Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Như Huệ, Người giữ vững mái chèo ( bài viết của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Tường Dinh diễn đọc)

08/03/201617:42(Xem: 11934)
Hòa Thượng Như Huệ, Người giữ vững mái chèo ( bài viết của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Tường Dinh diễn đọc)

 

Trưởng Lão
Hòa Thượng Thích Như Huệ

Người giữ vững mái chèo
Bài viết của TT Thích Nguyên Tạng

Do Đạo hữu Tường Dinh (Đài FM 97.4 Úc Châu) diễn đọc

 

Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi sang trang từ 1995 khi GH đầu tiên tại xứ sở này ngưng sinh hoạt vì nội bộ lục đục, chư Tôn Đức Tăng Ni trong GH và 23 tự viện thành viên trên toàn liên bang Úc, lúc đó phải ẩn nhẫn đợi chờ để xem diễn biến phức tạp của tình hình như thế nào rồi tính tiếp, mãi đến 1999 một Giáo Hội thứ 2 tại Úc đã ra đời tại Chùa Pháp Bảo, xóa tan một sự im lặng đáng sợ trước đó, cũng là làm sụp đổ hình tượng tốt đẹp bấy lâu nay mà các châu lục khác đều nức tiếng ngợi khen rằng, Úc Châu nơi ấy PGVN rất đoàn kết, rất hoàn mỹ, rất hòa hợp... chỉ có một GH. Nhưng nay mọi thứ đã đổi thay, việc gì đến đã đến, Úc Châu có 2 GH và người cầm trịch, người giữ mái chèo cho con thuyền GH thứ 2 đó không ai khác hơn là Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ.

Người viết những dòng chữ này là nhân chứng sống, nhìn thấy sự thăng trầm của GH thứ hai ngay từ ngày thành lập và bản thân được GH chỉ định giữ chức Phó Tổng Thư Ký thứ nhất của GH từ năm 1999 cho đến nay, nói như vậy để xác tín của người viết về HT Như Huệ.

Đức Trưởng Lão Như Huệ đã lãnh đạo GH Úc trải qua 16 năm gồm 4 nhiệm kỳ, tất cả Chư Tôn Đức Tăng Ni trong GH, nhất là trong Hội Đồng Điều Hành nhất tề đứng sau lưng để ủng hộ tinh thần và công việc của Ngài, một vị thuyền trưởng tài ba, lèo lái và dẫn dắt con thuyền của GH vượt qua những cơn sóng dữ. Trong 16 năm dài thăng trầm, biết bao nhiêu phiên họp để luận bàn, thậm chí có lúc tranh cãi dữ dội để đưa đến sự thống nhất mọi ý kiến để sắp xếp, tổ chức các hoạt động Phật sự chung của GH. Cũng nhờ vào tấm lòng vì đạo, đức nhẫn nhục và nội lực thâm hậu của HT Trưởng Lão mà GH và tự viện thành viên của Úc Châu đã sống chung hòa hợp và chan hòa với nhau như ánh sáng trong không gian, như nước với sữa, như răng với môi, chưa bao giờ có một sự xáo trộn hay xung đột nào, từ 23 tự viện thành viên như ban đầu lúc GH vừa thành lập, thì nay con số tự viện thành viên đã lên đến 40, là một minh chứng hùng hồn cho uy tín lãnh đạo của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng.

 

