Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo đoàn II và Giáo đoàn VI kính viếng lễ tang HT. Giác Nhiên

19/08/201520:15(Xem: 6569)
Giáo đoàn II và Giáo đoàn VI kính viếng lễ tang HT. Giác Nhiên

Giáo đoàn II và Giáo đoàn VI kính viếng lễ tang HT. Giác Nhiên  

Tin: Pháp Viên,  Ảnh: Ngọc Chơn 

Chiều ngày mùng 5 tháng 7 năm Ất Mùi (nhằm ngày 18/8/2015), phái đoàn chư Tôn đức Tăng và Phật tử Giáo đoàn II – Hệ phái Khất Sĩ đã về tại Pháp viện Minh Đăng Quang thành tâm đốt nén tâm hương, dâng lời tưởng niệm đến Giác linh cố Đại lão Hòa thượng Pháp sư. Hướng dẫn phái đoàn có HT. Giác Thanh, Trị sự trưởng Giáo đoàn II; TT. Giác Sơn,  TT. Giác Minh, Phó Trị sự Giáo đoàn II. Sau khi dâng lời tưởng niệm ân đức và đạo hạnh của cố Hòa thượng, phái đoàn đã đảnh lễ di ảnh và hữu nhiễu kim quan tỏ lòng kính tiếc.


GĐ II vieng 2

GĐ II vieng 3

GĐ II vieng 5

GĐ II vieng 7

GĐ II vieng 12

Sau khi hữu nhiễu kim quan, HT. Giác Thanh, Đại diện chư Tôn đức Giáo đoàn II đã ký sổ tang lưu niệm.

Tiếp theo sau đó, HT. Giác Tuấn đã hướng dẫn chư Tôn đức Tăng và Phật tử Giáo đoàn VI – Hệ phái Khất Sĩ đã về tại Pháp viện Minh Đăng Quang cung kính đảnh lễ viếng tang giác linh cố Đại lão Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên.

GĐ VI vieng 2

GĐ VI vieng 3

GĐ VI vieng 4

Trước Giác linh đài, HT. Giác Tuấn đã dâng lời tưởng niệm gương hạnh tu tập và hoằng pháp cao cả của cố Hòa thượng qua đó bày tỏ lòng kính tiếc đối với sự viên tịch của Ngài:

“Kính lạy giác linh cố đại lão Hòa thượng Pháp sư thùy từ minh chứng.

Con người sống ở trên đời ai ai cũng phải một lần sinh ra và một lần tạ thế. Đây là quy luật vĩnh hằng trong kiếp phù sinh. Đến với cuộc sống này trong 93 mùa xuân và đến với đạo pháp trong 60 mùa hạ, cố đại lão Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên là ngọn đèn chơn lý soi đường cho Tăng Ni và Phật tử trong Hệ phái tu tập theo con đường Khất Sĩ ở trong nước và ở hải ngoại. Thuận thế vô thường, Ngài rũ bỏ xác thân tứ đại để trở về cõi tịch diệt hư vô để lại cho hàng hậu học niềm kính tiếc khôn nguôi.

                        Nhớ buổi lên đường tầm chánh giác

                        Sáu mươi năm thân choàng mảnh cà sa

                        Đời Pháp sư vạn dặm bước Ta bà

                        Giã cõi tạm vân du về cõi Niết.

            Hôm nay, trong tình linh sơn cốt nhục và với tấm lòng tôn kính đạo hạnh một đời dấn thân hành đạo, chư Tăng giáo đoàn VI thành tâm cung đối linh đài, đốt nén tâm hương cúng dường giác linh cố đại lão Hòa thượng Pháp sư thượng phẩm thượng sanh cao đăng Phật quốc. Nguyện cho dư âm pháp ngữ vẫn mãi vọng vang trên bảo tòa và nguyện cho những án thơ trác tuyệt của Ngài vẫn trường lưu trong nhân thế để làm lợi lạc cho chúng hữu tình.

            Ngưỡng nguyện Giác linh thùy từ chứng giám”.

GĐ VI vieng 10

 

GĐ VI vieng 7

GĐ VI vieng 9

Sau khi đảnh lễ linh ảnh và kim quan cố Hòa thượng, phái đoàn chư Tăng và Phật tử hữu nhiễu kim quan. Sau đó HT. Giác Tuấn, Đại diện chư Tôn đức Giáo đoàn VI ký sổ tang lưu niệm.

GĐ VI vieng 13

Sau đây là một số hình lễ viếng tang:

