Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Húy Nhật lần thứ 17 Sư Bà Tọa Chủ Chùa Đức Viên

21/03/201608:38(Xem: 9890)
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 Sư Bà Tọa Chủ Chùa Đức Viên
Le Huy Nhat lan 17 Su Ba Dam Luu (3)

LỄ HÚY NHẬT LẦN THỨ 17
SƯ BÀ TỌA CHỦ CHÙA ĐỨC VIÊN,
THÀNH PHỐ SAN JOSE, HOA KỲ
 
Tin và ảnh: Võ Văn Tường



Le Huy Nhat lan 17 Su Ba Dam Luu (1)Le Huy Nhat lan 17 Su Ba Dam Luu (2)Le Huy Nhat lan 17 Su Ba Dam Luu (3)Le Huy Nhat lan 17 Su Ba Dam Luu (43)Le Huy Nhat lan 17 Su Ba Dam Luu (66)Le Huy Nhat lan 17 Su Ba Dam Luu (67)

 

Chùa Đức Viên được Sư Bà Đàm Lựu sáng lập vào năm 1980. Sư Bà người làng Tam xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Việt Nam. Xuất gia từ nhỏ tại chùa Cự Đà, năm 1951, Sư Bà thọ giới Tỳ kheo ni tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1952, Sư Bà học đạo tại chùa Dược Sư, Sài Gòn. Năm 1964, Sư Bà đi du học ở Tây Đức. Năm 1979, Sư Bà đến Hoa Kỳ. Năm 1980, Sư Bà về thành phố San Jose hành đạo và sáng lập chùa Đức Viên. Sau 19 năm tận tụy, chăm lo việc đạo, việc đời, Sư Bà quy Tây năm 1999. Việc tiếp tục kiến tạo ngôi già lam trang nghiêm, an tịnh, nổi tiếng được các Ni sư Đàm Nhật, Ni sư Đức Hòa cùng Ni chúng và quý Phật tử tín tâm thực hiện trong nhiều năm qua.

 

Ghi nhớ ân đức khai nguyên, hóa độ của Sư Bà, chùa Đức Viên đã tổ chức khóa “Niệm Phật Báo Ân” trong hai tuần, từ ngày 07/3/2016 đến ngày 18/3/2016 và thiết lễ húy nhật Sư Bà từ 9g30 đến 14g ngày 19/3/2016.

 

Đến dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Nhựt Huệ, viện chủ chùa Duyên Giác; Hòa thượng Thích Đồng Trí, viện chủ tu viện Viên Chiếu; Thượng tọa Thích Minh Thiện, viện chủ chùa Tuệ Viên; Ni trưởng Thích Nữ Như Thanh, viện chủ chùa An Lạc cùng đông đảo chư Tăng, Ni, Phật tử ở thành phố San Jose và nhiều thành phố ở California.

 

Chương trình chính thức lễ húy nhật được tiến hành như sau:

 

Chư tôn thiền đức Tăng, Ni và Phật tử vân tập

Cung thỉnh chư tôn thiền đức Tăng, Ni quang lâm chánh điện

Tuyên bố lý do buổi lễ (Sư cô Thiền Quang)

Giới thiệu thành phần tham dự

Tác bạch thỉnh lễ (Ni sư Đàm Nhật cùng Ni chúng)

Chư tôn thiền đức chủ trì khóa lễ

Cung đọc Pháp nhũ thâm ân của Sư Bà tọa chủ (Ni sư Đức Hòa)

Đảnh lễ tưởng niệm ân sư (Sư cô Minh Tâm)

Đại diện Ni chúng dâng lời cảm niệm (Sư cô Quảng Tâm)

Đại diện Trường Việt ngữ Đức Viên dâng lời cảm niệm (giáo viên Minh Lâm và học sinh Vân Nghi 6 tuổi)

Đại diện Phật tử dâng lời cảm niệm (anh Bill)

Dâng khúc cúng dường: Nhớ Sư Bà (bé Thiên Nghi), Nhớ Thầy (cô Ngọc Bích)

Tường trình sinh hoạt chùa Đức Viên (Ni sư Đàm Nhật)

Cung thỉnh chư tôn thiền đức tuyên pháp ngữ:

          Hòa thượng Thích Nhựt Huệ

          Hòa thượng Thích Đồng Trí

          Ni trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh

          Ni sư Thích Nữ Huệ Hạnh

Hồi hướng

Cung thỉnh chư tôn thiền đức Tăng, Ni quang lâm trai đường

Cúng dường Trai Tăng

Hoàn mãn

 

Buổi lễ được tổ chức trang nghiêm, chu đáo, xúc động và thắm tình đạo vị.

