Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 396: Phẩm Vô Tánh Tự Tánh 02, Phẩm Tánh Nghĩa Du-Già 01

15/07/201520:54(Xem: 14444)
Quyển 396: Phẩm Vô Tánh Tự Tánh 02, Phẩm Tánh Nghĩa Du-Già 01

Tập 08

 Quyển 396

Phẩm Vô Tánh Tự Tánh 02

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

 

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Các hình tượng hiện trong gương có phải có thật sự, có thể nương vào để tạo nghiệp, hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh cõi người, hoặc sanh chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại ở cõi Dục, hoặc sanh cõi trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh ở cõi Sắc, hoặc sanh cõi trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở cõi Vô sắc chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Các hình tượng hiện trong gương hoàn toàn không có thật sự chỉ mê hoặc trẻ con ngây thơ làm sao có thể nương vào mà tạo tác các nghiệp, rồi do nghiệp đã tạo, hoặc đọa đường ác, hoặc sanh cõi trời, người.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Các hình tượng có chơn thật tu đạo, nương vào sự tu đạo ấy có lìa tạp nhiễm, được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì các hình tượng trong gương hoàn toàn không có thật sự, chẳng phải năng thi thiết, chẳng phải sở thi thiết, việc tu đạo còn không có, huống là nương vào sự tu đạo mà có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có phải có các pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, chẳng phải như hình tượng hiện trong gương chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Nhất định không có pháp nào hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như các hình tượng hiện trong gương.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? các tiếng vang phát ra từ hang sâu có phải có thật sự, có thể nương vào mà tạo nghiệp, rồi do nghiệp đã tạo, hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh cõi người, hoặc sanh chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại ở cõi Dục; hoặc sanh trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh ở cõi Sắc; hoặc sanh trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở cõi Vô sắc chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Các tiếng vang phát ra từ hang sâu hoàn toàn không có thật sự, chỉ mê hoặc người nặng tai chứ làm sao có thể nương vào để tạo tác các nghiệp, rồi do nghiệp đã tạo, hoặc đọa đường ác, hoặc sanh cõi trời, người.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Các tiếng vang có phải có sự chơn thật tu đạo, rồi nương vào sự tu đạo ấy, có sự lìa tạp nhiễm, đắc thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tiếng vang trong hang sâu hoàn toàn không có thật sự, chẳng phải năng thi thiết, chẳng phải sở thi thiết; việc tu đạo còn không có, huống là nương vào sự sự tu đạo mà có sự lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có phải có các pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi chẳng phải như tiếng vang phát ra từ hang sâu chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Nhất định không có pháp nào hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như tiếng vang phát ra từ hang sâu.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Hiện tượng giống nước hiện ra trong bóng nắng có phải có thật sự, có thể nương vào để tạo nghiệp và do nghiệp đã tạo hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh cõi người, hoặc sanh vào chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại ở cõi Dục, hoặc sanh trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh ở cõi trời Sắc, hoặc sanh trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở cõi Vô sắc chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Nước hiện ra trong bóng nắng hoàn toàn không có thật sự, chỉ mê hoặc người mờ mắt chứ làm sao có thể nương vào mà tạo tác các nghiệp, rồi do nghiệp đã tạo, hoặc đọa vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, người.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nước ở trong bóng nắng có phải có sự chơn thật tu đạo, rồi nương vào sự tu đạo ấy có sự lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì nước trong bóng nắng hoàn toàn không có thật sự, chẳng phải năng thi thiết, chẳng phải sở thi thiết, việc tu đạo còn không có, huống là nương vào việc tu đạo mà có sự lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có phải có các pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như nước hiện trong bóng nắng chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Nhất định không có pháp nào, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như nước hiện trong bóng nắng.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Các hình sắc hiện ra trong bóng sáng có phải có thật sự có thể nương vào mà tạo nghiệp, rồi do nghiệp đã tạo, hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh cõi người, hoặc sanh vào chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại ở cõi Dục, hoặc sanh cõi trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh ở cõi Sắc, hoặc sanh cõi trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở cõi Vô sắc chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Các hình sắc hiện trong bóng nắng hoàn toàn không có thật sự, chỉ mê hoặc kẻ lòa mắt chứ làm sao có thể nương vào mà tạo tác các nghiệp và do nghiệp đã tạo, hoặc đọa vào đường ác, hoặc sanh cõi người, trời.