GĐ II vieng 1

GĐ II vieng 4

GĐ II vieng 6

GĐ II vieng 8

GĐ II vieng 9

GĐ II vieng 10

GĐ II vieng 11

 GĐ VI vieng 1

 GĐ VI vieng 5

GĐ VI vieng 6

GĐ VI vieng 8

 GĐ VI vieng 11

GĐ VI vieng 12GĐ VI vieng 14

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2011(Xem: 5746)
Ông vua đầu tiên của nhà Trần và cũng là một thiền sư cư sỹ, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) (1218-1277) đã để lại một sự nghiệp chính trị, một dòng văn học bất hủ, đến bây giờ vẫn mãi là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường trong đêm dài tăm tối, cho những ai tìm phương vượt thoát, lộ trình cho những ai muốn đưa dân tộc tìm tới đỉnh cao của nhân bản và an lạc.
05/01/2011(Xem: 4823)
Về việc Hòa Thượng Đôn Hậu lên núi, ra Bắc trong vụ Tết Mậu Thân được thầy Trí Tựu, Trú Trì chùa Linh Mụ thuật lại như sau: (lúc 12:00 giờ trưa, ngày 12-3-2009 tại chùa Linh Mụ) Vào khoảng quá nửa đêm tối Mồng một Tết Mậu Thân, có một phái đoàn gồm quân nhân và người mặc thường phục đến thăm Ôn. Ôn đang bị bệnh, bệnh suyễn và xuất huyết dạ dày. Thầy ngồi đàng xa. Thầy Trí Lưu, thân phụ của thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, lúc đó là Tri Sự chùa Linh Mụ, ngồi gần Ôn. Họ mời Ôn về Huế họp. Ôn từ chối nói đau không đi được. Họ nói có người đưa Ôn đi. Sau đó người ta gánh Ôn đi trên một chiếc võng, từ chùa Linh Mụ, không về Huế mà rẽ về Chợ Thông thuộc làng An Ninh Hạ, đến La Chữ. Ban ngày núp, nghỉ, ban đêm đi. Sau một tháng đến Seopon giáp giới Lào. Máy bay trực thăng bay trên đầu mà không bắn. Trên đường đi, thiếu lương thực, bị hạm đội Mỹ pháo kích. Nhiều người bị chết vì đói và sốt rét. (Được kể lại sau 1975). Rồi sau đó từ Huế ra Hà Nội mất hết 4 tháng, đi theo đường Mòn Hồ Chí Minh đến
30/12/2010(Xem: 4741)
Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ, sinh trưởng trong gia đình phong kiến quý tộc có nhiều danh vọng, quê gốc ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha và anh của ông giữ những chức vụ quan trọng trong phủ chúa Trịnh. Thời trẻ ông tập ấm một chức quan võ nhỏ của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Năm 1787, Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, ông bắt đầu thời kỳ “Thập tải phong trần” (Mười năm gió bụi). Sau ông phục vụ nhà Nguyễn, làm đến Hữu Tham tri Bộ Lễ, từng được cử làm chánh sứ đi sứ Trung Quốc.
30/12/2010(Xem: 4656)
Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quang trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho người hậu thế.
27/12/2010(Xem: 5354)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử sống cùng bà trong những năm gần đây. Tôi, năm mươi sáu tuổi, nhưng lại là đệ tử mới nhất của bà, mà lại là nam đệ tử. Tôi ở với một nhóm nhỏ đệ tử người Tây phương chỉ mới được mười năm nay, trong khi người nữ đệ tử trẻ tuổi nhất cũng đã có mười lăm năm theo học với bà. Do vị thế ưu tiên của việc “sống lâu lên lão làng” trong tăng đoàn nhỏ bé của chúng tôi, mà các vị nữ đệ tử trẻ này tha hồ chế ngạo cái đầu không tóc, và việc gia nhập tăng chúng muộn màng của tôi. Tôi không màng điều đó chút nào, vì từ những ngày đầu, tôi đã rất hạnh phúc được thân cận “roshi” của tôi, với lòng tin tưởng rằng sự gần gủi, tiếp xúc hằng ngày với bà có thể giúp tôi đi đến ngưỡng cửa tiếp cận tâm linh, nơi ma
24/12/2010(Xem: 7246)
Đại lễ đặt dưới sự chứng minh tối cao của: Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, trú trì Tổ đình Tường Vân – Huế, Trưởng lão Hòa thượng Thích khả Tấn, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Giáo phẩm chứng minh BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, Giáo phẩm chứng minh Môn phái tổ đình Tây Thiên – Huế, trú trì chùa Giác Lâm – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương, Phó chủ tịch HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, trú trì Diệu Đế quốc tự, Lam Sơn và Tra Am – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Ủy viên thường Trực HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Hướng dẫn nam nữ cư sĩ Phật tử trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Quảng Nam, trú trì chùa Đạo Nguyên Tam Kỳ - Quảng Nam. Chư tôn đức trong thường trực BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức đại diện các môn phái Tổ đình trong tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức trú trì các
24/12/2010(Xem: 4224)
Niên Biểu Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký, Xử lý Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đệ Tam Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
24/12/2010(Xem: 6726)
Được sự hoan hỷ chấp thuận của Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ mọi mặt của quý cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và mặt trận, Ban Hướng Dẫn Phật Tử Tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội Thảo Hướng Dẫn Phật Tử và Đại Lễ Trai Đàn Truy Niệm Tiền Hậu Công Đức, Sáng Lập Hội Viên, Khuôn Trưởng, Trưởng Ban Hộ Tự, Hội Viên Thiện Nam Tín Nữ, Cư Sĩ Phật Tử, Gia Trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh Gia Đình Phật tử trong tỉnh Thừa Thiên Huế và tưởng niệm Cầu Siêu quá cố Chư vị huynh trưởng nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trước hết, thay mặt Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh và Ban Tổ Chức Đại lễ chúng con thành kính đảnh lễ niệm ân Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni. Kính lời chào mừng nồng nhiệt đến chư vị quý khách lãnh đạo các cấp, quý vị nhân sĩ trí thức và toàn thể đồng bào Phật tử các giới. Cung chúc Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni thế tuế thọ t
19/12/2010(Xem: 9920)
Phật Giáo và A-dục Vương. K. R. Norman (Nguyên Tâm dịch) Hoàng đế Asoka, Con người của hòa bình và tình nhân bản. Minh Chi Đại đế Asoka và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Thích Quảng Đại Đại đế Asoka Maurya và những pháp dụ khắc trên đá Trần Trúc-Lâm Hoàng đế Asoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận. Trần Hương Lan Trường ca Kalinga. Trúc Thiê
19/12/2010(Xem: 14509)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567