 

 

 


subadamluu
PHÁP NHŨ THÂM ÂN

(10 lời dạy của sư bà

tọa chủ chùa đức viên)

 

  1. Mỗi người nên sống trong giới luật, kính nhường, hòa thuận, thông cảm cùng vui tu học hành đạo. Đừng phân biệt gây cảm tình riêng, bè phái, chia rẽ, hiềm thù, xích mích lẫn nhau để thối thất hạnh nguyện Bồ-đề, muôn kiếp khó gặp. Phải sống luôn trong tâm niệm thực hành: “Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai” để đền đáp thâm ân Tam Bảo.
    1. Phải lấy giới luật và nội quy làm thầy và giải quyết mọi việc hợp tình, hợp lý. Đừng ích kỷ, cố chấp. Nên tôn trọng khả năng lẫn nhau, và phát tâm dũng mãnh làm tròn bổn phận của mình.
    2. Luôn giữ tâm Bồ-đề vững mạnh, tín tâm làm việc, Tam Bảo sẽ chứng minh công đức.
    3. Diệt trừ cống cao ngã mạn. Đừng tự đề cao mình là tài đức, khinh chê người hèn kém. Mọi việc dù nhỏ cũng phải lưu tâm tiến tu. Mỗi việc đều là gieo nhân tạo phúc, đừng cho là việc phước nhỏ không làm, không xứng đáng với địa vị của mình mà bỏ qua, không chịu hạ mình hòa đồng với người để tiến tu đạo nghiệp cho chính mình và trợ duyên cứu độ tha nhân.
    4. Mong đại chúng dốc lòng tu trì, quán chiếu gìn giữ tâm niệm trong từng phút giây để khỏi bị các chướng duyên lôi kéo chúng ta lìa xa Chính pháp, đến nỗi không đủ sức xả bỏ những điên đảo, vô minh. Giữ tâm kiên chí cho bền chắc: Phải có chí hướng, quyết chí vươn lên cầu giải thoát, đánh đổi tất cả thân xác, đánh đổi tất cả ngã sở này, vận dụng tâm nguyện này, kiếm cái gì cao thượng để thành Phật, thành Bồ Tát.Thấy cái xấu thì mới vươn lên cái tốt, nhờ được thiên hạ cười mình thì mới thấy cái xấu của mình, đừng sợ người cười. Đó mới là tự soi gương. Nuôi chí hướng vươn lên và phát nguyện. Phát những nguyện gì mình làm được dần dần, mỗi ngày làm được, chứ đừng phát nguyện lớn quá, rồi không làm được, ví dụ phát nguyện chia xẻ niềm vui buồn cùng với mọi người, hay phát nguyện niệm Phật 10 lần khi mình vui hay buồn. Dần dần mình sẽ là con Phật, con Bồ Tát.
    5. Chúng ta phải nhớ sinh tử là việc trọng đại, vô thường đến bất cứ lúc nào, phải tinh tấn tu hành và nhất tâm niệm Phật.
    6. Trong cuộc sống, nếu chúng ta luôn quán chiếu về những việc không như ý xảy ra cho chúng ta mỗi ngày, thì khi việc đến chúng ta sẽ dễ dàng ghi nhận mà không phiền não.
    7. Chúng ta cố gắng cởi bỏ bớt những cái áo sân, si, ngã mạn, kiêu căng, cố gắng may những cái áo xả kỷ, vì tha nhân, học hạnh của tha nhân, thân cận với tha nhân. Nếu chúng ta không chịu mặc những áo đẹp vào, không chịu buông bỏ những áo xấu thì chúng ta không xứng đáng với lời phát nguyện ban đầu, tâm xuất gia của chúng ta.
    8. Mỗi ngày quý vị nên tự kiểm lại xem trong những việc đã làm tâm mình thanh tịnh được bao nhiêu phần.  Từ đó phát nguyện cho mình đối cảnh sáng suốt làm lợi ích cho chúng sinh.
    9. Trong lời nói không nên có mệnh đề chỉ thị và nội dung lời nói không nên chứa độc như vậy thì trong chúng được an vui.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2014(Xem: 8507)
