Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tác phẩm 3: Bồ Tát Khổ Hạnh (Dukkara Kiriyā)

30/07/201613:42(Xem: 6953)
Tác phẩm 3: Bồ Tát Khổ Hạnh (Dukkara Kiriyā)
 
 
Tác phẩm 3 trong quyển
Toàn tập
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG BỬU CHƠN
(NĀGA MAHĀ THERA)
 
Xuất bản năm Dl. 2016 – Pl.2559
-------
 BỒ TÁT KHỔ HẠNH
(DUKKARA KIRIYĀ)
 

Phi Lộ

Tất cả nhân sinh trên vũ trụ phần đông ai ai cũng muốn tìm đường đạo đức, hạnh phúc và giải thoát, vì vậy mà mới nảy sanh ra rất nhiều quan niệm, lý thuyết và tôn giáo để tầm đạo trong mỗi quốc độ. Bao nhiêu những quan niệm, lý thuyết ấy cũng chỉ quanh quẩn trong bầu vô minh mà thôi, vì thế mà có rất nhiều tôn giáo kỳ dị, lạ lùng như đạo Bò, đạo Chó, đạo Lõa Thể (thường ở xứ Ấn Độ) cho đến đạo Nằm, đạo Nổi, đạo Ớt v.v… cũng phát sanh lên như nấm.

Các đạo ấy cũng không ngoài mục đích tìm đường thoát khổ, nhưng rốt cuộc cũng vẫn còn bị vướng mắc trong vòng luân hồi.

Bồ tát Sĩ Đạt Ta cũng thế, trong 6 năm khổ hạnh, Ngài từng thực nghiệm theo đủ phương cách của tà thuyết ngoại đạo, nào cữ ăn nhịn đói, khỏa thân ép xác đủ cách, rốt cuộc chỉ còn da bọc xương luống công vô ích, sau cùng kiệt sức Ngài mới nhớ lại “Số tức quan” mà Ngài đã từng thực hành trong lúc còn bé, Ngài lập tức thay đổi chí hướng thực hành theo “Trung đạo” mới đắc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đức Phật có nói: “Người tu muốn giải thoát mà thực hành không đúng phương pháp thì không thể nào đắc quả thành công được, ví như người lấy cát mà nhồi bóp cho ra dầu vậy” (27e trg 96 Tam Tạng).

 Thế thì ai có chí muốn hành đạo giải thoát phải ráng suy nghĩ cho thật chu đáo, kỹ càng rồi mới thực hành để khỏi phải lầm lạc theo con đường tà thuyết, khổ hạnh không có lợi ích chi.

Do quả lành của sự biên soạn, Bần Tăng xin hồi hướng đến song thân và thầy tổ và cho tất cả chúng sanh trong ba giới bốn loài cũng đồng được thọ hưởng, xin cho mau phát Bồ đề tâm để tu hành cho mau đến nơi vô sanh bất diệt.

Riêng phần phước báu này cũng xin hồi hướng đến Cụ Sơn Sách tự Như, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Cao Miên đã quá vãng. Do năng lực phước báu này cầu xin cho Cụ càng được tăng trưởng sự an vui nơi nhàn cảnh.

Rất mong thay!

Bhikkhu Nāga Thera ‒ Tỳ khưu Bửu Chơn

Soạn xong tại P.P. mùa thu năm Tân Sửu.

Pl.2505 − Dl. 1961

 -------------

 

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Tôi xin thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Ngài là bậc A-la-hán, là bậc Chánh Biến Tri

---

Một hôm, Đức Thế Tôn ngự nơi một cánh rừng gần thành Vesāli. Trong lúc ấy thầy tỳ khưu Sunakkhatta mới hoàn tục. Thầy thường hay tuyên bố giữa công chúng trong thành Vesāli như vầy: Pháp lành cao thượng, siêu việt của các bực thánh nhân, thầy Sa-môn Gotama không có được pháp nào cả, thầy chỉ thuyết những pháp mà thầy tom góp suy nghĩ, quán tưởng do sự khôn khéo vậy thôi, nhưng mà pháp thầy thuyết ra người có thể thực hành theo cho đắc các đức lành cao thượng và thoát khỏi khổ được. Vừa khi ấy có Đại đức Xá-Lợi-Phất đi khất thực nghe được, sau khi thọ thực xong mới vào bạch Phật y như vậy. Đức Phật bèn nói rằng:

Này Xá-Lợi-Phất, Sunakkhatta là người rỗng không, hung dữ, nói phỉ báng Như Lai với tâm sân hận, nhưng lời phỉ báng ấy trái lại là khen ngợi, tán dương Như Lai là y nói rằng: “Pháp thầy Gotama thuyết ra, người có thể thực hành theo cho đắc các đức lành cao thượng và thoát khỏi khổ được”.

