Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm tình với em Hạnh Tuấn (thơ)

22/12/201506:26(Xem: 7335)
Tâm tình với em Hạnh Tuấn (thơ)

Le truy niem HT Hanh Tuan tai TV Kim Son-6 (52)



Tâm tình với em Hạnh Tuấn
 

                     Nhớ  Em! 


Anh có lỗi nhiều với em lắm 
Vì hàng ngày thiếu nhắc nhở em. 
Vừa học xong cử em trách nhiệm 
Qua Trúc Lâm lãnh đạo tinh thần 
Chưa đầy năm trù trì đặc cử 
Khiến em nặng gánh bớt vô tư. 

 

 

Thân mẫu em về cõi yên sớm 
Thân phụ em khuất bóng chiến tranh
Sư phụ em cũng đã tịch diệt 
Anh nhận em làm Pháp đệ hiền 
Em đến Mỹ năm vừa hai sáu 
Sống Từ Quang rồi lên Kim Sơn. 

 

Kim Sơn cảnh trí thật yên tịnh
Núi ngủ chung mây biển đợi chờ 
Cổ thụ lên ngôi cung quế nguyệt 
Cá kình đạp gió quét trời mơ.

 

Núi đồi Kim Sơn miền Bắc lạnh 
Áo ấm anh cho em mặc thường 
Em chăm, học chăm, tu mài miệt 
Không hề quên thiếu sót công phu.

 

Hạnh của em thật là diệu hữu 
Thắng không kiêu, thua chẳng muộn phiền 
Nhẫn nhẫn, nhường nhịn em có đủ 
Thật  hiếm trong đoàn thể Tăng thân. 

 

Nấu cơm rửa chén bàn tay khéo 
Dựng lập thất liêu, em thích làm 
Xây cất tu viện, xây tinh xá
Em nói là làm chẳng âu lo. 


Mỗi lần pháp đàn em sách tấn 
Giúp đàn em mỗi bước đi lên 
Tiếp dẫn hậu lai là chí nguyện 
Em miệt mài dịch soạn Kinh thiêng.

 

Giáo hội, Tăng đoàn em gắn bó
Gia đình Phật tử tâm cưu mang
Vai kề vai đệ huynh sát cánh 
Không từ nan quản ngại đêm ngày.

 

Dẫn độ bao người nương Tam bảo 
Danh lợi, tiếng thơm em chẳng màng
Em thường bảo những huynh đệ trẻ 
"Gieo vườn ươm phải chọn giống lành
Đáng cái định phải cho ngay thẳng 
Mỗi tư duy lắng đọng khơi trong
Mỗi lời nói, cẩn ý gạn lọc
Để việc làm nuôi dưỡng niềm vui
Cho tự thân, cho nhiều cõi giới 
Cho tự do an lạc nối dài..."

 

Mỗi khi ai giận, em nhắc nhở 
"Hãy hít sâu hơi thở nhiệm mầu 
Hãy mỉm cười, tuyệt nhiên không nói 
Đợi tâm an rồi mới luận bàn."

 

Lời khuyên của em, lời thánh trí 
Lời chư Phật, chư Tổ truyền trao
Anh, đàn em ghi tâm khắc dạ
Hướng đất lành rải xuống ngàn sau.

 

Mỗi khi anh vắng mặt tu viện 
Em chăm sóc trên dưới mọi bề 
Hướng dẫn đại chúng vui Thiền tập 
Lao tác, thể dục không lãng xao. 


Nụ cười em thản nhiên bình dị 
Tợ anh nhi, rạng rỡ trăng rằm 
Mỗi khi em cần ai hợp tác 
Em nói lời khiêm tốn thiết tha,

 

Thế nên không một ai từ chối 
Không một ai chẳng góp tay chèo. 
Các cấp kỳ cựu bậc Huynh trưởng 
Gia đình Phật tử tại Hoa Kỳ 
Tản mạn phân chia lòng rạn nứt 
Em thảo thư trình lên Chư Tôn. 
Thỉnh ấn ký gửi chư Huynh trưởng 
Mong hợp đoàn"Chị ngã em nâng"
Xúc tác tâm thư, Thầy khuyên bảo
Động cõi lòng ngàn vạn người thương. 

 

Việc giáo dưỡng tuổi già tuổi trẻ 
Em lưu tâm săn đón không ngừng 
Việc Giáo hội tự xem cốt tủy 
Khó khăn càng lắm chí kiên bền
Luận bàn nhẫn nại không mỏi mệt 
Đoàn thể việc chùa việc lợi sanh 
Trong ngoài đảm đang không danh tướng 
Mở mang canh tân đạo nghiệp lành 
Hoằng dương chánh pháp vi gia vụ
Xây dựng tương lai nếp thái bình.

