Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành kính tưởng niệm Giáo Sư Phạm Công Thiện

10/04/201311:07(Xem: 9585)
Thành kính tưởng niệm Giáo Sư Phạm Công Thiện

phamcongthien-4

Giáo Sư Phạm Công Thiện
Pháp danh Nguyên Tánh


flowerba

KHẤP BÁO

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Giáo Sư, Thi Sĩ Phạm Công ThiệnPháp Danh Nguyên Tánh

Sinh ngày 01 tháng 6 năm 1941

Vừa an nhiên từ trần lúc 6:30 chiều Thứ Ba ngày 08/3/2011 tại Tư Gia

Hưởng thọ 71 tuổi

Tang Lễ sẽ được thực hiện tại nhà quàn Thiện Tâm

Garden Oaks Funeral Home

13430 Bellaire Blvd,

Houston, Texas 77083 (713) 679 – 0111

-Lễ Nhập Liệm lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 12/3/2011

-Lễ Hoả táng lúc 1:30 chiều Chủ Nhật ngày 13/3/2011

Thay mặt Tang quyến thành kính khấp báo

Phạm Phong Sương

Điện thoại liên lạc: (281) 292 - 7489hay (714) 757 - 6434


flowerba

caobachtangle

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI tại ÚC ĐẠI LỢI - TÂN TÂY LAN
The Unified Vietnamese Buddhist Congregation Of Australia - New Zealand
HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH
* Văn Phòng Hội Chủ, Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
Tel 08-84478477 ; Fax 08-82401758 ; Email [email protected]
* Văn Phòng Tổng Thư Ký, Chùa Pháp Quang, 12 Freeman Rd, Durack, QLD 4077, Australia
Tel 07-33721113 Mobile 0402-442431 Fax 07-33729988
Email [email protected] ; www.phatgiaoucchau.com

SỐ 47-03/HĐĐH/TTCĐT PHẬT LỊCH 2554, ngày 11 tháng 3 năm 2011

TRI TÁN CÔNG ĐỨC THƯ

Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi—Tân Tây Lan vừa nhận được Cáo Bạch của Hòa Thượng Thích Trí Chơn, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Khấp Báo của Đạo hữu Phạm Phong Sương – Gia đình Tang Quyến, được biết Đạo hữu Giáo sư Phạm Công Thiện, Pháp danh Nguyên Tánh, sanh năm Tân Tỵ 1941 tại Mỹ Tho, Việt Nam, đã xả thân tứ đại ngày 08 tháng 3 năm 2011, nhằm Mồng 4 tháng 02 Tân Mão, tại Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 71 tuổi.

Lễ Nhập Liệm ngày Thứ Bảy 12 tháng 3 ; Lễ Hỏa Táng ngày Chủ Nhật 13 tháng 3 năm 2011, tại Nhà quàn Thiện Tâm, Thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ.

Đạo hữu Giáo sư Phạm Công Thiện là một học giả Phật Giáo và là một học giả Việt Nam. Học vị Tiến sĩ Triết học tại Đại học Sorbourne, Pháp. Nguyên - Giáo sư Triết học Đại học Toulouse, Pháp ; Khoa Trưởng Phân Khoa Văn Học & Khoa Học Nhân Văn Đại Học Vạn Hạnh (1966-1970) ; Chủ biên Tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh – Sài Gòn ; Giáo sư Phật Học các Học Viện, Cao Đẳng Phật Học – Hoa Kỳ ; và Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo.

Vẫn biết sinh tử như quán trọ, người con Đức Phật mặc áo sắc không vào dòng chuyển hóa, hành giả Đạo Phật như nhạn quá tầng không. Nhưng sự ra đi của Đạo hữu là một mất mát và luyến tiếc to lớn cho Phật Giáo Việt Nam trong nước ngoài nước nói chung, đối với Gia đình Tang quyến nói riêng. Đạo hữu Giáo sư Phạm Công Thiện thật xứng đáng để đi vào lịch sử Phật Giáo như quý Đạo hữu Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Học giả Đoàn Trung Còn, Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, vân vân…

Để tưởng nhớ, tán dương công đức, ghi nhận công hạnh, Phật Giáo Úc Châu chúng tôi nhất tâm cầu nguyện Chơn linh Đạo hữu trực vãng Tây Phương, chia sẻ những ai đã đi vào biển tuệ văn chương triết học của Giáo sư, gởi lời phân ưu cùng Gia đình Đạo hữu phạm Phong Sương và Tang quyến.