Này Xá-Lợi-Phất, vì Sunakkhatta si mê, rỗng không, không biết được pháp Như Lai đã hành và đã thành nên mới nói ngông cuồng như vậy.

Này Xá-Lợi-Phất, nếu y không dứt bỏ lời nói phỉ báng, tâm sân hận và tà kiến đó đi, thì y sẽ bị sa vào cảnh khổ cũng như người đem vật thảy xuống hầm vậy.

 

I. Cách Hành Khổ Hạnh

Này Xá-Lợi-Phất, Như Lai từng thực hành phạm hạnh (brahmacariya) theo 4 chi là:

1. Nói về cách thiêu đốt phiền não (tapa) thì Như Lai hết sức hành để thiêu đốt phiền não là: Như Lai bỏ cả hạnh kiểm thanh cao, thân thể lõa lồ không cần y phục, thọ thực liếm cả tay, lấy tay chùi phẩn (không dám lấy cây hoặc lá vì cho nó là những con vật nho nhỏ) không thọ lãnh vật thực của người mời, của người để dành cho mình, của người hồi hướng, vật thực đang bới trong nồi, vật thực để trong thúng, vật thực đưa ngang qua ngạch cửa hoặc cối giả hoặc chày, vật thực của hai người đang ăn, của phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ đang ở với chồng, vật thực do người chung đậu lại, vật thực chỗ có chó nằm giữ, vật thực ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, uống rượu và các chất say mà người ta ngâm với đủ thứ lúa. Như Lai chỉ độ vật thực trong một nhà chỉ một vắt cơm mà thôi trong mỗi ngày lần lên cho đến trong 7 nhà 7 vắt, hoặc thọ thực trong 1 chén thật nhỏ rồi lần lên đến 7 chén, hoặc thọ thực một ngày nghỉ ngày, một ngày nghỉ hai ngày rồi nhịn luôn nửa tháng. Có khi Như Lai thọ thực bằng rau, lúa rừng, cỏ gạo, các thứ da mà người ta cắt bỏ, bằng rong rêu, cám, cơm cháy, bột cỏ, phẩn bò, củ, trái cây rụng làm vật thực cũng có.

Có khi Như Lai mặc y toàn bằng vỏ cây, chỉ gai, bằng các thứ dệt chung lại, hoặc bằng vải bao tử thi, vải bỏ trên mả hoặc mấy đống rác, vải bằng thớ cây, có khi lại mặc y da cọp luôn cả móng, bằng tranh đan lại, bằng vỏ tràm, y làm bằng vỏ của trái cây (như vỏ dừa) y làm bằng tóc người, bằng lông đuôi thú, bằng lông chim.

       Như Lai cố gắng để râu để tóc thật dài, hành luôn luôn đứng không ngồi, khi thì hành luôn luôn ngồi chồm hổm, khi thì nằm trên gai, khi thì ngâm nước mỗi ngày 3 lần để rửa tội, luôn luôn tinh tấn thực hành đủ cách để thiêu đốt phiền não như thế ấy[1].

2. Này Xá-Lợi-Phất, pháp thứ nhì nói về cách nhơ bẩn thì Như Lai thực hành nhơ bẩn không ai bằng là: Thân mình Như Lai đóng bụi đất nhiều năm có lớp lên meo mốc, ví như khúc củi ngâm nước nhiều năm đóng rong rêu meo mốc, như thế nào thì thân thể của Như Lai cũng nhơ bẩn như thế ấy. Nhưng mà Như Lai không có ý nghĩ đến sự kỳ mình, chùi lau hoặc biểu kẻ khác kỳ rửa, chùi lau giùm cho sạch. Đây là cách thực hành hết sức nhơ bẩn của Như Lai vậy

3. Này Xá-Lợi-Phất, pháp thứ ba nói về sự ghê gớm tội lỗi thì Như Lai hết sức ghê gớm tội lỗi như: đi tới, thối lui đều có sự ghi nhớ, có tâm bi mẫn tội nghiệp đến tất cả chúng sanh dầu giọt nước đọng trên lá cây cỏ cũng không dám làm đụng cho rớt (vì cho đó là một sinh vật) sợ làm hại đến các sinh vật ấy. Đây là cách ghê gớm tội lỗi của Như Lai vậy.

