Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 436: Phẩm Thanh Tịnh, Phẩm Không Nêu Cờ 01

21/07/201510:35(Xem: 14964)
Quyển 436: Phẩm Thanh Tịnh, Phẩm Không Nêu Cờ 01

Kinh Đại Bát Nhã 600 Quyển

Tập 09

 Quyển 436

 Phẩm Thanh Tịnh
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí






Bấy giờ, Xá-lợi Tử thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh rất là sâu xa.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Những gì rốt ráo thanh tịnh mà nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa?

Phật dạy:

- Này Xá-lợi Tử! Vì sắc rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa; thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Nhãn xứ cho đến ý xứ rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Sắc xứ cho đến pháp xứ rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Nhãn giới cho đến ý giới rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Sắc giới cho đến pháp giới rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa.

Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Nội Không cho đến vô tính tự tính Không rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa.

Như vậy cho đến mười lực của Như Lai, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Tất cả hạnh Đại Bồ-tát rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa.

Các Đại Bồ-tát rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Trí nhất thiết rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa.

Xá-lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Những gì rốt ráo thanh tịnh mà nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Bát-nhã ba-la-mật-đa rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng. Cho đến bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng. Như vậy cho đến trí nhất thiết rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng.

Xá-lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh chẳng chuyển, chẳng nối.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Những gì rốt ráo thanh tịnh mà nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển, chẳng nối?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc chẳng chuyển, chẳng nối rốt ráo thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối; thọ, tưởng, hành, thức chẳng chuyển, chẳng nối rốt ráo thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối. Như vậy cho đến trí nhất thiết chẳng chuyển, chẳng nối rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng chuyển, chẳng nối rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh chẳng chuyển chẳng nối.

Khi ấy, Xá-lợi Tử lại thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Những gì rốt ráo thanh tịnh mà nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm; thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm. Như vậy cho đến trí nhất thiết rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm.

Xá-lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Những gì rốt ráo thanh tịnh mà nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch; thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch. Như vậy cho đến trí nhất thiết rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch.

Xá-lợi Tử thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh, không đắc không hiện quán.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Những gì rốt ráo thanh tịnh mà nói pháp này thanh tịnh, không đắc không hiện quán?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc bản tánh không, rốt ráo thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán; thọ, tưởng, hành, thức bản tánh không, rốt ráo thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán. Như vậy cho đến trí nhất thiết bản tánh không, rốt ráo thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bản tánh không, rốt ráo thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh, không đắc không hiện quán.

Khi ấy, Xá-lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh, không sanh không hiện.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Những gì rốt ráo thanh tịnh mà nói pháp này thanh tịnh, không sanh, không hiện?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc không sanh, không hiện, rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh, không sanh, không hiện; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không hiện, rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh, không sanh, không hiện. Như vậy cho đến trí nhất thiết không sanh, không hiện, rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh, không sanh, không hiện; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không hiện, rốt ráo thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh, không sanh, không hiện.

Xá-lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh, chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, chẳng sanh cõi Vô sắc.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Vì sao pháp này thanh tịnh, chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, chẳng sanh cõi Vô sắc?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì tự tánh của ba cõi bất khả đắc, nên nói pháp này thanh tịnh, chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, chẳng sanh cõi Vô sắc.

Xá-lợi Tử lại thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Vì sao pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì bản tánh của tất cả pháp lụt chậm nên pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Những gì bản tánh vô tri, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì bản tánh sắc vô tri, tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri; bản tánh thọ, tưởng, hành, thức vô tri, tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri. Như vậy cho đến vì bản tánh trí nhất thiết vô tri, tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri; bản tánh trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô tri, tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri.

Khi ấy, Xá-lợi Tử lại thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Bản tánh tất cả pháp thanh tịnh nên pháp này thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Vì sao tất cả pháp bản tánh thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì tất cả pháp bất khả đắc, bản tánh thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh.

Xá-lợi Tử thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế đối với trí nhất thiết tướng không lợi ích, không tổn giảm.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Vì sao Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế đối với trí nhất thiết tướng không lợi ích, không tổn giảm?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì pháp tánh thường trụ, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế đối trí nhất thiết tướng không lợi ích, không tổn giảm.

Xá-lợi Tử thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Bản tánh Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thanh tịnh, đối với tất cả pháp không chấp thọ.

Phật dạy:

- Đúng vậy, vì tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh.

