Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm về Đấng Minh Sư

31/03/201621:23(Xem: 6362)
Hoài Niệm về Đấng Minh Sư

hT Huyen Ton
HOÀI NIỆM VỀ ĐẤNG MINH SƯ

 

Bảo Minh Toàn

 

Thật khó mà dùng văn tự để viết về một vị Minh Sư của chúng con, vì rằng Sư Phụ là một cao tăng thạc đức, một bậc chân nhân với giới đức và trí tuệ cao thâm cùng với lòng từ bi trong đối nhân xử thế. Tuy nhiên, ở đây chúng con là những đệ tử gần gũi với Sư Phụ, đệ tử sẽ cố gắng ghi lại những cảm nhận trong lòng qua thời gian có diễm phúc được sự chỉ dạy từ nơi Sư Phụ. Trong cơ hội muôn một nầy, với những tâm tư, chúng con xin được gọi là món quà tinh thần, chúng con kính xin dâng lên Sư Phụ để mừng tuổi hạc 89 của Sư Phụ với lòng tri ân của chúng con gởi đến vị Minh Sư.  Lời kính yêu của những người con gởi đến vị cha già hòa ái, nhân từ.

 

Và có lẽ con sẽ bắt đầu với những kỷ niệm của ngày đầu tiên con được gặp một vị chân tu, mà nay là Sư Phụ của con qua “Bát mì đưa duyên”.

 

Con không nhớ được thời gian của ngày đó, con chỉ nhớ ngày ấy được tan sở làm về sớm, con được anh Nguyễn Bá Phụng (Bảo Minh Đạo) và chị Đặng Thị Kim Chi (Bảo Diệu Ngọc) rủ con ghé qua vùng Essendon, nơi ngôi già lam nhỏ, xinh xinh, nơi Sư Phụ trụ trì. Sau khi được giới thiệu qua anh chị, Sư Phụ mời chúng con vào bên trong, vừa trò chuyện, vừa hỏi thăm, Sư Phụ vừa nấu nước và sau mấy phút, một bát mì chay ăn liền được đặt trước mặt con, “Ăn đi con, tan sở giờ nầy, chắc đói bụng lắm phải không?” Con chỉ dạ một tiếng và rồi thinh lặng mà ăn cho đến lúc chào tạm biệt ra về. Con không nói được gì, vì lần đầu tiên con gặp được Sư Phụ với một hình ảnh của một bà mẹ lo miếng ăn cho con. Những lời từ hòa của Sư Phụ đã theo dòng suy nghĩ của con trên đường về.

 

Thế rồi với dòng thời gian trôi chảy, với bận bịu của công việc làm ở sở, với nhu cầu mưu tìm cho cuộc sống, con đã không tìm đến ngôi già lam nhỏ đó một thời gian.

 

Ngày được tin mẹ con khuất bóng, con về quê chịu tang mẹ, trở lại Melbourne với nỗi mất mát lớn lao trong đời con.  Một ngày nọ, có dịp đi qua vùng Sunshine, chợt nhớ đến gia đình của anh chị bạn, con ghé lại thăm, và được anh chị ấy tặng cho con một bộ CD MP3, giảng về Vi diệu Pháp do Sư Cô Tâm Tâm giảng dạy. Trong suốt gần 2 tháng liền, con nghe đi, nghe lại rất nhiều lần, hòa với tâm trạng vừa mất mẹ, sau lại mất cha, với vất vả trong cuộc sống. Và cuối cùng trong một kiếp người, còn lại gì? Con tự hỏi. Vô thường!! Và rồi một hình ảnh của vị tu sĩ với lời nói hòa ái, trong sáng, lại về trong con với hình bóng “Bát mì đưa duyên”.

 

Một ngày kia, một lần nữa, ngày Chủ Nhật, con có dịp đi đến vùng Delahey, bị lạc đường. Con điện thoại cho anh chị Phụng để hỏi đường, qua điện thoại thì được biết là anh ấy cũng đang gần nơi con bị lạc đường. Anh ấy đang ở tại Chùa Bảo Vương.  Thế là con đã tìm đến địa chỉ của chùa. Có phải là duyên đưa đẩy chăng? Và nơi nầy đã thay đổi cả cuộc đời của con, con được an lạc trong cuộc sống hơn, con được qui y Tam Bảo, con được là đệ tử của Sư Phụ.

