cho tốt đẹp từ nay”. Nếu vị cao hạ hơn sám hối với vị nhỏ hạ thì nói: “Ahaṃ āvuso... – này bạn...”. Vị nhỏ hạ trả lời: “Passatha bhante? – Ngài có thấy không?” Vị lớn hạ nói: “Ama āvuso passāmi – Này bạn tôi thấy rồi”. Vị nhỏ hạ nói: “Ayatim bhante saṃvareyyātha – Vậy ngài phải thu thúc từ nay về sau”. Còn câu sau chót thì chỉ đổi chữ ‘āvuso’. Như phạm mấy tội sau nữa thì chỉ đổi tên của tội ấy như: ‘ekaṃ pācittiyaṃ....’, ‘ekaṃ paṭidesanīyaṃ...’, ‘ekaṃ dukkataṃ...’, ‘ekaṃ dubbāsitaṃ...’

Nếu phạm một tội nào mà hai lần thì nói: “... dve thullaccayāyo āpattiyo apanno, tā paṭidesemi...” Nếu phạm một tội mà ba lần sắp lên thì đổi chữ ‘dve’ lại thành ‘sambahulā’ (nhiều tội). Nếu phạm một tội nhiều mà điều học khác nhau thì nói: “Ahaṃ bhante sambahulā nā nā vathukāyo thullacccayāyo āpattiyo, āpanno tā paṭidesemi – Bạch ngài tôi đã phạm nhiều tội trọng mà điều học khác nhau....”. Nếu phạm các tội khác thì đổi chỗ tên tội ấy lại là: ‘pācittiyāyo....’, ‘paṭidesanīyāyo...’, ‘dukkatāyo...’, ‘dubbhāsitāyo...’.

Còn một cách sám hối tổng quát không khai rõ tội chi, chỉ nói có phạm tội nặng, tội nhẹ vậy thôi (cách này ít khi dùng chỉ còn dùng nơi các phái xưa): “Sabbe garu lahuk’āpattiyo ārocemi, ahaṃ bhante sambahulā nā nā vatthukāyo āpattiyo āpanno, tā paṭidesemi – Bạch ngài, tôi xin cho ngài hay tôi có phạm nhiều tội nặng, nhẹ mà điều học khác nhau, vậy tôi xin sám hối những tội lỗi ấy”. Vị cao hạ trả lời: “Passāsi āvuso tā āpattiyo? – Bạn có thấy những tội lỗi ấy không?” (phần sau cũng như ở trên).

– Cách sám hối về ưng xả đối trị (B.Sikkhā tr.509):

Vị tỳ khưu thọ lãnh y cỡ đúng theo khuôn khổ mà quên không chú nguyện không chỉ định cho ai để quá hạn kỳ 10 ngày thì phải đem y ấy xả bỏ giữa chư tăng hoặc một, hai, ba vị cũng được, rồi sám hối mới hết tội. Xả giữa chư tăng thì đọc: “Idaṃ me bhante cīvaraṃ dasāhātikhantaṃ nissaggiyaṃ, imāhaṃ saṅghassa nissajjāmi – Bạch Đại đức tăng, y này tôi để quá 10 ngày, phải xả bỏ, tôi xin xả y này đến chư tăng”. Vị luật sư phải tuyên ngôn trình chư tăng như vầy: “Sunātu me bhante saṅgho, idaṃ cīvaraṃ (tên...) bhikkhuno nissaggiyaṃ saṅghassa nissaṭṭhaṃ, yadi saṅghassa pattakallaṃ, saṅgho imaṃ cīvaraṃ (tên...) bhikkhuno dadeyya – Bạch chư tăng, xin chư tăng nghe tôi trình, y này của vị tỳ khưu tên... đã xả bỏ đến chư tăng; sự xả bỏ này nếu hợp thời đến chư tăng xin chư tăng cho y này lại vị tỳ khưu tên...”. Nếu y nhiều thì khi xả bỏ phải đọc như vầy: “Imāni me bhante cīvarāni dasāhātikkhantāni, ninaggiyāni imānāhaṃ saṅghassa nissajjāmi” (chỉ đổi lại số nhiều thôi). Nếu xả y với ba vị thì: “Idaṃ me bhante cīvaraṃ dasāh’ātikkhantaṃ, ninaggiyaṃ, imāhaṃ āyasmantānaṃ nissajjāmi”. Chỉ có khác là bạch các ngài, nghĩa y như trên.

Cách cho y xả ấy lại, nếu nói tiếng Pāli không được thì thứ tiếng nào cũng được miễn là người nghe cho hiểu công việc ấy. Pāli đọc trình các vị tỳ khưu đặng cho y lại: “Sunantu me āyasmantā, idaṃ cīvaraṃ (tên...) bhikkhuno nissaggiyaṃ āyasmantānaṃ nissaṭṭhaṃ; yad’āyasmantānaṃ pattakallaṃ, āyasmantā imaṃ cīvaraṃ (tên...) bhikkhuno dadeyya”, chỉ có khác nghĩa là: Bạch chư Đại đức…

Nếu vị xả y với một vị tỳ khưu thì nói: “Idaṃ me bhante cīvaraṃ dasāhātikkantaṃ nissaggiyaṃ, imāhaṃ āyasmato nissajjāmi”. Nếu vị lớn hạ hơn xả y thì nói: “Āvuso vā āyasmato...”. Nếu xả bỏ bát quá 10 ngày trước chư tăng thì chỉ đổi chữ ‘cīvaraṃ’ ra chữ ‘pattaṃ’. Nhiều bát thì nói: ime.... patte...

