Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vĩnh biệt nhà biên soạn Từ Điển Nga-Việt Nguyễn Minh Cần

28/05/201608:39(Xem: 6047)
Vĩnh biệt nhà biên soạn Từ Điển Nga-Việt Nguyễn Minh Cần



nguyen_minh_can
VĨNH BIỆT
NHÀ BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN NGA-VIỆT

 

Chúng tôi sang Liên Xô vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Để học tiếng Nga, ngoài mấy tập giáo trình in roneo có thêm phần từ vựng ở Hà Nội ra, chúng tôi hầu như không hề có một tập sách tra cứu nào. Quyển Từ điển Nga - Việt của soạn giả Nguyễn Năng An lúc đó không phải ai cũng có, mặc dù số lượng từ chưa nhiều, chưa đủ đáp ứng được các yêu cầu cao mà nhà trường đòi hỏi.

Chúng tôi đã cố gắng rất nhiều, rất vất vả để tiếp thu được bài giảng trên giảng đường và tự nghiên cứu, học hỏi các Thầy, Cô và bè bạn người Nga ở nhà mới có thể tra cứu được những tác phẩm tham khảo.

Sau năm năm, chúng tôi tốt nghiệp về nước, và may mắn thay, năm 1978, chúng tôi có trong tay quyển Từ điển Nga Việt hai tập của ba tác giả Alikanov, Inna Mankhanova và Ivanov. Đối với  những giáo viên tiếng Nga như chúng tôi ở Trường Đại học, đây là một món quà vô giá. Chúng tôi rất dễ dàng tìm ra từ mới để soạn bài và giảng dạy. Những sinh viên của chúng tôi trong năm học dự bị, dù ai hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng cố mua được hai tập từ điển Nga - Việt, như là một loại sách công cụ gối đầu giường không thể nào thiếu được.

Hai tập từ điển này liên tục được Nhà Xuất bản Tiếng Nga tái bản mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tầng lớp trí thức Việt Nam, những người học tiếng Nga tại các Trường Đại học và cho hàng trăm ngàn lao động Việt Nam sang Nga làm việc. Sách được bày bán ở tất cả các Hiệu sách Ngoại văn Hà Nội và các Hiệu sách Nhân dân trên cả nước.

Khi sinh viên từ Việt Nam sang Nga du học, ngoài hành trang đơn sơ gồm mấy vật dụng được Bộ Đại học chu cấp, bất cứ ai cũng cho vào va ly hai tập từ điển, vì mọi người đều hiểu rằng, nếu thiếu nó thì khó lòng vượt qua được những kỳ thi tiếng Nga và chuyên môn ở nước bạn.

Tôi dám khẳng định rằng, không một ai ở Việt Nam nghiên cứu tiếng Nga, văn học Nga, các ngành khoa học liên quan tới tiếng Nga mà không sử dụng hai tập từ điển này.

Khi đó, dù chưa biết tác giả là ai, nhưng chúng tôi đều nghĩ rằng, họ là những nhà bác học, am tường không chỉ tiếng Nga mà hiểu biết rất tinh tế về tiếng Việt, văn hóa Việt Nam.

Mãi sau này, khi sang Nga Nghiên cứu sinh trở lại, tình cờ tôi mới được biết, được gặp các tác giả tại một Hội thảo của Viện Phương Đông, đó là ông Nguyễn Minh Cần và bà Anna Mankhanova, những người am tường Đông Tây Kim Cổ. Ông bà sống trong một căn hộ nhỏ gần khu vực Tây Nam thành phố Matxcơva, sinh hoạt, ăn mặc đạm bạc và bình dị. Ông bà không có ô tô, không có nhà nghỉ, chỉ có những vật dụng cổ lỗ thời Xô Viêt, nhưng bù lại, chất bốn quanh nhà là những giá sách khổng lồ nhiều thứ  tiếng. Trong thời gian viết Luận án, khi cần tra cứu một từ khó nào không có trong Từ điển, chúng tôi gọi điện hỏi ông, và lúc nào cũng vậy, ông đều giải đáp một cách tận tình và thấu đáo.

Tôi cũng được làm quen với tác giả Ivanov, được ông chia sẻ, kể về quá trình xây dựng kế hoạch và cùng viết hai tập Từ điển với ông Alikanov và bà Mankhanova.