 

Là những đệ tử của một vị Minh Sư với tài cao, đức rộng và trí tuệ xuất thế, chúng con được Sư Phụ dìu dắt, dạy bảo biết bao điều hay. Từ những Kinh điển thâm diệu của chư Phật, Sư Phụ đã tận tụy, chuyên cần giảng dạy lại cho chúng con với hoài bão giải thoát, giác ngộ là con đường tối thượng.

 

Nơi Sư Phụ, chúng con thấy được đức tính khiêm cung, cần mẫn, cẩn thận trong mọi việc làm. Điển hình như cách xếp đặt, trang nghiêm bàn thờ Phật như thế nào được chỉnh tề, cân xứng. Từ việc cắm cây hương cũng thế, phải thật thẳng đứng v.v.  Nhiều, nhiều lắm.

 

Sư Phụ cũng để lại trong chúng con với lòng vị tha, bao dung, với từ nhãn thị chúng sanh mà Sư Phụ thường nhắc nhở cho chúng con, với huynh đệ trong đạo tràng Bảo Vương, cũng như tất cả đều là thân bằng quyến thuộc từ nhiều đời, nhiều kiếp.

 

Ngoài công việc Phật sự, hằng tuần mỗi Chủ Nhật chúng con đều được Sư Phụ dạy bảo, hướng dẫn trong việc tu tập, chúng con được Sư Phụ khai mở trí huệ qua lời Phật dạy. Là một vị Tăng tài, Sư Phụ còn là một nhà sư phạm với nhiều kinh nghiệm, với những phương pháp giảng giải ngắn gọn mà gói đầy nghĩa lý. Sư Phụ có một phương pháp để lượng giá sự học tập của chúng con hết sức linh động là hỏi lại những gì mà chúng con được Sư Phụ đã dạy một cách ngẫu hứng, bất ngờ. Những lúc ấy đã làm chúng con hết sức lúng túng, có lúc chúng con trả lời được, có lúc không.  Không nhớ được thì Sư Phụ nhắc lại, nhờ vậy mà chúng con nhớ luôn mà không cần ghi chép. Thật là một vị Thầy với nhiều kinh nghiệm. Sư Phụ thường nói: “Đinh có được đóng nhiều lần thì mới đi sâu vào thân gỗ”, thì việc học cũng phải như vậy. Với những thắc mắc từ nơi chúng con, điều nào thấu rõ, thì được Sư Phụ trả lời, giảng rộng thêm để chúng con được rõ.  Điều nào chưa rõ, thì Sư Phụ bảo là để xem lại rồi trả lời sau. Thật là một đức tính khó tìm thấy ở nhiều vị Thầy khác.

 

Chúng con còn được biết Sư Phụ là một nhà Nho học uyên bác, Sư Phụ đã khởi đầu Nho học từ ấu thời. Với nguồn tích lũy thâm sâu đó, mà nay chúng con có diễm phúc là được gần gũi, được học tập nơi quyển “Từ điển sống”.

 

Vì thương đệ tử, mà có lúc Sư Phụ cũng phải nghiêm khắc, quở trách, dạy bảo chúng đệ tử mỗi khi sai quấy với lời dịu ngọt.  Sư Phụ cũng để lại trong mỗi chúng con với những trận cười nhẹ nhàng qua những chuyện dí dỏm, tươi vui trong những lần sinh hoạt. Sư Phụ còn là nhà tâm lý nữa. Chúng con cảm nhận được là hình như Sư Phụ rất hiểu chúng con. Sư Phụ đã dạy bảo nhiều điều hay cho chúng con. Nhiều, nhiều lắm.

 

Ôi, không sao nói hết được. Có đôi lúc, chúng con tự hỏi rằng: Với công lao dìu dắt, dạy bảo của Sư Phụ, ấy vậy mà đôi khi chúng con đã làm điều gì đó để Sư Phụ không vui? Chúng con cúi đầu xin sám hối.