– Cách xả vàng bạc mà mình đã thọ lãnh:

Vị tỳ khưu nào cố ý hoặc vô ý mà thọ lãnh vàng bạc thì phải đem đến giữa chư tăng xả bỏ như vầy: “Ahaṃ bhante rūpiyaṃ paṭiggahesim idaṃ me nissaggiyaṃ, imāhaṃ saṅghassa nissajjāmi – Bạch Đại đức tăng, tôi đã thọ lãnh tiền bạc, tiền bạc này tôi phải xả bỏ, tôi xin xả bỏ tiền bạc này đến chư tăng”. Xong rồi phải sám hối tội lỗi ấy. Còn về phần chư tăng thì phải xử dụng tiền bạc ấy cho đúng luật theo cách Đức Phật đã dạy (coi luật xuất gia quyển hạ).

 

6. Cách nhập hạ – Vas’ūpanāyika (T.Tg 7, Tr. 2)

Theo trong Phật giáo, khi đến mùa mưa các vị tỳ khưu và sa di phải nhập hạ trong ba tháng. Trong Phật giáo mỗi năm có ba mùa: mùa nắng kể từ 16 tháng 2 đến rằm tháng 6 (cả thảy bốn tháng), mùa mưa kể từ 16 tháng Asādha (nếu năm đi điều hòa không có tháng nhuần trong mùa nắng, thì nhằm tháng 6 âm lịch) cho đến rằm tháng 10; mùa lạnh từ 16 tháng 10 đến rằm tháng 2. Nhưng khi nhập hạ, vị tỳ khưu chỉ cư trú trong ba tháng thôi. Vì cách nhập hạ có hai: purimikāvassā – nhập hạ kỳ trước, kể từ 16 tháng 6 cho đến rằm tháng chín âm lịch; pacchimikāvassā – nhập hạ kỳ sau, kể từ 16 tháng 7 cho đến rằm tháng 10. Khi đến mùa kiết hạ mà vị tỳ khưu không chịu nhập hạ kỳ nào hết, phạm hành ác.

Trong lúc kiết hạ nếu có tai hại bỏ đi chỗ khác không phạm tội chỉ đức hạ thôi (nếu đứt hạ thì chỉ không được phước báu do lễ kaṭhina). Như có chuyện cần được phép đi trong bảy ngày, nội ngày thứ bảy phải về tới chỗ nhập hạ đừng để đến mặt trời mọc lên ngày thứ tám thì đứt hạ. Như năm hạng người đồng đạo hoặc cha mẹ đau hoặc có việc cần thiết không cần ai thỉnh mình đi karaṇīyakicca trong bảy ngày, ngoài ra phải có người đến thỉnh để làm phước, thuyết pháp, dâng chùa v.v… thì mới được phép đi. Đến ngày kiết hạ phải dọn quét chỗ ở cho sạch sẽ, vị sư trưởng phải cắt nghĩa ranh giới của chùa trong bốn hướng cho mỗi vị đều biết ngừa khi ra khỏi ranh giới khi mặt trời mọc. Như có việc cần đi ra khỏi chùa phải trở vào trước khi mặt trời mọc, còn khi muốn ra đi thì phải chờ cho mặt trời mọc lên rõ rệt. Sự nhất định mặt trời mọc là thấy những tia ánh hồng rọi lên ở phương đông, hoặc xem chỉ tay thấy rõ rệt, hoặc thấy phân biệt lá cây tươi khô. Khi ra đi lâu thì lúc khỏi ranh chùa nên chú nguyện trong tâm rằng: “Ta phải trở về trong khoảng bảy ngày”. Nếu chùa to khi kết hạ cu hội vào chánh điện đọc chung như vầy: “Imasmiṃ āvāse imaṃ temāsaṃ vassaṃ upema – Chúng ta ở kết hạ tại chỗ này trong ba tháng”. Nếu ở chung trong chùa hoặc tịnh thất to lớn thì đọc: “Imasmiṃ vihāre imaṃ temāsaṃ vassaṃ upema – Chúng ta ở kết hạ tại chùa này trong ba tháng”. Nếu chỗ ở có một mình thì đọc: “Imasmiṃ senāsane imaṃ temāsaṃ vassaṃ upemi - Tôi ở kết hạ tại chỗ này trong ba tháng”.