 

Em hằng luôn tự mình hỷ thán:
Được làm xuất sĩ hy hữu thay! 
Tự tại an nhiên lòng thanh thản
Ngắm trăng sao vũ trụ đất trời. 
Định tuệ trau dồi trong mỗi niệm 
Đem đến niềm vui khắp mọi nhà
Hạnh khất sĩ vô nhiên chẳng bận
Bận cho người, hạnh phúc của chung 
Làm xuất sĩ khó làm mà được
Cửu nhân duyên thù thắng thiện căn. 

 

Phú quý, uy quyền hằng kinh sợ 
Thức không yên, ngủ cũng chẳng yên 
Hạnh xuất sĩ một tâm rỗng lặng
Bình bát ba y nếp thanh bần 
Sớm tối bình minh thưởng trà đạo, 
Trăng rằm soi bóng gối sao đêm. 
Soi cửa thuyền môn, trời Bát Nhã
Thế mà vui sen nở đầu mùa
Thế mà vui tình không vướng lụy 
Thênh thang mây trắng vạn màu hoa.

 

Hạnh xuất sĩ thênh thang hồ hải 
Trú không tâm, lạc pháp hiện tiền 
Xây chùa viện niềm vui trăm họ 
Đem hạnh phúc trải xuống muôn nhà, 
Tình yêu xuất sĩ rộng biển lớn 
Chứa sạch, dơ chuyển hóa diệu kỳ 
Năng lượng từ trường vô chướng ngại 
Rưới mưa lành đất thắm màu xanh. 
Gặp thuận duyên ngàn hoa mỉm nụ
Gặp nghịch duyên ẩn nhẫn chờ thời. 
Nguyện xuất sĩ đại bàng vỗ cánh 
Bay trời cao chẳng dấu lưu tình”.

 

Sanh tử đến đi chòm mây bạc 
Đỉnh non xanh biến giọt mưa chiều 
Con lạch suối, sông hồ về biển 
Biển bốc hơi nước lại lên nguồn. 

 

Ai bảo nằm yên rồi không dậy
Hạt bắp nào không hóa thân cây 
Hạt cải nào không đơm màu mạ
Giấc ngủ nào không chuyển thân sau. 
Chư Phật, Bồ tát hằng hóa hiệu 
Trong bàn tay bản nhạc du dương 
Mắt bé thơ bài ca thánh thể 
Nụ hoa cười xuân mãi hằng vương. 

 

Em thường tâm tình với huynh đệ:
Học thức mua vui trao đổi đời 
Cao học, Tiến sĩ chút phần thưởng 
Hàng trí năng, dạo chốn văn đàn. 
Nhưng xa lắm, xa nguồn diệu đạo 
Xa tỉnh thức Tịnh độ hiện tiền 
Nuôi bản ngã thêm tình vướng lụy 
Chẳng ích nhiều nếp sống tự do.

 

Một số huynh đã có bằng cấp 
Mất chí hướng rời Tổ xa Thầy 
Mai một hạnh lành, quên tuệ nghiệp 
Mang tiếng thị phi chốn cửa thiền.

 

Em đi rồi, anh mới mạnh dạn 
Nói thay lời tâm sự của em
Học chăm hành là học Giác ngộ 
Học ứng dụng pháp hạnh Từ bi
Lời tâm huyết anh thay em nói:
"Nói, chúng mình, Tăng bảo cùng nhau. 
Nói nhắn Tăng Ni và huynh đệ 
Chăm sóc nhau, huynh đệ bản thân."

 

Văn minh, kỹ thuật thông tin tốt 
Gọi cho nhau nhắc nhở thường xuyên 
Hướng tâm về công ơn Thầy Tổ 
Nhắc nhở thể dục công tác dưỡng sinh 
Đi bộ thiền hành là phép lạ 
Lễ Phật sám hối thân kiện khương 
Ngủ nghỉ điều độ là thần dược
Thong dong tự tại lọn mây hồng 
Gió nhẹ mưa bay về không lối 
Nhớ Tăng thân thương hiểu tận tình 
Tình huynh đệ như thuyền vượt sóng 
Qua đến bờ phải đủ mặt nhau
Phát đại nguyện hùng tâm dũng liệt 
Lái thuyền về vớt những tình mê."

 

Mỗi ngôi chùa quê hương xứ sở 
Mỗi Tăng thân là chốn quê nhà 
Mỗi tu viện nuôi con khôn lớn 
Dưỡng nhân tài đức hạnh thừa đương. 
"Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống muôn đời của Tổ tông"
Mái chùa chánh pháp về muôn lối 
Xây dựng tương lai xứ sở mình.

 

Chăm sóc chùa như tròng con mắt 
Chăm sóc thân, thanh thản sát na
Nương hơi thở vào ra trú tại 
Mỗi phút hoa cười thanh tịnh tâm.