 

Chúng con cũng biết rằng, khi còn ở quê nhà Sư Phụ còn là một giáo sư. Sư Phụ còn viết báo, dịch thuật, làm thơ nữa. Đa tài quá!! Và có lẽ vì vậy mà chúng con có nghe Sư Phụ kể lại một việc là: Sau năm 1975, vào thời điểm nào đó, con không nhớ. Có hai vị cán bộ cao cấp của cục R trong chính quyền thời đó, những vị ấy cung cấp tư liệu và với số tiền là 200,000 đồng (vào thời kỳ đó là một số tiền khá lớn) với đề nghị là Sư Phụ viết một bài nói về “Đường mòn Hồ Chí Minh”.  Sư Phụ đã không đáp ứng được lời yêu cầu của những vị ấy. Sư Phụ đứng trước vực thẳm nguy hiểm trong thời kỳ đó, nhưng Sư Phụ đã vượt qua. Sư Phụ đã không khuất phục trước bạo lực, với viễn kiến. Sư Phụ đã không thực hiện cho việc không hay - chỉ có ở những bậc trí tuệ xuất thế.

 

Một mẫu chuyện nữa: Những năm về trước, trong một buổi hội thảo về vấn đề gì đó con không nhớ được, có nhiều vị trí thức, giáo sư người Tây Phương, con được nghe Sư Phụ kể: Qua thông dịch viên, một vị giáo sư người Anh hỏi Sư Phụ: “Chúng tôi nghe trong Phật Giáo của quý vị nói nhiều về Bát Chánh Đạo. Vậy có gì là hay, xin quí vị nói?”.

 

Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, Sư Phụ hỏi lại vị ấy làm công việc gì? Tiền lương có đủ sống không? Có muốn được nhiều tiền hơn không?

 

Vị ấy trả lời: “Tôi từ Anh quốc đến Melbourne để dạy học, phải làm việc thêm để có đủ sống”.  Sư Phụ hỏi lại: “Vậy sao bà không đi trộm cắp để có nhiều tiền hơn?”. Theo Sư Phụ kể lại thì lúc ấy cả hội trường đều căng thẳng vì câu hỏi đó. Vị ấy hô hoán lên: “No, no!! Never, never!!”.  Sư Phụ nhẹ nhàng trả lời: “Như vậy là bà đã thực hành một trong Bát Chánh Đạo rồi đó, bà đã thực hành Chánh Mạng rồi đó”. Cả hội trường đều vỗ tay. Thật là một trí tuệ bén nhạy, với tài đối ứng.

 

Hòa cùng vận nước nổi trôi, Sư Phụ cũng đã đến được Úc Châu nầy cùng với bao nổi gian truân, nguy hiểm, với bao khó khăn của những ngày tháng đầu khi mới đến xứ lạ. Sư Phụ cũng đã góp một tay vào công cuộc gây dựng lại nề nếp sinh hoạt của Giáo Hội Phật Giáo. Chúng con cũng được biết là từ cơ sở tạm thời ban đầu với nhiều khó nhọc và phải di đổi nhiều chỗ khác nhau, từ Richmond, đến Footscray, đến Essendon, tiếp đó là Delahey, và giờ là vùng Ardeer.  Mỗi nơi, mỗi chỗ chất chồng với bao nghịch cảnh khó khăn.

 

Lúc đạo tràng Bảo Vương tọa lạc tại vùng Delahey, nhằm để nới rộng diện tích cho việc sinh hoạt được rộng rãi, thoải mái hơn, chúng con đang thực hiện công việc mở rộng diện tích – bất chợt chúng con nhìn lên, thì thấy Sư Phụ đã nhỏ lệ.  Sư Phụ khóc có phải vì thấy chúng con vất vả trong công việc dưới cái nắng của Melbourne, phải không Sư Phụ?  Chúng con xốn xang quá. Thế nhưng cũng không được yên ổn với nơi nầy. Và một lần nữa lại chuyển đến vùng Ardeer hiện giờ.

 

Chúng con đã thấy được nỗi trăn trở, nỗi khó khăn trong Sư Phụ. Khó khăn trong sự chờ đợi, trông chờ sự chấp thuận của chính quyền sở tại. Trong lần nhắc đến việc nầy, Sư Phụ một lần nữa đã rơi lệ.

 

Một vị Tăng tài, một học giả uyên bác, một nhà nho học, một dịch giả, là tác giả của nhiều bài viết trên một số báo từ trong nước trước 1975 và ở hải ngoại sau nầy. Những buổi nói chuyện trước công chúng, với giọng nói từ hòa, hoạt ngôn đã đi được vào lòng người nghe.