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Các sắc tướng trong bóng sáng có phải có sự chơn thật tu đạo rồi nương vào sự tu đạo ấy có sự lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì sắc tướng trong bóng sáng hoàn toàn không có thật sự, chẳng phải năng thi thiết, chẳng phải sở thi thiết; việc tu đạo còn không có, huống là nương vào việc tu đạo mà có sự lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có phải có các pháp hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như sắc tướng hiện ra trong bóng sáng chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Nhất định không có pháp nào, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như sắc tướng hiện ra trong bóng sáng.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Nhà ảo thuật tạo ra bốn loại quân là voi, ngựa, xe, bộ v.v... các thứ huyễn thuật khác; loại voi v.v... huyễn này có phải có thật sự, có thể nương vào mà tạo nghiệp, rồi do nghiệp đã tạo, hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh cõi người, hoặc sanh vào chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại ở cõi Dục, hoặc sanh cõi trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh ở cõi Sắc, hoặc sanh cõi trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở cõi Vô sắc chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Loài voi, ngựa v.v... huyễn đó hoàn toàn không có thật sự, chỉ mê hoặc trẻ con khờ khạo chứ làm sao có thể nương vào mà tạo nghiệp, rồi do nghiệp đã tạo, hoặc đọa vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, người.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Trò huyễn có phải có sự chơn thật tu đạo, và nương vào sự tu đạo ấy mà có sự lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì loài voi, ngựa v.v... huyễn đó hoàn toàn không có thật sự, chẳng phải năng thi thiết, chẳng phải sở thi thiết; việc tu đạo còn không có huống là nương vào sự tu đạo mà có sự lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có pháp nào hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như voi v.v... trong các trò huyễn chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Nhất định không có pháp nào, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như voi v.v... trong các trò huyễn.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Phật đã hóa ra thân biến hóa, vậy thân biến hóa này có phải có thật sự có thể nương vào mà tạo nghiệp, và do nghiệp đã tạo, hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh cõi người, hoặc sanh vào chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại ở trong cõi Dục, hoặc sanh cõi trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh ở cõi Sắc, hoặc sanh cõi trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở cõi Vô sắc chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Các thân biến hóa hoàn toàn không có thật sự, thì làm sao có thể nương vào mà tạo tác các nghiệp và do nghiệp đã tạo, hoặc đọa vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, người.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Hóa thân có sự tu đạo chân thật và nương vào sự tu đạo kia mà có sự lìa tạp nhiễm, được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì các thân biến hóa hoàn toàn không có thật sự, chẳng phải năng thi thiết, chẳng phải sở thi thiết; việc tu đạo còn không có, huống là nương vào việc tu đạo mà có sự lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có pháp nào hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như hóa thân đã biến hóa chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Nhất định không có pháp nào, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như hóa thân đã biến hóa.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Những vật loại hiện trong ảo thành có phải có thật sự để nương vào mà tạo nghiệp; rồi do nghiệp đã tạo đó hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh vào cõi người, hoặc sanh vào chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại ở cõi Dục, hoặc sanh cõi trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh ở cõi Sắc, hoặc sanh cõi trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở cõi Vô sắc chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Những vật loại hiện trong ảo thành hoàn toàn không có thật sự, thì làm sao có thể nương vào đó mà tạo tác các nghiệp và do nghiệp đã tạo ấy, hoặc đọa vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, người.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Những vật loại trong ảo thành có sự tu đạo chơn thật và nương vào sự tu đạo ấy mà có sự lìa tạp nhiễm được thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì những vật loại hiện trong ảo thành hoàn toàn không có thật sự, chẳng phải năng thi thiết, chẳng phải sở thi thiết; việc tu đạo còn không có, huống là nương vào việc tu đạo mà có sự lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có các pháp, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như các vật loại hiện trong ảo thành chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Nhất định không có pháp nào, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi mà chẳng phải như những vật loại hiện trong ảo thành.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Có phải thật có sự tạp nhiễm và thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Trong đó hoàn toàn không thật có sự tạp nhiễm và thanh tịnh.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Như sự tạp nhiễm và sự thanh tịnh thật không có sở hữu. Do đó nhân duyên tạp nhiễm và thanh tịnh cũng chẳng phải thật có. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các loại hữu tình bám trụ vào ngã, ngã sở, hư vọng phân biệt có sự tạp nhiễm và thanh tịnh, chứ chẳng phải thật sự thấy có sự tạp nhiễm và thanh tịnh, như thấy sự thật, biết không có sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh. Như vậy cũng không tạp nhiễm, thanh tịnh.