NAM MÔ LẠC BANG GIÁO CHỦ ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

Đồng Tri tán Công đức:
- Chư Tôn Giáo Phẩm Tăng Ni Phật Giáo Úc Châu

flowerba

GS Phạm Công Thiện:
Ra đi An Lạc Trong Thiền Định

(03/11/2011)(Xem: 2143)

GS Phạm Công Thiện: Ra đi An Lạc Trong Thiền Định; Lễ Cầu Siêu Tại Chùa Viên Thông, Bellflower, Vào Chủ Nhật, 13-3


phamcongthien-5Nhà Thơ, Giáo Sư Phạm Công Thiện tại Tòa Soạn Việt Báo. (Hình Việt Báo, chụp vào tháng 11 năm 2009.)

WESTMINSTER (VB) -- Theo Cáo Bạch của GHPGVNTNHK ngày 9 tháng 3 và Khấp Báo của gia đình ngày 10 tháng 3, Thi Sĩ, Giáo Sư Phạm Công Thiện, Pháp Danh Nguyên Tánh, đã mãn phần vào lúc 6 giờ 30 phút chiều ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại tư gia, Thành Phố Houston, Texas, hưởng thọ 71 tuổi.
Theo Wikipedia bản tiếng Việt, và một số tài liệu từ các bài viết về ông trên sách báo và trang mạng, Giáo Sư Phạm Công Thiện sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho. Ông là một thiên tài về ngôn ngữ học. Ông thông thạo nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, Đức, Phạn, Latinh, Tây Tạng, v.v... Năm 16 tuổi ông đã xuất bản cuốn Tự Điển Anh Ngữ Tinh Âm, và dạy Anh ngữ tại nhiều trường ở Sài Gòn.
Ông sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa Giáo rất thuần thành. Nhưng, sau khi theo đạo Phật ông đã chuyển hóa nhiều thân nhân trong gia đình quy y theo Phật. Ông có người em trai cũng quy y với Hòa Thượng Thích Trí Thủ với Pháp Danh là Thích Nguyên Văn, hiện sống tại Úc. Các người con của ông đều quy kính và tin Tam Bảo.
Năm 1963, sau “một cuộc khủng hoảng tinh thần,” theo ông kể, ông đã ra Phật Học Viện Hải Đức tại Nha Trang xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Giám Viện PHV Hải Đức lúc bấy giờ. Ông được Hòa Thượng Thích Trí Thủ ban cho Pháp Danh là Nguyên Tánh. Cũng trong thời gian này ông chuyên tâm nghiên cứu về Phật Học và viết cuốn sách về Phật đầu tiên là “Tiểu Luận Về Bồ Đề Đạt Ma,” năm 22 tuổi.
Năm 1966, Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, mời ông về dạy và giúp phát triển hệ thống giáo dục cao cấp đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam. Về Vạn Hạnh, ông đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy cho tất cả các Phân Khoa của Vạn Hạnh, từ năm 1966 tới năm 1970. Và cũng thời gian này ông đảm nhận chức vụ Khoa Trưởng Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn của Vạn Hạnh. Ông cũng là một trong những vị sáng lập và chủ trương Tạp Chí Tư Tưởng của Đại Học Vạn Hạnh, tờ báo đã trở thành biểu tượng tri thức sáng chói một thời của Miền Nam trước năm 1975.
Năm 1970, ông rời Việt Nam và sống tại các nước Israel, Đức rồi Pháp. Thời gian này ông tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học tại Đại Học Sorbonne ở Pháp. Sau đó làm giảng sư thực thụ về Triết Học Tây Phượng tại Đại Học Toulouse ở Pháp. Và cũng trong thời gian này ông lập gia đình.
Năm 1983, Hòa Thượng Thích Mãn Giác, Trú Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, bảo lãnh ông sang Mỹ. Tại đây ông giảng dạy Phật Học tại Trường Đại Học Đông Phương và nhiều Học Viện Phật Giáo khác tại California, Hoa Kỳ.
Năm 1996, ông được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, thỉnh cử vào chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa.
Từ năm 2005 đến nay, ông dời về sống tại Thành Phố Houston, Texas. Thỉnh thoảng ông sang Nam California để nhập thất tại Chùa Viên Thông, Thành Phố Bellflower.
Những năm sau này ông chuyên viết về Phật Học.
Ông tham gia vào sinh hoạt văn học rất sớm. Trước khi rời Việt Nam sang Tây, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ, v.v...
Tại hải ngoại ông đã cộng tác và có bài đăng trên nhiều báo chí như Người Việt, Việt Báo, Thế Kỷ 21, v.v...
Theo lời kể của nhà thơ Lê Giang Trần, người ở kề cận khi ông qua đời, rằng ông đã biết trước giờ ra đi, nên đã dặn dò mọi việc, rồi sau đó vào thiền định, trì chú và xả bỏ báo thân vào lúc 6 giờ 30 phút chiều ngày 8 tháng 3 năm 2011.
Những tác phẩm của ông gồm có:
* Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông (1964),
* Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965),
* Ngày sinh của rắn (1967),
* Trời tháng Tư (1966),
* Im lặng hố thẳm (1967),
* Hố thẳm của tư tưởng (1967),
* Mặt Trời không bao giờ có thực (1967),
* Bay đi những cơn Mưa Phùn (1970),
* Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988),
* Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật Giáo (1994),
* Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995),
* Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ Tát,
* Sáng rực khắp bốn phương Trời (1998),
* Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật Giáo (1998),
* Trên tất cả đỉnh cao là Im Lặng,
* Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử,
* Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì?,
* Đối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzche.
Ông cũng đã dịch một số tác phẩm như:
* Jiddu Krishnamurti, Tự do đầu tiên và cuối cùng (1968),
* Martin Heidegger, Về thể tính của chân lý (1968),
* Martin Heidegger, Triết lý là gì? (1969),
* Friedrich Nietzsche, Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi! (1969),
* Nikos Kazantzakis, Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991), v.v...
Theo Khấp Báo của gia đình, Tang Lễ của Giáo Sư Phạm Công Thiện diễn ra như sau:
Tang Lễ sẽ được thực hiện tại nhà quàn Thiện Tâm
Garden Oaks Funeral Home
13430 Bellaire Blvd,
Houston, Texas 77083 (713) 679 – 0111
- Lễ Nhập Liệm lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 12/3/2011
- Lễ Hoả táng lúc 1:30 chiều Chủ Nhật ngày 13/3/2011.
Thay mặt Tang quyến thành kính khấp báo
Phạm Phong Sương
Điện thoại liên lạc: (281) 292 - 7489 hay (714) 757 - 6434.
Tại Nam Cali, một buổi lễ cầu siêu cho Giáo Sư Phạm Công Thiện sẽ được tổ chức vào lúc 11 sáng Chủ Nhật, ngày 13 tháng 3 năm 2011, tại Chùa Viên Thông, 15933 Clark Avenue, Bellflower, CA 90706. Tel. (562) 867-8929.

