Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không còn được gặp lại Thầy nữa

08/12/201506:19(Xem: 7583)
Không còn được gặp lại Thầy nữa

 

KHÔNG CÒN ĐƯỢC GẶP LẠI THẦY NỮA
Bài tưởng niệm HT Hạnh Tuấn
của Bùi Văn Đức ( anh ruột của  Thầy)
 

 

Sáng hôm ấy 30/10/2015, lúc 5g30 cháu của sư cô Hạnh Tịnh đến báo tin “Chú ơi! Thầy Hạnh Tuấn chết do bị tai nạn”. Tin đến bất ngờ khiến tôi bàng hoàng sửng sốt, không tin vào tai và mắt mình.

Thầy ra đi thật rồi sao? Mới tâm sự cùng Thầy qua mail vào lúc 7giờ 59 phút ngày 04/10/2015, Thầy vẫn mạnh khoẻ và tiếp tục con đường tu học để phụng sự cho đạo pháp, tôi rất mừng. Thế mà sau 27 ngày huynh đệ gặp nhau, Thầy lại vĩnh viễn ra đi, vĩnh biệt gia đình, đạo hữu bỏ lại sau lưng bao ước mơ còn dang dở; bỏ lại những khát vọng cháy bỏng mà Thầy đang ôm ấp thực hiện bấy lâu. Sau gần một tháng Thầy ra đi khiến tôi bàng hoàng, giờ tỉnh lại, hồi tưởng viết về Thầy- người anh em ruột của gia đình chúng ta.

Anh em chúng mình sinh ra và lớn lên trong gia đình có 11 người con, Chú (Thầy) là người con thứ 8. Ngày ấy…, thuở thiếu thời sống tại làng Giáo Đông, xã Lộc Xuân, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, sống trong mái nhà tranh đơn sơ, cột và phên bằng tre được Cha kể lại sau lúc Thầy Quy y Tam Bảo“…Hạnh Tuấn (Bùi Cống)- khi Mẹ “bay” sinh ra, vừa lọt lòng Mẹ trong chốc lát đã tắt thở rồi chết lịm, lúc đó cũng may, mà ông mụ đỡ đẻ là ông Chín Trước đã cầm đôi chân xách ngược lên để đầu chúc xuống phía dưới đất, lấy tay tát vào mông ba cái thì Hạnh Tuấn lại cất tiếng khóc oe, oe, oe! Rồi sống lại. Rứa là Cống lại tái sinh làm người vào gia đình mình lần nữa để góp phần đạo hóa chúng sanh…”.

Và phải chăng nghiệp duyên đến với gia đình chúng ta, cũng từ đó Cha bắt đầu đi chùa tìm đến với Phật giáo ở chùa đầu làng Giáo Tây bên cạnh làng Giáo Đông cùng với ông Hương Lý. Và cũng từ đó, cho đến tuổi thiếu niên, học lớp 5 anh em chúng ta cùng theo Cha lên chùa lễ Phật; và cũng từ đó, người mãi đi theo con đường tu tại gia cho đến khi từ giã cõi đời. Đây, là điều đặc biệt mà dòng họ Bùi thôn Giáo Đông chưa có tiền lệ và Cha cũng là người đầu tiên trong dòng tộc quy y Tam Bảo, sinh hoạt ở các chùa Giáo Tây, rồi chùa Mỹ An huyện Đại Lộc rồi quy y Tam Bảo với pháp danh Như Giáo. Cũng từ đó, hình ảnh của Người là tấm gương cho con cháu noi theo, đi chùa lễ Phật tìm đến sự bình yên, an lạc trong cuộc đời.

Dẫu rằng, do hoàn cảnh chiến tranh, do bom đạn ngôi chùa làng Giáo Tây giờ đây không còn nữa, nhưng dấu ấn của thời niên thiếu đã in sâu vào ký ức mà chắc tôi không bao giờ quên mỗi khi nhắc tới hoặc mỗi lần đi qua đầu làng Giáo Tây khi về thăm quê, cho dẫu trên mảnh đất ấy giờ đây ngôi chùa không còn nữa do chiến tranh tàn phá.