4. Này Xá-Lợi-Phất, pháp thứ tư nói về pháp hành yên tịnh thì Như Lai yên tịnh không ai bì là: Như Lai vào một cánh rừng nào để hành đạo, nếu có người chăn bò chăn dê, người hái củi, cắt cỏ hoặc người đi kiếm vật cần thiết trong rừng thì Như Lai liền bỏ rừng ấy mà đi đến rừng khác, bỏ đồi này qua đồi khác, bỏ đồng này qua đồng kia, bởi vì Như Lai nguyện không cho gặp những người ấy và cũng không muốn cho những người ấy thấy Như Lai. Ví cũng như hưu nai trong rừng khi thấy người thì chạy trốn từ rừng này qua rừng kia, từ chỗ này sang chỗ nọ như thế nào thì Như Lai cũng tránh những người ta cũng như thế đó. Đây là cách thanh tịnh vắng vẻ của Như Lai vậy.

Này Xá-Lợi-Phất, có khi Như Lai vào một cánh rừng đáng ghê sợ, người nào chưa dứt bỏ được tình dục vào cánh rừng ấy cũng phải rởn óc phát sợ. Khi Như Lai đang đi kinh hành trong rừng ấy bỗng nhiên Như Lai phát sợ sệt không dám đi nữa, nhưng nhờ sự nguyện vọng cứng rắn như gang thép mà Như Lai thắng được sự kinh sợ ấy. Như Lai nguyện rằng: “Nếu sự kinh sợ nào phát sanh lên trong khi Như Lai đang đi thì không khi nào thay đổi oai nghi khác, cứ vẫn đi hoài cho đến khi hết sợ”. Lần lượt như vậy, sự kinh sợ cũng phát sanh lên đủ cả 4 oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) nhưng Như Lai cũng vẫn ráng hành theo oai nghi ấy cho đến khi hết sợ.

Này Xá-Lợi-Phất, trong những đêm của 8 ngày cuối tháng giêng là mùa tuyết rơi lạnh lắm[2]. Như Lai vẫn ở ngoài trời suốt đêm, ban ngày thì lại vào trong cánh rừng to.

Còn những ngày cuối mùa nắng hạn, ban ngày thì ở ngoài nắng, ban đêm thì lại vào rừng (Ngài hành ngược như vậy để cho phải bị lạnh nóng luôn luôn cho khổ xác). Lúc ấy bỗng nhiên có bài kệ phát sanh lên trong tâm Như Lai rằng:

Hiền nhân đang kiếm con đường

Thanh tươi trong sạch, thoát phường Ma vương

Khỏa thân đứng giữa tuyết sương [3]

Rừng sâu khổ cực tư lương một mình.

Này Xá-Lợi-Phất, có khi Như Lai vào ở trong rừng bỏ tử thi nằm gối đầu trên những khúc xương khô tâm trí vẫn luôn đeo đuổi theo con đường giải thoát. Trong lúc ấy, có những đứa trẻ chăn bò thấy vậy rủ nhau lại, đứa thì nhổ nước miếng trên mình, đứa thì đái lên, đứa lại lấy đất cát rải trên mình, đứa thì lấy cây thọc vào lỗ tai nhưng Như Lai không hề có tâm bất bình, sân hận đối với các trẻ con ấy. Đây là pháp hành về cách xả tâm (upekkhā) của Như Lai như vậy.