Vietbao

flowerba

phamcongthien2

GIÁO SƯ PHẠM CÔNG THIỆN
MỘT NHÂN CÁCH LỚN VĂN HÓA & GIÁO DỤC
CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(1)

Nhận được tin giáo sư Phạm Công Thiện (Từ đây xin được đọc là Đạo Hữu –ĐH) vừa tạ thế tại Mỹ ,tôi cảm thấy vô cùng hụt hẫng và kính tiếc .Có thể nói, Đ.H là một nhà hoạt động văn hóa và giáo dục lớn, đóng góp rất nhiều cho Phật giáo Việt Nam thời hiện tại.

Thời thanh niên trai trẻ của tôi khi còn sinh hoạt trong màu áo GĐPT và HSPT, cái tên Phạm Công Thiện luôn khiến tôi chú ý trên các văn đàn Phật giáo, tuy lúc ban đầu tiếp cận luồng tư tưởng của Đ.H tôi hoàn chưa hiểu nhiều. Sau này khi có nhiều điều kiện tiếp xúc hơn tôi mới chợt nhận ra và luôn tự hào về Đ.H và cho Phật giáo VN có được một nhân tài như thế .

Đ.H sinh ngày 1.6.1941 tại Mỹ Tho, Nam Bộ. Là một thiên tài về ngôn ngữ học, thông thạo rất nhiều thứ tiếng nước ngoài. Năm 16 tuổi Đ.H đã có công trình được xuất bản đầu tiên là “Từ Điển Anh Ngữ Tinh Âm”, và là vị giáo sư trẻ tuổi nhất thời bấy giờ được mời dạy Anh ngữ trong rất nhiều trường ở Saigon .