Khúc quanh đau thương nhất của GH Úc Châu đã xảy ra vào ngày 15-7-2007 khi Giáo Chỉ số 9 (xem nguyên văn) ra đời, tiếp đó vào ngày 26-9-2007 Viện Hóa Đạo trong nước và Văn Phòng 2 ở Hoa Kỳ, đã ban hành thêm Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ Số 9 (xem nguyên văn), được xem là 2 văn bản chết người, loại bỏ hoàn toàn 4 GH ở Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu. HT Tăng Giáo Trưởng Thích Huyền Tôn (Úc Châu) nói rằng "Giáo Chỉ số 9 cũng giống như một lưỡi kiếm chặt hết những bàn tay đang cùng đỡ con thuyền GH đang mắc cạn ", trong khi HT Thích Tâm Châu (Canada) và HT Thích Minh Tâm (Pháp) cho rằng sau GC9 này GHPGVNTN chỉ còn là đóng gạch vụn (xem nguyên bản). Quả thật, đó là một biến cố bi thương, làm bàng hoàng, sửng sốt cho tất cả mọi người. Nhưng với tuệ tri sáng suốt, rõ biết đường đi lối về của phiền não khổ đau, của thị phị tranh chấp, HT Như Huệ đã tuyên bố trong phiên họp định kỳ của GH cuối năm 2007 tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 7 tại Kyneton, Victoria (do TT Tâm Phương làm Trưởng Ban Tổ Chức), HT nói " Chỉ có con bỏ Mẹ, chứ Mẹ nào bỏ con, thế nhưng sự đời nay đã có khác, Giáo Hội Mẹ đã bỏ các Giáo Hội con, như kiểu Mẹ đã  xua đuổi đàn con ra khỏi ngôi nhà của Mẹ, qua Giáo Chỉ số 9 và Thông Bạch Thi Hành GH số 9 là một bằng chứng. Chưa biết các GH ở Hoa Kỳ, Canada & Âu Châu sẽ đối phó như thế nào về tình hình này, nhưng riêng GH Úc Châu trước và sau GC số 9 vẫn là một, không có gì phải thay đổi, tất cả chư Tôn Đức không nên chao đảo, vọng động hay lo lắng về bất cứ điều gì, hãy tu tập và sinh hoạt Phật sự bình thường như chưa hề có bất cứ một chuyện gì xảy ra". Rõ ràng nếu không phải là HT Như Huệ, có thể GH Úc Châu đã tan rã ngay sau GC số 9 rồi, nhưng Tăng Ni và Phật tử Úc Châu may mắn được sự lãnh đạo của Ngài mà khung trời Úc Đại Lợi lúc nào cũng được mưa thuận gió hòa, lúc nào cũng có gió mát trăng thanh. Thực tế trong 9 năm qua, từ 2007 đến nay, hai hoạt động chính của GH Úc Châu là Khóa An Cư Kiết Đông giữa năm dành cho giới xuất gia và Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu cuối năm dành cho giới Phật tử tại gia, ngày càng đông, ngày càng phát triển mạnh và đem lại niềm vui và tinh tấn tu học cho toàn thể đại chúng. Cho dù ai nói ngả nói nghiêng hay chụp mũ này nọ, nhưng ở đây, dưới sự lãnh đạo của HT Như Huệ (và nay là HT Bảo Lạc, Hội Chủ từ tháng 5-2015), hàng trăm Tăng Ni thành viên và hàng ngàn Phật tử trên toàn liên bang Úc vẫn giữ vững niềm tin và tinh thần làm việc của Giáo hội, tất cả đều đồng lòng về dưới bóng cờ năm sắc hòa hợp để tiếp tục tu tập và dấn thân hành hoạt. Nhờ sự cố vấn tinh thần và nhắc nhở của HT Như Huệ, mà Chư Tôn Đức Tăng Ni trong GH này luôn ổn định và chánh niệm trong tu tập và hoằng Pháp, sự ổn định và bình thường đó trong 9 năm qua (từ 2007-2015) xem ra như không có gì, nhưng kỳ thực sự bình thường thinh lặng đó còn hơn tiếng gầm của sư tử và còn mạnh mẽ hơn cơn sóng dữ của thủy triều dâng.

 

