- HT Thích Hạnh Tuấn Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, Viên Tịch Thọ 60 Tuổi
- Tiểu sử Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn
- Early-morning fire at Freeport home
- Thầy Đi Vội Quá Như Sao Lạc
- Điện Thư Phân Ưu
- Bên di ảnh Thầy
- Thơ Văn Tưởng Niệm HT Thích Hạnh Tuấn
- Tháng 7 năm tới Kim Sơn vắng bóng Thầy
- Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh Thích Hạnh Tuấn
- Đường đi vô hạn, nhớ người xưa
- Ban Tang Lễ
- Ban Tổ Chức Tang Lễ
- Chương Trình Lễ Tang
- Nhạc phẩm: Cảm Niệm Ân Sư
- HT Thích Hạnh Tuấn, bông mai quý trong vườn xuân đạo hạnh
- Thư gởi từ Phialdelphia
- Lửa Rực Tầng Mây
- Dự thảo về tập Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Hạnh Tuấn
- Thương Thầy Hạnh Tuấn
- Tổ chức lễ tưởng niệm HT Thích Hạnh Tuấn
- Rừng Trúc Xưa Nay Tịch Mịch
- Một Người Đã Ra Đi: Thượng Tọa Hạnh Tuấn
- Vài kỷ niệm về người bạn cũ
- Hình Lễ Tấn Phong Giáo Phẩm Hòa Thượng
- Video: Lễ Tưởng Niệm HT Thích Hạnh Tuấn
- GĐPT Quảng Đức tổ chức Lễ Truy Niệm HT Hạnh Tuấn
- Tưởng niệm một vì sao lạc
- Hình xưa của HT Hạnh Tuấn
- Quê nhà Hội An tưởng niệm HT Hạnh Tuấn tại Chùa Phước Lâm
- Hình Lễ Truy Niệm HT Hạnh Tuấn tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Úc Châu
- Hình chuẩn bị Tang Lễ
- Hình ngày 01
- Hình ngày 02
- Hình ngày 03
- Hình ngày 03 (tt)
- Hình ngày 04
- Hình Lễ Di Quan Trà Tỳ
- Hình Lễ Trùng Tuyên Bồ Tát Giới tại Lễ Tang HT Thích Hạnh Tuấn
- Tinh Xá Trúc Lâm Chicago
- Một vị Thầy đáng kính đã ra đi
- Tôi yêu màu lam
- Ước nguyện Phật Việt dang dở của Hòa Thượng Hạnh Tuấn
- Hoài bão Phật Việt nguyền tiếp nối (thơ)
- Những kỷ niệm về người Thầy kính thương
- Cảm Tạ
- Vài nét Tang Lễ HT Hạnh Tuấn
- Thầy đi một bước nghìn thu tiếc
- Còn nghe văng vẳng tiếng người
- Lễ Truy Niệm HT Hạnh Tuấn tại Tu Viện Kim Sơn
- Lễ Tưởng niệm Hòa Thượng Hạnh Tuấn tại Tịnh thất Từ nghiêm, Đại Tòng Lâm do Hòa thượng Thích Quảng Hạnh tổ chức.
- Cung tiễn Thầy về cảnh Tây Phương
- Không còn được gặp lại Thầy nữa
- Thầy ơi !