Đọc phần lý lịch của Đ.H, có một điều rất lý thú là Đ.H sinh ra trong một gia đình đạo dòng Thiên Chúa giáo. Nhờ vào vốn liếng ngoại ngữ phong phú, cộng vào nền tảng tri thức thiên tư, Đ.H dễ dàng tiếp cận và hiểu ra được những tinh hoa Phật giáo, quy hướng về Phật, thậm chí còn khuyến hóa cả gia đình đều trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng, trở thành một gia đình Phật tử thuần thành, tiêu biểu nhất .

Năm 1963 –Theo lời Đ.H kể, đã từng đến PHV Hải Đức Nha Trang cầu pháp với Hòa thượng Thích Trí Thủ, Giám Viện khi ấy, và được Hòa Thượng ban pháp danh là Nguyên Tánh.

Người em trai của Đ.H cũng thọ giới xuất gia với Hòa thượng Thích Trí Thủ là Thích Nguyên Văn, hiện đang định cư tại Úc .

Cuốn sách đầu tiên về Phật học được xuất bản của Đ.H sau những tháng ngày nghiên cứu là “Tiểu Luận về Bồ Đề Đạt Ma. Năm đó Đ.H mới 22 tuổi.

Năm 1966, Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh mời Đ.H về giảng dạy cũng như giúp phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo cao cấp đầu tiên của Phật giáo này. Và không uổng lòng hoài vọng của Hòa Thượng Viện Trưởng, Đ.H đã đảm đương trọng trách Giám Đốc Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy cho các phân khoa của Viện. Đ.H cũng là một trong những sáng lập viên và chủ trương Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh này. Giai đọan này, tờ tạp chí Tư Tưởng là biểu tượng trí thức sáng chói nhất của giới trẻ học Phật .

Năm 1970, do hoàn cảnh chiến tranh cũng như các phong trào đấu tranh của sinh viên Phật giáo ít nhiều tác động và ảnh hưởng đến hệ tư tưởng vốn rất phóng khoáng của Đ.H, thêm vào đó là nhu cầu mong muốn mở mang thêm kiến thức, nên đã phải rời Việt Nam sang sinh sống ở các nước Israel, Đức, Pháp. Đây cũng chính là thời điểm Đ.H tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ Triết tại Đại Học Sorbonne ở Pháp.Từ đây chính thức trở thành giảng sư chuyên ngành Triết học Tây phương tại Đại Học Toulouse-Pháp .

Năm 1983, Đ.H được Hòa thượng Thích Mãn Giác (trụ trì chùa Việt Nam ở Los Angeles bảo lãnh sang Mỹ. Thời gian này dòng máu sư phạm lại được khơi nguồn nên Đ.H tiếp tục được mời thỉnh giảng Phật học tại trường Đại Học Đông Phương cũng như nhiều Phật Học Viện khác ở khắp California .

Năm 1996, Đ.H được đề cử giử chức Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Văn Hóa.

Năm 2005 Đ.H về sống tại thành phố Houston, bang Texas.Tuy nhiên Đ.H cũng thường xuyên về lại vùng Califonia để nhập thất ở chùa Viên Thông, thành phố Bellflower.

Cũng từ đây về sau Đ.H chỉ chuyên lo nghiên cứu Phật học .

Nhà thơ Lê Giang Trần, người bạn tâm giao, luôn kề cận Đ.H kể lại chi tiết rất cảm động rằng dường như Đ.H đã biết trước giờ ra đi nên dặn dò nhiều việc, sau đó ngồi thiền định, trì chú và xả bỏ báo thân. Lúc đó là 6 giờ 30 phút chiều ngày 8 tháng 5.2011 .

Đ.H ra đi để lại cho đời, cho gia tài văn hóa-giáo dục Phật giáo nhiều công trình giá trị. Những tác phẩm ấy ra đời theo tuần tự thời gian cống hiến của mình dành cho Phật đạo. Thơ – Văn – Báo Chí hay các công trình nghiên cứu v.v…của Đ.H đều là những bài học, những gương soi giá trị cho hàng hậu học chúng tôi nương theo đó mà vững lái tay chèo, phụng sự cho đạo pháp hôm nay và mai sau.

Xin dâng nén tâm hương, ngưỡng mong mười phương chư Phật gia hộ hương linh Đ.H sớm quy ngưỡng sen vàng nơi cảnh giới Tây Phương .

Con đường Đ.H bỏ dở sau lưng, có chúng tôi tiếp bước. Mong Đ.H an lòng thanh thản .

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.

