Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một nén hương lòng

01/06/201617:52(Xem: 4786)
Một nén hương lòng

MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG

Thành kính dâng Giác Linh Bổn Sư Trưởng Lão
Hòa Thượng thượng Chơn hạ Phát,
Phương Trượng Tổ Đình Long Tuyền, Hội An, tân viên tịch.



Người đi rũ bỏ sắc không

Lời kinh Bát Nhã rơi miền tịch dương

 

Từ phương trời Mỹ Quốc xa xôi chúng con hướng vọng về Tổ Đình Long Tuyền, Hội An đảnh lễ giác linh Thầy ba lạy, bái biệt Sư Phụ từ đây.  Khi nhận được tin Thầy viên tịch từ Thầy Đồng Khâm, con bàng hoàng sững sốt, tai nghe mà như không nghe, không tin vào đôi tai của mình. Đại sư huynh Giải Trọng mới vừa ra đi, nấm mộ còn chưa khô, nhang khói chưa tàn, thương nhớ chưa kịp nguôi, giờ lại đến lượt Sư Phụ. Cõi lòng chúng con làm sao không tan nát cho được, mới hơn có ba tháng mà chúng con phải chịu tới hai cái tang lớn, còn nỗi đau buồn nào hơn. Thầy ơi! Dẫu biết cuộc đời là vô thường, có hợp ắt phải có tan, nhưng trong con nỗi ngậm ngùi cứ vây quanh, đầu óc thì trống vắng không viết được chữ nào, chỉ biết tụng kinh cầu nguyện cho Giác linh Sư Phụ sớm được Cao Đăng Phật Quốc.

 

Hôm tháng tư vừa rồi chúng con về viếng chùa, lạy Giác linh Đại sư huynh, đảnh lễ và hầu chuyện cùng Sư Phụ, thấy người vẫn còn khỏe mạnh, nói chuyện với con thường lập lại tới lui những gì mình nói, nhưng đó là bệnh của những vị lớn tuổi. Còn sư huynh Như Phẩm thì lo điều khiển thợ xây cất, nới rộng trai đường ra phía sau, để mai sau Thầy về với Phật cũng có nơi để thờ phụng, quý huynh đệ đã chu toàn lo lắng, tháp thờ cũng đã xây xong. Giờ đây người rũ bỏ tấm thân tứ đại, nhẹ bước vân du, chốn tổ Long Tuyền vắng bóng bậc ân sư. Cội tùng đã từng tỏa bóng che chở đàn con trước phong ba bão tố, làm chổ nương tựa vững chắc cho hàng Phật Tử. Bậc long tượng một thời hiên ngang tiến bước, vượt bao chướng duyên nghịch cảnh, vổ về chăm sóc hàng hậu học, tất cả bây chừ thiếu vắng trống trơn hụt hẫng, để lại cõi lòng chúng con niềm đau nỗi thương nhớ vô biên.

 

Ôi! Bóng thời gian đò chiều đưa tiển, cõi sắc không thắm đượm một màu tang, niềm hịu quanh chừ dạo quanh lối mộng, buổi tiễn đưa thắm đượm cõi hương lòng, người bước đi rũ sạch chốn bụi trần, nghe đâu đây cung đàn réo rắc phút biệt ly, cho ngần ấy mai sau còn thương tiếc, lời kinh khuya đượm cả một trời không.