 

 

Tập 08

Quyển 396

Phẩm Tánh Nghĩa Du-Già 01

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những cái thấy là thật không nhiễm, không tịnh, những cái chẳng thấy là thật cũng không nhiễm, không tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp đều dùng vô tánh làm tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Các pháp vô tánh không nhiễm, không tịnh, các pháp hữu tánh cũng không nhiễm, không tịnh. Các pháp vô tánh hữu tánh cũng không nhiễm, không tịnh.

Bạch Thế Tôn! Pháp vô tự tánh không nhiễm, không tịnh, pháp hữu tự tánh cũng không nhiễm, không tịnh, pháp vô tự tánh, hữu tự tánh cũng không nhiễm, không tịnh? Vì tất cả pháp đều dùng vô tánh làm tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Nếu vậy thì vì cớ gì, có khi Phật nói có pháp thanh tịnh?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ta nói tánh bình đẳng của tất cả pháp là pháp thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Tánh bình đẳng của tất cả pháp nào?

- Này Thiện Hiện! Các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, dù Như Lai xuất thế hay chẳng xuất thế, tánh tướng thường trụ, đó gọi là tánh bình đẳng của tất cả pháp; tánh bình đẳng này gọi là pháp thanh tịnh; đây chỉ nương vào thế tục mà nói là thanh tịnh, chứ chẳng y cứ vào thắng nghĩa. Vì sao? Vì trong thắng nghĩa đế, không có sự phân biệt, không có hý luận, tất cả đường âm thanh danh tự đều dứt.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp như sự việc thấy trong mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng nắng, như bóng sáng, như trò huyễn, như thân biến hóa, như ảo thành, tuy hiện ra giống như có mà không thật sự có thì tại sao Đại Bồ-tát nương vào pháp phi chơn thật như thế mà phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, phát nguyện thế này: Ta sẽ viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, ta sẽ viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa; ta sẽ viên mãn bốn tịnh lự, ta sẽ viên mãn bốn vô lượng, bốn định vô sắc; ta sẽ viên mãn bốn niệm trụ, ta sẽ viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; ta sẽ viên mãn pháp môn giải thoát không, ta sẽ viên mãn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; ta sẽ viên mãn tám giải thoát, ta sẽ viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; ta sẽ viên mãn pháp không nội, ta sẽ viên mãn pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; ta sẽ viên mãn chơn như, ta sẽ viên mãn pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; ta sẽ viên mãn Thánh đế khổ, ta sẽ viên mãn Thánh đế tập, diệt, đạo; ta sẽ viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni, ta sẽ viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa; ta sẽ viên mãn bậc Cực hỷ, ta sẽ viên mãn bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiện, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; ta sẽ viên mãn năm loại mắt, ta sẽ viên mãn sáu phép thần thông; ta sẽ viên mãn mười lực Phật, ta sẽ viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; ta sẽ viên mãn biện Đà-la-ni; ta sẽ viên mãn pháp không quên mất, ta sẽ viên mãn tánh luôn luôn xả; ta sẽ viên mãn trí nhất thiết, ta sẽ viên mãn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; ta sẽ viên mãn ba mươi hai tướng Đại sĩ, ta sẽ viên mãn tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; ta sẽ phát khởi Vô lượng quang minh chiếu khắp vô biên thế giới trong mười phương; ta sẽ phát khởi một loại âm thanh vi diệu khắp vô biên thế giới trong mười phương, tùy theo tâm, tâm sở pháp, ý thích sai khác của các hữu tình mà vì họ nói các loại pháp môn vi diệu, khiến siêng tu học, chứng đắc lợi ích an lạc thù thắng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Những điều mà ông đã nói đâu chẳng như điều thấy trong mộng, như hình bóng, như tiếng vang, như bóng nắng, như bóng sáng, như trò huyễn, như thân biến hóa, như ảo thành?

