Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cung tiễn Thầy về cảnh Tây Phương

07/12/201521:38(Xem: 8914)
Cung tiễn Thầy về cảnh Tây Phương


thichhanhtuan
 
 CUNG TIỄN THẦY VỀ CẢNH TÂY PHƯƠNG

 

Sáng 19 tháng 9 âm lịch, sau giờ chấp tác để chuẩn bị cho lễ vía đức Bồ tát Quán Thế Âm, tôi nhận được điện thoại của quý Thầy báo tin Thượng tọa Thích Hạnh Tuấn đã mãn duyên trần thế sau khi thọ nạn tại Hoa Kỳ. Thượng tọa Thích Hải Tạng từ Quảng Trị cũng điện vào hỏi tin ấy có thật không? Và tôi thưa: “Chờ con hỏi thăm tin tức quý Thầy lớn xem sự tình thực hư như thế nào?”.

Sau gần một tiếng đồng hồ liên lạc vì máy bận, tôi được Thượng tọa Thích Đồng Mẫn xác nhận tin ấy đúng là sự thật và Thượng tọa Hạnh Tuấn đã qua đời vì sự cố nổ bình ga. Quả thật là một tin đột ngột đầy thương cảm. Dẫu biết rằng trên thế gian này không có việc gì là không thể xảy ra, nhưng không ngờ sự việc thương tâm như thế lại xảy ra với một người con tài hoa của quê hương xứ Quảng.

Trong những tháng ngày hành điệu, tôi thường được Hòa thượng Bổn sư cũng như chư Tôn Đức thường nhắc đến cái tên Thầy Hạnh Tuấn. Mỗi khi nhắc đến tên Thầy thì chư Tôn Đức dành rất nhiều tình cảm và khen ngợi sự chịu khó cầu tiến học hỏi của Thầy. Từ một nông Tăng nơi xứ Quảng, Thầy vượt biên sang Mỹ và phấn đấu học để vào Đại học Harvard, một trường Đại học danh tiếng của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Vì thế, Thầy là niềm tự hào và là niềm kỳ vọng vào sự kế thừa mà chư Tôn Đức trong Môn phái tại quê nhà cũng như hải ngoại gởi gắm.

Năm 1998, Hòa thượng Bổn sư lâm trọng bệnh, tôi từ Đà Lạt về chăm sóc. Cũng dịp này, Thượng tọa Hạnh Tuấn từ Mỹ về đi khảo cứu ván khắc các chùa miền Trung và miền Bắc để làm luận án Tiến sĩ. Thượng tọa đã đến Viên Giác thăm Thầy chúng tôi và lần đầu tiên tôi diện kiến Thượng tọa. Từ đó, thỉnh thoảng mỗi lần có dịp về quê, Thượng tọa đến thắp hương Thầy chúng tôi và thăm hỏi tình hình sinh hoạt của chùa, động viên chúng tôi phấn đấu trên con đường tu học. Tình cảm của Thượng tọa ân cần gần gũi như một người anh trưởng, luôn quan tâm nhắc nhở đến các em thơ dại.

Năm 2007, để có kinh phí góp phần vào việc đại trùng tu Tổ đình Chúc Thánh, Thượng tọa đã bảo lãnh Thượng tọa Đồng Mẫn và tôi sang Mỹ, tháp tùng phái đoàn hoằng pháp Châu Âu của Hòa thượng Thích Như Điển để vận động tài chánh. Mọi việc sắp xếp đều do Hòa thượng Như Điển và Thượng tọa chủ trì; Thượng tọa Đồng Mẫn đọc Tâm Thư kêu gọi của Hòa thượng Thích Trí Giác, Trưởng Môn phái Chúc Thánh và tôi có nhiệm vụ thuyết trình Lịch sử Thiền phái Chúc Thánh. Gần 3 tháng tại Mỹ, tôi có thời gian gần gũi, hiểu biết thêm về sự tu học và hành hoạt của Thượng tọa nhiều hơn.