Khi đến kỳ nhập hạ, nếu không biết tiếng Pāli nhưng chỉ chú nguyện trong tâm rằng: “Ta phải kết hạ ở đây trong ba tháng” cũng được.[33]

 

7. Cách thọ lễ dâng y – Kaṭhina (T.Tg.8è: tr.1-8)

Vị tỳ khưu nào kết hạ kỳ trước, khi ra hạ rồi nếu có thí chủ dâng y kaṭhina thì được phép lãnh. Nếu chùa mình ở không đủ năm vị tỳ khưu để thọ lãnh thì thỉnh thêm các vị ở chùa gần cho đủ tăng (năm vị trở lên) đặng đọc tuyên ngôn phải làm lễ trong vòng simā mới thành tựu phước báu. Vị tỳ khưu nào muốn thọ lãnh lễ kaṭhina phải thông hiểu tám pháp là: phận sự phải làm trước (như cắt, may, nhuộm v.v…) (pubbakaraṇa), cách xả y cũ (paccuddhāra) (coi cách xả y phía trước), cách nguyện y mới (adhiṭṭhāna), cách nên thọ và không nên thọ (cách nên thọ lãnh có 17, cách thọ không thành tựu có 24) (atthāra), nhân sanh tám thể cách để thọ lãnh cho đúng phép (mātikā), hai vật ràng buộc (y và chỗ ở) (palibodha), hai cách xả kaṭhina (ubbhāra), năm phước báu (anisaṅsa) (đây chỉ tóm tắt các pháp này có giải rộng trong quyển Kaṭhinakathā).

Nếu như y thí chủ đã may sẵn đem đến dâng, vị tỳ khưu thông thạo xem xét coi cách cắt, may, nhuộm, có đúng luật không. Như đúng theo luật rồi thì phải xả y cũ, chú nguyện theo tên thứ y nào mà mình thọ (ngoài tam y ra thọ không thành tựu). Như thọ y tăng-già-lê thì nên nói lớn cho mấy vị khác nghe như vầy: “Imāya saṅghātiyā kaṭhinaṃ attharāmi – tôi thọ kaṭhina với y tăng-già-lê này”. Như thọ y vai trái thì nói: “Iminā uttārasaṅgena kaṭhinaṃ attharāmi – tôi thọ kaṭhina với y vai trái này. Nếu thọ y nội thì nói: “Iminā antaravāsakena kaṭhinaṃ attharāmi – tôi thọ kaṭhina với y nội này”. Khi thọ xong ngồi chồm hổm chấp tay day về phía chư tăng đọc cho mấy vị kia đồng hưởng phước báu như mình: “Atthataṃ āvuso saṅghassa kaṭhinaṃ dhammiko kaṭhinatthāro anumodathā – này các bạn, kaṭhina của chư tăng tôi đã thọ rồi, sự thọ này được hợp pháp, xin các ngài hoan hỷ thọ lãnh phước báu”. Nếu ở chùa ấy chỉ có hai vị thì vị lãnh cao hạ hơn phải nói với một vị kia chữ sau chót hết như vầy: ‘anumodāhi’. Mấy vị kia đều ngồi chồm hổm chấp tay đọc thọ lãnh phước báu như vầy : “Atthataṃ bhante saṅghassa kaṭhinaṃ dhammiko kaṭhinatthāro anumodāma – bạch ngài, kaṭhina của chư tăng ngài đã thọ, sự thọ ấy hợp pháp, chúng tôi xin hoan hỉ thọ lãnh phước báu”. Như cao hạ hoặc nhỏ hạ chỉ đổi ‘bhante’ ra ‘āvuso’ thôi. Nếu chỗ ấy chỉ có một vị thọ phước báu thì chữ sau chót đổi lại là ‘anumodāmi’: tôi xin thọ lãnh phước báu. Khi đọc thọ như thế rồi thì cũng được đầy đủ năm phước như vị kia vậy.

 

8. Thời hạn phức tạp của vật dụng – Kālika saṅsagga (T.Tg. 7e, tr.378)

Thời hạn của vật dụng có bốn: thời hạn từ sáng tới đúng ngọ (yāvakālika), thời hạn trong một ngày một đêm (yāmakālika), thời hạn trong bảy ngày (satt’āhakālika), thời hạn vô tận (yāvajīvika) (dùng xài cho đến hết vật ấy).

Vị tỳ khưu thọ lãnh vật dụng phải biết rõ thời hạn của vật ấy là bao lâu đặng cất giữ, nếu không biết phân biệt được hoặc quên mà để quá thời hạn (như đường, sữa, mật v.v..) thì cũng phạm tội. Như vật thọ lãnh xong chỉ được phép cất giữ từ sáng đến trưa gọi là yāvakālika, nếu để quá ngọ ăn uống hoặc để cách đêm rồi lấy ra dùng như cơm, vật thực, bánh mới cũ v.v... Khi sái thời hạn mà còn lấy ăn uống phạm mỗi tiếng ăn mỗi tội. Tám thứ nước dùng để giải khát trong buổi chiều tối như là: nước trái trâm, trái xoài, trái chuối, trái viết (srākum), thanh trà v.v... Khi chinh xế nếu có người chưa thọ cụ túc giới làm đem dâng thì được phép cất giữ thọ dụng cho đến sáng hôm sau, nhưng khi mặt trời mọc ngày sau thì không được dùng, nếu dùng phạm hành ác. Các thứ nước ấy gọi là yāmakālika. Trong buổi sáng, vị tỳ khưu thọ trái cây tự làm nước xong chỉ được phép trong buổi sáng thôi, đến buổi chiều uống phạm tội vì tự mình làm lấy. Còn thọ trái cây trong buổi sáng, đến chiều tự mình làm lấy uống cũng không được. Nếu sa di làm lược xong dâng cho thì thọ được.