Thiện Hiện đáp:

- Đúng vậy! Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện Thệ! Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp như điều thấy trong mộng, nói đủ như trên cho đến như ảo thành, đều không thật sự, thì tại sao Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phát lời chắc thật: Ta sẽ viên mãn tất cả công đức lợi ích an lạc vô lượng hữu tình?

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều thấy trong mộng cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành tám giải thoát, tám tháng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành năm loại mắt, sáu phép thần thông, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành biện Đà-la-ni, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, huống là có thể viên mãn. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải điều mộng thấy ... cho đến những vật loại hiện ra trong ảo thành, có thể thành tựu tất cả việc làm theo ước nguyện. Tất cả pháp khác cũng giống như thế, đều chẳng phải thật.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói, pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành năm loại mắt, sáu phép thần thông, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành biện Đà-la-ni, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có còn chẳng có thể hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, huống là có thể viên mãn. Pháp chẳng phải thật có chẳng có thể thành tựu việc làm theo nguyện ước. Pháp chẳng phải thật có chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột. Vì trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải thật có, nên chẳng có thể chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Các pháp như thế, tất cả đều là tư duy tạo tác, các pháp có tư duy tạo tác đều chẳng thể đắc trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các pháp như thế đối với đạo Bồ-đề, tuy có thể dẫn phát nhưng đối với kết quả không có thể trợ giúp. Do vì các pháp này không sanh, không khởi, không có thật tướng, nên các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm, tuy khởi các pháp thiện của thân, ngữ, ý, đó là hoặc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; hoặc tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; hoặc tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; hoặc tu hành bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; hoặc tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc tu hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoặc tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nhưng biết tất cả như điều mộng thấy, như hình bóng, như tiếng vang, như bóng nắng, như bóng sáng, như trò huyễn, như thân biến hóa, như ảo thành, đều chẳng phải có thật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các pháp như thế tuy chẳng phải thật có, nhưng nếu chẳng viên mãn thì nhất định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Các Đại Bồ-tát nếu chẳng viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; nếu chẳng viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì quyết định chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tùy chỗ tu hành tất cả thiện pháp, đều biết như thật là như điều mộng thấy, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng nắng, như bóng sáng, như trò huyễn, như thân biến hóa, như ảo thành, đó là nếu tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành; nếu thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, cầu đạt quả vị giác ngộ cao tột thì có thể như thật biết là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành, cũng như thật biết tâm hành sai biệt của các loại hữu tình là như điều mộng thấy ... cho đến như ảo thành.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp chẳng chấp thủ là có, chẳng chấp thủ là không. Nếu do sự chấp thủ như thế mà chứng đắc trí nhất thiết trí thì cũng biết những pháp ấy là như điều mộng thấy, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng nắng, như bóng sáng, như trò huyễn, như thân biến hóa, như ảo thành, chẳng chấp thủ là có, cũng chẳng chấp thủ là không. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt; vì Bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt, vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng thể nắm bắt; vì pháp không nội chẳng thể nắm bắt, vì pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể nắm bắt; vì Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt, vì Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt; vì bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt, vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt; vì tám giải thoát chẳng thể nắm bắt, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng thể nắm bắt; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt, vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt; vì pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt, vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng thể nắm bắt; vì bậc Cực hỷ chẳng thể nắm bắt, vì bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng thể nắm bắt; vì năm loại mắt chẳng thể nắm bắt, vì sáu phép thần thông cũng chẳng thể nắm bắt; vì mười lực Phật chẳng thể nắm bắt, vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt; vì pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt, vì tánh luôn luôn xả cũng chẳng thể nắm bắt; vì trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt, vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng thể nắm bắt; vì pháp thế gian chẳng thể nắm bắt, vì pháp xuất thế gian cũng chẳng thể nắm bắt; vì pháp hữu lậu chẳng thể nắm bắt, vì pháp vô lậu cũng chẳng thể nắm bắt; vì pháp hữu vi chẳng thể nắm bắt, vì pháp vô vi cũng chẳng thể nắm bắt. Đại Bồ-tát ấy, biết tất cả pháp chẳng thể nắm bắt rồi, cầu hướng đến quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì tất cả pháp đều chẳng thể nắm bắt, hoàn toàn không có sự thật, như điều mộng thấy, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng nắng, như bóng sáng, như trò huyễn, như thân biến hóa, như ảo thành, là pháp chẳng thể nắm bắt, chẳng có thể chứng đắc pháp chẳng thể nắm bắt, nhưng các hữu tình đối với pháp như thế, chẳng biết chẳng thấy. Đại Bồ-tát ấy, vì độ thoát các hữu tình nên cầu đạt đến quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng vì thân mình, chẳng vì việc khác; vì muốn lợi lạc hữu tình nên tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng vì thân mình, chẳng phải vì việc khác; vì muốn lợi lạc các hữu tình nên tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng vì thân mình, chẳng phải vì việc khác; vì muốn lợi lạc các hữu tình nên tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng vì thân mình, chẳng phải vì việc khác; vì muốn lợi lạc các hữu tình nên tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng vì thân mình, chẳng phải vì việc khác; vì muốn lợi lạc các hữu tình nên tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng vì thân mình, chẳng phải vì việc khác; vì muốn lợi lạc các hữu tình nên cầu đạt quả vị giác ngộ cao tột, chẳng vì thân mình, chẳng phải vì việc khác.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thấy các phàm phu ngu si ở trong cái chẳng phải ngã mà chấp tưởng là ngã; ở trong cái chẳng phải hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, khả năng thọ quả báo, khả năng khiến người thọ quả báo, cái biết, khả năng khiến người biết, cái thấy, khả năng khiến người thấy, mà tưởng chấp là hữu tình ... cho đến khả năng khiến người thấy. Đại Bồ-tát ấy, thấy việc ấy rồi vô cùng thương xót, phương tiện giáo hóa, khiến lìa điên đảo, vọng tưởng chấp trước, an trí trong cảnh giới cam lồ vô tướng; trụ trong cảnh giới ấy, lại chẳng hiện khởi tưởng ngã cho đến tưởng chấp về khả năng khiến người thấy. Khi ấy, tất cả trạo cử, tán loạn, hý luận, phân biệt chẳng còn hiện hành, tâm phần nhiều an trụ cảnh giới tịch tịnh, an nhiên không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do phương tiện này tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tự mình đối với các pháp không có sự chấp trước, cũng có thể dạy người đối với các pháp không có sự chấp trước. Đây là nương vào thế tục, chứ chẳng y cứ vào thắng nghĩa.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Khi Phật chứng quả vị giác ngộ cao tột, pháp Phật đã đắc là nương vào thế tục hay nương vào thắng nghĩa mà gọi là đắc?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Khi Phật chứng quả vị giác ngộ cao tột pháp Phật đã đắc là y cứ vào thế tục nên nói là đắc chứ chẳng nương vào thắng nghĩa. Nếu y cứ vào thắng nghĩa có thể đắc, thì cái sở đắc đều chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu gọi người này đắc pháp như thế là có sở đắc, mà có sở đắc thì chấp có hai, chấp có hai thì chẳng có thể đắc quả, cũng không có hiện quán.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu chấp có hai, chẳng có thể đắc quả, cũng không có hiện quán thì không có chấp có hai có thể đắc quả, có hiện quán chăng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Chấp có hai thì chẳng có thể đắc quả, cũng không hiện quán, mà chấp không có hai cũng lại như thế; nếu không có hai, không có không hai tức là đắc quả, cũng gọi là hiện quán. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu chấp do đó mà có thể đắc quả, cũng có hiện quán, và chấp do đó chẳng có thể đắc quả, cũng không có hiện quán, thì đều là hý luận, chẳng phải trong tánh bình đẳng của tất cả pháp có các hý luận. Nếu lìa hý luận thì mới có thể gọi là tánh bình đẳng của pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, thì trong đó cái gì gọi là tánh bình đẳng của pháp?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu nơi ấy hoàn toàn không có tánh, cũng không có vô tánh, cũng chẳng thể nói là tánh bình đẳng, thì như thế mới gọi là tánh bình đẳng của pháp.