Phật Giáo Việt Nam thời cận đại đã viết lên trang lịch sử bằng máu, xương của Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử. Dòng lịch sử ấy đã nêu cao tấm gương hy sinh bất khuất trước những đàn áp, bạo lực, súng đạn, nhà tù và lựu đạn. Phải chăng đây là một chặng đường lịch sử oai hùng mà Phật Giáo Việt Nam đã biểu tỏ tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại Từ Bi để vực dậy một nền văn hóa đã bị sụp đổ bởi một chế độ tha hóa, ngoại lai xâm nhập vào quê hương Việt Nam.
01/10/2014(Xem: 10191)
Trên dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại của những thập niên 30-40 có bậc Tôn túc của Ni giới xuất hiện, đồng hành với chư Tăng để xiển dương Phật pháp, đào tạo Tăng tài, xây dựng tự viện, giữ gìn giềng mối đạo pháp được bền vững. Bậc Tôn túc của Ni giới ấy là SB Diệu Không, người đã hy hiến cả đời mình cho đời lẫn đạo, SB đã lưu lại cho hậu thế một hành trạng sáng ngời cho đàn hậu học noi gương.
09/09/2014(Xem: 14107)
Hòa Thượng Thích Giác Thông, tục danh Đổ Văn Bé, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1939 tại Mỹ Hòa Hưng, Huyện Châu Thành, An Giang, Long Xuyên. Trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân Phụ là Cụ Ông Đổ Nhựt Thăng, Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn Thị Khiên, Hòa Thuợng là người anh cả trong số 6 anh em ( 3 trai, 3 gái ), được nuôi dưỡng trong một gia đình nông dân hiền lành, có truyền thống đạo đức, nên từ nhỏ Hòa Thượng đã là người sớm có tư chất hiền lương, có tâm thương người mến vật, là con có hiếu với ông bà cha mẹ.
06/09/2014(Xem: 8265)
Không biết đây là lá thư thứ mấy con đã viết mà không bao giờ gởi đi, bởi vì con biết thư có vượt ngàn dặm trùng dương bay về thì Thầy cũng vẫn không cầm đọc được, chứng bịnh Parkinson đã làm cho hai tay Thầy run nhiều quá nhưng nhân mùa Phật Đản nhớ đến Thầy, con lại muốn viết. Thời gian sau này, con vẫn theo dõi thường xuyên sức khỏe của Thầy, con buồn vô cùng, Thầy đã bị bịnh, không thoát khỏi qui luật sinh, lão, bịnh mà con thì ở xa quá, không thăm viếng cận kề Thầy được như ngày xưa nữa !
05/09/2014(Xem: 16889)
Còn đây của báu trong nhà Không là ngọc bảo, không là hoàng kim Bình thường chiếc áo tràng lam Mà sao quý vượt muôn ngàn ngọc châu! Những năm cầu thực dãi dầu Sớm mai tụng niệm, đêm thâu mật trì Dòng đời mãi cuốn con đi Về nương chốn tịnh có Thầy, có Ôn… Kinh truyền ban phát khuyên lơn
02/09/2014(Xem: 11890)
“Đầu lông trùm cả càn khôn thảy Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong” Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống. Sách Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) ghi lại cuộc đối thoại giữa ngài với Thiền Sư Bản Tịch ở chùa Chúc Thánh, nhân dịp ngài cùng với thiền sư đến nhà đàn việt để thọ trai, trên đường đi sư hỏi: Thế nào là ý chỉ của Tổ Sư? Sao thầy lại nghe theo nhân gian làm những chuyện đồng cốt mê hoặc? Bản Tịch đáp: Lời nói ấy đâu phải là không do đồng cốt giáng thần? Sư thưa: Chẳng phải là Hòa Thượng đùa bỡn con hay sao? Bản Tịch đáp: Ta chẳng hề đùa bỡn tí nào! Sư không nắm được ý chỉ của thầy bèn cáo biệt ra đi.