Xá-lợi Tử hỏi:

- Vì sao bản tánh Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh, đối với tất cả pháp không chấp thọ?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì pháp giới tĩnh lặng, không giao động nên bản tánh Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thanh tịnh, đối với tất cả pháp không chấp thọ.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên sắc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô sở hữu nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên nhãn xứ cho đến ý xứ thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên nhãn xứ cho đến ý xứ thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô sở hữu nên nhãn xứ cho đến ý xứ cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên sắc xứ cho đến pháp xứ thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên sắc xứ cho đến pháp xứ thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Ngã vô sở hữu nên sắc xứ cho đến pháp xứ cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên nhãn giới cho đến ý giới thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên nhãn giới cho đến ý giới thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô sở hữu nên nhãn giới cho đến ý giới cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên sắc giới cho đến pháp giới thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên sắc giới cho đến pháp giới thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô sở hữu nên sắc giới cho đến pháp giới cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô sở hữu nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô sở hữu nên bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên nội Không cho đến vô tính tự tính Không thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên nội Không cho đến vô tính tự tính Không thanh tịnh là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô sở hữu nên nội Không cho đến vô tính tự tính Không cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô sở hữu nên bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô sở hữu nên Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô sở hữu, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã tự tướng không, nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng tự tướng không, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì ngã vô tướng, vô đắc, vô niệm, vô tri nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng vô tướng, vô đắc, vô niệm, vô tri, là rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Hai thanh tịnh nên không đắc, không hiện quán.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói hai thanh tịnh nên vô đắc, vô hiện quán là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì không khởi điên đảo, nhiễm tịnh nên không đắc, không hiện quán, rốt ráo thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng vô biên.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng vô biên, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo (tất cánh) Không (Không tối hậu), vô tế Không (Không không biên tế) nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên nhãn xứ cho đến ý xứ cũng vô biên?

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên nhãn xứ cho đến ý xứ cũng vô biên, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên sắc xứ cho đến pháp xứ cũng vô biên?

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên sắc xứ cho đến pháp xứ cũng vô biên, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên nhãn giới cho đến ý giới cũng vô biên?

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên nhãn giới cho đến ý giới cũng vô biên, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn ! Ngã vô biên nên sắc giới cho đến pháp giới  cũng vô biên.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên sắc giới cho đến pháp giới cũng vô biên, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng vô biên.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng vô biên, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng vô biên.

 Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng vô biên là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo cũng vô biên.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo cũng vô biên là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô biên.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên mười lực của Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô biên, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng vô biên.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng vô biên, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Ngã vô biên nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng vô biên.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng vô biên, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì rốt ráo Không, vô tế Không nên rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát năng giác như thế là Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Phật dạy:

- Đúng vậy, rốt ráo thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói: nếu Đại Bồ-tát năng giác như thế là Bát-nhã ba-la-mật-đa, là rốt ráo thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì nhờ đấy mà thành tựu trí đạo tướng.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, phương tiện khéo léo khởi nghĩ như vầy:

Sắc chẳng biết sắc, thọ chẳng biết thọ, tưởng chẳng biết tưởng, hành chẳng biết hành, thức chẳng biết thức. Nhãn xứ chẳng biết nhãn xứ, cho đến ý xứ chẳng biết ý xứ. Sắc xứ chẳng biết sắc xứ, cho đến pháp xứ chẳng biết pháp xứ. Nhãn giới chẳng biết nhãn giới, cho đến ý giới chẳng biết ý giới. Sắc giới chẳng biết sắc giới, cho đến pháp giới chẳng biết pháp giới. Nhãn thức giới chẳng biết nhãn thức giới, cho đến ý thức giới chẳng biết ý thức giới. Pháp quá khứ chẳng biết pháp quá khứ. Pháp vị lai chẳng biết pháp vị lai. Pháp hiện tại chẳng biết pháp hiện tại.

Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng biết bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng biết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nội Không chẳng biết nội Không, cho đến vô tính tự tính Không chẳng biết vô tính tự tính Không. Bốn niệm trụ chẳng biết bốn niệm trụ, cho đến tám chi thánh đạo chẳng biết tám chi thánh đạo. Mười lực Như Lai chẳng biết mười lực Như Lai, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng biết mười tám pháp Phật bất cộng. Trí nhất thiết chẳng biết trí nhất thiết, trí đạo tướng chẳng biết trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng biết trí nhất thiết tướng.

Như vậy, Đại Bồ-tát này đã đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề trụ nhóm chánh định.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói.

Bấy giờ, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Khi các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có phương tiện khéo léo, chuyển hai tưởng đối với các pháp chăng?