Năm thứ như bơ đặc, bơ tươi, đường, mật ong (dầu mè v.v…), vị tỳ khưu khi thọ lãnh chỉ được phép cất giữ trong bảy ngày gọi là satt’āhakālika, nếu để quá bảy ngày, các vật ấy không thể dùng được vì đã phạm ưng xả đối trị. Khi đã phạm ưng xả đối trị rồi mà còn lấy ra uống phạm hành ác.

Các thứ thuốc để dành đặng chữa bịnh như rễ cây, củ, lá, bông, trái, vỏ thuộc loại dùng làm thuốc hoặc muối hay là một thứ thuốc nào theo cách cần dùng hiện tại đều gọi là thuốc để ngừa bịnh yāvajīvaka, khi thọ lãnh rồi có thể để dành cần dùng cho đến khi hết vật ấy. Nhưng muối lấy đem ra thọ dụng chung với vật thực thì không nên, chỉ dùng để chữa bịnh không mà thôi. Còn các vật này mà phức tạp trộn lộn lẫn nhau thì Đức Phật có giải như vầy: Này các vị tỳ khưu, vật dụng có thời hạn từ sáng đến trưa mà lẫn lộn nhau với vật dụng có thời hạn trong một ngày một đêm, vị tỳ khưu thọ lãnh trong ngày ấy thì chỉ dùng được từ sáng đến trưa thôi. Như vật dụng có thời hạn trong bảy ngày trộn lộn với vật dụng có thời hạn từ sáng đến trưa thì chỉ dùng được trong buổi sáng thôi. Còn vật dụng thời vô hạn trộn chung với vật có thời hạn từ sáng đến trưa chỉ được phép dùng trong buổi sáng, sái giờ không nên dùng. Như vật dụng có thời hạn bảy ngày trộn lộn với vật một ngày một đêm thì chỉ được phép dùng trong một ngày đêm ấy thôi. Còn vật dụng có thời vô hạn trộn lộn với vật bảy ngày thì chỉ dùng được trong bảy ngày thôi, quá bảy ngày không nên dùng. Như vị tỳ khưu đi khất thực, họ để bát có nhiều vật có thời hạn khác nhau, khi về rồi vật nào không trộn dính lộn với nhau như họ để củ gừng, trái đầu khấu, trà, đường sữa v.v… thì lấy ra để riêng dùng được tùy thời hạn của vật dụng ấy. Như đường sữa thì để trong bảy ngày, còn gừng, trà, trái đầu khấu thì cất giữ dùng cho đến hết.

 

9. Bốn pháp dung hòa – Mahāpadesa (T.Tg. 7e, tr.377)

Pháp dung hòa là pháp tùy theo hoặc chìu theo trường hợp. Lúc ấy các vị tỳ khưu phát tâm nghi ngờ không biết điều nào Đức Phật cho phép, điều nào Ngài không cho phép. Bèn đến bạch Phật. Nhân cớ ấy đức Bổn Sư giải rằng: Yam bhikkhave mayā idaṃ na kappatīti appaṭikkhittaṃ tañce akappiyaṃ anulimeti kappiyaṃ paṭibahati taṃ vo na kappati, yaṃ bhikkhave mayā idaṃ na kappatīti appaṭikkhittaṃ tañce kappiyaṃ anulometi akappiyaṃ paṭibahati taṃ vo kappati, yaṃ bhikkhave mayā idaṃ kappatīti ananuññātaṃ tañce akappiyam anulometi kappiyaṃ paṭibāhati taṃ vo na’kappati, yaṃ bhikkhave māyā idaṃ kappātīti ananuññātaṃ tañce kappiyaṃ anulometi akappiyaṃ paṭibahati taṃ vo kappatīti – Này các vị tỳ khưu, điều nào mà Như Lai không cấm chỉ rằng là ‘điều không nên làm’, nếu điều ấy mà dung hòa theo điều không nên làm thì các con không nên làm đều ấy. Còn điều mà Như Lai không cấm chỉ rằng là ‘điều không nên làm’, nếu điều ấy mà dung hòa theo điều nên làm thì các con nên làm điều ấy. Điều nào mà Như Lai không thể chế định (cho phép) rằng là ‘điều nên làm’, nếu điều ấy mà dung hòa theo điều không nên làm thì các con không nên làm điều ấy. Còn điều mà Như Lai không chế định rằng là ‘điều nên làm’, nếu điều ấy mà dung hòa theo điều nên làm (điều tốt) thì các con nên làm điều ấy.

Bốn pháp dung hòa trên đây, hai pháp trước thuộc về cấm chỉ, hai pháp sau thuộc về chế định. Như vậy, vị tỳ khưu mỗi khi muốn làm một điều chi (ngoài điều học mà ngài đã cấm hoặc cho phép) thì nên suy xét coi điều ấy có nên làm không. Thí dụ như tám thứ nước của trái cây Phật cho phép độ trong lúc sái giờ mặc dầu nước các thứ trái nho nhỏ khác Ngài chưa cho phép nhưng các nước của thứ trái cây ấy có thể dung hòa được. Như ngài cấm bảy thứ mể cốc không cho dùng làm nước độ trong buổi chiều, dầu các thứ đậu Ngài chưa cấm nhưng các loại đậu ấy cũng dung hòa theo bảy thứ mễ cốc, cho nên dùng làm nước độ chiều cũng không được. Còn như Phật chưa cho phép dùng đũa hoặc muỗng nĩa, nhưng các vật này dùng có vệ sinh và phù hợp theo quốc độ thì các vật ấy cũng dung hòa cho dùng được. Như nha phiến Phật ngài chưa cấm nhưng tùy tình trạng xã hội và quốc luật thì các vật ấy cũng dung hòa theo vật không nên dùng.