- Thầy kính yêu
- Chúng con nhớ Thầy
- Chúng con thương tiếc Thầy
- Thay has joined Phat in his practices
- Boston mùa này đẹp lắm Thầy ơi
- Video: Đêm Tưởng Niệm Thầy Hạnh Tuấn trước ngày di quan trà tỳ
- Ngôn Ngữ Sang Trang (thơ)
- Lời Dẫn Nhập Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Hạnh Tuấn
- Chân thành cảm tạ
- Còn nguyên nỗi ngậm ngùi
- Hình Lễ 49 ngày HT Thích Hạnh Tuấn
- Tâm tình với em Hạnh Tuấn (thơ)
- Clip nhạc: Tiễn Biệt Ân Sư
- Nhật ký Tang Lễ HT Hạnh Tuấn
- Hồng Tâm
- Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn (1956-2015)
- Tuần Bách Nhật nhớ Thầy
- Hình Lễ Bách Nhật HT Hạnh Tuấn
- Lễ Tiểu Tường HT Thích Hạnh Tuấn
- Kính bạch Giác Linh Thầy Hạnh Tuấn
- Con vừa đọc xong bài "tôi yêu màu lam" của cố Hòa Thượng Hạnh Tuấn
VÀI KỶ NIỆM
CỦA MỘT NGƯỜI BẠN CŨ
Thầy Hạnh Tuấn ơi! Tôi viết đôi chút về Thầy như lời từ biệt, như nén hương lòng tưởng niệm một người bạn cũ vừa đi qua một thế giới khác. Thầy đi đột ngột quá. Lửa của khí đốt thiên nhiên vùng gió lạnh xứ Chicago đã đưa Thầy đi một cách lạ lùng. Không biết Thầy ra đi nhanh như thế có để lại di chúc gì cho đệ tử không? Thôi thì tôi nhớ lại vài chút kỷ niệm về Thầy để nó trôi chảy theo giòng chữ ghi lại đây một vài kỷ niệm với Thầy. Biết đâu những người bạn cũ, những người biết Thầy, và những đệ tử đệ tử của Thầy, hoặc các anh chị em trong GĐPT có dịp biết thêm đôi chút hơn về Thầy khi đọc những lời này.
Thầy có những suy nghĩ lạ và hay hay. Lần cuối khi đi Chicago dự đại hội khoa học thường niên về học thuật Á Châu (Annual Conference of the American for Asian Studies) tổ chức tại thành phố Chicago, tôi có ghé thăm chùa Trúc Lâm của Thầy và cùng ăn với Thầy một bữa cơm. Tôi đã giới thiệu cho Thầy một Phật tử người Anh ông Devamitra, là thành viên và lãnh đạo tổ chức Friends of the Western Buddhist Order ở Melburne, Úc Châu, nói chuyện ở chùa Thầy. Thế mà đã 5 năm rồi nhỉ. Cũng ngày đó sau khi thăm chùa và lễ Phật, tôi đi một vòng trên Chánh điện để quan sát và thấy rằng có những cái Thầy đã có ý tưởng từ thời cuối thập niên 1980s khi còn ở chùa Từ Quang, San Francisco, và bây giờ Thầy đã thực hiện được tại ngôi chùa Trúc Lâm ở Chicago.
Chùa Từ Quang là một ngôi chùa nhỏ được thành lập khá lâu và có thể nói là một trong những ngôi chùa Việt Nam đầu tiên ở Mỹ. Tại chùa hai bên có thờ linh và vì không gian chật hẹp nên các ảnh thờ Hương linh ở chùa phải quy định theo một kích thước nhỏ đồng bộ, nhưng vẫn không đủ chỗ. Thời đó khi digital images chưa có thịnh hành lắm mà Thầy đã có ý là sau này khi lập chùa thì Thầy sẽ dùng toàn bộ ảnh kỹ thuật số cho việc thờ Hương linh. Vào dịp thăm Thầy kỳ ấy tôi thấy Thầy đã cho tất cả ảnh Hương linh vào harddrive và dùng một màn ảnh (monitor) lớn để tại bàn linh tại chùa Trúc Lâm, Chicago. Thầy nói là khi nào làm lễ kỳ siêu hoặc cúng thất, hoặc kỵ giáp năm thì Thầy khởi động máy bấm hình lên màn ảnh để cúng. Xong việc, Thầy chỉ để ảnh các hương linh thay phiên nhau chuyển động như là được nghe tiếng tụng kinh trong chùa.