Cụ Thọ Thiện Hiện đáp:

- Thưa Xá-lợi Tử! Nếu khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có phương tiện khéo léo thì sẽ không nghĩ như vầy:

Ta hành thí, hành thí như vậy. Ta trì giới, trì giới như vậy. Ta tu nhẫn, tu nhẫn như vậy. Ta tinh tấn, tinh tấn như vậy. Ta nhập định, nhập định như vậy. Ta tu tuệ, tu tuệ như vậy. Ta trồng phước, trồng phước như vậy. Ta nhập Chánh tánh li sanh của Bồ-tát, nhập Chánh tánh li sanh của Bồ-tát như vậy. Ta nghiêm tịnh cõi Phật, nghiêm tịnh cõi Phật như vậy. Ta thành thục hữu tình, thành thục hữu tình như vậy. Ta sẽ đắc trí nhất thiết tướng, sẽ đắc trí nhất thiết tướng như vậy.

Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát này tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, có phương tiện khéo léo, không phân biệt hết thảy các việc như vậy là do thông đạt nội Không (Không của các pháp nội tại), ngoại Không (Không của các pháp ngoại tại), nội ngoại Không (Không của các pháp nội ngoại tại), Không Không (Không của Không), đại Không (Không lớn), thắng nghĩa Không (Không của chân lý cứu cánh), hữu vi Không (Không của các pháp hữu vi), vô vi Không (Không của các pháp vô vi), tất cánh Không (Không tối hậu ‘rốt ráo’), vô tế Không (Không không biên tế), tán vô tán Không (Không của sự không phân tán), bản tính Không (Không của bản tính ‘tự nhiên tính’), nhất thiết pháp Không (Không của vạn hữu), tự tướng Không (Không của tự tướng).

Thưa Xá-lợi Tử! Khi các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa có phương tiện khéo léo nên không chấp trước.

Bấy giờ, Thiên Đế Thích hỏi Thiện Hiện rằng:

- Bạch Đại đức! Làm sao biết được các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ-tát thừa, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa khởi tâm chấp trước?

Thiện Hiện đáp:

- Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ-tát thừa, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không có phương tiện khéo léo nên khởi tưởng tự tâm; khởi tưởng bố thí; khởi tưởng bố thí Ba-la-mật-đa; khởi tưởng tịnh giới; khởi tưởng tịnh giới Ba-la-mật-đa; khởi tưởng tinh tấn; khởi tưởng tinh tấn Ba-la-mật-đa; khởi tưởng tĩnh lự; khởi tưởng tĩnh lự Ba-la-mật-đa; khởi tưởng Bát-nhã; khởi tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa; khởi tưởng nội Không; khởi tưởng ngoại Không cho đến vô tính tự tính Không; khởi tưởng bốn niệm trụ; khởi tưởng bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; khởi tưởng mười lực Như Lai; khởi tưởng bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; khởi tưởng trí nhất thiết; khởi tưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; khởi tưởng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật; khởi tưởng các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; khởi tưởng ở chỗ Phật trồng căn lành; khởi tưởng đem căn lành đã trồng như thế nhóm hợp cân lường, cho các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Này Kiều-thi-ca! Do đấy biết được các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ-tát thừa, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa khởi tâm chấp trước.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này do bị sự chấp trước đây ràng buộc nên chẳng thể tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề vô trước. Vì sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì chẳng phải bản tánh của sắc có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của thọ, tưởng, hành, thức có thể hồi hướng; cho đến chẳng phải bản tánh của trí nhất thiết có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể hồi hướng.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác thì nên quán thật tánh bình đẳng của các pháp. Theo đây tác ý, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác bằng những lời như vầy:

Này các thiện nam tử, thiện nữ nhân! Khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên phân biệt ta năng hành thí. Khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên phân biệt ta năng trì giới. Khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng nên phân biệt ta năng tu nhẫn. Khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng nên phân biệt ta năng tinh tấn. Khi tu hành tĩnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng nên phân biệt ta năng vào định. Khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng nên phân biệt ta năng tu tuệ.

Khi hành nội Không, chẳng nên phân biệt ta trụ nội Không. Khi hành ngoại Không cho đến vô tính tự tính Không, chẳng nên phân biệt ta năng trụ ngoại Không cho đến vô tính tự tính Không.

Khi tu bốn niệm trụ, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn niệm trụ. Khi tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Khi tu mười lực Như Lai, chẳng nên phân biệt ta năng tu mười lực Như Lai. Khi tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Khi tu trí nhất thiết, chẳng nên phân biệt ta năng tu trí nhất thiết. Khi tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng nên phân biệt ta năng tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Khi tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chẳng nên phân biệt ta năng tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát muốn đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác thì nên vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn như thế. Nếu Đại Bồ-tát đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác thì đối với tự thân không tổn hại, cũng chẳng tổn hại người. Như đã được các Đức Như Lai bằng lòng cho phép vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ-tát thừa, nếu hay vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình hướng tới Bồ-tát thừa như thế thì có thể xa lìa được tất cả chấp trước.