Các pháp dung hòa này dùng để cho các bậc trí thức suy xét cho tỉ mỉ đặng thực hành cho khỏi lầm lộn.

 

– Linh tinh Pakiṇṇaka

Ngoài những phận sự kể phía trước, vị tỳ khưu còn cần phải biết nguyên nhân phát sanh tội lỗi có sáu là: không sợ tội lỗi (alajjitā) (dầu cho biết làm như thế là phạm tội nhưng vẫn cứ làm); không hiểu luật (aññāṇatā) (là không chịu học hỏi muốn làm chi thì làm dầu phạm dầu không cũng mặc kệ); nghi cũng cứ làm (kukkucca pakattakā) (như trong nước không có vi trùng (con loăng quăng) mà tâm hoài nghi không chừng có, nhưng vẫn múc nước ấy dùng xài) như thế cũng phạm tội; đều không nên làm tưởng cho rằng nên làm (akappiye kappiya saññitā) (như 10 thứ thịt không nên dùng mà vị tỳ khưu tưởng cho rằng thứ thịt nên dùng rồi ăn cũng vẫn phạm tội); điều nên làm tưởng cho rằng không nên làm (kappiye akappiya saññitā) (như y mới phải làm dấu và chú nguyện nhưng không làm cũng vẫn phạm tội); quên không chú ý (satī samosā) (như đường, sữa, mật ong chỉ để dành trong bảy ngày nhưng quên vô ý để tám, chín ngày cũng vẫn phạm tội vì vô ý).

Khi biết được nguyên nhân phát sanh tội lỗi thì vị tỳ khưu khi làm điều chi coi có lọt vào trong những nhân ấy không, mới tránh được điều tội lỗi.

 

– Cách tỏ sự ưng thuận và trong sạch - Chanda pārisuddhi (T.Tg 6è 387 – 391)

Vị tỳ khưu ở chung nhau trong một simā (chỗ kết giới) khi chư tăng có hành tăng sự nào mà mình mắc bận không thể đến cu hội được thì nên tỏ sự ưng thuận của mình với công việc làm của chư tăng ấy, như ở gần hoặc gặp vị nào sẽ đi hành tăng sự mình nói: ‘chandaṃ dammi chandaṃ me hara chandaṃ me ārocchi – Tôi xin tỏ sự ưng thuận, bạn hãy đem sự ưng thuận của tôi nói với chư tăng’.

Đức Phật có giải rằng: Này các vị tỳ khưu, khi vị tỳ khưu có bịnh hoặc bận việc tỏ sự ưng thuận của mình cho vị tỳ khưu nào mà vị ấy khi đi được giữa đường hoàn tục, xuống sa di, hoặc chết v.v... thì sự ưng thuận của vị tỳ khưu ấy chưa đem đến chư tăng, nếu đem đến chư tăng rồi trở lại hoàn tục hoặc chết v.v... thì sự ưng thuận của vị tỳ khưu ấy đã được đem đến chư tăng rõ rệt. Còn như vị nào lãnh đem sự ưng thuận của vị khác đến chư tăng, nhưng khi đến nơi ngủ quên, hoặc vô thiền, hoặc quên không nói thì sự cho ưng thuận của vị kia đã đến chư tăng rõ rệt, nhưng nếu vị lãnh đem nói lại mà cố ý không chịu nói thì phạm hành ác còn vị kia vẫn vô tội và sự ưng thuận ấy kể như đã đem đến chư tăng tròn đủ rồi.

Nếu như tăng sự ấy là lễ phát lộ như ở chung một simā thì khi cho sự ưng thuận (chanda) rồi thì nên tỏ sự trong sạch (pārisuddhi) của mình luôn, như không tỏ sự trong sạch của mình thì phạm hành ác. Muốn tỏ sự trong sạch, vào gần một vị tỳ khưu ngồi chồm hổm chắp tay lên nói: ‘Pārisuddhiṃ dammi pārisuddhiṃ me hara pārisuddhiṃ me ārocehi – Tôi xin tỏ sự trong sạch, bạn hãy đem sự trong sạch của tôi nói với chư tăng’.

Cách đem đến chư tăng thành tựu hay không y như cách giải đem sự ưng thuận vậy.

Còn như ở ngoài vòng simā, đến ngày làm lễ phát lộ, tự tứ không cần cho chanda chỉ tỏ sự trong sạch của mình thôi... nếu mình có bịnh hoặc bận rộn không thể đi được.

 

– Cách xuất gia sa di (tóm tắt) - Pabbajjā vidhī

Giới tử nào muốn xuất gia phải học cho thuộc mười sáu phép quán tưởng (như đã giải phía trước), mười giới bằng tiếng Pāli và những bài Pāli xin xuất gia sau này.