----

II. Cách Khổ Hạnh Về Vật Thực

Này Xá-Lợi-Phất, cách hành khổ hạnh về vật thực của Như Lai lạ lùng, phi thường không thể tưởng tượng được là có lúc Như Lai hành theo đạo bò, khi người chăn bò đuổi bò ra khỏi chuồng, Như Lai mới bò vào hốt lấy phẩn bò con còn bú mà ăn, cho đến khi nào đại tiện, tiểu tiện của Như Lai còn thì cũng không đi kiếm vật thực khác để chi độ, chỉ ăn lấy vật đại, tiểu tiện của mình ấy thôi. Đây là cách thọ thực hết sức lạ lùng của Như Lai vậy. (T.Tạng 20e, trang 297).

Này Xá-Lợi-Phất, có một nhóm sa-môn hoặc bà-la-môn cho rằng: “Sự trong sạch của con người là do nơi vật thực” thì Như Lai cũng từng thọ đủ các thứ vật thực nhưng không được kết quả lợi ích chi, cũng không được giác ngộ, giải thoát chi cả.

Như Lai từng thọ thực mỗi ngày chỉ vừa một lòng bàn tay đậu xanh, đậu xương rồng, đậu trắng hoặc đậu đũa thôi, có khi thì ăn trái táo làm ra nước, ra bột, ra bánh thì thân thể càng gầy mòn. Chẳng những như vậy thôi, Như Lai càng giảm vật thực lần đến ăn mỗi hột gạo, hột mè, hột tấm trong mỗi ngày. Này Xá-Lợi-Phất, hột gạo, hột mè thuở ấy cũng không lớn hơn hột gạo, hột mè bây giờ đâu. Khi Như Lai thọ thực quá ít như thế ấy thì thân thể Như Lai vô cùng ốm o, gầy mòn còn da bọc xương, tứ chi teo lại có u có nần giống như dây dang hoặc thứ dây có mắc, có xương khu hủng vô giống như dấu chân con lừa, xương sống nổi bày lên có cục, có mắc như dây quấn vào cây, xương sườn bày ra như rui nhà cũ, tròng con mắt thụt vô sâu như bong bóng nước ở trong giếng, da đầu teo khô, nhăn nheo như trái mướp rừng còn non bị cắt đem phơi nắng, Như Lai tính rờ da bụng lại đụng xương sống, tính rờ xương sống lại đụng nhằm da bụng, vì da bụng và xương sống đã dính lại với nhau cũng do nơi vật thực ít quá vậy. Như Lai tính trỗi dậy để di đại tiện, tiểu tiện nhưng lại té ngã sấp xuống nơi ấy. Như Lai lấy tay rờ chà lên mình cho có sức lại. Nhưng rờ đụng đến đâu lông đều rụng hết vì lỗ chân lông đã thúi vì thọ thực rất ít vậy.

Khi ấy có người thấy vậy nói rằng: Thầy Sa-môn Gotama có màu da đen, có người nói màu đậu xanh, có người nói không phải màu đen hoặc màu đậu xanh mà là màu xám tro. Coi kim thân Như Lai sạch sẽ tốt đẹp như vầy mà khi ấy rất xấu xa, tiều tụy cũng do nơi vật thực ít quá vậy.

Dầu cho các bậc sa-môn, bà-la-môn, tu sĩ nào trong quá khứ, vị lai và hiện tại mà thọ khổ, đau đớn dữ dội do sự thực hành khổ hạnh cũng chừng đó chớ không hơn cách khổ hạnh của Như Lai ấy đâu. Nhưng rốt cuộc cũng vẫn luống công vô ích, Như Lai cũng chưa thông rõ lý nhiệm mầu của đạo, chưa được dứt bỏ lửa phiền, chưa được giác ngộ sáng suốt do sự hành khổ hạnh ấy.

Này Xá-Lợi-Phất, có một nhóm sa-môn cho rằng: “Con người được trong sạch do nhờ sự sanh nhiều kiếp trong vòng sanh tử luân hồi (samsāra) trong các cảnh”.

Các cảnh giới trong vòng luân hồi, chỉ trừ cảnh “Tịnh cư thiên Suddhāvāsa” thì Như Lai không có sanh thôi, còn bao nhiêu cảnh giới trong vòng sanh tử luân hồi thật lâu đời này Như Lai đã tử sanh hết thảy. Nếu Như Lai mà sanh vào cảnh “Tịnh cư thiên” thì Như Lai đâu còn sanh xuống cảnh giới này nữa (vì cảnh ấy dành riêng cho các bực đã đắc A-na-hàm mà thôi).