Giác Đạo DƯƠNG KINH THÀNH

(1) Theo các tài liệu được sưu tầm vội vã, chấp và trên các trang mạng .

flowerba

phamcongthien2



Thành Kính Tưởng Niệm
Giáo Sư Phạm Công Thiện

Xin kính trân trọng đốt nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân Gs Phạm Công Thiện đã để lại cho đời một di sản văn học rất đáng kể đến mọi thế hệ Việt Nam. Xin nguyện chúc Linh Giác của Gs sớm mãi siêu thăng nơi cảnh giới an lành.

Người viết mấy dòng này, không bao giờ quên được hình bóng của Gs. Cũng như phần đông những sinh viên VN trước năm 1975 đều biết đến những tác phẩm như "Phê Bình Luận Án Tiến Sĩ của Nguyễn Văn Trung", "Hố Thẳm Tư Tưởng", "Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thật" v.v... Khi các sinh viên của Viện Đại Học Kinh Thương Minh Đức qua đánh bóng chuyền với sinh viên Vạn Hạnh, họ trò chuyện nhau với lòng nể nang về một tác phẩm "Phê Bình Luận Án ..." thật nhiều.

Rồi, một dạo của những năm cách nay trên 10 tấm lịch, Ls Lưu Tường Quang ở Úc đã điều hợp chương trình tại Bankstown Townhall, lúc đó có một số thuộc thế hệ học trò cũ của Gs trong đời tỵ nạn có dịp nhìn lại hình bóng và nghe Gs nói về đề tài "Bát Nhã". Ồ, kéo ra mấy quyển sách như "Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên", "Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo" mà Gs đã đề tặng trực tiếp thì mới biết là năm 1994 (ngày "27.7.1994"). Sau đó, lái xe đưa Gs đi Thủ đô Canberra, Gs cũng nhằm nói về đề tài "Bát Nhã". Đoạn đường tuy chỉ có 3 tiếng đồng hồ lái xe, cộng với nửa tiếng dừng chân uống cà phê, nhưng tôi đã học hỏi và hiểu ra được nhiều vấn đề giá trị (...) mà Gs đã vẫn tiếp tục cống hiến đời mình cho các thế hệ VN chứ không riêng gì Phật Giáo.

Nếu hôm nay, với những giây phút sau cùng trong kiếp nhân sinh khi Gs Thiện lìa xa nhân thế, nếu chị Phạm Phong Sương có ở bên cạnh Gs thì xin thành tâm phân ưu cùng chị và tất cả tang quyến.

Một lần nữa, xin cúi đầu cảm tạ cuộc đời của Gs.

Trọng kính,

Phan Minh Tài


phamcongthien2

flowerba



Tiễn Biệt Phạm Công Thiện


Khi tư tưởng mở ra ngàn hố thẳm
Mặt trời kia chẳng có thực bao giờ
Bước chân hoài hoang vu trên mặt đất
Bỗng vỡ bùng ý thức: rạng ngời thơ!

Bao văn tự vờn bay trên giấy trắng
Những cơn mưa phùn thấm đẫm nụ mầm xanh
Đâu nệ hà lay đời huyễn mộng
Một tiếng cười khà: ngát ánh trăng thanh!

Con sông Tiền bình an hằng chuyển
Những dấu ấn ngày xưa nào có xa vời
Có chút gì đáng còn quyến luyến?
Một đại nguyện tâm rực sáng nơi đời

Nay phố thị Mỹ Tho im lặng
Giữa trời hồng cơn sấm chẻ đôi
Phân hai ngã âm dương tĩnh mịch
Tiễn biệt nguồn thơ hòa nhập khắp đất trời


Khánh Hoàng
March 11, 2011

flowerba
pct-tho5chu

phamcongthien2
flowerba

Đốt Hương Kính Tiễn
Thầy Nguyên Tánh Phạm Công Thiện

Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật.

Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.

Tuy nhiên, đối với tôi thì điều này lại là một sự kiện không bình thường, một ấn tượng sâu sắc khiến tôi khó quên. Duyên do là vì sự phản nghịch giữa hiện thực trước mắt và ý tưởng trong đầu mà từ lâu tôi đã cưu mang. Trong đầu óc tôi, Thầy Phạm Công Thiện là một triết gia, tư tưởng gia, đã từng một thời khuấy động không khí văn học và triết học tại Miền Nam trước năm 1975. Tôi đã từng đọc những cuốn như "Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học," "Hố Thẳm Tư Tưởng," "Im Lặng Hố Thẳm," "Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng," "Ngày Sinh Của Rắn," v.v… của Thầy từ hồi mới 15, 16 tuổi. Bây giờ trước mặt tôi là một Thầy Phạm Công Thiện đơn sơ, bình dị và trầm mặc chỉ khuyên tôi thường niệm Phật. Đối với tôi, lúc đó, là một chuyện lạ. Có vẻ như Thầy đã dùng cách đó để khai thị cho tôi điều gì. Phải chăng Thầy muốn nói rằng tất cả những triết thuyết và lý luận cuối cùng rồi cũng chỉ là hý luận, mà điều thực tiễn, lợi lạc nhất chính là điều phục tâm mình để thoát ra khỏi những vướng mắc của danh ngôn!