Khi cạo râu tóc sạch sẽ vào đảnh lễ ông thầy tế độ xong đứng chấp tay đọc: “Ukāsa vandāmi bhante sabbaṃ aparādhaṃ khamatha me bhante mayā kataṃ puññaṃ sāminā anumoditabbaṃ sāminā kataṃ puññaṃ sāminā anumoditabbaṃ sāminā kataṃ puññaṃ mayhaṃ dātabbaṃ sādhu sādhu anumodāmi – Bạch ngài, tôi xin đảnh lễ ngài, xin ngài xả những tội lỗi cho tôi. Phước báu mà tôi đã làm xin ngài hoan hỉ thọ lãnh, còn phước báu của ngài đã làm, xin ngài chia sớt cho tôi, tôi rất vui lòng thọ lãnh phước báu ấy cho được thành tựu những điều lợi ích. Xong đọc tiếp: “Ukāsa kāruññaṃ katvā pabbajjaṃ detha me bhante – Bạch ngài, xin ngài vui lòng bi mẫn cho tôi xuất gia”. Ngồi xuống đọc tiếp: “Ahaṃ bhante pabbajjaṃ yācāmi dutiyampi..., tatiyampi... – Bạch ngài, tôi xin xuất gia”. Kế tiếp bưng y cà-sa lên đọc: “Sabbadukkha nissaraṇa nibbānasacchi karaṇatthāya imaṃ kāsāvaṃ gahetvā pabbājetha maṃ bhante anukampaṃ upādāya – Bạch ngài, xin ngài từ bi thọ lãnh y ca-sa này và tế độ làm phép xuất gia cho tôi được lợi ích hầu đặng làm cho thấu rõ Niết-bàn là pháp giải thoát tất cả các sự thống khổ”. Xong, dâng y ấy cho thầy, rồi đọc xin y lại: “Sabbadukkha nissaraṇa nibbānasacchi karaṇatthāya etaṃ kāsāvaṃ datvā pabbājetha maṃ bhante anukampaṃ upādāya – Bạch ngài, xin ngài vì lòng bi mẫn cho y cà-sa lại tôi và tế độ làm phép xuất gia cho tôi được sự lợi ích, hầu đặng làm cho thấu rõ Niết-bàn là pháp giải thoát tất cả các sự thống khổ”. Xong, thầy tế độ lấy y cà-sa cho lại và dạy pháp thiền định về năm thể trược: “Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā – Tóc, lông, móng, răng, da (xuôi và ngược lại).

Xong, ra ngoài thay y cà-sa rồi trở vô đọc: “Ukasā vandāmi bhante...”. Xong đọc tiếp: “Ukāsa karuñaṃ katvā tisaraṇena saha sīlani detha me bhante – Bạch ngài, xin ngài vì lòng bi mẫn cho tôi tam qui và giới”. Rồi đọc tiếp: “Ahaṃ bhante saraṇa sīlaṃ yācāmi, dutiyampi..., tatiyampi....”. Xong đọc “Namo tassa...” 3 lần.

Thầy nói: “Yamahaṃ vadāmi taṃ vadehi – Thầy nói sao con nên nói theo”. Trả lời: “Āma bhante – Dạ, vâng”. Thầy truyền tam quy và thập giới: “Pānātipātā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyami ; adinnādāna... ; abrahmacariyā… ; musāvādā… ; surā me rayamajjapamādatthāna … ; vikala bhojanā … ; nancagīta vadita visūkadassanā … ; malā gandha vilepana dhārana maṇḍana vidhūsanṭṭhānā … ; uccāsayana malāssayanā … ; jāta rūpa rajata paṭigghanā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyami”. (Nghĩa coi theo cuốn Cư sĩ thực hành). Thầy nói tiếp: “Imāni dasa sikkhāpadāni samādiyami – Tôi xin thọ trì 10 điều học này”, trò nói theo 3 lần.

Kế tiếp đọc: “Ukasa vandāmi bhante...”, rồi đọc xin ở nương nhờ (nissaya): “Ukāsa kāruññaṃ katvā nissayaṃ detha me bhante – Bạch ngài, xin ngài từ bi cho tôi nương nhờ”. Rồi đọc luôn 3 lần: “Ahaṃ bhante nissayaṃ yācāmi. Dutiyampi..., tatiyampi...”. Lạy xuống đọc tiếp: “Upajjhāyo me bhante hohi – Bạch ngài xin ngài là thầy tế độ của tôi”.

Thầy trả lời: “Sādhu, tahu, paṭirūpaṃ – Lành thay, nhẹ rồi, làm như vậy đúng rồi” (trong một tiếng nào cũng được). Trò trả lời: “Ukāsa sampaṭicchāmi sampaṭicchāmi, sampaṭicchāmi – Tôi xin cung kính thọ lãnh”.

Xong sa di nói tiếp ba lần: “Ajjatagge thero mayhaṃ bhāro ahaṃpi therassa bhāro – Từ nay về sau, những phận sự của ngài tôi phải cung kính hành theo luôn luôn. Về phần tôi cũng là một gánh nặng của ngài là phận sự ngài nên nhắc nhở dạy dỗ đến tôi luôn”. (Lạy ba lần xong cuộc lễ).