Một chuyện ngộ ngộ khác nói ra có thể bị gọi là phạm thượng các bậc Tôn Túc vì các vị đó cho rằng không nên phổ biến chuyện này. Lý do là các vị ấy sợ các bậc hậu học, một số Tăng ni trẻ, hoặc các vị vì “thương trường hóa Phật Giáo”, hoặc các vị thiếu học vấn, thiếu căn giới luật và đạo đức làm theo. Đó là chuyện làm lễ quy y, thọ giới, và tác bạch qua điện thoại. Khi còn ở chùa Từ Quang một lần nọ tôi từng kể với Thầy là có một vị Đại Đức (hiện tại đã được tấn phong làm Hòa Thượng nhiều năm rồi và có một giáo phẩm khá cao) có lần ghé San Francisco thăm viếng và giảng pháp. Hồi đó chùa có nhiều thanh niên nam nữ đến nghe giảng và làm lễ cúng kỵ hằng tuần cho thân nhân quá cố. Thầy ấy cần kết thêm “vòng tay lớn” và muốn quy y thêm nhiều đệ tử ở ngoài tiểu bang của Thầy. Thế nhưng nếu làm lễ quy y tại chùa bản địa thì ngại quá vì thấy cấn cái đủ thứ kiểu như là giành giựt đệ tử với Thầy Trụ Trì nên khi Thầy đó về lại chùa mình thì gọi điện thoại cho các thanh niên nam nữ đó rồi làm lễ quy y qua “điện thoại.” Không biết ý tưởng đó có thâm nhập chút nào với Thầy không, nhưng tôi thấy một chuyện là lạ khác hơi tương tự như vậy đối với Thầy. Năm 1991 khi về thăm Việt Nam, tôi ghé thăm Thầy Hải Tạng tại chùa Long An tỉnh Quảng Trị. Thầy Hải Tạng là bạn thân của Thầy khi còn làm chú điệu ở xứ Quảng và đã từng đi làm ruộng gặt lúa trong những năm tháng tại quê hương. Thầy Hải Tạng sau đó đưa tôi vào chùa Linh Mụ đảnh lễ thăm viếng Ôn Đôn Hậu, lúc đó Ôn đã yếu phải ngồi xe lăn. Ôn biết tôi ở Mỹ về thăm quê và dạy tôi rằng khi trở về Mỹ xin nhắn lại với quý Thầy, quý Thượng Tọa, quý Hòa Thượng trong giáo hội Phật Giáo bên Mỹ, nhất là các Thầy tại tiểu bang California nên đoàn kết ngồi lại với nhau để làm Phật sự cho được tốt đẹp, không thì bị người ta chê cười “ốt dột” lắm. Tôi về kể lại cho Thầy nghe. Dù đó là sự mong ước của nhiều bậc Thầy lãnh đạo tinh thần ở Mỹ, và sự thao thức mong ước của nhiều người có ý thức. Nhưng thật sự khi nghe được sự tận tâm nhắn nhủ của một bậc thạc đức ở Huế hết lòng vì cơ đồ và đại sự tương lai của Phật Giáo Việt đối với Phật Giáo hải ngoại. Nhân cơ hội này Thầy gọi điện thoại về chùa Linh Mụ qua sự sắp xếp của Thầy Hải Tạng xin ôn Đôn Hậu làm y chỉ sư cho Thầy. Sau đó Thầy liên lạc với bác Hoàng Văn Giàu ở Úc và ông Võ Văn Ái ở Paris để đóng góp cho nhiều ý kiến về việc thống nhất và kiện toàn Giáo Hội Phật Giáo tại hải ngoại. Quả thực sau đó Thầy vận động với các Thầy ở miền Bắc Califorina để tổ chức Đại Hội thống nhất Phật Giáo tại San Jose. Đây là một việc làm cực kỳ khó khăn nhưng tôi nghĩ Thầy đã dám làm những việc mà phải có thao thức cho tương lai của Giáo hội và nền tảng của Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ Thầy mới làm được.