Này Xá-Lợi-Phất, có một nhóm sa-môn cho rằng: con người trong sạch do nhờ sự “Tế thần lửa” đủ cách hoặc phụng sự lửa. Các cách tế lễ phụng sự thần lửa ấy, trong vòng luân hồi thật dài này Như Lai đã từng sanh làm vua, bà-la-môn và đã từng tế lễ cúng dường thần lửa - yaññapūjā mà ít có người làm được.

Này Xá-Lợi-Phất, có một nhóm sa-môn thường nói rằng: “Người còn nhỏ còn đầy đủ trí tuệ lẹ làng, hoạt bát nhưng khi con người đã già cả tuổi cao lối 80, 90, 100 năm, khi đó trí huệ trở nên lu lờ không còn hoạt bát nữa. Này Xá-Lợi-Phất, điều ấy người đừng hiểu lầm như vậy, vì hiện giờ đây Như Lai đã 80 tuổi, già cả tuổi cao, thân thể hao mòn nhưng trí huệ vẫn còn sáng suốt, còn đầy đủ sự ghi nhớ và biết mình.

Này Xá-Lợi-Phất, hàng tứ chúng trong đạo ta có người tuổi thọ đã đến 100 năm nhưng vẫn còn tinh tấn và sự ghi nhớ luôn cả trí tuệ cũng vẫn còn đầy đủ và hoạt bát như thường. Ví như người thiện xạ đã huấn luyện thuần thục trong nghệ thuật của mình muốn bắn đâu thì trúng đó không sai chạy như thế nào thì hàng tứ chúng của Như Lai có người cũng đến 100 tuổi nhưng trí tuệ vẫn sáng suốt đầy đủ sự ghi nhớ và tinh tấn như thường cũng như thế ấy. Hàng tứ chúng thật già cả ấy vào hỏi Pháp Như Lai trong “Tứ niệm xứ” Như Lai chỉ trả lời một lần là nhớ rõ rệt không lẫn lộn, không cần hỏi lại Như Lai lần thứ nhì.

Này Xá-Lợi-Phất, dầu cho Như Lai đã già cả, yếu đuối, tuổi cao các người phải khiêng Như Lai bằng giường bằng võng nhưng trí tuệ của Như Lai cũng vẫn sáng suốt như thường không khi nào thay đổi vậy.

Đến đây dứt cách hành khổ hạnh mà Ngài giải cho Xá-Lợi-Phất, xong Ngài giải luôn cách hành khổ hạnh một cách khác nữa về hơi thở cho bà-la-môn tên Aggivessana tu theo tà thuyết.

 ----

III. Cách Khổ Hạnh Về Hơi Thở

Pháp này đức Phật thuyết cho Aggivessana tu theo tà thuyết (nigantha) đến hỏi đạo tại vườn Mahāvana gần thành Vesāli (T.Tạng 22e trg 107).

Này Aggivessana, khi Như Lai còn đang tìm các pháp lành và nơi yên lặng là Niết-bàn để diệt tắt các sự khổ não và lửa phiền, Như Lai đi lang thang theo trong xứ Ma kiệt đà (Magadha) một hôm đến xóm Senānigama trong xứ Uruvelā. Chỗ này coi rất vui vẻ và phong phú gần bên có cánh rừng tốt tươi, có con sông sâu nước chảy trong veo, có bến nước bằng thẳng, có xóm làng đi khất thực cũng gần và thuận tiện.

Như Lai mới nghĩ rằng: “Chỗ này rất phù hợp cho người muốn cố gắng tìm đạo giải thoát”. Như Lai mới nhứt định ngồi nơi ấy để cố gắng thực hành.

Thoạt nhiên có 3 sự so sánh phi thường phát sanh lên trong trí Như Lai như vầy: Này Aggivessana!

1. − Như khúc củi tươi còn mủ lại ngâm trong nước, khi ấy có người đem lửa mồi định nhúm lửa cho cháy những củi tươi còn trong nước ấy. Người nghĩ thế nào? Củi ấy có thể cháy lên được không?