Bấy giờ, đức Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng:

- Hay thay! Hay thay! Ông nay khéo vì các Bồ-tát mà nói tướng chấp trước, khiến cho các thiện nam tử, thiện nữ nhân hướng tới Đại thừa lìa xa tướng chấp trước, tu các hạnh Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Lại còn có các tướng chấp trước nhỏ nhiệm, nay Ta sẽ vì ông mà nói, ông nên chí tâm lắng nghe, khéo léo suy nghĩ.

Thiện Hiện thưa rằng:

- Xin đức Thế Tôn nói cho, chúng con đang muốn nghe.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ-tát thừa muốn hướng tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nếu đối với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác mà nhớ nghĩ lấy tướng thì đều là chấp trước. Hoặc nhớ nghĩ lấy tướng công đức vô trước của tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ, vị lai, hiện tại, các căn lành từ sơ phát tâm cho đến khi pháp trụ. Đã nhớ nghĩ rồi, thâm tâm tùy hỷ. Đã tùy hỷ rồi, cho các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nhớ nghĩ tất cả sự lấy tướng như thế đều gọi là chấp trước.

Hoặc đối với thiện pháp của tất cả đệ tử Như Lai và hữu tình khác đã tu, mà nhớ nghĩ lấy tướng, thâm tâm tùy hỷ. Đã tùy hỷ rồi, cho các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Tất cả các việc như thế cũng gọi là chấp trước. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Đối với công đức căn lành của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và của các đệ tử hoặc của hữu tình khác, chẳng nên lấy tướng nhớ nghĩ phân biệt, vì các việc lấy giữ tướng ấy đều là hư vọng.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy rất là sâu xa.

Phật dạy:

- Đúng vậy, vì bản tánh của tất cả pháp là lìa.

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, đều nên kính lễ.

Phật dạy:

- Đúng vậy, vì công đức rất nhiều nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa đây vô tạo, vô tác, không có người chứng.

- Bạch đức Thế Tôn! Tất cả pháp tánh chẳng thể chứng giác.

Phật dạy:

- Đúng vậy, vì bản tánh tất cả pháp chỉ có một, năng chứng sở chứng đều chẳng thể được. Thiện Hiện nên biết: Một tánh của các pháp tức là vô tánh. Vô tánh của các pháp tức là một tánh. Một tánh vô tánh của các pháp như thế là bản tánh thật. Bản thật tánh đây vô tạo, vô tác.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát như thật biết nhất tánh vô tánh  của các pháp sở hữu là vô tạo, vô tác thì có thể xa lìa được tất cả chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế khó hiểu biết được.

Phật dạy:

- Đúng vậy, bởi Bát-nhã ba-la-mật-đa đây không ai thấy được, không ai nghe được, không ai giác được, không ai biết được, lìa tướng chứng đắc.

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng thể nghĩ bàn.

Phật dạy:

- Đúng vậy, bởi Bát-nhã ba-la-mật-đa đây, chẳng thể đem tâm lấy giữ, vì lìa tâm tướng. Chẳng thể đem sắc cho đến thức để lấy giữ, vì lìa tướng ấy. Chẳng thể đem nhãn cho đến ý để lấy giữ, vì lìa tướng ấy. Chẳng thể đem sắc cho đến pháp để lấy giữ, vì lìa tướng ấy. Chẳng thể đem nhãn thức cho đến ý thức để lấy giữ, vì lìa tướng ấy vậy.

Chẳng thể đem bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa để lấy giữ, vì lìa tướng ấy. Chẳng thể đem nội Không cho đến vô tính tự tính Không để lấy giữ, vì lìa tướng ấy. Chẳng thể đem bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo để lấy giữ, vì lìa tướng ấy. Chẳng thể đem mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng để lấy giữ, vì lìa tướng ấy. Chẳng thể đem trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để lấy giữ, vì lìa tướng ấy. Chẳng thể đem tất cả pháp để lấy giữ, vì lìa tướng ấy vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế chẳng từ sắc sanh, cho đến chẳng từ tất cả pháp sanh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế không có tạo tác.

Phật dạy:

- Đúng vậy, vì các tác giả chẳng thể đắc được.

Này Thiện Hiện! Sắc bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc; thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc. Cho đến tất cả pháp bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc.

Này Thiện Hiện! Do các tác giả và các pháp: sắc… bất khả đắc nên Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế không có tạo tác.