Đứng về mặt Giáo Hội, Thầy đã dốc hết tâm huyết để xây dựng nên GHPGVNTN Hoa Kỳ. Năm 1991, Thượng tọa phát nguyện cầu pháp với Đức Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu và được Hòa thượng ban cho pháp hiệu Hải Như. Đồng thời, Hòa thượng cũng ân cần khuyến tấn Thượng tọa cố gắng vận động chư Tăng Ni tại Hoa Kỳ ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung, yểm trợ cho những Phật sự tại quê nhà. Thượng tọa đã lãnh thọ lời di huấn của Đức Đệ tam Tăng Thống và đã làm tròn bổn phận của một người đệ tử. Sau khi Đại hội thành lập GHPGVNTN Hoa Kỳ thành công vào tháng 9 năm 1992, vì muốn dành nhiều thời gian cho sự nghiên cứu tu học, Thượng tọa đã không đảm nhận chức vụ nào trong Giáo hội. Mãi đến năm 2006, Thượng tọa đảm nhiệm trụ trì Chùa Trúc Lâm tại Chicago và năm 2008 mới giữ chức vụ Tổng vụ trưởng tổng vụ Thanh niên thuộc GHPGVNTNHK.

Đứng về Môn phái Chúc Thánh, Thầy đã đóng góp công sức rất nhiều. Đặc biệt trong việc vận động trùng tu Tổ đình Chúc Thánh vào năm 2007, Thầy đã vất vả ngược xuôi hai miền Nam, Bắc Cali để chuẩn bị cho các buổi tiệc chay gây quỹ. Trong việc thành lập môn phái Chúc Thánh tại Hải ngoại, Thầy là một nhân tố tích cực và cũng đã một lần tổ chức Lễ giỗ Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo tại Chùa Trúc Lâm để chư Tăng Ni trong Tông môn có dịp ngồi lại với nhau. Quý Hòa thượng trong Tông môn ai cũng đều thương yêu quý mến Thầy. Hòa thượng Như Huệ đã từng mời Thầy sang Úc hành đạo và sẽ kế thừa Ngài trụ trì chùa Pháp Hoa; Cố Hòa thượng Thích Như Thọ cũng đã có lần tâm sự, sẽ giao cho Thầy Trụ trì chùa Bửu Đà nếu như sau này Thầy trở về quê hương hành đạo. Nhưng có lẽ Phật bổ xứ Thầy ở Mỹ để hướng dẫn tinh thần cho đồng bào Việt tha hương và Thầy đã tận tụy với trách nhiệm của mình cho đến ngày mãn duyên trần thế.

Đối với Tổ đình Phước Lâm, nơi Thầy sơ tâm xuất gia học đạo, Thầy luôn ưu tư khắc khoải cho việc xây dựng lại ngôi Già lam lịch sử. Thỉnh thoảng, trong điều kiện có thể của mình, Thầy đã gởi về trợ duyên cùng với Thượng tọa trụ trì Thích Hạnh Hoa chỉnh trang chốn Tổ ngày một khang trang hơn.

Với chúng tôi, Thầy luôn có một sự quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ mối nhân duyên sâu đậm trước đây giữa Hòa thượng Bổn sư của tôi với Thầy. Tôi nhớ vào năm 2003, tôi được Hòa thượng Thích Như Điển bảo lãnh sang Đức để dự Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và bổ nhiệm Thầy Hạnh Tấn trụ trì chùa Viên Giác. Trong một phiên họp nội bộ chư Tăng Ni môn phái (chủ yếu là môn hạ chùa Viên Giác tại Đức) và có Thầy tham dự. Thượng tọa Như Điển có nói: “Năm nay tôi cử Thầy Hạnh Tấn làm Trụ trì chùa Viên Giác và tôi lui về ngôi Phương trượng. Đối với chùa Viên Giác tại Hội An cũng vậy, Sư phụ giao cho tôi Trụ trì nhưng tôi không về được, nên nay tôi mời Như Tịnh sang để truyền trao việc Trụ trì chùa Viên Giác.”