Còn nhớ vào năm 2006, một Giáo sư người Nga đặt vấn đề với chúng tôi về việc bổ sung, làm lại quyển Từ điển Nga Việt cho phù hợp với tình hình mới, bởi vì số lượng từ không ngừng tăng lên, các thuật ngữ khoa học kỹ thuật cần được đưa vào để đáp ứng yêu cầu của những người nghiên cứu. Hơn nữa, gần hai chục năm sau khi Liên Xô sụp đổ, số lưu học sinh Việt Nam sang Nga lên tới con số bảy ngàn, nhưng hai quyển Từ điển này không được tái bản, trừ một số cơ sở in ấn in lậu, in chui, đưa sang bán trong các Trung tâm Thương mại người Việt. Chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Minh Cần và bà Anna Mankhanova; ông bà cho biết là toàn bộ bản quyền quyển Từ điển đã thuộc và Nhà Xuật bản Tiếng Nga từ thời Liên Xô cũ, ông bà không đủ tư cách pháp nhân để đứng ra giúp cho việc tái bản.

Chúng tôi lại tìm đến Nhà Xuất bản Tiếng Nga, bà Giám đốc trả lời rằng, Nhà Xuất bản sẵn sàng cho tái bản, nhưng có một điều cần nói thật là nó đã cũ tính về mặt thời gian, nên nếu làm một cách khoa học thì phải rà soát lại và bổ sung thêm một khối lượng từ mới. Còn nếu tái bản không sửa chữa, thì phải trả cho họ tới 40% giá bìa. Điều này không thể nào thực hiện được, vì tira chỉ khoảng 2000, bán hết cũng chưa trả đủ tiền in. Chỉ có một cách duy nhất, đó là phải viết bổ sung được trên 25% số từ, như thế về mặt luật xuất bản của Nga, chúng tôi sẽ được toàn quyền sử dụng in ấn. Dĩ nhiên điều đó vượt quá khả năng của chúng tôi về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức.

Anh bạn Giáo sư người Nga và chúng tôi cùng bàn bạc và cho rằng, để thực hiện được yêu cầu này thì phải xây dựng một dự án, cần có thêm một số người tham gia làm việc trong vài ba năm, cần có một nhà tài trợ. Về sau, bởi nhiều lý do khác nhau không thuận lợi, chúng tôi đành gác lại, nói đúng hơn là không dám nghĩ đến việc tái bản lại công trình đồ sộ này.

Và chúng tôi vô cùng ngạc nhiên đến sửng sốt, khi sau đó ba năm, năm 2007, Quyển Từ điển Nga Việt mới gần 50 ngàn từ được ấn hành, tác giả không ai khác là ông Nguyễn Minh Cần và bà Anna Mankhanova. Cầm quyển TỪ ĐIỂN NGA – VIỆT MỚI trong tay mà bản thân chúng tôi cũng không dám nghĩ đó là một sự thật. Chúng tôi vô cùng khâm phục sức lao động không mệt mỏi, trí tuệ mẫn tiệp của hai tác giả khi tuổi tác đã ngoại tám mươi. Đáng khâm phục hơn nữa khi được biết, ông bà làm việc này với một khoản thù lao, nhuận bút vô cùng ít ỏi vì số lượng in ra chỉ vỏn vẹn 2000 cuốn, không hề một ai tài trợ và giúp đỡ về mặt tài chính.

Cầm quyển từ điển trong tay, chúng tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta đã mất đi một nhà khoa học, một người đã có công lao rất lớn đối với nhiều thế hệ nghiên cứu tiếng Nga, mà cho đến nay chưa ai có thể vượt qua được. Con người đó đã yên nghỉ đời đời.

Trong giây phút đau thương này, cho phép tôi bày tỏ sự sẻ chia niềm mất mát lớn lao đối với toàn thể gia quyến của người đã khuất; đồng thời tôi cũng muốn thay mặt  tất cả  những ai đã học tiếng Nga, nghiên cứu tiếng Nga, đã từng cầm trong tay hai tập Từ điển Nga – Việt, bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với một nhà trí thức bậc nhất của chúng ta tại Nga: Nhà soạn từ điển Nga Việt Alikanov- Nguyễn Minh Cần.

Chúng tôi rất muốn rằng, khi có điều kiện, công trình cao quý đó  sẽ được tiếp tục tái bản để góp phần vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu tiếng Nga cho nhiều tầng lớp và nhiều lứa tuổi người Việt Nam kể cả trong nước và ở nước Nga. Đây là việc làm rất thiết thực, là nhịp cầu nối hai nền Văn hóa Nga Việt và góp phần giúp cho chúng ta tiếp cận, học hỏi và tiếp thụ những kiến thức khoa học, kỹ thuật của nước Nga vĩ đại.