Ngẫm nghĩ chuyện nối kết tâm linh qua điện thoại tôi thấy các Thầy thời nay hình như là hiểu được diệu ý đức Phật, hoặc phần nào có được đôi chút bản hạnh của các bậc Thanh Văn. Do vì các Thầy đã ngộ được diệu nghĩa của các bậc Thanh Văn nên có thể quy y đệ tử qua điện thoại, hoặc xin làm lễ Y Chỉ Sư qua đường dây nói. Hoặc biết đâu các Thầy ngộ được ý chỉ của Thiền tông là lấy tâm truyền tâm, nên những người đệ tử có thể nhận được ý chỉ của bậc Thầy ở trên và có thể “ngộ” được tâm ý, khỏi cần giới đàn, điện Phật, Tam Bảo, và những nghi lễ hình thức rườm rà. Như đức Phật Thích Ca chỉ đưa cành hoa sen là Ngài Ca Diếp hiểu được chân ý, và được truyền tâm ấn. Nên biết hồi đó chưa có internet và chưa ai biết có ngày sẽ có “skype,” hoặc “facetime,” nhưng các Thầy đã có tư tưởng rất thời đại lấy âm thanh làm phương tiện tiếp nối truyền đạt tâm linh.
Tôi muốn nhắc lại ý này vì trong văn học Phật Giáo, đặc biệt là Phật Giáo Trung Quốc và Nhật Bản có nhiều các chuyện như thế. Thầy lúc đó đang học chương trình cử nhân tại San Francisco State University thì chắc có học và nghiên cứu qua về bích họa của động Đôn Hoàng. Hầu hết những ai có nghiên cứu qua về tranh vẽ Phật Giáo của Đôn Hoàng thì đa phần đều biết một bức tranh miêu tả cảnh đức Phật Thích Ca dùng thần lực để hóa độ 500 kẻ cướp khi những kẻ đó bị quân triều đình đánh giết. Trong lúc cùng đường trước sinh tử đại sự, họ đã hướng tâm về Phật ở phương xa và cầu nguyện ân đức của Phật từ bi cứu độ. Và họ đã được độ! Họ đã được cứu mạng và sau đó đã xuất gia tiến tu và chứng quả La Hán thoát khỏi sinh tử. Bức bích họa này hiện vẫn còn ở động số 285 tại Đôn Hoàng, có niên đại 538-539 thời Tây Ngụy. Qua hành hoạt của các Thầy tôi thấy quý Thầy thật thông cổ đạt kim. Thật là kỳ diệu!
Nhắc đến chuyện dám nghĩ lớn và dám làm chuyện đại sự, tôi biết một vài chuyện rất gần gũi với Thầy. Có chuyện Thầy đã làm xong, nhưng có những sự việc tôi biết chắc đến khi Thầy nhẹ gánh ra đi vẫn chưa thực hiện được. Những chuyện Thầy đã làm được thì rất vui rất mừng, nhưng những chuyện Thầy chưa làm xong biết đâu chừng nhờ anh linh thiêng liêng của Thầy phù hộ cho những người có liên hệ với Thầy, hoặc những người có tâm huyết có một ngày nào đó sẽ giúp Thầy đạt được sở nguyện.
Năm 1996-97 khi tôi đang làm nghiên cứu điền dã và khảo cứu nghệ thuật văn hóa Phật Giáo Việt Nam tại miền Bắc cho luận án Tiến sĩ dưới sự tài trợ học bổng Fulbright của Bộ Giáo Dục Mỹ. Mùa Hè năm đó Thầy đã bay về Hà Nội thăm tôi, và tôi đã đưa Thầy đi thăm viếng các ngôi chùa cổ có lịch sử lâu năm và còn lại những công trình về văn hóa và mỹ thuật. Tôi đã giới thiệu cho Thầy biết nhiều về tượng Bồ Tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh, là một phần trong luận án của tôi. Thầy cực kỳ có ấn tượng và cảm nhận về tác phẩm tôn giáo nghệ thuật độc đáo của nền nghệ thuật Phật Giáo Việt Nam bán thế kỷ 17. Sau đó tôi cũng đã giới thiệu cho Thầy một vài nghệ nhân có tay nghề cao về nghành điêu khắc ở Hà Nội vì Thầy nói là Thầy muốn “đặt hàng” để họ theo mẫu làm một số tượng để thỉnh về thờ ở các chùa bên Mỹ. Sau này tôi biết là tại Đại Bi Đường ở Tu Viện Kim Sơn có một pho, chùa Trúc Lâm của Thầy ở Chicago cũng có một pho khác do Thầy thỉnh từ Việt Nam qua. Và còn nhiều chùa khác nữa ở một vài tiểu bang trên xứ Mỹ. Thêm vào đó sau này Thầy cũng đã lấy tư liệu và viết một bài về pho tượng “masterpiece” kiệt tác nghệ thuật tôn giáo tín ngưỡng thế kỷ 17 này. Chuyện này Thầy làm được, thật là “giai đại hoan hỷ.”