     − Bạch thầy Gotama không thể được, người ấy chỉ được sự mệt nhọc luống công vô ích vậy thôi.

       Sự ví dụ ấy cũng như các bực sa-môn, bà-la-môn, tu sĩ thân không xa lánh, dứt bỏ, yên lặng ngũ trần. Tâm lại còn ước ao, ham muốn, mê mẫn, khát khao, nồng nhiệt trong tình dục của ngũ trần thì dầu các bực ấy có cố gắng khổ hạnh hành thân hoại thể cách nào cũng luống công vô ích chớ không thể nào giác ngộ, sáng suốt, đắc đạo quả được.

2. − Như khúc củi tươi còn mủ để trên khô, khi ấy có một người đem lửa lại định nhúm lửa cho cháy lên. Người nghĩ thế nào, củi ấy có thể cháy lên được không?

     − Bạch thầy Gotama, không thể được, tuy củi ấy ở trên khô nhưng vẫn còn tươi và mủ, người ấy chỉ mệt nhọc luống công vô ích vậy thôi.

       Sự ví dụ ấy cũng như các bực sa-môn, bà-la-môn, tu sĩ mặc dầu thân đã xa lánh, dứt bỏ, yên lặng, ngũ trần nhưng tâm còn ước ao, ham muốn, mê thích, khát khao, nồng nhiệt trong tình dục ngũ trần thì dầu cho các bực ấy có cố gắng khổ hạnh cách nào cũng luống công vô ích chớ không thể nào giác ngộ, sáng suốt và đắc đạo quả được.

3. − Như khúc củi khô lại ở lại trên khô, khi ấy có một người đem lửa lại định nhúm lửa cho cháy lên. Người nghĩ thế nào, củi ấy có thể cháy lên lửa được không?

     − Bạch thầy Gotama được.

       Sự ví dụ ấy cũng như các bực sa-môn, bà-la-môn, tu sĩ thân đã xa lánh, dứt bỏ, yên lặng, ngũ trần, luôn tâm cũng không ước ao, ham muốn, mê thích, khát khao, nồng nàn trong tình dục của ngũ trần, thì dầu cho các bực ấy có cố gắng khổ hạnh hay không cũng có thể giác ngộ, sáng suốt và đắc đạo quả Niết-bàn được.

Này Aggivessana, đây là 3 điều so sánh tỷ dụ lạ lùng mà Như Lai chưa từng biết và nghe nói trong khi trước bao giờ cả.

Này Aggivessana, Như Lai bèn nghĩ rằng: Thôi bây giờ ta phải cố ráng hành đạo, khi ấy Như Lai mới cắn hai hàm răng lại, lưỡi đụng sát ổ gà, dùng tâm mà đè nén ép buộc cái tâm lại, khi Như Lai hành gắt gao như thế ấy thì mồ hôi từ hai bên nách chảy ra như xối. Sự tinh tấn rất thẳng thắn, không giải đãi, có sự ghi nhớ rõ rệt, không lầm lộn, nhưng xác thân Như Lai vì bị sự tinh tấn quá sức mà phải nóng nảy bực bội không được yên tịnh, tuy đau khổ như thế ấy nhưng Như Lai cũng không thối chí ngã lòng.

Như Lai lại đổi phương pháp “tham thiền bằng cách nín hơi thở” (appānakajjhāna). Như Lai bèn bịt hơi gió nơi miệng và mũi không cho ra vô, lúc ấy hơi gió lại ra theo hai lỗ tai nghe vù vù như ống hơi của người thợ bạc đang thổi. Bây giờ Như Lai lại bịt luôn hơi gió không cho ra vô nơi lỗ tai nữa, lúc ấy hơi gió bị nghẹt bí dữ dội đâm xoáy trong đầu Như Lai ví cũng như người lấy dùi nhọn hoặc chĩa đâm xoáy trong đầu. Tuy sự đau khổ phát lên dữ dội như thế ấy nhưng Như Lai cũng không thối chí ngã lòng vẫn đầy đủ sự ghi nhớ không lầm lộn.

Như Lai cũng vẫn tiếp tục nín hơi thở bịt cả miệng, mũi và tai không cho hơi thở ra vô, lúc ấy đầu Như Lai nhức nhối như muốn nứt bể ra từng mảnh.