Những năm tháng sau đó, càng gần gũi với Thầy tôi càng hiểu rằng Phật Pháp mới chính là chất liệu sống chính yếu nhất của Thầy. Có lần, khi Thầy còn ở tại Chùa Diệu Pháp, tôi vào phòng thăm Thầy, tôi thấy Thầy nằm trên giường có vẻ mệt mỏi. Tôi hỏi Thầy có sao không. Thầy bảo Thầy mệt từ đêm hôm qua tới giờ. Rồi Thầy lại trấn an tôi rằng không sao đâu, đừng lo cho Thầy, Thầy đã và đang dùng thiền định và thần chú để tự điều trị. Thầy thường xuyên trì chú. Nhiều lần Thầy đã dạy cho tôi mấy câu chú của Mật Tông. Thầy còn khuyên tôi hãy dạy cho đứa con gái của tôi câu chú "Án Ma Ni Bát Mê Hồng," để làm món quà quý giá nhất cho cả cuộc đời nó. Bây giờ cháu lớn lên, đi học xa, tôi mới thấy lời dạy của Thầy thật đúng.

Thầy Phạm Công Thiện là người có lòng với Phật Pháp nói chung và với những anh em lớp trẻ như chúng tôi nói riêng. Trong nhóm Chân Nguyên hồi đó, Thầy thường xuyên khuyến khích quý Thầy như Thầy Viên Lý, Minh Dung, Thông Niệm, Đồng Trí, và mấy anh em cư sĩ như Vân Nguyên, Vĩnh Hảo, Như Hùng, và tôi sáng tác, dịch thuật về Phật Pháp để góp phần vào việc truyền bá Chánh Pháp. Thầy chính là người mua sách tặng và khuyến khích tôi dịch cuốn "Đức Đạo Kinh," và "Những Mộng Đàm Về Phật Giáo Thiền Tông." Thầy còn mua tặng cho tôi cuốn "The Buddhist I Ching," bản dịch từ tác phẩm Kinh Dịch Phật Giáo của Tổ Ngẫu Ích Trí Húc, và khuyên tôi dịch, nhưng mãi đến hôm nay tôi cũng chưa dịch xong. Cuối năm 2009, khi đến Việt Báo thăm, Thầy còn nhắc tôi dịch cho xong cuốn sách đó.

phamcongthien-11-2008

Giáo Sư Phạm Công Thiện và Cư Sĩ Tâm Huy trước tòa soạn Việt Báo
(ảnh chụp tháng 11/2009)

Thời gian tôi còn ở trên Monterey Park trước năm 2000, và Thầy ở Chùa Diệu Pháp, Thầy thường đi bộ sang nhà tôi. Hai Thầy trò xách ghế ra trước hiên nhà, ngồi uống trà, hút thuốc và trò chuyện. Thầy biết tôi nghèo rớt mồng tơi, nên mỗi khi rủ tôi đi ăn Thầy đều bảo tôi đừng lo, Thầy bao cho. Lần nọ, Thầy kêu tôi lái xe đưa Thầy lên tiệm sách Bodhi Tree ở Los Angeles để Thầy mua sách. Trên đường đi, Thầy kể tôi nghe rất nhiều chuyện vui và dạy rất nhiều điều về Phật Pháp. Cao hứng, Thầy nói rằng nếu trên đời này mà không có đàn bà thì Thầy thành Phật ngay tức khắc. Trong thâm tâm, tôi tin lời Thầy nói đó là thật. Bởi vì với một người có trí tuệ sâu thẳm như Thầy thì chuyện kiến đạo là điều có thể thực hiện dễ dàng, chỉ còn lại phần tu đạo, mà cái chướng duyên lớn nhất là ái dục. Tôi nhớ đâu đó, đức Phật đã nói đại ý rằng cũng may trên đời này chỉ có một thứ là ái dục, chứ nếu có 2 cái giống như thế thì Ngài cũng khó thành Phật. Lần đó, Thầy nói với tôi rằng nhờ Phật Pháp cứu mà Thầy còn sống tới hôm nay, nếu không thì Thầy đã tự tử chết từ lâu vì những khủng hoảng trong cuộc sống.