 

Con còn nhớ hình ảnh đầu tiên đầy ấn tượng, đó là vào ngày 31 tháng 8 năm 1969 và cũng là lần đầu tiên con trông thấy được hình bóng của Thầy. Từ chùa Long Tuyền, Hội An, Thầy về Niệm Phật Đường Mỹ An ở Đại Lộc quê con, để làm lễ truyền Tam quy  Ngũ giới. Nơi đây cũng là ngôi nhà của phụ mẫu chúng con, năm vừa rồi để cho chùa Mỹ An tạm mượn, vì ngôi chùa chánh ở trên đồi cao, chính quyền lúc bấy giờ sử dụng để làm căn cứ quân sự nên cấm người dân lai vãng. Dù lúc đó con chỉ mới được mười một tuổi, nhưng con vẫn còn nhớ hình bóng uy nghiêm của Thầy ngồi trên chiếc xe Jeep, do một thầy lái. Phật Tử chúng con sắp thành hai hàng, đứng hai bên đường để cung đón Thầy, lễ quy y hôm đó có rất đông Phật Tử đến quy y, cứ mỗi lần con nghĩ đến Thầy, thì hình ảnh ban đầu đó trong con lại có dịp trở về.

 

Năm 1972 chị Hạnh Tịnh dẫn con đi xuất gia, dù là đệ tử của Thầy, nhưng khi xuất gia con lại về chùa Phước Lâm. Thầy Phước Lâm thỉnh thoảng hay về quê để thăm phụ mẫu của Ngài, và Ngài thường ghé lại nơi Niệm Phật Đường để thăm phụ mẫu của con, có lẽ thường gặp Ngài nên thấy gần gũi, con muốn xuống chùa Phước Lâm để tu là vậy.

 

Hai năm sau vào năm 1974 nhân dịp chùa Long Tuyền tổ chức an cư, và có giới đàn, con về chùa được Thầy cho phép nhập chúng tu học từ đó. Chùa Long Tuyền còn là Phật Học Viện Quảng Nam, Thầy vừa là viện trưởng, và cũng là giáo thọ dạy cho chúng con học, lúc đó có quý chú từ Nha Trang ra tu học đông lắm, có khoảng năm mươi Tăng sinh. Con còn nhớ Sư Phụ dạy bộ Phật Học Phổ Thông, hình bóng tôn nghiêm và những lời dạy bảo của Thầy vẫn khắc ghi trong lòng chúng con. Lúc đó Thầy hay đề cập đến Thái Hư Đại Sư, một bậc thầy lớn của nhiều thế hệ, chủ trương cải cách Phật Giáo, chỉnh trang giáo lý, chỉnh trang giáo chế, chỉnh trang giáo sản. Trong phòng của Thầy có tủ sách, con thấy có bộ sách của ngài Thái Hư Đại Sư có tới mấy cuốn thật dày. Thầy rất uy nghiêm, hành trì giới luật, mỗi lần nghe bước chân Thầy đi xuống, chúng con đều phải đứng dậy, lúc đó làm gì cũng đều ngưng lại.

 

Năm 1975 do sự chuyển biến của đất nưóc, Phật Học Viện đành phải giải tán, vì không đủ lương thực để lo cho chúng, quý chú trở về lại nơi chùa Thầy Tổ. Chùa của mình giờ chỉ còn lại có mấy thầy trò, Thầy, hai sư huynh Thầy Giải Trọng, Thầy Như Phẩm, chú Như Dũng, chú Như Tường và con, có chú Tâm Kinh y chỉ với Thầy, còn có thêm chú Đồng Phương xin ở lại nữa. Chừng đó Thầy trò nương tựa bên nhau, rau muối tương gạo sống qua ngày. Có hôm chùa hết gạo Thầy dẫn con ra ngoài phố mua gạo nợ tiền, rồi chở về chùa để chúng có cơm ăn. Tối nào Thầy cũng nằm nơi chiếc ghế ngoài hiên cho mát, mở đài BBC để nghe tin tức thời sự.

 

Với chủ trương “một ngày không làm là một ngày không ăn” của tổ Bách Trượng, nhờ chùa sẵn có đất đai mấy Thầy trò cùng nhau ra đồng canh tác, sống bằng kinh tế tự túc. Trong vườn thì Thầy trồng rau xà lách, mỗi khi ăn nhổ xà lách vào trộn với chút dầu tí muối, vậy mà ăn ngon chi lạ. Lúc không có gì ăn ngoài tô canh, Thầy vào phòng lấy bịch vị tinh (bột ngọt) chuyền xuống cho chúng con bỏ một tí vào, thế là hôm ấy ăn thật là ngon, lúc đó bột ngọt quí hiếm lắm. Thầy làm lụng vất vả và cực khổ lắm, không đi cúng kiếng bao giờ, kinh tế chùa và lo cho chúng, tất cả đều đổ trên vai của Thầy.