Sự linh hoạt và tài thao lược lãnh đạo của HT Như Huệ đã minh chứng một lần nữa khi Viện Hóa Đạo ra Thông Bạch 31 (xem nguyên văn), ngày 24/08/2008 với nội dung cáo buộc đích danh các Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại Canada, Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan và Âu Châu là “tiếm danh Giáo Hội PGVNTN”, và xác định “không thừa nhận, không chịu trách nhiệm” các Giáo Hội này. Nhân dịp GH Úc tổ chức Khóa Tu Học PP kỳ 8 cuối năm 2008 tại Morisset, Sydney (do ĐĐ Hạnh Hiếu làm Trưởng Ban Tổ Chức) HT Như Huệ đã đứng ra kêu gọi chư Tôn Đức khắp nơi lập ra Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu, đây là một sự kiện lịch sử của PGVN Hải Ngoại. Đáp ứng lời kêu gọi, chư Tôn Đức lãnh đạo 3 châu khác (Âu Châu, Mỹ và Canada) đã bay đến Úc ngay lập tức để tham dự phiên họp bàn thảo thành lập Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu. Chư Tôn Đức lãnh đạo đại diện các Châu về Úc dự gồm có: HT Thắng Hoan, HT Minh Tâm, HT Tín Nghĩa, HT Tánh Thiệt, HT Nguyên An, HT Nguyên Trí, HT Minh Tuyên, HT Như Điển, HT Nguyên Siêu, HT Thích Bổn Đạt, tại Úc có HT Bảo Lạc, HT Quảng Ba, HT Trường Sanh...và cuối cùng Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu đã ra đời trên xứ Úc với mục đích " Liên kết các Giáo Hội ở Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu để phục vụ nhân loại và dân tộc theo tinh thần Lời Mở Đầu của Hiến Chương GHPGVNTN đã minh định. Văn Phòng Điều Hợp này được điều hành bởi hàng Giáo phẩm do bốn Giáo Hội thỉnh cử, trong tinh thần hòa hợp và bình đẳng, đúng Chánh pháp và nguyên tắc yết ma truyền thống của Tăng đoàn; hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm hoằng pháp, hành đạo từ các quốc độ khác nhau để có hướng đi chung nhằm phát huy nền Phật Giáo Việt Nam nơi xứ người và mở đường cho các thế hệ kế thừa đem Phật Giáo đến với các dân tộc bản địa; bốn Giáo Hội này vẫn giữ tính độc lập về cơ cấu tổ chức, nhân sự điều hành, pháp lý và chỉ liên đới trách nhiệm trong quan hệ bình đẳng và đồng thuận".  (Xem nguyên văn của Thông Bạch sau phiên họp).

 
Phien hop thanh lap van phong dieu hop Lien Chau (42)
HT Như Huệ cùng Chư Tôn Đức lãnh đạo các Giáo Hội PGVNTN
Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc Châu tại phiên họp tại Morisset, Sydney ngày 1-1-2009 
để thảo luận việc hình thành Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu (xem thêm hình)


 

Hiện tại hệ lụy về Giáo Chỉ số 9 vẫn còn đó, bao nhiêu câu chuyện đau lòng đã, đang và sẽ còn tiếp diễn. Sự tồn vong của GHPGVNTN ai sẽ chịu trách nhiệm ? tập thể Tăng Ni, Phật tử VN ? hay chỉ vài nhân vật trong Viện Hóa Đạo ? xin Chư Tôn Đức niên cao lạp trưởng sớm nghĩ đến giải pháp để khôi phục lại GHPGVNTN, và cố nhiên vẫn chưa muộn để sửa lại những gì sai sót, đừng đợi đến lúc quá trễ rồi mới làm, e rằng không kịp nữa. Ngay bây giờ  đây (2016) trong chúng ta, thành viên của GH Liên Châu ai ai cũng vui mừng và thầm cảm ơn HT Như Huệ, HT Minh Tâm, HT Thắng Hoan, HT Bổn Đạt... đã sáng suốt, kiên định lập trường trước sao sau vậy, như lời của nhà thơ Phật tử Bùi Giáng:

" Mặc người mưa Sở mây Tần

Riêng mình vẫn giữ một lần đầu tiên".

Tất cả đều một lòng thủy chung như nhất, bảo vệ giềng mối của GHPGVNTN, sống còn cho đến ngày nay. Quả thật, từng được xem là " Quảng Nam Tứ Trụ" [i] , cho nên HT Như Huệ mới có viễn kiến của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, và là luôn giữ vững mái chèo để có thể giúp lèo lái cho con thuyền Bát Nhã của GH Liên Châu thẳng tiến đi tới... người viết mong rằng con thuyền của GH Úc Châu nói riêng và Liên Châu nói chung vẫn tiếp tục giữ lộ trình này mà thẳng tiến để mang ánh sáng Chánh Pháp vào đời, giúp đời bớt khổ được vui.