Nếu sa di hoặc tỳ khưu mà thầy tế độ đi vắng (mình chưa đủ năm hạ và không thông kinh luật thì luôn luôn phải xin nương nhờ (nissaya) với ông thầy chỉ dẫn (ācariya). Nếu không có, nương với vị nào thì phạm hành ác mỗi ngày. Cách xin nương nhờ với ācāriya như vầy, đọc: “Ukāsa vandāmi bhante...” Kế tiếp đọc: “Ācariyo me bhante hohi, dutiyampi..., tatiyampi.... – bạch ngài, xin ngài làm thầy chỉ dẫn cho tôi”.

Thầy đã thọ lãnh phận sự mà không nhắc nhở, dạy dỗ thì ông thầy cũng phạm hành ác.

(Dứt phận sự của bậc xuất gia)

 

Vinayo sāsana mūlam – Giới luật là nền tảng Phật giáo

 

Soạn xong tại Sài Gòn cuối mùa thu năm Mậu Tuất (31. 10. 1958)

 

 

 

– Dứt tác phẩm 22. Tứ thanh tịnh giới và phận sự của bậc xuất gia –                       

 

[1]3 Nếu vị hỏi luật mà cao hạ hơn hết trong chư tăng hôm ấy thì đọc: āvuso saṅgho, còn dầu nhỏ hạ hơn một vị cũng đọc bhante.

[2]4 Chỗ này xin kể tên vị mình hỏi hoặc vị mình sẽ trả lời. Như vị tên Nāgatheraṃ thì nói Nāgatheraṃ, hoặc khi trả lời cho bị hỏi mình tên Buddharakkhita thì nói Buddharakkhitena…

 

 

[5] Nếu mùa nào có tháng nhuần thì kỳ lễ phát lộ cũng tăng theo tháng nhuần ấy (nghĩa là mùa ấy có 10 kỳ lễ phát lộ).

[6] Nếu ngày làm lễ có 5 vị hội hợp tại sīmā thì nói pañca bhikku honti, nghĩa là có bao nhiêu vị đều kể ra hết.

[7]8 Theo Phật giáo, một tháng có hai thời kỳ là: thời kỳ trăng tròn từ mồng 1 đến rằm, thời kỳ trăng khuyết từ 16 – 29 hoặc 30 thì nói cātuddaso, ngày nào chẳng hạn chư tăng làm lễ hòa hợp nhau thì đọc samaggo.

 

[9] Là không được ở chung, ăn chung, cộng sự chung với các vị tỳ khưu khác, cũng như người thế hoặc chưa thọ cụ túc giới vậy.

[10] Là tội nặng xấp xỉ với bất cộng trụ, nhưng còn có thể ở chung với các vị tỳ khưu được, là phải cần có chư tăng từ 20 vị trở lên cho phép hành phạt rồi sám hối mới hết tội được.

[11] Một gang của Đức Phật bằng ba gang người bực trung, bốn gang người bậc trung có hai tấc rưỡi (0m25). Một gang Đức Phật thành ra 7 tấc rưỡi (0m75). Bề dài: 12 x 0.75 = 9m. Bề ngang: 0.75 x 7 = 5.25 m.

[12] Là phải ở dưới sự hành phạt nhất định của chư tăng.

[13] Là hành động cho tốt, đặng chư tăng ưa thích.

[14] Là tăng hợp lại tụng tuyên ngôn cho phép mình nhập chúng.

[15] Là người tín nữ đã đắc quả Tu-đà-huờn.

[16] Là cất giữ những vật sái luật hoặc phải bỏ vật ấy cho vị tỳ khưu khác, rồi sám hối tội lỗi ấy mới hết.

[17] Tháng kattikā có 2: tháng chín (pubba kattikā), tháng mười (pacohima kattikā). Ngày chư tăng ra hạ là ngày rằm tháng chín (kattika temasikā), còn tháng mười gọi là kattika cātumāsikā (theo Pāli _ Anh dịch của David, 3e V, tr.10).

[18] Nếu không có quả báu của lễ Kaṭhina thì được phép cất giữ trong một tháng, có quả báu thì được năm tháng kể từ sau khi ra hạ.

[19] Phước xá của thí chủ họ làm ra để cho những người nghèo khó, cô quả đến tùy hỷ thọ thực.

[20] Là từ 12 giờ trưa đến 6 giờ sáng mai: kể từ lúc ngọ cho đến mặt trời mọc ngày mai.

[21] Đây là ở trung Ấn Độ, còn ngoài trung Ấn Độ ra, Phật cho phép tắm mỗi ngày.

[22] Một ngón Đức Phật bằng ba ngón người bực trung, 8 ngón Đức Phật bằng 5 tấc tây.

[23] Một gang tay Đức Phật bằng 3 ngang người bực trung, cỡ 7,5 tấc tây (theo chú giải).

[24] Là khi sám hối phải hài tội ấy ra.

[25] Tàu âm là na-đà-nội, Pāli là: antaravāsaka.

[26] Tàu âm là uất-đà-la-tăng, Pāli là: uttarāsaṅga.

[27] Uddesa: chỉ kể tên các đầu đề như: bất cộng trụ, tăng tàng ... chứ không kể từ mỗi điều học vì mình đã có từng nghe rồi.

