Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiễn bước người đi

14/06/201619:50(Xem: 6496)
Tiễn bước người đi


thich nu dieu hue
TIỄN BƯỚC NGƯỜI ĐI

(Tâm tình cảm niệm Giác Linh SC. Diệu Huệ)

Xa gần vang vọng tiếng tụng Kinh

Hoa trắng ngậm ngùi tiễn Giác Linh

Tôi nghe giọng nói ai thổn thức

Tôi thấy mắt xanh đượm lệ tình….

 

Sư Cô Diệu Huệ đã ra đi thật rồi! Tôi còn bàng hoàng như người vừa tỉnh mộng. Người ra đi chóng thế sao? Chiều hôm kia, khi cùng Thầy Trụ Trì và Tăng Đoàn Chùa Giác Ngộ đến với giây phút tạ từ và trong thời trợ niệm cho Sư Cô tôi thấy Sư Cô biểu hiện xúc động trên khuôn mặt và trong hơi thở gấp gáp. Sư Cô tuy không đủ sức nói hoặc cử động nhiều được nữa nhưng vẫn cảm nhận những âm thanh quen thuộc, cảnh sắc và ý thức được rằng chư Tăng đang vân tập để an ủi, chia sẻ, hộ niệm cho mình trong bước đăng trình. Sắc mặt Sư Cô vẫn còn tươi lắm, thế mà sau khi xong thời Kinh trợ niệm, tôi về phòng và đi công việc trong chốc lát, khi trở về Chùa Giác Ngộ thì hay tin rằng  : Sư Cô đã viên tịch. Nhanh thật, mới vào bệnh viện được 2 hôm, hôm qua còn tỉnh táo nói năng nhắn nhủ được, hôm nay đã ra đi rồi…!

Tôi có duyên vào ở và sinh hoạt Phật sự tại Chùa Giác Ngộ suốt 10 tháng qua – thời gian đủ để tiếp xúc, sống và có kỷ niệm với các thành viên trong Tăng Đoàn nhất là đối với Sư Cô. Sư Cô là người đặc biệt, là người Ni duy nhất được trú trong Chùa Giác Ngộ kể từ khi xuất gia với Cố Hòa Thượng Trụ Trì từ 25 năm về trước. Tôi gặp Sư Cô mỗi khi đến quá đường thọ trai, Sư Cô tuy già trên 70 tuổi nhưng vần tham gia Ban Hành Đường và dọn đồ ăn lên bàn ở Trai Đường mỗi bữa. Có lúc tôi ái ngại bảo Sư Cô : “Sư Cô già yếu rồi thì cứ nghỉ ngơi đi, việc hành đường có các chú làm được rồi”. Sư Cô trả lời : “Dạ, con già rồi cũng rảnh không làm gì, làm được cái gì thì con làm, các chú còn bận rộn việc học, con cũng cần vận động thân thể”. Sư Cô quả thật là người tinh tấn, cần mẫn, ý thức lo cho đại chúng, suy nghĩ thật chín chắn, quên mình vì người khác. Trong những ngày đầu tôi đến Chùa Giác Ngộ, Sư Cô gõ cửa và tặng tôi dao, kéo với băng keo dán. Tôi hơi ngạc nhiên và cảm kích. Sư Cô chu đáo và thật tinh tế. Quả thật những món này tôi sử dụng rất nhiều sau này tại phòng mình.

Tôi ở phòng kế ngay Sư Cô cho nên 2 người lân cận tự nhiên quan tâm cho nhau rất nhiều. Sư Cô nhường đường mỗi khi tôi xuống cầu thang, đứng dậy xá chào mỗi khi tôi đi ngang qua nhà bếp, hỏi thăm sức khỏe tôi mỗi khi tôi đi công việc Phật sự vài ngày bên ngoài. Thậm chí có lúc Sư Cô lo lắng gõ cửa tôi và hỏi thăm khi thấy có dép tôi bên ngoài mà tôi lại không thọ trai (ăn) vài ngày vì Sư Cô không biết đó là dép cũ tôi bỏ lại và đi công việc bên ngoài mang dép khác. Tôi cũng rất quan tâm nhịp điệu sống của Sư Cô : cẩn thận hạ nhỏ âm thanh khi nghe Pháp Âm, Paltalk, điện thoại vào ban đêm để âm thanh không vang vọng qua bên kia phòng quấy nhiễu Sư Cô, mỗi sáng sớm khi bước vào chánh điện cho thời công phu khuya là gặp Sư Cô tại đó, Sư Cô còn đánh trống hoặc gõ mõ hỗ trợ khi tôi làm chủ lễ. Đến giờ này, hình ảnh Sư Cô hiện rõ mồn một trong tâm trí tôi : đó là một vị Ni tuy lớn tuổi, mảnh khảnh nhưng nhanh nhẹn, cần mẫn đều đặn, mỉm cười dễ thương như hoa hàm tiếu, luôn hòa nhã, nhỏ nhẹ, chưa bao giờ tôi thấy buồn giận, bất mãn hoặc tranh cãi với ai, tôn kính Bát Kính Pháp khi sinh hoạt chung trong Tăng Đoàn, tự giác ý thức nhân quả và cố gắng làm tất cả những gì mà tuổi tác và sức khỏe cho phép, khiêm hạ và luôn nghĩ tốt về người khác,…