 

Quẳng gánh nặng xây chùa Phật sự 
Nơi đất khách trăn trở trăm chiều 
Thiếu nhân sự, nhân tâm càng khó 
Trả nợ nần trĩu nặng bờ vai 
Huynh đệ tốt cùng nhau chia sẻ 
Khó còn hơn bay lượn hư không 
Cư sĩ tín tâm thành Tam bảo 
Khó hơn nhiều xuống biển mò trai.

 

Em đi rồi, anh đây còn ở 
Còn bao lâu ta sẽ hết lòng 
Nguyện chăm sóc thương yêu huynh đệ 
Thương hiểu nhau trợ lực thường xuyên 
"Chị ngã em nâng là huyết mạch”
Làm hướng đi lẽ sống Tăng đoàn 
Còn bao lâu anh nguyện thay thế 
Thay em mình bảo hộ Tăng thân.

 

Sơn Cư kiết giới vân tập chúng 
Tương kính Tăng thân phép lục hòa 
Nâng đỡ nhau như chùm ruột cật 
Trải tâm lành hằng thuận nhân sinh.

 

Phụng sự nhân sinh không mỏi mệt 
Hồi hướng mọi người sống vui tươi 
Hoài niệm em tình thương vô lượng 
Tình huynh đệ muôn thuở rạng ngời. 
Em hằng hữu trong hơi thở nhẹ 
Trong nụ cười vô tự an nhiên 
Mỗi bước chân, anh thấy đi với 
Đi cho em thanh thản cho em.

 

Mỗi niệm ngồi nghe hơi thở nhẹ 
Ta nghe em về trong mỗi phút giây 
Mỗi lặng yên trong chiều nắng sớm 
Ta gặp em hiện dáng thong dong.

 

Mỗi lần gặp phải bao điều khó
Ta nghe em nhắc "hãy vô tư"
Rồi em đọc bài thơ vô tự
Sắc với không khổ lạc một nhà 
Ôi! Mầu nhiệm chuông vang tỉnh thức.

 

Em cười em hát tiêu dao
Tình không bến hẹn ra vào giọt không 
Nụ tình thiêng giọt tình nồng 
Gởi em tình niệm cánh đồng tâm linh 
Hoài niệm em giọt chân tình
Chuyển về muôn hướng bình minh dậy rồi
... 
                                         
                                      Sơn Cư
                        Thích  Tịnh Từ, Sư huynh của em
                          Ngày 10 tháng 11 năm 2015
      

 

 

 

                       CHỢT GỌI 
                       Hoài Niệm Sư Em Thích Hạnh Tuấn 

 

Trăm năm chợt gọi 
Hạ về đêm đông 
Em ngồi trong nắng 
Mưa hôn nụ hồng. 

Trên sân nền cũ
Lặng nhìn hoa trôi 
Ngủ cho say ngủ
Trăng lên bên đồi
Trăm năm chợt gọi
Hạc nội kêu sương 
Tình như biển mặn
Thương thương khôn lường.

Mây vờn non thái
Bờ mộng ai tai! 
Mai ta lại gặp
Cửu hoa Liên đài. 
Sáng nay thức giấc 
Nghe chân ngựa về 
Chòm sao vụt tắt 
Thương đời Mẹ quê.

Bờ vai khẽ gọi
Con tim thở dài 
Tịnh độ quê hương 
Mãn nguyện đi về. 
Đi  không chỗ tới
Về  không chỗ về 
Em là giọt nắng 
Tự tại đi về. 
Hoá thân là bướm 
Tiền thân là hoa
Sinh tử hoa đớm
Em chừ thong dong... 


            SƠN CƯ
  Sư huynh Thích Tịnh Từ
            November 01,2015


 

 

 

                       CHỢT GỌI 
                       Hoài Niệm Sư Em Thích Hạnh Tuấn 


Trăm năm chợt gọi 
Hạ về đêm đông 
Em ngồi trong nắng 
Mưa hôn nụ hồng. 

Trên sân nền cũ
Lặng nhìn hoa trôi 
Ngủ cho say ngủ
Trăng lên bên đồi
Trăm năm chợt gọi
Hạc nội kêu sương 
Tình như biển mặn
Thương thương khôn lường.

Mây vờn non thái
Bờ mộng ai tai! 
Mai ta lại gặp
Cửu hoa Liên đài. 
Sáng nay thức giấc 
Nghe chân ngựa về 
Chòm sao vụt tắt 
Thương đời Mẹ quê.

Bờ vai khẽ gọi
Con tim thở dài 
Tịnh độ quê hương 
Mãn nguyện đi về. 
Đi  không chỗ tới
Về  không chỗ về 
Em là giọt nắng 
Tự tại đi về. 
Hoá thân là bướm 
Tiền thân là hoa
Sinh tử hoa đớm
Em chừ thong dong... 


            SƠN CƯ
  Sư huynh Thích Tịnh Từ
            November 01,2015






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6537)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 4870)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6208)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5744)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5046)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5980)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5495)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5317)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4861)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5111)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]