12/08/2014(Xem: 16607)
Cô là 1 nữ sinh trẻ nhất của Sài Gòn đã anh dũng ngã xuống trước họng súng của quân thù tàn bạo trong 1 buổi sáng mùa thu năm 1963 trước cửa chợ Bến Thành, với hàng ngàn sinh viên, học sinh và nhân dân phật tử trước cửa chợ Bến Thành. Và ngay sau đó, Thành hội sinh viên học sinh Sài Gòn đã quyên góp vận động ủng hộ xây bức tượng thờ người nữ học sinh anh hùng tuổi 15 đặt ngay công trường Diên Hồng trước cửa chính chợ Bến Thành ngày nay với sự chứng kiến của hàng ngàn người dân, phật tử thành phố và sinh viên, học sinh.
09/08/2014(Xem: 12749)
Hòa thượng Họ Đinh, húy Văn Nam, là đệ tử của cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN, pháp danh Tâm Trí, tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); nguyên quán làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Gia đình Hòa thượng có 11 người anh em, Hòa thượng là con trai thứ tư trong gia đình. Vốn sinh trưởng trong gia đình vọng tộc Nho gia, thân sinh của Hòa thượng đỗ tiến sĩ Hoàng giáp năm 21 tuổi (khoa Quý Sửu 1913, niên hiệu Duy Tân thứ 7). Nhờ ảnh hưởng sâu đậm nền giáo dục của cụ ông từ bé, vì vậy Hòa thượng rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành, trí tuệ phát triển sớm. Năm 1939, Hòa thượng đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương; năm 1940 Hòa thượng đỗ tú tài toàn phần tại Trường Khải Định - Huế (nay là Trường Quốc Học); và cùng thời gian này, Ngài được bổ làm Thư ký Tòa Khâm sứ tỉnh Thừa Thiên. Sau một năm
03/08/2014(Xem: 6836)
Lễ nhập quan được cử hành tại Bình Quang Ni tự vào lúc 18g00 cùng ngày. Lễ phúng viếng bắt đầu từ 8g00 ngày 9-7 Giáp Ngọ (4-8-2014). Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 4g00 sáng nay, 12-7 Giáp Ngọ (7-8-2014); lễ phụng tống kim quan vào lúc 6g00 sáng cùng ngày. Nhục thân cố Ni trưởng tới đài hỏa táng núi Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm lễ trà-tỳ. Tro cốt của Ni trưởng sẽ được nhập bảo tháp tại Bình Quang Ni tự. Được biết, cố NT.Thích nữ Huyền Tông thế danh Dương Thị Ngọc Cúc, sinh năm 1918 tại P.Đức Thắng, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Vì sớm giác ngộ lý vô thường, nên năm 17 tuổi (1936), Ni trưởng cùng người cô của mình là cố Ni trưởng Huyền Học quyết tâm vào Sài Gòn xuất gia với cố Ni trưởng Diệu Tịnh tại chùa Hải Ấn. Đến năm 1940, Ni trưởng được thọ giới Cụ túc tại Giới đàn chùa Vạn An (tỉnh Sa Đéc). Suốt hơn 2/3 thế kỷ tu học và hành đạo, Ni trưởng đã tham gia vào phong trào đấu tranh yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945, đấu tranh đòi quyền bình đẳng tô
31/07/2014(Xem: 14483)
An Cư Kiết Đông đã qua, Nhưng lời thuyết pháp đậm đà vẫn vương Thích Ca tái thế tình thương Thầy về giảng Pháp con nương nơi Thầy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]