Nghiệp duyên đến, Thầy tiếp tục tham gia sinh hoạt gia đình Phật tử ở chùa Mỹ An, Đại Lộc cùng với Chú Dũng (Như Hùng ) con bác Hương Ba, Anh Bảy (con Bác Tánh). Để rồi vào năm 12 tuổi đang học lớp 7 (1968) Thầy xin Cha Mẹ đi xuất gia đến Tổ đình Phước Lâm, thị xã Hội An dưới sự dìu dắt của Hòa thượng Thích Như Vạn. Chia tay gia đình, lúc bấy giờ tôi đang ở Đà Nẵng, lá thư Thầy gởi cho tôi trong  những ngày đầu xuất gia có đoạn: “…Em ước mong cho quê hương không còn chiến tranh, mọi người được sống trong hòa bình, được tự do ngắm đêm trăng thanh bình không còn cảnh bom rơi đạn nổ, không còn cảnh tang thương chết chóc…” Tiếc là lá thư đó giờ không còn nữa. Khát vọng với việc tu học; không dừng lại, được sự giáo huấn của các Sư phụ, Thầy tiếp tục đến Thành phố Huế, Nha Trang, Sài gòn tu và học tập, nhằm trang bị kiến thức để hầu phụng sự đạo pháp.   

 Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước, sau năm 1975, người tu sĩ lúc bấy giờ rất khó khăn trong việc tu hành và học tập, nhưng với ước mơ và khát vọng cháy bỏng của mình, Thầy đã chọn con đường đi ra nước ngoài để học tập. Cuộc trường chinh này đầy cam go, nhưng với lòng nhiệt huyết, khát vọng cháy bỏng, ước mơ và hoài bão của người tu sĩ trẻ (lúc bấy giờ tuổi đời vừa 28), Thầy cũng đến được Indonesia năm 1984.

      Thư gởi từ trại tỵ nạn Indonesia ngày 20/8/1984, Thầy viết:

 

  

HT Hanh Tuan va gia dinh (2) 

 

  

Với ngôi chùa Kim Quang Pulau Galang II- Indonesia mà Thầy cùng đạo hữu xây dựng tại đó cũng là dấu ấn đầu tiên đi tìm về với chân lý của Đức Phật trên bước đường vạn dặm dấn thân phấn đấu không ngừng.

 

  

                                 HT Hanh Tuan va gia dinh (3)

Thầy Hạnh Tuấn trong ngày Lễ Khánh Thành Chùa Kim Quang tại đảo tỵ nạn Gallang 2 -Indonesia, một ngôi Chùa mà Thầy đã tận tâm dốc sức tạo dựng cùng với đồng bào Phật tử VN tỵ nạn.

Tạm ổn định và được sự bảo trợ của các Thầy đi trước, tháng 6/1985 Thầy đến được San Francisco- Hoa kỳ tiếp tục tu học ở chùa Từ Quang rồi thi đậu vào trường Đại học Harvard University, học Cao học, tốt nghiệp Thạc sĩ về Tôn giáo tỷ giảo. Không dừng lại ở đó, Thầy tiếp tục thi vào trường Đại học University of California of Berkeley, Hoa Kỳ  học chương trình Tiến sĩ 9 năm với luận án Tiến sĩ “Kinh khắc bản gỗ- Tinh hoa của Tam Tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam” vào thời của đức Phật Thích Ca mà sau 2559 năm đến nay nhân loại vẫn còn lưu giữ. Rồi tu học ở Tu viện Kim Sơn, California; Chùa Trúc Lâm Chicago, Hoa Kỳ.

Sau bao năm đi xa, ngày trở về thăm lại quê hương nơi lưu dấu chân đầy ắp kỷ niệm thời niên thiếu, thăm lại gia đình, bà con sau bao năm sống nơi đất khách quê người, lòng Thầy vẫn nặng trĩu ân tình như có cái gì đó mình chưa làm được cho mọi người trước lúc chia tay. Vẫn mối ân tình sâu nặng với gia đình qua lá thư gởi về thăm gia đình sau khi tạm biệt quê hương trở lại Hoa Kỳ tiếp tục con đường tu học.

 “…Sau nhiều năm sống với lý tưởng, em nhận ra rằng tình cảm Cha mẹ, anh chị em ruột thịt không gì bằng được. Nghĩ lại, hồi tưởng lại lần về vừa qua em thấy mình mất mát vì không ở nhà lâu hơn để được tắm gội trong tình thương thiêng liêng vô bờ của Cha mẹ và anh chị em.