Này Thiện Hiện! Nên biết, tánh bình đẳng của pháp đã bất khả thuyết, cũng bất khả tri, trừ tánh bình đẳng không có pháp nào có thể đắc, lìa tất cả pháp không có tánh bình đẳng.

Này Thiện Hiện! Nên biết, tánh bình đẳng phàm phu, Thánh giả đều chẳng có thể hành, vì chẳng phải cảnh giới của họ.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tánh bình đẳng của pháp cũng đâu chẳng phải là cảnh sở hành của Phật?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Tánh bình đẳng của pháp chẳng phải là cảnh sở hành của chư Hiền Thánh, đó là tùy tín hành, hoặc tùy pháp hành, hoặc Đệ bát, hoặc Dự lưu, hoặc Nhất lai, hoặc Bất hoàn, hoặc A-la-hán, hoặc Độc giác, hoặc Đại Bồ-tát, hoặc chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều chẳng có thể dùng tánh bình đẳng của pháp làm cảnh sở hành.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tất cả pháp đều được tự tại, thì tại sao có thể nói tánh bình đẳng của pháp cũng chẳng phải là cảnh sở hành của chư Phật?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tất cả pháp, tuy được tự tại, nếu tánh bình đẳng cùng với Phật có khác, có thể nói là cảnh sở hành của Phật. Nhưng tánh bình đẳng cùng với Phật không khác, thì tại sao có thể nói Phật hành cảnh ấy?

Này Thiện Hiện! Nên biết, hoặc tánh pháp bình đẳng của các phàm phu, hoặc tánh pháp bình đẳng của tùy tín hành, hoặc tánh pháp bình đẳng của tùy pháp hành, hoặc tánh pháp bình đẳng của Đệ bát, hoặc tánh pháp bình đẳng của Dự lưu, hoặc tánh pháp bình đẳng của Nhất lai, hoặc tánh pháp bình đẳng của Bất hoàn, hoặc tánh pháp bình đẳng của A-la-hán, hoặc tánh pháp bình đẳng của Độc giác, hoặc tánh pháp bình đẳng của Đại Bồ-tát, hoặc tánh pháp bình đẳng của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tất cả tánh pháp bình đẳng như thế đều cùng một tướng, đó là vô tướng, là nhất bình đẳng, không hai, không khác, cho nên chẳng thể nói: Đây là tánh pháp bình đẳng của dị sanh cho đến đây là tánh pháp bình đẳng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Ở trong một tánh, pháp bình đẳng này, các tánh bình đẳng đã chẳng thể nắm bắt được; trong đó, tướng sai biệt của phàm phu và Thánh giả cũng chẳng thể nắm bắt được.