Mỗi lần nhắc đến vị Bổn Sư của Thầy là Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Thầy đều bày tỏ sự kính ngưỡng sâu xa về Ngài. Thầy nhắc lại rằng mỗi khi có dịp về đảnh lễ Hòa Thượng Bổn Sư thì Thầy chỉ thấy nụ cười hiền từ trên khuôn mặt phúc hậu của Ngài, mà không hề nghe một lời khiển trách nào, dù Ngài biết Thầy "lêu lỏng bên ngoài.”

Có sống gần mới cảm nhận được sự thông thái phi thường của Thầy. Ngoài kiến thức uyên bác về triết lý và văn chương Tây Phương, mà đôi khi Thầy cho là không thể sánh kịp đối với Phật Pháp, Thầy không những là người có trí tuệ quán thông về Phật Học mà còn là một hành giả chuyên cần và tâm đắc. Thầy thông thạo tiếng Phạn, Tây Tạng cho nên, Thầy giảng nghĩa thật tinh tường nhiều thuật ngữ Phật Học khó tìm được nơi tài liệu nào khác. Đặc biệt, Thầy rất tâm đắc giáo nghĩa Bát Nhã và Trung Quán. Chính Thầy là người khuyến khích nhà văn Vân Nguyên dịch lược mấy phẩm trong Đại Trí Độ Luận của Bồ Tát Long Thọ, và cuốn Bách Luận của Ngài Đề Bà, rất tiếc chưa kịp xuất bản thì anh Vân Nguyên đã đi theo Phật hồi năm 2004.

Sáng Thứ Tư, ngày 9 tháng 3 năm 2011, 7 giờ rưỡi, điện thoại nhà reo. Trên đầu giây bên kia, giọng của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu:

- Tâm Huy ơi, nghe gì chưa, Thầy Phạm Công Thiện mất rồi!

- Sao linh quá vậy, tôi thảng thốt kêu lên.

Hòa Thượng Nguyên Siêu không hiểu nên hỏi lại:

- Cái gì mà linh quá vậy?

- Thì mới tối hôm qua, tôi nằm mộng gặp Thầy Thiện cùng nhau dạo chơi và trò chuyện ở một cảnh chùa nào đó, mơ hồ không nhớ rõ. Thức giấc giữa đêm, lòng bồi hồi, cảm thấy như có điều gì bất thường đối với Thầy Thiện. Thì ra là Thầy đã ra đi…

Tôi nghĩ rằng Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, ngoài những vị cao tăng thị hiện, còn có được cái may mắn hiếm hoi là cùng một lúc có 3 vị Bồ Tát xuâát hiện, đó là Thầy Nguyên Tánh Phạm Công Thiện, Thầy Nguyên Chứng Thích Tuệ Sĩ, và Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát. Cả 3 vị đều có trí tuệ và thân chứng Phật Pháp rất cao siêu, cũng như đã đóng góp lớn lao cho công cuộc phát triển văn hóa, giáo dục, và hoằng pháp trong nhiều thập niên qua, đặc biệt là xây dựng một Viện Đại Học Vạn Hạnh với hùng phong cao ngất như một thứ thành trì kiên cố bảo vệ nền văn hiến Việt giữa bối cảnh của đất nước đang ngửa nghiêng vì chiến tranh loạn lạc và phá sản toàn diện.

Nói như nhà văn Phan Tấn Hải trong bài viết "Nghĩ Về Nhà Thơ Phạm Công Thiện," đăng trên Việt Báo online gần đây, rằng: "Nếu Tây Tạng có các hoá thân Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma, Karmapa, Rinpoche, vân vân... thì Việt Nam mình ngay trong thời này cũng có các hoá thân Bồ tát như các nhà thơ Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện..."

Bây giờ, Thầy Nguyên Tánh Phạm Công Thiện đã ra đi, còn lại 2 vị Tuệ Sỹ và Trí Siêu ở trong nước mà tuổi đời đã sắp bước qua cái ngưỡng "thất thập cổ lai hy."