Trời bên này đang vào Đông, cái lạnh ở thành phố San Francisco không khắc nghiệt như các nơi ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ; ở bên này em không thiếu chăn, áo để mặc cho ấm, nhưng chắc là em không có Cha mẹ, anh chị em bên cạnh - Cái thiếu thốn đó đủ khiến em thấy lòng mình se thắt lại, dẫu rằng ngoài kia có hàng trăm người qua lại trên đường phố…” (Trích thư gởi từ San Francisco, Hoa Kỳ ngày 16/11/1996).

Nặng lòng với quê hương, ngày trở về, cảm thông cho những mảnh đời bất hạnh của học sinh Trường Mù Nguyễn Đình Chiểu Quảng Nam Đà Nẵng khi đến thăm, nhìn sinh hoạt của các em còn thiếu thốn, Thầy đã tặng những chiếc mền cho các em học sinh mù nhằm giúp các em ấm lòng trong những lúc trời giá rét.




HT Hanh Tuan va gia dinh (1)
Thầy thăm gia đình anh Đức tháng 2/2013- Xuân Quý Tỵ

 

HT Hanh Tuan va gia dinh (4)

 

   Thầy tặng mền cho học sinh trường Mù Nguyễn Đình Chiểu QN - Đà Nẵng- 1996



  

 Với những mét đường bê-tông đúc giữa đường làng; những cây trụ điện bê-tông cốt thép được Thầy hỗ trợ để dựng quanh đường làng thay thế những cây trụ bằng tre ở thôn Giáo Đông quê nhà, nơi những bước chân Thầy đã đi qua vào thời trẻ dại, hầu tránh sự nguy hiểm do sự cố về điện.

Tuy những việc làm đó bây giờ trở thành dĩ vãng và vật chất cũng dần dà biến đổi theo dòng thời gian nhưng cũng cho thấy tình cảm với quê hương, với cộng đồng, muốn làm gì có thể làm được để góp phần mang lại niềm vui nhỏ nhoi cho mọi người. Đặc biệt, những xuất tiền của những đạo hữu có lòng hảo tâm thiện nguyện mà Thầy mang về thành phố Hồ Chí Minh mổ mắt cho những người mù giúp họ nhìn thấy ánh sáng sau những năm tháng dài bị mù lòa, tưởng chừng như tuyệt vọng không còn nhìn được ánh sáng, nhìn mặt người thân…

Giờ đây, Thầy không còn nữa, Thầy là hiện thân Bồ tát giúp đời, cứu độ chúng sinh. Hình ảnh và phong cách sống của Thầy là tấm gương đạo hạnh mà tôi vẫn được ảnh hưởng trong suốt cả hành trình sống, làm việc lo cho bản thân, gia đình, góp phần nhỏ nhoi mang lại hạnh phúc cho xã hội. Thầy là biểu tượng cho đức tính khiêm tốn, giản dị, bình an, tự tại trên khắp các nẻo đường mà Thầy đã đi qua. Dường như Thầy đã “nhận ra bản chất  cuộc đời, tâm sẽ  bình yên”.

Thầy ơi, mỗi lần về thăm quê hương bây giờ, ngang qua đường làng, ngõ xóm ngày xưa, dấu chân thời thơ dại của anh em mình như còn gõ vang vọng đâu đó và ngôi chùa xưa nơi Thầy đã từng hát vang bài ca Sen trắng trong tình lam dịu hiền êm ái và đâu đó vẫn vang vọng “Tôi yêu màu lam”. Ngẩng nhìn trời quê hương mây trắng bay, biết vô thường sinh diệt là lẽ thường, là sắc sắc không không mà lòng tôi không nguôi thương nhớ về Thầy, vừa tình cốt nhục, vừa ngọn đèn soi bước cho tôi đi vượt qua bao thác, bao ghềnh của một thời quê nhà ngút trời bom đạn chiến tranh và rồi sẽ đi hết quãng đời còn lại; nỗi đau nhân thế, Thầy ơi! Không thể nói hết thành lời.