Một điều thú vị khác mà người viết lưu tâm về Đức Trưởng Lão HT Như Huệ, Ngài là người có trí nhớ như máy thu âm mp3, bằng chứng là người viết đã từng "thi đua" với Ngài trùng tuyên lại "Quy Sơn Cảnh Sách" (khoảng 12 trang A4 cả nguyên văn chữ Hán và nghĩa Việt) của Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu, đây là một áng văn bất hủ, tuyệt hay mà bất cứ một người xuất gia nào cũng phải thuộc lòng. HT Như Huệ nhớ vanh vách từng câu từng chữ trong bộ sách gối đầu giường này. Trong các dịp HT về chứng minh các khóa An Cư Kiết Đông (TV Quảng Đức đã đứng ra tổ chức 3 khóa vào 2004, 2011, 2014), mỗi sáng sớm người viết hầu trà Ngài tại phòng khách Tu Viện Quảng Đức, và đây là dịp để trắc nghiệm trí nhớ cùng với Ngài, HT Như Huệ đã xuống lệnh là mỗi người đọc một đoạn cho đến hết bài và thế là hai Thầy trò đã lần lượt trùng tuyên lại bộ Cảnh Sách, xin viết ra đây một đoạn ngắn nguyên văn chữ Hán, để đại chúng đọc cho vui " Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy. Bẩm Phụ Mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cộng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vị bội. Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô; ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá? Phụ Mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự, miến ly hương đảng, thế phát bẩm Sư. Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tranh chi đức, huýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly". Nghĩa là: "Vì nghiệp lực kết buộc mà có thân thể, thì chưa ai thoát khỏi cái lụy của hình hài. Nên bẩm thụ thể chất tiết ra của Cha Mẹ, vay mượn những yếu tố tương quan mà hợp thành. Tuy được bốn thứ đại chủng hỗ trợ, nhưng chính bốn thứ này lại luôn luôn đối nghịch lẫn nhau. Do đó mà vô thường già bịnh không hẹn với ai cả. Sớm còn tối mất, trong một sát na là qua đời khác. Khác nào sương mùa Xuân, móc sáng sớm, chốc lát đã không; cây bên bờ, dây trong giếng, đâu được lâu bền. Như ý nghĩ này nối tiếp ý nghĩ khác, chuyển biến cực kỳ mau chóng, nên trong một sát na, chuyển hơi thở đã là đời sau. Như vậy tại sao vẫn an nhiên để đời mình trôi đi một cách vô ích? Đối với Cha Mẹ thì không cung phụng ngọt ngon, đối với thân quyến cố nhiên rời bỏ xa cách, đối với đất nước không có khả năng bình trị, đối với gia tộc bỏ hết nghĩa vụ thừa kế, xa làng bỏ xóm, cắt tóc, bẩm thụ Phật pháp với Bổn sư. Như vậy lẽ đáng trong thì siêng về công phu khắc niệm, ngoài thì bủa ra đức tính hòa bình, xa hẳn trần tục, kỳ vọng giải thoát... (bản dịch của HT Thích Trí Quang, mời xem nguyên bản)

Một giai thoại khác về trí nhớ dai của HT Như Huệ là khi Thiền Sư Nhất Hạnh đến Úc giảng Pháp vào năm 1986, lúc đó HT Như Huệ có mời Thiền Sư về thăm Chùa Pháp Hoa Nam Úc, HT Như Huệ là học trò cũ của Thiền Sư ở Phật Học Đường Nam Việt (Tổ Đình Ấn Quang, Sàigòn từ 1950 đến 1956). Trong lúc hàn huyên tâm sự sau 20 năm gặp lại, HT Như Huệ đã đọc lại những bài văn, bài sám mà Ngài đã học từ thời còn ngồi trong ghế nhà trường để cúng dường đến vị Thầy cũ, quý hóa nhất là các bài này chính tác giả (Thích Nhất Hạnh) cũng không nhớ, đó là bài " Nhành lúa mới":  "Tôi tới một miền quê kề bên trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm, không thấy một  bóng người, khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Qua một đêm ngủ đỗ, sáng hôm sau, tôi trở dậy lên đường. Trong ánh nắng ban mai, đố ai biết có gì đổi khác? Nhìn vào thôn xóm, vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm nhưng dải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ đến bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lượt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên dải đồng rộng mênh mông. Trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát, trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên khắp đô thành và làng mạc, thì ở đây, người nông dân Việt Nam vẫn thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của cả một dân tộc".