Chư Tăng lúc đó đều tán đồng và không có ý kiến gì, chỉ có Thượng tọa Hạnh Tuấn đứng lên phát biểu: “Thượng tọa giao việc Trụ trì cho Thầy Như Tịnh cũng tốt. Tuy nhiên, Thầy Như Tịnh còn quá trẻ và còn phải đi học, rồi việc trùng tu sửa sang tự viện thì ai là người sẽ đứng ra lo?”

Lúc đó Thượng tọa Như Điển có nói: “Tôi lên ngôi Phương trượng tại Viên Giác, Đức quốc thì dĩ nhiên cũng là Phương trượng Viên Giác tại Hội An, vì thế việc sửa sang chùa Thầy Tổ thì tôi phải có trách nhiệm gánh vác, xin Thầy yên tâm”.

Qua lời phát biểu của Thượng tọa, tôi cảm nhận được những tình cảm ưu ái và quan tâm không những đối với cá nhân tôi mà đối với sự phát triển của chùa Viên Giác tại Hội An trong tương lai. Trong lần tổ chức Lễ giỗ Tổ Minh Hải Pháp Bảo được tổ chức tại Chùa Trúc Lâm, Thượng tọa cũng có nhã ý mời tôi sang thuyết trình về Thiền phái Chúc Thánh. Tuy nhiên, chưa hội đủ nhân duyên nên không tái ngộ cùng Thầy tại Chùa Trúc Lâm, Chicago. Lần cuối cùng tôi gặp Thượng tọa là trong dịp dự Lễ khánh thành Cực Lạc Cảnh Giới Tự tại Chaingmai, Thái Lan. Những năm sau này, nghe chư huynh đệ nói Thượng tọa giao chùa Trúc Lâm cho Thầy Thông Viên chăm sóc, còn Thượng tọa lập Tịnh thất Trúc Lâm để ẩn tu và nghiên cứu Phật học.

Thế rồi, buồn thay! Vô thường chợt đến, Thầy đã giã từ tất cả để trở về với cảnh giới an nhiên tự tại. Kể từ đây, con đường xưa phố Hội, nơi đã từng lưu dấu biết bao kỷ niệm ngày nào, không còn được đón bước chân Thầy về thăm lại. Tăng Ni trong Tông môn không còn có cơ hội được nhìn thấy tôn dung Thầy nữa. Và, bao nhiêu sự kỳ vọng của lớp hậu học chúng con đã từng gởi gắm ở nơi Thầy, một bậc Thầy đi trước, mà mỗi một lần nghĩ đến là mỗi một niềm kính ngưỡng, tự hào …Ôi thôi, coi như đã lịm tắt từ đây!

Viết đến đây, tôi chợt nhớ lại, có một lần nghe Thầy giảng. Thầy nói rằng: “Là người con Phật, chúng ta ai cũng có tâm nguyện sanh về Cảnh giới Tây phương của Đức Phật A Di Đà. Thế mà khi chúng ta bỏ thân ở cõi Ta Bà để sanh về Tịnh Độ thì đáng lý mình phải vui, phải chúc mừng mới đúng, chứ sao lại thành kính phân ưu, khóc lóc thở than….” Tinh thần tu và học Phật của Thầy là như thế. Hy vọng giờ nầy, Thầy sẽ thanh thản mỉm cười nơi cõi Tịnh.

Thầy ơi, vẫn biết đó là niềm vui, là sở nguyện của Thầy, nhưng lòng con sao bỗng thấy nghẹn ngào …!

Cung kính tiễn biệt Thầy!

Chùa Viên Giác, đêm 23 tháng 9 năm Ất Mùi (4/11/2015)

Hậu học Như Tịnh  kính ghi.

