Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Hành giả bắc nhịp cầu tâm linh Đông -Tây

27/10/201513:23(Xem: 8015)
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Hành giả bắc nhịp cầu tâm linh Đông -Tây

 Thich Nhat Hanh6


THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Hành giả bắc nhịp cầu tâm linh Đông-Tây

 

 

Tin thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terri năm 2015 [*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.”

Lịch sử Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world).

Đã có sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond Tutu, Lech Walesa… trong những năm qua.

Giải thưởng Pacem in Terris năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 31-10-2015, đúng vào thời điểm kỷ niệm 50 năm ngày mục sư Martin Luther King Jr. được vinh danh nhận giải thưởng nầy. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo – mục sư Martin Luther King và thiền sư Thích Nhất Hạnh – đã nhiều lần hội kiến với nhau tại Hoa Kỳ để chia sẻ lý tưởng tìm kiếm một nền hòa bình công chính và tinh thần đấu tranh bất bạo động cho Hoà Bình và Công Lý có tầm ảnh hưởng lớn đến không khí chính trị vào những năm cuối thập niên 1960. Đầu năm 1967, trong bài phát biểu nổi tiếng của mình ở nhà thờ Riverside tại thành phố New York, mục sư King đã đề cử Thầy Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình và đã gọi Thầy là "một tông đồ của hòa bình và bất bạo động."
           
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được thế giới công nhận như là người sáng lập của phái Phật giáo Xã hội Nhập thế và đồng thời là người khởi phát của pháp tu Chánh Niệm (Mindfulness) trong văn hóa phương Tây.
            Chân lý đầu tiên trong Tứ Diệu Đế của Phật giáo với cuộc đời là Khổ. Thầy đã chuyển hóa khái niệm “Khổ” sang một bối cảnh phương Tây thời hiện đại. Muốn ứng dụng lý tưởng cứu khổ vào thực tế thì cần phải để cho các hành giả giúp đời bớt khổ thì trước hết, chính họ cần phải có kinh nghiệm trực tiếp về đau khổ trong thời đại của mình qua các công tác dấn thân tiếp cận với môi trường khốn đốn, bất hạnh của con người. Từ đó, hành giả thiện nguyện mới có thể định hình con đường diệt khổ thích ứng với hoàn cảnh và căn cơ của từng đối tượng nhân sinh cần giúp đỡ. Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, các khuynh hướng Phật giáo Ứng Dụng, Phật giáo Nhập Thế, Dòng Tiếp Hiện mà TS Nhất Hạnh đã khai sinh và hoạt động đều là những phương tiện thiện xảo nhằm thực hiện con  đường cứu khổ.

Thầy đã phối hợp nguồn kiến thức riêng về các trường phái Thiền, Phật giáo Đại Thừa cùng các ngành Tâm lý học, Luận lý học và kể cả Thần học phương Tây để xây dựng một con đường tu học tươi mới, thích hợp với khuynh hướng ứng dụng, dấn thân từ căn bản truyền thống của Phật giáo. Thiền phái Làng Mai thường được mệnh danh là Thiền Làng Mai hay Phật giáo Ứng dụng (Applied Buddhism), Phật giáo Nhập thế (Engaged Buddhism).

Với những tác phẩm văn chương, tôn giáo, triết học đã được phát hành và dịch ra nhiều ngôn ngữ cùng với sự đóng góp liên tục trong hơn nửa thế kỷ qua cho Phật giáo, những phong trào vận động nhân đạo và cho hòa bình của thế giới, hãng thông tấn AP đã đánh giá thiền sư Nhất Hạnh là nhân vật lãnh đạo Phật Giáo có tầm ảnh hưởng lớn thứ hai tại phương Tây, chỉ sau đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng.

Sự kiện Hội đồng Quản nhiệm giải thưởng Pacem in Terris Thiên Chúa Giáo quyết định vinh danh trao giải thưởng “bình an dưới thế” Hoà Bình và Tự Do Thế Giới (The Pacem in Terris Peace and Freedom Award) cho một tu sĩ Phật giáo Việt Nam như trường hợp thiền sư Nhất Hạnh là một biểu tượng nhân văn, liên thông tôn giáo rất đáng trân trọng. Nó tạo ra được tác dụng tinh thần, xã hội và giáo dục lâu dài, mang ý nghĩa sâu sắc của tinh thần tương tác và hiệp thông mà các nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu trên cả hai thế giới Đông Tây thường rao giảng.