HT Nhu Hue_TS Nhat Hanh

(Hình ảnh HT Như Huệ được Thiền Sư Nhất Hạnh mời đến Làng Mai, Pháp Quốc chứng minh Giới Đàn Cam Lộ vào năm 2014. Từ trái sang: SC. Chân Không, Ni sư Như Minh, HT. Minh Cảnh, Sư Ông Làng Mai, HT. Như Huệ, HT. Minh Nghĩa)


Đặc biệt nhất là bài Sám Quy Mạng của Thiền Sư Duy Sơn Nhiên biên soạn và bài dịch nghĩa mà chúng ta trì tụng trong thời công khuya lâu nay:

Quy mạng mười phương Vô Thượng Giác
  Pháp mầu vi diệu đã tuyên dương
  Thánh tăng bốn quả ba thừa độ
  Duỗi cánh tay vàng nguyện xót thương.
Ngược dòng chân tính từ lâu,
  Chúng con trôi nổi biển sầu sông mê.
 Thấy đâu lối thoát đường về, 
Bập bềnh sóng nước chưa hề đoái lui.
 Nguyên nhân hữu lậu gây rồi,
 Bao nhiêu nghiệp chướng lâu đời tạo ra.
(xin xem toàn bài ở đây):
http://quangduc.com/a2082/sam-quy-mang

CD_HT Nhu Hue nguoi giu vung mai cheo-2

 


HT Nhu Hue 3
Trưởng Lão HT Như Huệ & Tác giả Thích Nguyên Tạng

(hình chụp tại Khóa Tu Học kỳ 15 - 2015 tại Sydney)

Lâu nay nhiều người trì tụng bài sám này nhưng ít ai biết bản Việt dịch này là của Thiền Sư Nhất Hạnh đã chuyển ngữ từ năm 1950, mà HT Như Huệ đã học thuộc lòng từ năm ấy cho đến năm 1986, khi đang hoằng Pháp tại Úc, lúc nghe HT Như Huệ đọc lại, chính dịch giả, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã phải giật mình và hạnh phúc quá, xin ghi chép lại và sau đó dịch giả đã cho in lại trong Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn của Làng Mai vào năm 2000.

Chúng con xin ghi lại đôi dòng trên đây về công hạnh của Trưởng Lão HT Như Huệ như để cảm tạ tri ân và để tán dương công đức hoằng Pháp của Ngài tại Úc Châu và Hải Ngoại trong 35 năm qua. Chúng con kính mừng thượng thọ Ngài và đê đầu đảnh lễ kính chúc Ngài phước thọ an khang và hạnh nguyện độ sanh của Ngài không cùng tận.

Nam Mô A Di Đà Phật

Viết tại Tu Viện Quảng Đức, Xuân Bính Thân 2016,

TK Thích Nguyên Tạng

Phó Tổng Thư Ký 1 của Giáo Hội





[i]
Chú thích:

(*) Quảng Nam Tứ Trụ: Ám chỉ 4 nhân vật PG lừng danh một thời như là bốn trụ cột chính dùng để chống đỡ tòa nhà PG Quảng Nam, đó là:

 1/  HT Thích Như Vạn, Phó Đại Diện, kiêm Đặc Ủy Cư sĩ GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam, Trụ Trì Tổ đình Phước Lâm, Thầy Bổn Sư của cố HT Thích Hạnh Tuấn (Trụ Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, Hoa Kỳ)

2/ HT Thích Long Trí, Nguyên Phó Nội Vụ, kiêm Đặc Ủy Thanh Niên Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Quảng Nam, Trụ Trì chùa Viên Giác, Quảng Nam, đệ tử của Ngài có HT Thích Tâm Thanh (một Giảng sư nổi tiếng) và HT Thích Như Điển (Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, là Đệ Nhị Chủ Tịch HĐĐH GHPGVNTN Âu Châu hiện nay).

3/  HT Thích Chân Phát, Nguyên Đặc Ủy Tăng Sự GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam, Trụ Trì chùa Long Tuyền,(một thắng cảnh của Phố cổ Hội An) và là Giám đốc một Phật Học Viện đầu tiên của Quảng Nam trước 1975.

4/  HT Thích Như Huệ, lãnh đạo PG Úc Châu trong 35 năm qua, Ngài từng là Chánh Đại Diện GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam, Giám Đốc Trường Bồ Đề Hội An và xây dựng thành công nhiều công trình cho Phật giáo tỉnh nhà.         