Cũng mùa Hè năm đó tôi cũng đã giới thiệu với Thầy một số đề tài chuyên môn mà Thầy có thể sau này về miền Bắc nghiên cứu để làm luận án Tiến sĩ. Tôi từng nói với Thầy cái nôi văn hóa Phật Giáo Việt Nam phải kể là các chốn Tổ miền Bắc. Tôi từng nói với Thầy là mình học ở nước ngoài khi về thăm lại đất nước chúng ta thấy được những điều rất quý hiếm mà chúng ta có thể làm được và có thể đóng góp thêm cho nền văn hóa Phật Giáo nước nhà. Tôi nói với Thầy là ở chùa Hải Ấn (海印寺, Haeinsa) bên Hàn Quốc có 80,000 bản in gỗ của bộ Đại Tạng kinh khắc theo bản Đại Tạng thời Tống, và sau này hơn phân nửa bộ Đại Tạng Đại Chính Tân Tu của Nhật Bản đã dựa vào bản của chùa Hải Ấn, Hàn Quốc, để khắc in thành ấn bản và trở thành tiêu chuẩn cho giới học Phật. Tôi nói với Thầy là ở miền Bắc có rất nhiều chùa còn giữ nhiều bản gỗ về Kinh điển Phật Giáo. Thế là Thầy rất thích đề tài này. Thật ra là trước đó vào năm 1991 Thầy giới thiệu tôi về thăm một số chùa ở Hội An nơi có một số bản gỗ khắc bài chú Đại Bi, nhưng không có một kho tàng kinh bản khắc gỗ phong phú như các chùa ở Bắc. Rồi tôi đã để ra một tuần đèo Thầy trên chiếc xe Honda Dream đưa Thầy đi thăm các ngôi chùa còn bản kinh khắc trên gỗ. Trong đó có chùa Nga My ở phố Hoàng Mai và chùa Liên Phải ở phố Bạch Mai, cả hai đều tọa lạc tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Các bản gỗ ở chùa Nga My không còn nhiều vì bị bom B52 đánh phá làm hư hoại vào mùa Đông năm 1972, nhưng kho bản gỗ Kinh điển ở chùa Liên Phái vẫn còn nguyện vẹn và chất mấy kho trong chùa. Sau đó tôi đã đưa Thầy đi thăm chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La tỉnh Bắc Giang là một trong chốn Tổ của dòng Trúc Lâm Yên Tử, là Đại Tùng Lâm xưa và trung tâm Phật Giáo thời Trần của Đệ nhị tổ Pháp Loa. Quan trọng nhất là nơi đây có hơn 10 gian nhà tràng trữ các bộ ván kinh. Tiếp đó tôi cũng đưa Thầy đi thăm thêm một số chùa khác có nhiều bản khắc kinh ở tỉnh Bắc Ninh và một vài nơi tại tỉnh Hà Tây. Tôi đã bỏ khá nhiều thì giờ để giúp Thầy mua giấy gió, mực ống, và các dụng cụ để in kinh từ bản gỗ và dập văn bản từ bia đá. Rồi tôi dẫn Thầy đi thực tập và hướng dẫn Thầy cách thức và nghệ thuật in lại kinh qua các bản gỗ cũ hoặc dập bia đá để làm tư liệu cho công trình nghiên cứu. Quan trọng nhất là phải lựa được cám tâm ván gỗ kinh trang đầu và trang cuối khi có hình vẽ và niên đại.