 

Tập 09

 Quyển 436

 Phẩm Không Nêu Cờ 01

 

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu chẳng hành sắc là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến chẳng hành trí nhất thiết là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Chẳng hành sắc hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến chẳng hành trí nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Chẳng hành sắc hoặc vui hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc vui hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến chẳng hành trí nhất thiết hoặc vui hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc vui hoặc khổ là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Chẳng hành sắc hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến chẳng hành trí nhất thiết hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã hoặc vô ngã là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Chẳng hành sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến chẳng hành trí nhất thiết hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh hoặc bất tịnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa còn chẳng thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức huống là thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Như vậy cho đến còn chẳng thấy trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng huống là thấy trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa chẳng hành sắc viên mãn, chẳng hành sắc chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức viên mãn, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến chẳng hành trí nhất thiết viên mãn, chẳng hành trí nhất thiết chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng viên mãn, chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì cớ sao?

Này Thiện Hiện! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa còn chẳng thấy chẳng đắc sắc, thọ, tưởng, hành, thức huống là thấy có đắc sắc, thọ, tưởng, hành, thức hoặc viên mãn hoặc chẳng viên mãn. Như vậy cho đến còn chẳng thấy chẳng đắc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, huống là thấy có đắc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc viên mãn hoặc chẳng viên mãn.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Lạ thay! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân Đại thừa, tuyên nói tướng chấp trước, tướng chẳng chấp trước.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân Đại thừa, tuyên nói tướng chấp trước, tướng chẳng chấp trước.

 Lại nữa, Thiện Hiện! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, chẳng hành sắc hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Chẳng hành nhãn cho đến ý hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Chẳng hành sắc cho đến pháp hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Chẳng hành nhãn thức cho đến ý thức hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Chẳng hành nội Không cho đến vô tính tự tính Không hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Chẳng hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Như vậy cho đến chẳng hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Chẳng hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Chẳng hành quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát, Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật hoặc chấp trước, hoặc chẳng chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, như thật biết rõ sắc không có tướng chấp trước, chẳng chấp trước; thọ, tưởng, hành, thức cũng không có tướng chấp trước, chẳng chấp trước. Như vậy cho đến như thật biết rõ tất cả hạnh Đại Bồ-tát không có tướng chấp trước, chẳng chấp trước; Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng không tướng chấp trước, chẳng chấp trước.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp tánh sâu xa thật là hiếm có, hoặc nói hoặc chẳng nói đều chẳng tăng chẳng giảm.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Pháp tánh sâu xa rất là hiếm có, hoặc nói hoặc chẳng nói đều không tăng giảm.

Này Thiện Hiện! Giả sử Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ hết thọ lượng, khen chê hư không, song hư không kia không tăng không giảm. Pháp tánh sâu xa cũng lại như thế, hoặc nói hoặc chẳng nói đều không tăng giảm.

Này Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ đối với lời khen chê không tăng không giảm, cũng không buồn vui. Pháp tánh sâu xa cũng lại như thế, hoặc nói hoặc chẳng nói đều như kia không khác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa là việc rất khó. Nghĩa là đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa đây, nếu tu hay chẳng tu thì cũng không tăng không giảm, không buồn không vui, không thuận không trái, song siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì thường không thối chuyển. Vì cớ sao?

Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như tu với hư không, đều không sở hữu.

Bạch đức Thế Tôn! Như trong hư không, không có sắc để biết;  không có thọ, tưởng, hành, thức để biết. Không có nhãn xứ để biết; không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để biết. Không có sắc xứ để biết; không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để biết. Không có nhãn giới để biết; không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới để biết. Không có sắc giới để biết; không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới để biết. Không có nhãn thức giới để biết; không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới để biết. Không có bố thí Ba-la-mật-đa để biết; không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa để biết. Không có nội Không để biết; không có ngoại Không cho đến vô tính tự tính Không để biết. Không có bốn niệm trụ để biết; không có bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo để biết.

Như vậy cho đến không có mười lực Như Lai để biết; không có điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng để biết. Không có trí nhất thiết để biết; không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để biết. Không có quả Dự lưu để biết; không có quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề để biết. Không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát để biết. Không có Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật để biết. Việc tu Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng lại như thế. Nghĩa là trong pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đây không có sắc để được; không có thọ, tưởng, hành, thức để được. Cho đến không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát để được. Không có Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật để được.

Trong đây, dù không có các pháp để được, nhưng các Đại Bồ-tát vẫn siêng năng tinh tấn tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thường không thối chuyển. Cho nên, Ta nói các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa là việc rất khó.

 

 

Quyển thứ 436

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6537)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 4871)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6208)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5746)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5046)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5981)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5495)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5317)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4862)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5111)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]