Như Lai cũng vẫn tiếp tục hành như vậy nữa, bây giờ hơi gió lại cào cắt trong bụng Như Lai vô cùng đau đớn, cũng như người lấy dao thật bén xẻ cắt nát trong ruột vậy.

Như Lai cũng vẫn tiếp tục hành như vậy nữa, lúc ấy hơi gió càng bị nhốt bịt lại càng làm cho đau đớn dữ dội hơn nữa là làm cho khắp cả châu thân nóng nảy đến cực độ ví như hai người dõng mãnh bắt người yếu đuối hơn nắm hai tay hay hai chơn căng ra đem đi hơ trên hầm lửa to vậy.

Này Aggivessana, tuy Như Lai bị đau khổ vì sự hành gắt gao như thế ấy nhưng không có thối chí ngã lòng, vẫn có đầy đủ sự ghi nhớ không lầm lộn. Khi ấy có Chư Thiên nói thầy Sa-môn Gotama đã chết rồi, Chư Thiên khác lại nói: Thầy Sa-môn Gotama chưa chết đâu nhưng rồi thế nào cũng chết, có Chư Thiên khác lại nói: Thầy Sa-môn Gotama không chết đâu, thầy còn sống, đó là cách sống của bực A-la-hán như thế ấy.

Này Aggivessana, Như Lai nghĩ rằng hành như vầy mà còn chưa được đạo quả, vậy bây giờ ta nên nhịn đói cho được ngộ đạo, khi ấy có nhóm Chư Thiên đến nói nhỏ với Như Lai rằng: Nếu Ngài nhịn đói thì chúng tôi dùng vật thực của Chư Thiên đem vào lỗ chân lông của Ngài. Như Lai mới nghĩ rằng: Mình tính nhịn đói mà Chư Thiên lại đem vật thực theo lỗ chân lông vào cho mình như vậy thì thành ra mình tự dối mình. Như Lai bèn ngăn cản Chư Thiên biểu đừng làm như vậy không nên.

Như Lai bèn tính thôi ta thọ thực thật ít là mỗi ngày chỉ một lòng bàn tay đậu xanh, hoặc đậu xương rồng, đậu trắng hoặc đậu đũa thôi. Khi ta thọ thực ít như vậy thì thân thể ta ốm o gầy mòn rồi lần lần giảm bớt như cách khổ hạnh vật thực ở trang phía trước.

Lúc ấy Như Lai mới suy nghĩ rằng: “Con đường khác thực hành cho giác ngộ có hay không?” Liền khi ấy Như Lai mới nhớ lại “Trước kia trong lúc ta còn bé, một hôm nhằm lễ cày ruộng của dòng Thích Ca các cung phi ham đi coi lễ bỏ ta một mình dưới bóng cây trâm, khi ấy tâm ta lần lần yên lặng ngũ trần và các pháp cái, mới nhập vào sơ thiền có đầy đủ sự phỉ lạc, yên vui”. Này Aggivessana, trí tuệ ta tự nhận thức rằng: Con đường này thực hành mới có thể giác ngộ được. Vì sự an lạc nào mà không lẫn lộn với ngũ trần với pháp ác thì sự an lạc đó ta không nên nhờm gớm, ghê sợ đâu. Nhưng thân thể ta gầy ốm như thế này thì không thể nào đắc được sự an lạc ấy, như vậy thì ta nên thọ vật thực lại cho có sức lực. Khi ấy năm thầy Kiều Trần Như theo hầu ta thấy ta thọ thực lại liền bỏ đi hết vì cho ta giải đãi, bỏ sự tinh tấn, trở lại ham muốn nhiều theo ngũ trần, thì dễ gì mà giác ngộ hầu chỉ dạy cho chúng ta được.

Này Aggivessana, khi Như Lai thọ thực cơm bánh cho có sức lực lại rồi, một hôm nhằm ngày rằm tháng tư Vesakha, dưới cội bồ đề, Như Lai lần lần yên lặng ngũ trần và các pháp phiền não rồi nhập vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền hưởng an vui, khoái lạc trong tứ oai nghi. Tuy sự an vui phát sanh lên như thế ấy nhưng không làm cho Như Lai mê thích quên mình theo pháp ấy, vẫn cố gắng mãi.