 

Quyển thứ 396

Hết

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2015(Xem: 20531)
Tin Viên Tịch Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : HT Thich Tinh Hanh Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thế Giới Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh vừa viên tịch vào lúc 11.30am ngày thứ sáu, 10/04/2015 tại Đài Bắc, Đài Loan. Lễ Nhập Kim Quan lúc 9 giờ tối thứ bảy 11/4/2015 Lễ Cung Tống Kim Quan Trà Tỳ ngày 25/04/2015 Chi tiết về tang lễ sẽ cập nhật trong những ngày tới.
31/10/2015(Xem: 50145)
Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, sinh năm Bính Thân, 1956, tại Thôn Giáo Đông, Xã Lộc Xuân, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam, Đời Thứ 42 Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Thành Phố Chicago, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, đã viên tịch lúc 1 giờ sáng ngày 30 tháng 10 năm 2015, nhằm ngày 18 tháng 9 năm Ất Mùi, tại Thành Phố Freeport, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, trụ thế 60 tuổi, 39 hạ lạp. Lễ Nhập Liệm vào ngày thứ 4, 4/11/2015; Lễ Trà Tỳ vào ngày Chủ Nhật, 8/11/2015. Hòa Thượng tân viên tịch là một bậc Tăng tài của Giáo hội cũng như Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh; Thầy là một vị Sa môn tài đức, phước trí vẹn toàn mà xả bỏ nhục thân quá sớm để Giáo Hội mất đi một Thích tử kế thừa mạng mạch, tục diệm truyền đăng, hàng Phật tử mất đi một vị Thầy đức độ khả kính.
28/10/2015(Xem: 11500)
Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc nhiều đời thâm tín Phật giáo. Ni trưởng sinh ngày 9 tháng 3 năm 1938, tại Vĩ Dạ, Tỉnh Thừa Thiên, Huế, miền Trung Việt Nam trong một gia đình có sáu anh em. Thân phụ của Ni trưởng là cụ Nguyễn Phước Ưng Thiều thuộc dòng dõi vua chúa thời nhà Nguyễn, và thân mẫu là Đặng thị Quê, một người mẹ quá đỗi tuyệt vời mà theo lời tự sự của một nhà văn Việt Nam khi nhắc đến mẹ của Ni trưởng đã viết: “Mệ ơi! Mệ hiền như Phật và chu đáo nhất trên đời”. Khi Ni trưởng tượng hình trong bào thai mẹ mới 3 tháng, thì bà mẹ đã lên chùa Tường Vân, Huế xin Hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết ban cho thai nhi pháp danh Tâm Hỷ. Người thiếu nữ lớn lên xinh đẹp, dịu dàng với cái tên Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh đã làm rung động bao trái tim của những chàng trai thuở ấy… Nhưng vượt thoát ra khỏi tất cả những cám dỗ và dục vọng tầm thường, Phùng Khánh đã chọn cho mình một con đường thanh cao nhất với thiên tư thông tuệ, tài hoa, phẩm cách thanh cao đã nuôi chí xu
27/10/2015(Xem: 7924)
Tin thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terri năm 2015 [*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam. Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.” Lịch sử Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world). Đã có sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond Tutu, Lech Walesa… trong những năm qua.
22/10/2015(Xem: 13122)