thich nu dieu hue-2thich nu dieu hue-3thich nu dieu hue-4




Trong thời Kinh trợ niệm trước khi Sư Cô viên tịch và thời tụng niệm cho Giác Linh Sư Cô cũng như Lễ Thọ Tang cho người thân Sư Cô sau khi viên tịch, tôi đã vận hết tâm thành gửi gắm trong tiếng Kệ lời Kinh và nhìn vào Sư Cô muốn nói : “Sư Cô ơi! Nhân sinh thất thập cổ lai hy, Sư Cô đã 74 tuổi rồi cũng gọi là đã thọ, duyên trần nay đã mãn. Thế là từ nay tôi mất đi một “người láng giềng” thân cận nhất. Tôi vẫn còn nhớ đến mãi bước chân, hình bóng tụng kinh, dáng đứng chắp tay chào và nụ cười hiền hòa đầy Thiền vị của Sư Cô. Giờ phút này đây, trước bước chia xa, người đời thì “tiền lộ mang mang vị tri hà vãng” (đường dài man mác trước mắt chưa biết sẽ về đâu), còn Sư Cô thì tôi tin là đã tỏ đường đi lối về. Trách nhiệm ngoài đời Sư Cô đã lo tròn xong trước khi vào chùa xuất gia, con cái Sư Cô trưởng thành và ổn định cuộc sống sự nghiệp đàng hoàng, Giờ này Chư Tăng quen biết các nơi đều trở về Chùa Giác Ngộ để viếng thăm và trợ tiến cho Giác Linh Sư Cô lần cuối. Công đức của Sư Cô đã trổ quả hiện rõ : bao nhiêu năm tháng lo cho Quỹ Thiện Nguyện Đạo Phật Ngày Nay, từng ngày lo cho việc ghi danh Trường Lớp Học và sách vở, việc học hành của Quý Thầy Quý Chú, công quả hàng ngày nơi nhà bếp, trai đường, công phu sớm hôm nơi phòng và chánh điện,…đã thôi thúc bao nhiêu người bỏ hết công việc, chẳng quản ngại đường xa đến kính viếng Giác Linh Sư Cô. Người đi dấu vết chưa nhòa, hoa Đàm tuy rụng vẫn còn ngát hương, một tấm gương sáng trọn vẹn nghĩa tình của người Mẹ, người Bà, một thành viên gương mẫu tích cực trong Tăng Đoàn vô ngã vị tha, tinh tấn dấn thân phụng sự Đạo Pháp và Đại chúng, một tấm gương ham học, “duy Tuệ thị nghiệp” dù quá tuổi 50 vẫn đi học hàng ngày tiếng Hán, tiếng Hoa ở Lớp Dịch Thuật Huệ Quang là tiếng chuông nhắc nhở cho mọi người tinh cần, trừ buông lung, phóng dật, gieo trồng hạt giống Trí Tuệ để tu tập hoàn thiện mình, giải thoát, không thành công cũng thành nhân, đó là thân giáo, ý giáo, khiến cho bao nhiêu người tiếp xúc với Sư Cô cảnh tỉnh mà lo trau dồi bổn phận mình, luôn vươn lên, phấn đấu làm tốt Đạo, đẹp Đời.

Ngày mai đây sẽ đến Lễ Di Quan, sắc uẩn này sẽ gửi lại cho đời, cát bụi sẽ trở về với cát bụi, Chùa Giác Ngộ nay vắng bóng Sư Cô rồi,một sự mất mát trống vắng khó mà thay thế được, chỉ còn lung linh di ảnh nhang khói phủ mờ nhưng sự hiện diện trong kiếp nhân sinh kết tinh thành một bức chân dung Chân – Thiện – Mỹ vẫn còn mãi trong tâm khảm bao nhiêu người. Cảm ơn Sư Cô, cảm ơn cuộc hội ngộ này, tôi vẫn còn giữ mãi nơi đây những kỷ vật và kỷ niệm ân tình như lởi nhắc nhở thường trực : rồi một ngày Ta sẽ đi xa, rồi Ta cũng thế, cơn vô thường sinh ly tử biệt sẽ xảy đến với tất cả, hãy nói, hãy làm, hãy ban tặng cho nhau những gì có thể ngay trong hôm nay, nào ai biết được ngày mai Ta có còn không? Tôi không còn gặp Sư Cô trong hình hài đó nữa nhưng tôi luôn gặp Sư Cô lung linh với một hình ảnh đẹp, lặng lẽ, phụng sự, tích cực tô bồi cho người, cho đời, cho Đạo Pháp trong từng suy nghĩ, trong từng việc làm. Làm sao để sống an lạc và ra đi thanh thản, không phiền lụy đến người thân? Không nhất thiết phải huyên náo, đâu cần phải rộn ràng, không cố tình lưu sách sử ca tụng chói lọi, Sư Cô là một đóa hoa sen nép mình lặng lẽ : hữu xạ tự nhiên hương và mãi là dóng sông âm thầm chảy bồi đắp phù sa nuôi sự sống bao loài.

Thành tâm cầu nguyện Giác Linh Sư Cô cao đăng Phật Quốc, thượng Phẩm thượng Sanh, bất vi bôn thệ, hồi nhập Ta Bà, chúng ta cùng làm quyến thuộc trong Đạo Pháp và tùy duyên ứng hóa cho Pháp Luân thường chuyển, lợi lạc quần sanh.

Thị hiện bao năm giữa cõi đời

Lành thay! Gương sáng mãi còn soi

Diệu Pháp tham cầu không chểnh mảng

Huệ Trí đưa thuyền vượt bể khơi


Chùa Giác Ngộ, đêm 13/06/2016 PL 2560

Thích Đồng Trí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2012(Xem: 18501)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 5234)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 7228)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 4338)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 17077)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 8157)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 4625)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 5393)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
23/03/2012(Xem: 5055)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
21/03/2012(Xem: 5453)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Quảng Hương Già Lam - Sài Gòn. Cuộc đời của Ngài phần nhiều cống hiến cho việc đào tạo tăng tài và sự nghiệp hoằng pháp cho Đạo Phật Việt Nam hơn là những lãnh vực phật sự khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567