 

Matxcova ngày 25/5/2016

Tâm vững chãi Thiện Phương

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2019(Xem: 11653)
Do bệnh duyên, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 07giờ 30 phút, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (Nhằm mùng 28 tháng 10 năm Kỷ Hợi) tại chùa Gia Khánh, thôn Vĩnh Hy, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. * Trụ thế : 66 năm * Hạ lạp : 44 năm
25/11/2019(Xem: 7797)
Vào lúc 21 giờ 00 ngày 24/11/2019 (nhằm ngày 28/10/Kỷ Hợi) tại chùa Vân Sơn, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước môn đồ pháp quyến cùng quý Thiện tín Phật tử đã trang nghiêm cử hành lễ nhập kim quan cố Thượng tọa Thích Vạn Tịnh, Phó Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bình Định, Trưởng Ban Hoằng pháp huyện Tuy Phước, Trú trì chùa Vân Sơn.
24/11/2019(Xem: 21604)
Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Ngân Quỹ Xây Dựng Chánh Điện Thiền Lâm Pháp Bảo tại Sydney, Úc Châu
18/11/2019(Xem: 5293)
Điếu Văn Tưởng Niệm Tổ Sư Minh Hải, Sơ Tổ Khai Tông Chúc Thánh pháp phái (7-11-AL) Nhớ khi xưa: Xứ Hoa Hạ sanh Bậc Thượng nhơn Đất Tuyền Châu dưỡng người tri thức. Truyền đời Gia tông, kế thừa LƯƠNG tộc Nhập môn thiền thất, lãnh thọ THÍCH CA. Giới đàn cụ túc, thoát ta bà Tâm ấn tương truyền, nương LÂM TẾ. Lạy Đức Bổn sư, từ giã Trung Hoa quê nhà, phương Nam hoằng hóa. Hứa khả Chúa tiên, chào đón Nam thiên Kinh kỳ, Đông hải vượt khơi. Vâng lời Phật dạy, Thiên Trúc sơ khai, kiến lập Giới đàn Đáp sự thỉnh cầu, Linh Mụ thập sư, trao truyền chánh pháp.
17/11/2019(Xem: 8146)
Phật Giáo Việt Nam được truyền thừa tương truyền đến ngày hôm nay, trải dài ba miền Bắc Trung Nam và đến hôm nay trải khắp bốn châu hải ngoại. Âu cũng là nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ và Lịch Đại Tổ Sư truyền thừa. Một trong những dòng truyền thừa Chánh Tông, đó là dòng Lâm Tế pháp phái Liểu Quán đời thứ 35 chánh truyền từ dòng Lâm Tế Nghĩa Huyền.
10/11/2019(Xem: 4812)
Nhẹ nhàng như những áng mây trôi lơ lững và bay khắp thế giới, đến và đi không vướng bận tơ hào…Nhân ảnh Ôn đã đến và ngự trị trong lòng con như thế đó ! Nhưng không phải là một áng mây trắng bồng bềnh và vô định, mà Ôn là một áng Hương Vân thơm lừng tỏa ngát....hiền hòa và bình dị đối với một môn hạ nhỏ bé như con. Hôm nay áng Hương vân không phải như thần tượng.. mà thân thiết,quý kính trong hồn con đã thật sự bay xa rồi sao?? Câu hỏi để như còn bao tiếc quý chưa trọn vẹn của một môn sinh suốt đời ngưỡng vọng về Ôn của chúng con.
09/11/2019(Xem: 18197)
HT.Thích Hải Ấn, trụ trì chùa Từ Đàm cho biết, theo lời di huấn của Đại lão Hòa thượng Ân sư Thích Trí Quang, sau khi ngài viên tịch 6 giờ sẽ nhập liệm, sau đó sẽ thiêu, không báo tang, không thành phục, không phúng điếu.
31/10/2019(Xem: 6223)
Thật là 1 phước duyên khi được gần gũi, thân cận và làm tập phim tiểu sử cuộc đời của Ôn Thắng Hoan. Bởi vì ngoài chuyện Ôn là bậc cao niên lạp trưởng của Tăng Già Hải Ngoại, Ôn còn là bậc uyên thâm Phật Pháp, đặc biệt là môn Duy thức. Xin cúi đầu kính thỉnh chư Tôn Đức Tăng Ni và đại chúng cùng đón xem... Nam Mô A Di Đà Phật
31/10/2019(Xem: 7457)
Trần Nhân Tông (1258 - 1308) còn có ngoại hiệu Trúc Lâm Đại Sỹ là một khuôn mặt lớn của nền văn học thi ca của Việt Nam và Phật Giáo. Một vị thiền tổ mà năng lực giác ngộ tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời dân tộc và đạo pháp. Con người đó, siêu việt trong mọi tư duy và hành động, hoàn thành sứ mạng cao cả. Nhân cách đó, làm rạng rỡ cho giống nòi và gia phong của đạo. Tư tưởng đó, nhân bản và giải thoát, chuyên chở gánh trọn nỗi niềm chung riêng của dân tộc và đạo pháp một cách toàn thiện.
20/10/2019(Xem: 4421)
Viện chủ TỔ ĐÌNH SẮC TỨ TỪ QUANG (Đá Trắng - Phú Yên) Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]