[28] Tất cả cái chi tiết rõ do nơi tâm mà không cần đến nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, cái ấy gọi là pháp cả.

[29] Thứ cây nhỏ bằng ngón tay út, một đầu tà, một đầu nhọn thường dùng nơi Ấn Độ và Tích Lan để xỉa răng.

[30] Nếu có bát cũ phải xả bỏ xong mới được chú nguyện. Bát mới phải đốt, bát sắt phải đốt năm lửa, bát đất đốt hai lửa mới được phép chú nguyện. Nhưng có chỗ giải, dầu đốt một lửa mà màu lên đen láng nguyện cũng được. Bát đất khi đốt nếu có dầu dừa để chung một bên trong úp bát lại rồi đốt lửa bên ngoài.

[31] Như chỉ định y ấy cho Nāga Thera thì nói Nāga Therassa, còn như sa di tên gì thì cũng cứ thêm tên ấy vô như Mahindassa…

[32] Tên gì mà mình chỉ định trước kia đó; nếu là sa di thì nói như tên Mahindassa sāmanerassa santakaṃ.

[33] Nếu nhập hạ kỳ sau thì không được phước báu của lễ kaṭhina, vì lễ kaṭhina bắt đầu từ 16 tháng 9 cho đến rằm tháng 10 thì dứt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2011(Xem: 4980)
Chúc Mừng Hòa Thượng Minh Dung
09/10/2011(Xem: 4579)
“ Lúc này ngài lại đi khắp các ngọn núi. Bảo Sát thưa rằng, ‘Tôn đức tuổi đã cao mà cứ xông pha sương tuyết thì mạng mạch Phật giáo sẽ thế nào ?’ Thượng hoàng đáp : ‘Thời ta đã đến, vì thế ta muốn làm kế lâu dài mà thôi’.
15/09/2011(Xem: 6944)
Hòa thượng Thích Trí Minh thế danh Đinh Văn Nhiên sinh năm Giáp Thìn (1904) tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đinh Văn Siêu, pháp danh Ấn Lộc; thân mẫu là cụ bà Hồ Thị Hành. Năm Nhâm Ngọ (1906), khi vừa tròn 3 tuổi thì mẫu thân qua đời, Ngài được người dì chăm lo nuôi dưỡng.
15/09/2011(Xem: 5987)
HT.Thích Trí Quang là một bậc danh tăng Việt Nam thời hiện đại. Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình - ngôi làng có mối liên hệ chặt chẽ với Phong trào Văn Thân của chí sĩ Phan Đình Phùng - trong một gia đình gồm sáu anh em trai. Gia đình HT đều theo Phật lâu đời; thân phụ sau này xuất gia, làm đệ tử của ngài Đắc Quang - Tăng cang chùa Linh Mụ.
12/08/2011(Xem: 6835)
Ở miền Trung, có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là trụ cột của công cuộc chấn hưng Phật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.
12/08/2011(Xem: 7078)
Sáng ngày 27-11-08 (nhằm mùng 1-11-Mậu Tý), lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khoảng 40.000 Tăng Ni cả nước đã có mặt tại núi rừng Yên Tử, mảnh đất thiêng liêng đã khai sinh thiền phái Trúc Lâm, đậm đà bản sắc Việt, để dự quốc lễ Phật giáo, tưởng niệm 700 năm ngày mất của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh và thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam.
11/08/2011(Xem: 5185)
Suốt hai thế kỷ XVII-XVIII, đạo Phật gặp nhiều thuận duyên, phát triển nhanh chóng từ vùng đất Thuận Quảng đến khắp đồng bằng Nam Bộ. Sở dĩ được thế là nhờ trong chốn thiền môn nối nhau xuất hiện các bậc cao tăng như Viên Cảnh, Viên Khoan, Minh Châu, Nguyên Thiều, Liễu Quán... Ngoài xã hội thì các chúa Nguyễn và triều thần hết lòng hộ trì Tam bảo. Trong số các vị cư sĩ hộ pháp mà danh tiếng còn lưu truyền đến nay có Trần Đình Ân.
11/08/2011(Xem: 8465)
Tôi với Ni Sư không cùng chung một lớp nhưng lại chung một trường. Thành phố Huế chỉ lớn bằng bàn tay nên dù không quen cũng thành quen, chuyện lớn chuyện nhỏ gì của nhau rồi dần dà cũng biết cả, nhất là Ni Sư lại là một người học trò giỏi nữa. Thuở ấy Ni Sư là một nữ sinh Đồng Khánh áo trắng tóc thề, mắt sáng, da đã trắng mà má lại luôn luôn ửng hồng xinh xắn vô cùng, nên Tôn Nữ Hỷ Khương đã làm tặng Ni Sư mấy câu thơ như sau:
10/08/2011(Xem: 5345)
Câu hỏi có vẻ lẩn thẩn, bởi lẽ từ khi cắp sách đến trường, bắt đầu học lịch sử dân tộc, ai là người Việt Nam mà chẳng biết qua hơn một lần trang sử đời Trần và trang sử Trần Nhân Tông? Ai là người Việt Nam đã không tự hào về những chiến thắng quân Nguyên vẻ vang của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài ba của vị vua anh minh lỗi lạc Trần Nhân Tông?
10/08/2011(Xem: 6404)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]