Nhân dịp nầy, mạng lưới xã hội toàn cầu lại có dịp nói đến thầy Nhất Hạnh một cách hòa ái, trân quý và nhiệt tình kể từ sau ngày Thầy bị xuất huyết não hôm 11-11 năm ngoái (xin mời theo dõi Nguồn – footnotes cuối bài viết.). Nguồn thông tin và sự suy diễn có thể đứng ở nhiều góc cạnh và và sự suy diễn đặt ở nhiều tầm mức cao thấp khác nhau, nhưng tựu trung có đại ý khái quát là:

Con đường tu học và hoằng đạo của thầy Nhất Hạnh không xuôi dòng và dễ đi như những bậc tu hành đại ẩn hay các hành giả tịnh tu tại các nước được sống trong hòa bình trọn vẹn trên toàn thế giới. Con đường hành hóa đạo Phật của giới tăng sĩ Việt Nam nói chung và của TS Nhất Hạnh nói riêng là con đường “Hoa sen trong biển lửa”. Đó là con đường gian nan mà chư tổ đã dùng làm biểu tượng cho công hạnh tu trì miên mật trước những gian nan và thử thách của cuộc đời và với chính mình trong những hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng. Trước hiện thực xã hội ngày nay bị điên đảo với quá nhiều loại Giu-Đa bán Chúa và Đề Bà Đạt Đa hại Phật, những hoạt động về tôn giáo, văn hóa, xã hội của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai có một tác dụng tích cực cho thế hệ đàn em, dù ở bất cứ tôn giáo hay hoàn cảnh xuất thân nào đều có cơ hội ươm mầm niềm tin tâm linh trong sáng và trung thực. Chính vì vậy mà báo chí phương Tây trong những ngày nầy nhắc đến thầy Nhất Hạnh như là một người “Bắc nhịp cầu tâm linh và tạo sự hiểu biết ở tầm cao, đi vào chiều sâu giữa hai thế giới Đông và Tây.”

            Một nhà văn, nhà nghiên cứu thần học Thiên Chúa giáo, Katie Kiley, đã viết trên Thông Tri Công Giáo (The Catholic Messenger) rằng:
            Kể từ buổi lưu vong của thiền sư Nhất Hạnh từ Việt Nam, cuộc sống của ông đã được dành riêng cho công việc của “Transformation Inner” (chuyển hóa nội tâm) vì lợi ích của cá nhân và của toàn xã hội. Chuyển đổi bên trong, theo quan điểm của Thầy, bắt đầu với sự dốc tâm mở khóa năng lượng của chánh niệm. Các điểm chốt thực hành chánh niệm là từng lúc, từng lúc nhận thức về các phép lạ của hơi thở vào và hơi thở ra. Hơi thở chánh niệm, đi bộ chánh niệm, ăn uống lưu tâm - đó là những cánh cửa để mở nguồn tâm. Thực tập chánh niệm nuôi dưỡng sự tự hiểu biết và tha thứ, gây nên tâm thức sâu lắng và hành động từ bi vì lợi ích của tất cả các đối tượng, bao gồm cả kẻ thù và trái đất. Chánh niệm được biểu hiện chân thật nhất của mình khi thực hành như là một sinh hoạt mang tính cộng đồng, cống hiến cho đại chúng.”

Trong một thế giới dao động đầy thiên ma bách chiết, thiện ý xây dựng xuôi chiều vẫn có lúc bị diễn dịch ngược chiều thành nghịch hạnh khước từ, phủ định. Thiền sư Nhất Hạnh không là trường hợp ngoại lệ. Thầy trở thành một tu sĩ Phật giáo Việt Nam đầu tiên bị lưu đày ra khỏi nước sống lưu vong trước 1975 và một nhà lãnh đạo Phật giáo bị khước từ sau 1975 qua cuộc bạo hành dẹp bỏ Tu viện Lâm Đồng Bát Nhã của tăng thân Làng Mai! Phải chăng trong từng mạng mạch tinh túy của đạo Phật, lưu vong cũng là một Công Án và khước từ cũng là một Công Án thiền tịnh giữa cuộc đời não loạn hôm nay (?!).

Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới xuất phát từ phía đạo Thiên Chúa vinh danh hiến tặng cho một tu sĩ thuộc hàng giáo phẩm cao cấp của Phật giáo là một quyết định trung thực và cao quý. Lịch sử tôn giáo đã có sự phân định hiển nhiên rằng, giữa hai tôn giáo theo Phật và Chúa, từ trong tín lý cơ bản, đã có sự bất đồng. Xa hơn nữa là quá trình du nhập và truyền thừa các tôn giáo vào Việt Nam không thông suốt hay bão liệt giống nhau. Cho nên, tự trong dòng lịch sử của đất nước Việt Nam, vốn đã thiếu sự tiếp cận, giao hảo, hỗ trợ và tìm hiểu nhau trọn vẹn giữa các tôn giáo ở quê nhà. Nay sang thế giới Âu Mỹ, phải cần đến một viễn kiến cao xa hơn ở tầm mức quốc tế, cả hai phía mới có dịp nhìn rõ nhau.