 

Bên sau của một Vị tài năng, đức độ như thế, Sư Phụ rất dễ xúc động. Chúng con còn nhớ, trong buổi lễ Vu Lan vào năm ngoái, qua bài nói chuyện về ngày lễ nầy, Sư Phụ kể lại lòng hiếu hạnh của Ngài Đại Hiếu Mục Kiền Liên, nhắc đến công lao của cha mẹ dành cho các con. Chúng con cảm nhận được giọng nói nghèn nghẹn trong Sư Phụ, có lẽ lúc đó đôi mắt của Sư Phụ ngấn lệ.

 

Sư Phụ còn có tài làm thơ nữa. “Tuổi Tức Từ” là tựa đề bài thơ mà con rất thích đọc. Qua bài thơ nầy, Sư Phụ đã nói lên được một hoàn cảnh đầy khó khăn, thiếu thốn của những ngày đầu khi theo bước chân Đức Phật để tìm cầu chân lý trong Đạo Phật.

 

Mở đầu bài thơ, Sư Phụ đã nói lên được hoàn cảnh côi cút ở tuổi 13, để từ đó Sư Phụ đã bỏ lại sau lưng tất cả cho cảnh đời thế tục, để bước chân vào chốn thiền môn từ tuổi Ô Sào với bao khổ cực.

 

Bài thơ hay lắm, được nhiều người thích.  Con còn nhớ trong buổi học, có dịp con được đọc lại bài thơ nầy.  Qua 4 câu đầu, đến câu “Đời con giờ cút côi…”, con đã nghẹn lời. Không, con đã khóc, con khóc vì con cũng là đứa con côi cút.

 

Người ta hay nói: “Cho dù một người có khôn lớn, trưởng thành bao lâu đi nữa, nhưng khi không còn cha mẹ bên cạnh, thì không khác gì một trẻ mồ côi”.  Thưa phải không Sư Phụ?

 

Chúng con kính chúc Sư Phụ pháp thể khinh an.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne, chớm Thu – 2016
Đệ tử Bảo Minh Toàn – Lương Ngọc Tốt

 

 

Ý kiến bạn đọc
01/04/201613:34
Khách
Hay lam anh Bao Minh Toan.
From United Arab Emirates.
1/4/2016.
Bao Minh Duc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 10812)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
09/04/2013(Xem: 8610)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
09/04/2013(Xem: 15610)
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
09/04/2013(Xem: 13545)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784).
08/04/2013(Xem: 8299)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 6539)
Thế nhưng, cũng như chư vị Thiền Tổ khác, sử cũ Việt Nam ta không có quyển nào ghi chép rõ ràng; thậm chí một dòng bi ký cho thật chính xác khắc trên đá cứng cũng không có. Sách Đại Nam nhất thống chí (1910) chỉ ghi: “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”. Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh - Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.
08/04/2013(Xem: 6360)
Giờ đây, kính xin Ban Tổ Chức cho phép chùa Thiên Minh – Huế chúng con có đôi lời tác bạch trước Giác Linh Cố Hòa thượng. Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng! Tháng 08 tiết mùa thu xứ Huế, khí trời chưa lạnh nhưng lòng chúng con se thắt, buồn lạnh hơn mỗi khi tưởng kính đến Hòa Thượng. Hôm nào đây, tại Huế, chúng con nghe tin Hòa Thượng sắp xả báo thân, đêm dài chúng con không ngủ, lo lắng từng phút giây. Thế rồi sự hồi hộp lo âu đó đã đến... Khi điện thoại reo, chúng con nhấc máy lên thì được khẩn tin Hòa Thượng đã an nhiên thâu thần thị tịch. Từ Cố Đô Huế xa xôi, lòng chúng con thật bàng hoàng thống thiết. Ôi thật là!
08/04/2013(Xem: 14545)
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hoà thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hoà thượng mà còn đối với đạo pháp và dân tộc.
01/04/2013(Xem: 9205)
Đây là tài liệu do cố thi sĩ Bùi Giáng ghi chép ngay trong cuốn sổ tay của chúng tôi vào một buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 tại chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn.
29/03/2013(Xem: 8896)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]