Nói sao cho hết nỗi lòng trước mất mát quá lớn lao này của anh chị em, con cháu trong gia đình, dòng tộc; vẫn biết sinh tử là lẽ thường của cuộc đời nhưng Thầy ơi! Trước lúc phân ly, mất mát quá lớn lao này lòng tôi quặn đau như muối xát; những đạo hữu ở quê nhà khi nghe tin Thầy bị mất cũng vô cùng ngỡ ngàng thương tiếc và cùng đi về Tổ đình Phước Lâm, thành phố Hội An để dự lễ truy điệu và cầu nguyện tiễn đưa Thầy Cao đăng Phật quốc.

Tôi cũng nén đau thương vội vã làm hồ sơ đi vào thành phố Hồ Chí Minh xin phỏng vấn khẩn cấp để sớm đến được Chùa Trúc Lâm, Chicago, Hoa Kỳ kịp dự lễ tang và cung tiễn Giác linh Thầy Cao đăng Phật quốc; nhưng không được Lãnh sự quán Hoa Kỳ chấp thuận khiến tôi bàng hoàng sửng sốt, đành ôm gói trở về mà lòng đau khôn xiết kể, đất trời như muốn sụp đổ. Biết nói sao cho hết Thầy ơi! Nỗi đau này ai thấu hiểu? Hình ảnh của Thầy giờ này vẫn mãi quấn quít bên tôi chưa rời xa được. Bây giờ thì Thầy đã vĩnh viễn ra đi nhưng nguyện vọng đến viếng Thầy trong tôi vẫn canh cánh bên lòng không lúc nào nguôi; tôi cũng sẽ vẫn tiếp tục làm hồ sơ đi tiếp và còn đi nữa dẫu cho có gặp nhiều trở ngại. Hy vọng đến mồng 2 tết năm Bính Thân, nhằm ngày 09/02/2016 sẽ đến được Chùa Trúc Lâm, Chicago viếng được Thầy.

         Hằng nguyện cầu Tam Bảo Như Lai gia hộ để Thầy sớm siêu thoát về miền Cực lạc và Thầy ơi! Thầy hãy tiếp tục trở lại trần gian để hóa độ chúng sinh, vì giờ đây có biết bao nhiêu người đang cần sự giáo hóa của Thầy để tìm sự bình yên, an lạc trong cuộc sống còn quá nhiều những lo toan, phiền muộn ở cõi Ta bà này.


Viết từ Đà Nẵng ngày 1/11/2015

          Vĩnh biệt Thầy!

Bùi Văn Đức – ĐT 0935 216 726


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2013(Xem: 18212)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 7649)
Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là Tú Tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hòa Nghị . Năm 20 tuổi, Ngài lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hòa, (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện). Năm 31 tuổi, Ngài lều chõng vào trường thi Hương Bình Định và đỗ Tú Tài. Ba năm sau, Ngài lại đỗ Tú Tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, Ngài giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt.
03/02/2013(Xem: 6477)
Tuệ Sỹ là ai mà thơ hào sảng, hùng tâm tráng khí như thế ? Tuệ Sỹ quê Quảng Bình, sinh năm 1943, nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết học về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ.
20/01/2013(Xem: 5957)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 6514)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 7105)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 6922)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 11124)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 6183)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
22/09/2012(Xem: 6744)
Ni sư Thích Nữ Như Phụng nguyên là viện chủ chùa Long Vân , sinh tiền Ni sư là cố vấn ni chúng chùa Long Vân , làm Hóa chủ trường hạ trong 6 năm , trưởng phòng châm cứu từ thiện của chùa,thành viên mặt trận tổ quốc xã Tam Phước , trưởng bếp cơm từ thiện Bệnh viện đa khoa Long Thành. Suốt cả cuộc đời ni sư tận tụy cho sự nghiệp tu hành và hoằng dương Đạo pháp , một lòng chuyên tâm Niệm Phật A Di Đà , công quả viên mãn Ni sư an nhiên tự tại vãng sanh trong lúc đứng Niệm Phật cùng đại chúng trên Đại hùng bảo điện không gian tràn ngập hương cúng dường thanh tịnh .Sau khi làm lễ trà tì ngài để lại rất nhiều xá lợi minh chứng cho công đức tu hành tinh nghiêm của một vị cao ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]