Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiễn bước người đi

14/06/201619:50(Xem: 7239)
Tiễn bước người đi


thich nu dieu hue
TIỄN BƯỚC NGƯỜI ĐI

(Tâm tình cảm niệm Giác Linh SC. Diệu Huệ)

Xa gần vang vọng tiếng tụng Kinh

Hoa trắng ngậm ngùi tiễn Giác Linh

Tôi nghe giọng nói ai thổn thức

Tôi thấy mắt xanh đượm lệ tình….

 

Sư Cô Diệu Huệ đã ra đi thật rồi! Tôi còn bàng hoàng như người vừa tỉnh mộng. Người ra đi chóng thế sao? Chiều hôm kia, khi cùng Thầy Trụ Trì và Tăng Đoàn Chùa Giác Ngộ đến với giây phút tạ từ và trong thời trợ niệm cho Sư Cô tôi thấy Sư Cô biểu hiện xúc động trên khuôn mặt và trong hơi thở gấp gáp. Sư Cô tuy không đủ sức nói hoặc cử động nhiều được nữa nhưng vẫn cảm nhận những âm thanh quen thuộc, cảnh sắc và ý thức được rằng chư Tăng đang vân tập để an ủi, chia sẻ, hộ niệm cho mình trong bước đăng trình. Sắc mặt Sư Cô vẫn còn tươi lắm, thế mà sau khi xong thời Kinh trợ niệm, tôi về phòng và đi công việc trong chốc lát, khi trở về Chùa Giác Ngộ thì hay tin rằng  : Sư Cô đã viên tịch. Nhanh thật, mới vào bệnh viện được 2 hôm, hôm qua còn tỉnh táo nói năng nhắn nhủ được, hôm nay đã ra đi rồi…!

Tôi có duyên vào ở và sinh hoạt Phật sự tại Chùa Giác Ngộ suốt 10 tháng qua – thời gian đủ để tiếp xúc, sống và có kỷ niệm với các thành viên trong Tăng Đoàn nhất là đối với Sư Cô. Sư Cô là người đặc biệt, là người Ni duy nhất được trú trong Chùa Giác Ngộ kể từ khi xuất gia với Cố Hòa Thượng Trụ Trì từ 25 năm về trước. Tôi gặp Sư Cô mỗi khi đến quá đường thọ trai, Sư Cô tuy già trên 70 tuổi nhưng vần tham gia Ban Hành Đường và dọn đồ ăn lên bàn ở Trai Đường mỗi bữa. Có lúc tôi ái ngại bảo Sư Cô : “Sư Cô già yếu rồi thì cứ nghỉ ngơi đi, việc hành đường có các chú làm được rồi”. Sư Cô trả lời : “Dạ, con già rồi cũng rảnh không làm gì, làm được cái gì thì con làm, các chú còn bận rộn việc học, con cũng cần vận động thân thể”. Sư Cô quả thật là người tinh tấn, cần mẫn, ý thức lo cho đại chúng, suy nghĩ thật chín chắn, quên mình vì người khác. Trong những ngày đầu tôi đến Chùa Giác Ngộ, Sư Cô gõ cửa và tặng tôi dao, kéo với băng keo dán. Tôi hơi ngạc nhiên và cảm kích. Sư Cô chu đáo và thật tinh tế. Quả thật những món này tôi sử dụng rất nhiều sau này tại phòng mình.

Tôi ở phòng kế ngay Sư Cô cho nên 2 người lân cận tự nhiên quan tâm cho nhau rất nhiều. Sư Cô nhường đường mỗi khi tôi xuống cầu thang, đứng dậy xá chào mỗi khi tôi đi ngang qua nhà bếp, hỏi thăm sức khỏe tôi mỗi khi tôi đi công việc Phật sự vài ngày bên ngoài. Thậm chí có lúc Sư Cô lo lắng gõ cửa tôi và hỏi thăm khi thấy có dép tôi bên ngoài mà tôi lại không thọ trai (ăn) vài ngày vì Sư Cô không biết đó là dép cũ tôi bỏ lại và đi công việc bên ngoài mang dép khác. Tôi cũng rất quan tâm nhịp điệu sống của Sư Cô : cẩn thận hạ nhỏ âm thanh khi nghe Pháp Âm, Paltalk, điện thoại vào ban đêm để âm thanh không vang vọng qua bên kia phòng quấy nhiễu Sư Cô, mỗi sáng sớm khi bước vào chánh điện cho thời công phu khuya là gặp Sư Cô tại đó, Sư Cô còn đánh trống hoặc gõ mõ hỗ trợ khi tôi làm chủ lễ. Đến giờ này, hình ảnh Sư Cô hiện rõ mồn một trong tâm trí tôi : đó là một vị Ni tuy lớn tuổi, mảnh khảnh nhưng nhanh nhẹn, cần mẫn đều đặn, mỉm cười dễ thương như hoa hàm tiếu, luôn hòa nhã, nhỏ nhẹ, chưa bao giờ tôi thấy buồn giận, bất mãn hoặc tranh cãi với ai, tôn kính Bát Kính Pháp khi sinh hoạt chung trong Tăng Đoàn, tự giác ý thức nhân quả và cố gắng làm tất cả những gì mà tuổi tác và sức khỏe cho phép, khiêm hạ và luôn nghĩ tốt về người khác,…