Giải thưởng Pacem In Terris dành cho TS Nhất Hạnh là một cái bắt tay đầy khích lệ giữa hai phía không phải là đạo hữu, thiện hữu mà là trí hữu của nhau; nghĩa là đón nhận nhau như những người bạn không phải vì đồng dạo, cũng chẳng phải vì tình thân nhưng bởi sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Trang sách mở đầu khi nào cũng hay, cũng đẹp, cũng chỉnh chu… nhưng những trang tiếp theo cũng phải cần đến thiện tâm và thiện chí song phương của cả hai bên mới biến tôn giáo thành Đạo, thành Con Đường, để đi đến chỗ chân thiện chứ không phải là “pháo đài” lập nên để công kích, phê phán nhau qua “lỗ châu mai” của biên kiến và hý luận tầm thường.   

Cuộc cách mạng truyền thông đại chúng đã giúp nhân loại và các quốc gia, tôn giáo, nhóm phái… có cơ hội và phương tiện bắc nên những nhịp cầu nối kết giữa hai bến bờ còn xa lạ. Nhịp cầu là phương tiện thiện xảo cấp thời giúp những phía khác biệt tiếp cận nhau, hiểu biết nhau hơn trong vòng hiếu hòa, tương kính, tương trợ và thân hữu. Thiền sư Nhất Hạnh là một trong những người tiền phong bắc nên nhịp cầu tâm linh Đông Tây. Sự thành công của Thầy đang được cộng đồng quốc tế công nhận và tán thưởng. Đó là một vinh dự cao quý cho Thầy, cho Tăng đoàn Làng Mai và cho Phật giáo Việt Nam.

Xin kính chúc mừng thiền sư Thích Nhất Hạnh và kính chia vui với tăng thân Làng Mai.

 

Thiền viện Quy Nguyên, Texas
Princeton Meditation Center tháng 10 - 2015
Trần Kiêm Đoàn

  Chapters

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2013(Xem: 17862)
Bồ đề chủng tử diệu tâm Ứng thân đồng ấu nẫy mầm thiên lương Đức Thầy bình dị chơn phương Phụng thờ Phật Tổ hạnh thường khiêm cung.
30/07/2013(Xem: 14815)
Cố Thượng tọa THÍCH CHÁNH LẠC, thế danh Nguyễn Ngọc Quang, Pháp danh Nguyên An, hiệu Chánh Lạc, sinh ngày 07 tháng 12 năm Canh Dần (1950) trong một gia đình có truyền thống Phật giáo, tại thôn Khái Ðông, xã Hòa Hải huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Ðà Nẵng, thuộc danh lam thắng tích Ngũ Hành Sơn - Non Nước.
19/07/2013(Xem: 12426)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
13/07/2013(Xem: 20008)
Linh Sơn Chốn Tổ Nguồn Tâm
30/06/2013(Xem: 10958)
Năm nay Sư Ông Nhất Hạnh đã 87 tuổi. Nếu tính từ ngày xuất gia hồi 16 tuổi tới nay thì người đã có 71 tuổi hạ. Vậy mà Sư Ông vẫn chưa nghỉ một ngày, cứ mãi miết làm việc với một hạnh nguyện duy nhất là "Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc". Nếu không viết sách thì Sư Ông Sư Ông cũng dành thì giờ viết thư pháp, biến những lời Bụt dạy thành những câu thiền ngữ cho mọi người thỉnh về nhà, treo lên và tự nhắc mình tu tập như có thầy luôn ở phòng khách nhà mình, nhắc mình nhớ làm chủ thân tâm, nắm giữ chánh niệm, ý thức sự có mặt của người mình thương, vừa có tiền cho quỹ Hiểu & Thương của Làng nuôi dạy trẻ em nghèo đói ở Việt Nam và Ấn Độ.
23/06/2013(Xem: 7586)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 8707)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
17/06/2013(Xem: 11914)
1963-2013! Năm mươi năm đã trôi qua. Nửa thế kỷ là thời gian đủ dài để chúng ta có thể an nhiên nhìn lại quá khứ hầu rút ra được những bài học cho tương lai. Đối với Phật tử thì đó là một bài học về đạo lực vận dụng giữa trí tuệ và từ bi, giữa hạnh nhẫn nhục và lực đại hùng một cách hài hòa và vì lợi lạc của chúng sinh. Còn đối với tương lai dân tộc ta thì Pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã cống hiến cho chúng ta một bài học lớn về niềm khao khát và lòng tôn trọng một cuộc sống cộng sinh trong một môi trường hòa bình, an lạc.
12/06/2013(Xem: 10112)
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện sự phản đối đầy bi phẫn bằng việc tẩm xăng tự thiêu ngay giữa một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn.
07/06/2013(Xem: 7924)
Tôi gặp Hòa thượng Nguyên Lai cũng nhờ Ni sư Nguyên Thanh (mà nay là Pháp vị Ni Trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh, đương kim Viện chủ chùa An Lạc, San Jose). Trước tiên là cám ơn Ni trưởng Nguyên Thanh hằng năm cung thỉnh chúng tôi về chứng minh, thuyết giảng hầu hết những Đại lễ mà đặc biệt là vía đức Phật Di Đà. Kể từ khi Giáo chỉ số 9 ra đời, thì chúng tôi không còn diễn giảng hay chứng minh bất cứ một lễ nào nữa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]