Thao thức và nguyện vọng của Thầy lúc đó rất lớn. Thầy muốn vận động các Thầy và Phật tử ở trong nước cũng như hải ngoại lập một Viện bảo tàng văn hóa Phật Giáo để sưu tập và trưng bày các bản khắc gỗ kinh sách Phật Giáo ngày trước còn may mắn lưu lại. Thầy và tôi đều đồng ý đây là một gia tài văn hóa lớn của Phật Giáo Việt Nam cần được bảo tồn và phát huy. Nhất là chúng ta phải có một Viện Bảo Tàng lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Đây là một nguyện vọng lớn và phải có tiền, có của, có công sức và đòi hỏi có nghiều đóng góp về nhiều phương diện. Biết đâu ý tưởng đó trong tương lai sẽ thực hiện được.
Công việc kế tiếp là Thầy thấy bản gỗ kinh sách Phật Giáo Việt Nam là một đề tài luận án Tiến sĩ tuyệt vời. Đây là một đề tài chưa có ai làm và cần nhiều thì giờ đi nghiên cứu điền dã và phải có một cái phong (background) rộng thông hiểu chữ Hán về hiểu biết kinh sách Đại Thừa Phật Giáo theo truyền thống Trung Quốc và Việt Nam. Những năm kế tiếp Thầy tiếp tục về Việt Nam nghiên cứu sâu về đề tài này và đã dập lại nhiều bản trên giấy gió và chụp lại nhiều tư liệu quý. Từ các công trình nghiên cứu này Thầy đã cho ra các tiểu phẩm (research articles): Kinh Kim Cang trong nguồn mạch văn hiến của Phật Giáo Việt Nam; Những chữ Kỵ Húy xuất hiện trong Kinh Kim Cang qua sự truyền thừa Kinh Điển tại Việt Nam; Kinh Kim Cang - Sự Hình Thành và Phát Triển (Anh Ngữ). Đây là một số chương Thầy dùng cho luận án Tiến sĩ, nhưng Thầy muốn đóng góp cho giới tri thức Phật Giáo người Việt trước, nên viết trước bằng chữ Việt. Chỉ có bài cuối cùng là viết bằng tiếng Anh. Một số bài Thầy có tham khảo với Giáo Sư Lê Mạnh Thát, và được GS hết lòng khen ngợi.
Khi hay tin Thầy mất tôi thật bàng hoàng xúc động. Thầy chỉ lớn hơn tôi một tuổi mà ra đi vội quá không một lời từ giả với anh em. Tôi mới ở Hà Nội về và không thể bỏ dạy học nhiều ngày được để bay qua dự Tang lễ Thầy. Dù tiếc thương Thầy nhưng hoàn cảnh không cho phép để đến trước Linh cữu đốt cho Thầy một nén hương. Ngày mai là ngày trà tỳ xác thân của Thầy, tôi viết vội các dòng cảm niệm về Thầy và cũng nhớ nhiều năm tháng chúng ta cùng ở chung và làm việc chung. Ôi ngày xưa các vị Thiền sư thời Lý dùng lửa Pháp Hoa Tam muội để tự đốt thân mình và được vua xây tháp phụng thờ. Thời 1963 Hòa Thượng Quảng Đức và nhiều vị Tăng Ni đã dùng xăng tự đốt thân mình để bảo vệ chánh pháp. Tên tuổi của Hòa Thượng vẫn còn ghi lại trong những trang sử huy hoàng của thời cận đại. Ngày nay trong một cõi vô thức hữu hình, hữu tình và vô tình nào đó, ngọn lửa của khí đốt đã đưa thần thức Thầy về cõi an nhiên. Nguyện cầu cho Thầy đi nhẹ bước và người ở lại nhẹ lòng.
QC-Nguyễn Triân