 

Dù đi làm khổ cực nhưng mỗi bửa Thầy ăn cũng giống với chúng, cũng rau lang nấu canh, bầu ăn không hết thì phơi khô để dành, xào với chút dầu, với tương do chính tay Thầy tự làm, quanh đi quẩn lại ngày lại ngày, sáng trưa chiều cũng bấy nhiêu thứ. Đậu khuôn trở thành một thứ xa xí phẩm chỉ có ngày giổ Tổ chúng con mới thấy mặt mũi nó. Con còn nhớ những khi đi làm, đến nửa buổi làm đói bụng quá, Thầy đưa cho một ít tiền bảo chúng con đi mua bánh tráng về ăn. Lúc đó Thầy đâu có nhiều tiền mà đưa, chúng con chỉ mua được bánh tráng làm bằng bột sắn, chứ không đủ tiền để mua bánh tráng làm bằng bột gạo. Bánh tráng làm bằng bột sắn khi ăn có vị nhẩn nhẩn, dù vậy mấy Thầy trò cuốn bánh tráng với rau muống, chấm bằng nước tương do Thầy làm ra, thế mà ăn thật là ngon lành, con nhớ mãi mùi vị ấy đến tận hôm nay. Khi Thầy làm nước tương, làm gì có nhiều tiền để mua đậu nành chỉ mua một ít thôi, Thầy tự pha chế công thức, một đậu hai gạo, tức một ký đậu nành thì hai ký gạo. Nước tương Thầy làm ra chỉ thấy toàn gạo không thôi, còn đậu nành nó biến đi đâu mất tiêu, cực khổ như vậy nhưng mấy Thầy trò huynh đệ vẫn vui vẻ tu tập bên nhau.

 

ht thich chon phatĐầu năm 1976, nghe đâu trong Đại Tòng Lâm sắp mở khóa học, con xin Thầy vào đó để tu học, nhưng Thầy không cho và nói “chú vào trong Nam dễ hư lắm”, nhưng con vẫn cứ ra đi. Khoảng bốn giờ sáng con nhờ chú Như Dũng giữ hộ con chó mực để nó không sủa kẻo Thầy hay biết, rồi con nhờ chú Như Tường mở hộ cổng để con trốn Thầy đi. Viết những dòng nầy mà nước mắt con tuôn trào, như một lời sám hối muộn đến Thầy. Có lẽ trong mấy huynh đệ, con là người bướng bỉnh nhất và cũng là người đệ tử rời xa Thầy khi mới 17 tuổi.

 

Thầy ơi! giờ nầy Thầy nhẹ bước vân du, để lại cho chúng con niềm thương tiếc vô hạn, vì xa xôi cách trở không thể về bên Kim Quan Thầy cúi đầu đảnh lễ, con chỉ biết đốt nén hương lòng dâng lên Thầy, kính ngưỡng cầu Thầy mau trở lại cõi Ta Bà nầy, nơi có biết bao người mong chờ Thầy ra tay tế độ. Thầy ơi! nếu kiếp sau có duyên gặp lại con vẫn mong được làm đệ tử của Thầy.

 

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, đệ tứ thập thế, Long Tuyền Tổ Đình Phương Trượng, húy thượng Chơn hạ Phát, tự Long Tôn Hòa Thượng Giác Linh.

 

Khể thủ

Đệ tử Như Hùng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 6560)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
29/03/2013(Xem: 4570)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 4508)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 4441)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 10366)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
18/03/2013(Xem: 5184)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6003)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 6549)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 7847)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 9044)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567