HT Thích Liễu Minh là một bậc cao tăng thạc đức của PGVN, sau thời gian trọng bệnh, mặc dù được môn đồ pháp quyến cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Trung tâm Đa khoa Tiền Giang tận tình chăm sóc, điều trị nhưng do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 17 giờ 45 phút, ngày 20-10-2015 (nhằm ngày 8-9-Ất Mùi). Trụ thế: 82 năm, Hạ lạp: 62 năm. Lễ nhập quan chính thức cử hành lúc 9 giờ, ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Kim quan nhục thân cố Hòa thượng được tôn trí tại chùa Nhơn Phước. Lễ viếng bắt đầu lúc 13 giờ ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Lễ tưởng niệm vào lúc 8 giờ ngày 24-10-2015 (nhằm ngày 12-9-Ất Mùi), sau đó cung tiễn kim quan nhục thân cố Hòa thượng nhập Bảo tháp tại khuôn viên chùa Nhơn Phước.
22/10/2015(Xem: 12992)
Đại đức Thích Minh Hòa - Người Thầy thuốc & Câu chuyện nhân quả, Phòng thuốc nam "Tuệ Tĩnh Đường Phước Hưng" Chùa Phước Hưng Ấp Thạnh Hiệp - Xã Hòa Thạnh - Huyện Tam Bình - T. Vĩnh Long
22/10/2015(Xem: 10073)
Từ Việt Nam bay sang Đức và tôi có 1 tuần trọn vẹn với Hội Sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Hết chương trình về 7 thị trường sách lớn nhất thế giới, thì làm diễn giả của Hội nghị giám đốc bản quyền với sự tham gia của mấy trăm lãnh đạo các nhà xuất bản trên thế giới và rồi mỗi ngày biết bao cuộc gặp gỡ và giao lưu để mà ngày nào cũng ra khỏi nhà khi trời chưa sáng và về nhà khi thành phố đã lên đèn. Định bụng viết mấy bài về Hội sách lớn này mà đâu có kịp.
16/10/2015(Xem: 8099)
Năm 2005 chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc có tổ chức Đại Giới Đàn Vĩnh Gia để truyền trao giới pháp cho hàng tại gia cũng như xuất gia. Giới Đàn nầy có rất đông giới tử thọ Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni và Bồ Tát Giới xuất gia cũng như Bồ Tát Giới tại gia. Năm ấy tôi đã về ngôi Phương Trượng của chùa Viên Giác tại Hannover cũng đã được hai năm rồi. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nhiệm vụ là Trưởng Ban Kiến Đàn của Giới Đàn này. Từ Hoa Kỳ có một giới tử Sa Di muốn cầu thọ giới Tỳ Kheo. Đó là Thầy Thích Không Viên mà không có giấy giới thiệu của Bổn Sư. Tôi vẫn nhận cho thọ giới vì có nhiều lý do tế nhị (thay vào đó là một vị Thầy khác) và sau khi Giới Đàn được tổ chức xong, Thầy ấy đảnh lễ tại Bàn Thờ Tổ chùa Viên Giác và cầu tôi làm Thầy Y Chỉ cũng như đặt cho một Pháp Hiệu. Tôi đặt cho Thầy ấy là Giác Tâm.
21/09/2015(Xem: 13327)
Điện Thư Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tu Viện Quảng Đức Vừa nhận được tin buồn Phu Quân Đạo Hữu Châu Ngọc Lê Hoa Nhụy, là: Bác Sĩ NGUYỄN LÊ ĐỨC, pháp danh: MINH QUANG Hội Trưởng Hội Phật Giáo Đông Bắc Florida, Chùa Hải Đức. Sinh năm Đinh Hợi (1947) tại Hà Nam, Bắc Việt Vãng sanh lúc 11.37am ngày 21-9-2015 tại Jacksonville, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 69 tuổi Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức là một nhà Phật học lỗi lạc, viết lách, nghiên cứu, thuyết giảng hàng tuần cũng như đích thân tu trì Phật Pháp, đặc biệt Bác sĩ là vị lãnh đạo tinh thần tại Chùa Hải Đức trong ba mươi năm qua, người đã có công tạo dựng và duy trì ngôi Tam Bảo Hải Đức đến ngày hôm nay. Sự ra đi vĩnh viễn của Bác Sĩ Minh Quang là một mất mát lớn lao cho Phật tử thuộc Chùa Hải Đức, Florida; mong rằng Đạo hữu Châu Ngọc cùng quý Phật tử Chùa Hải Đức cố gắng vượt qua sự đau buồn này và tiếp tục gánh vác Phật sự cũng như gìn giữ gia tài Pháp Bảo mà Bác Sĩ Minh Quang đã dày công gây dựn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]