 

Ý kiến bạn đọc
07/12/201511:50
Khách
Nguyện cầu Giác Linh của Cố Thượng Tọa Trụ trì chùa Viên Giác
Cao Đăng về Phật Quốc
Nam Mô tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2016(Xem: 10303)
Khoảng 22h55 tối 4/11, đại thụ của làng cải lương qua đời tại nhà riêng ở TP HCM sau thời gian điều trị bệnh nan y, hưởng thọ 81 tuổi.
24/10/2016(Xem: 12656)
Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười). Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo
22/10/2016(Xem: 7169)
Tuần lễ vừa qua, tuần lễ bi thương, tang tóc khổ đau, miền Trung các Tỉnh, của quê hương Mẹ. Nước lũ dâng cao, dân không tránh kịp, nước ngập mái nhà, hoa màu tan tác, gia súc thương vong, mạng người đói rét. Ai đã từng sanh ra và lớn lên của các Tỉnh miền Trung, đều đã trải qua những cơ cực lầm than vì cuộc sống. Thiên nhiên không ưu đãi, đất đai nứt nẻ bởi mùa hè nóng bứt, ngập nước bởi những tháng lũ mưa dầm giá rét. Hằng năm phải hứng chịu cảnh lũ lụt ngập nước. Nhưng năm nay, nước lũ dâng cao quá đặc biệt, gọi là vượt kỷ lục trong lịch sử lũ lụt miền Trung. Vừa qua lại phải chịu đựng chống chọi với sự ô nhiểm của biển từ hãng thép Formosa, giờ đây lại gánh chịu nạn lũ lụt bi thương.
04/10/2016(Xem: 17203)
Trong Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn lần thứ 9 ngày 11/8/2015 tại Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc, Đại Tăng từ 4 châu lục đã yết ma thành tựu giao phó việc tổ chức Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 10 cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada. Thừa lệnh Đại Tăng và được sự bảo trợ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada và Cộng Đồng Tăng Già tại Canada, nên chúng con mạnh dạng thừa đương việc tổ chức Phật sự thù thắng này tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, 11 Chemin Katimavik, Val-Des-Monts Quebec, J8N 5E1, Canada, trong các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 10 năm 2016.
22/09/2016(Xem: 7630)
Tiếng chuông đại hồng sớm hôm ngân nga đồng vọng giữa núi rừng trùng điệp Bà Nà kia , thức tỉnh du khách nhoài người thức dậy trong sương sớm trên núi cao, ngồi bên tách trà nhìn về Đà Nẵng, nhìn bằng Tâm để thấy rằng con người bé nhỏ li ti như những con kiến kia đang lăng xăng hoạt động trong cõi đời này, dưới phố thị lao xao, để làm gì ? Và khi chết rồi sẽ đi về đâu ? Những nghi vấn bức thiết như thế nếu có được, cũng là từ âm thanh đồng vọng xa xăm trong nỗi nhớ của chiếc xe Hon Đa một thời leo núi, một thời dấn thân cho đời cho đạo, để cho thế đạo vững vàng không chênh vênh khúc khuỷu như nếp gấp của con đường leo núi Bà Nà.
06/09/2016(Xem: 7993)
Cố Ni Sư Pháp danh Như Ngọc, húy Nhựt Thạch, tự Diệu Ngọc, hiệu Giáo Ngôn. Thế danh Trần Thị Thạch, sanh năm Kỷ Dậu 1909, tại ấp Long Bình, làng Long Đức, tổng Trà Nhiêu, tỉnh Trà Vinh. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Giác (1888 - 1945), Pháp danh Như Ý, tự Mật Tri. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Như (1889 - 1971), Pháp danh Sương Lực, tự Chơn Tâm.
01/09/2016(Xem: 7869)
HT Thích Như Điển giới thiệu Đức Trưởng Lão HT Như Huệ tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Germany, tháng 7-2015
30/07/2016(Xem: 16093)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
21/07/2016(Xem: 8793)
Bốn Giáo Hội hải ngoại, Ngài là bậc niên cao nhất Tăng Ni Việt Nam hải ngoại, Ngài là bậc Lạp trưởng nhất Sinh năm 1928 tại Cần Thơ, Nam Việt Hiện trụ 2016 tại Ca-li, Hoa Kỳ 18 tuổi thọ Phương trượng Sa Di 25 tuổi thọ Tỳ kheo cụ túc Đã hoàn tấc Cao đẳng Phật học Lại tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa Hai chương trình kết lá đơm hoa Biển trí tuệ sóng triều duy thức Chỉ ngần ấy, Ngài xứng đáng đi trước
30/06/2016(Xem: 5310)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 , ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 ,ISBN: 978-0-9945548-4-0 Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]