Khi tâm được an trụ, trong sạch, không phiền não, mềm mại định an, không xao động theo cảnh liền dùng tâm ấy cho thấy rõ “túc mạng minh”. Như Lai thấy rõ những tiền kiếp từ một kiếp đến kiếp vô lượng vô biên kiếp, biết rõ cả chi tiết hình dáng, tên tuổi, vui khổ v.v... Đây là cái “Minh” thứ nhất mà Như Lai đắc trong canh đầu tiên vậy. [4]

Này Aggivessana, Như Lai dùng tâm trong sạch, yên trụ ấy cho đắc “Nhãn minh hay là Sinh tử minh” là tuệ nhãn thấy rõ sự sanh tử luân hồi của chúng sanh đều do nơi duyên nghiệp lành, dữ đưa đi đầu thai vô cùng vô tận. Đây là cái “Minh” thứ nhì mà Như Lai đắc được trong canh giữa vậy.

Như Lai vẫn cố gắng dùng tâm trong sạch, yên trụ ấy để chú tâm cho đắc “Lậu tận minh”(Āsakakkhaya) là trí tuệ diệt tận các pháp trầm luân. Như Lai thấy rõ đây là khổ, đây là nguyên nhân phát sanh cái khổ, đây là nơi diệt khổ, đây là con đường thực hành cho đến nơi diệt khổ và thấy rõ các pháp trầm luân theo lý tứ đế. Khi ấy tâm Như Lai đã hoàn toàn giác ngộ, giải thoát tất cả phiền não và các pháp trầm luân không còn dư xót, 16 phận sự Như Lai đã hành tròn đủ. Đây là cái “Minh” thứ ba mà Như Lai đắc trong canh chót (vừa hừng sáng). Vô minh diệt tắt mất đi, Minh triết lại phát sanh lên.

Bây giờ Như Lai đã thành một bậc “Chánh Biến Tri”, diệt tắt hẳn vòng sanh tử luân hồi.

Sau khi đắc đạo “Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”, Ngài hưởng lương vị của đạo quả Niết-bàn trong 49 ngày. Rồi đến ngày rằm tháng sáu (Asadha), Ngài chuyển Pháp luân đầu tiên cho 5 thầy Kiều Trần Như nơi vườn Lộc Giả tại xứ Balanại (Pāranasi- Berares).

Khởi đầu bài pháp của Ngài nhấn mạnh trong 2 điểm: 1) Không nên hành theo cách khổ hạnh vì nó làm cho đau khổ, không phải con đường của bực thánh nhân, không có lợi ích; 2) Không nên hành theo cách lợi dưỡng là tu hành một cách quá dễ dãi là pháp thấp hèn của người trong xóm, của kẻ thường nhân, không có sự lợi ích.

Rồi Ngài dạy nên hành theo “Trung đạo” (Majjhima patipadā) là con đàng bực trung không thẳng lắm cũng không dùn lắm là Bát thánh đạo có tám ngã: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Con đường trung này thực hành theo mới có thể giác ngộ sáng suốt, diệt tận phiền não và đắc đạo quả Niết-bàn được.

---

 

 

 

 

 

– Dứt tác phẩm 3. Bồ tát khổ hạnh ‒

 

[1] Đây là những tư tưởng lầm lạc cho rằng ráng thực hành khổ hạnh đủ cách như đã kể, đặng mong cầu cho được giác ngộ nhưng không có lợi ích gì.

[2] Chú giải: 4 ngày cuối tháng giêng và 4 ngày khoởi đầu tháng hai là nhằm mùa lnh tuyết rơi, sương phủ lạnh lẽo vô cùng nơi xứ Ấn Độ.

[3] Khi ấy, Bồ tát đang lõa thể không y phục chi cả.

[4] Theo Ấn Độ, một đêm có 3 canh: từ 6 giờ tối đến 10 giờ là canh một, từ 11 giờ đến 2 giờ sáng là canh hai, từ 3 giờ tới 6 giờ sáng là canh ba.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2013(Xem: 5945)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 11025)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 7618)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 9533)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 8763)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 6623)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 7125)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 11239)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 6952)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 12085)
Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết - Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap - Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sau Tương chao nhà quê Tăng Lữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]