 

 

 

 Trở về Trang Tang Lễ
Thanh kinh tuong niem On Nhu Hue-2Thanh kinh tuong niem On Nhu Hue-1

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2016(Xem: 11968)
Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười). Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo
22/10/2016(Xem: 7067)
Tuần lễ vừa qua, tuần lễ bi thương, tang tóc khổ đau, miền Trung các Tỉnh, của quê hương Mẹ. Nước lũ dâng cao, dân không tránh kịp, nước ngập mái nhà, hoa màu tan tác, gia súc thương vong, mạng người đói rét. Ai đã từng sanh ra và lớn lên của các Tỉnh miền Trung, đều đã trải qua những cơ cực lầm than vì cuộc sống. Thiên nhiên không ưu đãi, đất đai nứt nẻ bởi mùa hè nóng bứt, ngập nước bởi những tháng lũ mưa dầm giá rét. Hằng năm phải hứng chịu cảnh lũ lụt ngập nước. Nhưng năm nay, nước lũ dâng cao quá đặc biệt, gọi là vượt kỷ lục trong lịch sử lũ lụt miền Trung. Vừa qua lại phải chịu đựng chống chọi với sự ô nhiểm của biển từ hãng thép Formosa, giờ đây lại gánh chịu nạn lũ lụt bi thương.
04/10/2016(Xem: 17071)
Trong Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn lần thứ 9 ngày 11/8/2015 tại Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc, Đại Tăng từ 4 châu lục đã yết ma thành tựu giao phó việc tổ chức Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 10 cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada. Thừa lệnh Đại Tăng và được sự bảo trợ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada và Cộng Đồng Tăng Già tại Canada, nên chúng con mạnh dạng thừa đương việc tổ chức Phật sự thù thắng này tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, 11 Chemin Katimavik, Val-Des-Monts Quebec, J8N 5E1, Canada, trong các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 10 năm 2016.
22/09/2016(Xem: 7533)
Tiếng chuông đại hồng sớm hôm ngân nga đồng vọng giữa núi rừng trùng điệp Bà Nà kia , thức tỉnh du khách nhoài người thức dậy trong sương sớm trên núi cao, ngồi bên tách trà nhìn về Đà Nẵng, nhìn bằng Tâm để thấy rằng con người bé nhỏ li ti như những con kiến kia đang lăng xăng hoạt động trong cõi đời này, dưới phố thị lao xao, để làm gì ? Và khi chết rồi sẽ đi về đâu ? Những nghi vấn bức thiết như thế nếu có được, cũng là từ âm thanh đồng vọng xa xăm trong nỗi nhớ của chiếc xe Hon Đa một thời leo núi, một thời dấn thân cho đời cho đạo, để cho thế đạo vững vàng không chênh vênh khúc khuỷu như nếp gấp của con đường leo núi Bà Nà.
06/09/2016(Xem: 7906)
Cố Ni Sư Pháp danh Như Ngọc, húy Nhựt Thạch, tự Diệu Ngọc, hiệu Giáo Ngôn. Thế danh Trần Thị Thạch, sanh năm Kỷ Dậu 1909, tại ấp Long Bình, làng Long Đức, tổng Trà Nhiêu, tỉnh Trà Vinh. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Giác (1888 - 1945), Pháp danh Như Ý, tự Mật Tri. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Như (1889 - 1971), Pháp danh Sương Lực, tự Chơn Tâm.
01/09/2016(Xem: 7660)
HT Thích Như Điển giới thiệu Đức Trưởng Lão HT Như Huệ tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Germany, tháng 7-2015
30/07/2016(Xem: 15956)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
21/07/2016(Xem: 8710)
Bốn Giáo Hội hải ngoại, Ngài là bậc niên cao nhất Tăng Ni Việt Nam hải ngoại, Ngài là bậc Lạp trưởng nhất Sinh năm 1928 tại Cần Thơ, Nam Việt Hiện trụ 2016 tại Ca-li, Hoa Kỳ 18 tuổi thọ Phương trượng Sa Di 25 tuổi thọ Tỳ kheo cụ túc Đã hoàn tấc Cao đẳng Phật học Lại tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa Hai chương trình kết lá đơm hoa Biển trí tuệ sóng triều duy thức Chỉ ngần ấy, Ngài xứng đáng đi trước
30/06/2016(Xem: 5155)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
24/06/2016(Xem: 6196)
Hòa Nhập Ta Bà Bát Thập Tam Thượng Tôn Chánh Pháp Sáu Mươi Năm Như Như Lão Giả Như Như Thật Huệ Đắc Nào Hay Lão Chẳng Tầm Cao Tột Một Đời Thông Cửu Phẩm Đăng Soi Vạn Thuở Sáng Ngàn Năm Phật Đà Tiếp Dẫn Hương Quang Tỏa Quốc Độ Tây Phương Linh Giác Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]