thich nu dieu hue-2thich nu dieu hue-3thich nu dieu hue-4




Trong thời Kinh trợ niệm trước khi Sư Cô viên tịch và thời tụng niệm cho Giác Linh Sư Cô cũng như Lễ Thọ Tang cho người thân Sư Cô sau khi viên tịch, tôi đã vận hết tâm thành gửi gắm trong tiếng Kệ lời Kinh và nhìn vào Sư Cô muốn nói : “Sư Cô ơi! Nhân sinh thất thập cổ lai hy, Sư Cô đã 74 tuổi rồi cũng gọi là đã thọ, duyên trần nay đã mãn. Thế là từ nay tôi mất đi một “người láng giềng” thân cận nhất. Tôi vẫn còn nhớ đến mãi bước chân, hình bóng tụng kinh, dáng đứng chắp tay chào và nụ cười hiền hòa đầy Thiền vị của Sư Cô. Giờ phút này đây, trước bước chia xa, người đời thì “tiền lộ mang mang vị tri hà vãng” (đường dài man mác trước mắt chưa biết sẽ về đâu), còn Sư Cô thì tôi tin là đã tỏ đường đi lối về. Trách nhiệm ngoài đời Sư Cô đã lo tròn xong trước khi vào chùa xuất gia, con cái Sư Cô trưởng thành và ổn định cuộc sống sự nghiệp đàng hoàng, Giờ này Chư Tăng quen biết các nơi đều trở về Chùa Giác Ngộ để viếng thăm và trợ tiến cho Giác Linh Sư Cô lần cuối. Công đức của Sư Cô đã trổ quả hiện rõ : bao nhiêu năm tháng lo cho Quỹ Thiện Nguyện Đạo Phật Ngày Nay, từng ngày lo cho việc ghi danh Trường Lớp Học và sách vở, việc học hành của Quý Thầy Quý Chú, công quả hàng ngày nơi nhà bếp, trai đường, công phu sớm hôm nơi phòng và chánh điện,…đã thôi thúc bao nhiêu người bỏ hết công việc, chẳng quản ngại đường xa đến kính viếng Giác Linh Sư Cô. Người đi dấu vết chưa nhòa, hoa Đàm tuy rụng vẫn còn ngát hương, một tấm gương sáng trọn vẹn nghĩa tình của người Mẹ, người Bà, một thành viên gương mẫu tích cực trong Tăng Đoàn vô ngã vị tha, tinh tấn dấn thân phụng sự Đạo Pháp và Đại chúng, một tấm gương ham học, “duy Tuệ thị nghiệp” dù quá tuổi 50 vẫn đi học hàng ngày tiếng Hán, tiếng Hoa ở Lớp Dịch Thuật Huệ Quang là tiếng chuông nhắc nhở cho mọi người tinh cần, trừ buông lung, phóng dật, gieo trồng hạt giống Trí Tuệ để tu tập hoàn thiện mình, giải thoát, không thành công cũng thành nhân, đó là thân giáo, ý giáo, khiến cho bao nhiêu người tiếp xúc với Sư Cô cảnh tỉnh mà lo trau dồi bổn phận mình, luôn vươn lên, phấn đấu làm tốt Đạo, đẹp Đời.

Ngày mai đây sẽ đến Lễ Di Quan, sắc uẩn này sẽ gửi lại cho đời, cát bụi sẽ trở về với cát bụi, Chùa Giác Ngộ nay vắng bóng Sư Cô rồi,một sự mất mát trống vắng khó mà thay thế được, chỉ còn lung linh di ảnh nhang khói phủ mờ nhưng sự hiện diện trong kiếp nhân sinh kết tinh thành một bức chân dung Chân – Thiện – Mỹ vẫn còn mãi trong tâm khảm bao nhiêu người. Cảm ơn Sư Cô, cảm ơn cuộc hội ngộ này, tôi vẫn còn giữ mãi nơi đây những kỷ vật và kỷ niệm ân tình như lởi nhắc nhở thường trực : rồi một ngày Ta sẽ đi xa, rồi Ta cũng thế, cơn vô thường sinh ly tử biệt sẽ xảy đến với tất cả, hãy nói, hãy làm, hãy ban tặng cho nhau những gì có thể ngay trong hôm nay, nào ai biết được ngày mai Ta có còn không? Tôi không còn gặp Sư Cô trong hình hài đó nữa nhưng tôi luôn gặp Sư Cô lung linh với một hình ảnh đẹp, lặng lẽ, phụng sự, tích cực tô bồi cho người, cho đời, cho Đạo Pháp trong từng suy nghĩ, trong từng việc làm. Làm sao để sống an lạc và ra đi thanh thản, không phiền lụy đến người thân? Không nhất thiết phải huyên náo, đâu cần phải rộn ràng, không cố tình lưu sách sử ca tụng chói lọi, Sư Cô là một đóa hoa sen nép mình lặng lẽ : hữu xạ tự nhiên hương và mãi là dóng sông âm thầm chảy bồi đắp phù sa nuôi sự sống bao loài.

Thành tâm cầu nguyện Giác Linh Sư Cô cao đăng Phật Quốc, thượng Phẩm thượng Sanh, bất vi bôn thệ, hồi nhập Ta Bà, chúng ta cùng làm quyến thuộc trong Đạo Pháp và tùy duyên ứng hóa cho Pháp Luân thường chuyển, lợi lạc quần sanh.

Thị hiện bao năm giữa cõi đời

Lành thay! Gương sáng mãi còn soi

Diệu Pháp tham cầu không chểnh mảng

Huệ Trí đưa thuyền vượt bể khơi


Chùa Giác Ngộ, đêm 13/06/2016 PL 2560

Thích Đồng Trí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 11032)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 7620)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 9533)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 8766)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 6627)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 7127)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 11244)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 6952)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 12085)
Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết - Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap - Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sau Tương chao nhà quê Tăng Lữ
10/04/2013(Xem: 9918)
Hòa Thượng Thích Tắc Thành - Trình bày: Chiếu Quang và Hoàng Lan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]