Mong rằng Thầy Phạm Công Thiện sẽ hóa sinh trở lại thế giới này và trong lòng Phật Giáo Việt Nam để tiếp tục con đường hoằng Pháp mà Thầy đã một đời hy hiến.

Trưa Chủ Nhật, 13 tháng 3 là ngày hỏa thiêu nhục thân Thầy Phạm Công Thiện tại Houston, Texas, con xin đốt nén tâm hương xông khắp mười phương pháp giới, cúi đầu kính tiễn biệt Thầy nhập Pháp Thân tịnh lạc.


Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

flowerba
phamcongthien-3

Đọc lại Phạm Công Thiện

Nguyễn Hưng quốc

Phạm Công Thiệnlà một trong vài tác giả cũ trước 1975 thỉnh thoảng tôi vẫn đọc lại. Và vẫn thấy thích. Có điều hiếm khi nào tôi đọc lại trọn vẹn một tác phẩm nào đó từ đầu đến cuối. Thường, tôi chỉ đọc lóc cóc từng đoạn. Như đọc thơ. Mỗi lần cầm sách ông lên, cứ mở đại một trang nào đó, đọc; xong, gấp sách lại mà không cần làm dấu. Lần sau, lại mở sách một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, không chọn lọc. Tôi để ý: hình như, trong văn xuôi, ngoài Võ Phiến, chỉ với Phạm Công Thiện, tôi mới đọc như thế. Điều đó chứng tỏ cách đọc ấy không đến từ thói quen đọc sách của tôi mà chủ yếu đến từ phong cách viết văn của ông. Nói cách khác, theo tôi, cách viết của Phạm Công Thiện không đòi hỏi, thậm chí, không khuyến khích người ta đọc trọn. Có cảm tưởng ông không quan tâm nhiều đến tính hệ thống và cấu trúc chung của cuốn sách. Rất hiếm, nếu không muốn nói là không có, cuốn nào của ông có môt bố cục thật chặt chẽ. Phần lớn, nếu có, chỉ chặt chẽ được phần đầu. Sau đó, là những ý rời, những đoạn rời. Là phóng bút. Là viết theo sự đưa đẩy của cảm hứng.

Mà cảm hứng của Phạm Công Thiện thì hình như bao giờ cũng dào dạt. Nó cuồn cuộn. Nó tràn bờ; nó vượt ra ngoài mọi khuôn khổ quen thuộc. Nó tạo nên đặc điểm đầu tiên và rất dễ nhận thấy trong văn phong Phạm Công Thiện: nồng nhiệt. Trong văn như có lửa. Lúc nào ông cũng ném hết tâm hồn và nhiệt huyết vào câu chữ. Không cần dè dặt. Đã tin, tin hết lòng. Đã thích, thích hết mực. Khen ai, ông khen không tiếc lời. Những từ ngữ như “đại thi hào”, “đại văn hào” “hay nhất”, “lớn nhất”… được dùng một cách thật hào sảng. Năm 1967, trong cuốn Im lặng hố thẳm, ông xem Nguyễn Du là một trong năm nhà thơ vĩ đại nhất của phương Đông; năm 1996, trong cuốn Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, ông đi xa hơn một chút nữa, cho Nguyễn Du là một trong ba nhà thơ vĩ đại nhất của nhân loại, bên cạnh Hoelderlin và Walt Whitman. Ngoài ba nhà thơ ấy, có còn ai đáng kể nữa không? Hình như là không. Đó là “ba thiên tài lớn nhất của nền thi ca nhân loại trong hai ngàn năm hoang vu trên mặt đất.” Với Nguyễn Du, viết thế, dù sao, cũng được: Ở Việt Nam, Nguyễn Du là một biểu tượng; mà đối với một biểu tượng, người ta không cần đặt ra những giới hạn. Nhưng với nhiều nhà thơ khác, Phạm Công Thiện cũng hào sảng như thế. Trong cuốn Hố thẳm của tư tưởng, xuất bản năm 1967, Phạm Công Thiện viết về Quách Tấn: “Quách Tấn là thi sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam hiện giờ; Quách Tấn là người đã đánh dấu thi ca tiền chiến và thành tựu thi ca hậu chiến qua hai tập thơ Đọng bóng chiều và Mộng ngân sơn”. Hơn nữa, “Quách Tấn là một thi sĩ duy nhất của Việt Nam, đã thành tựu tất cả những gì mà Nguyễn Du còn để dở dang; còn tất cả những thi sĩ khác, kể cả Hàn Mặc Tử, kể cả Xuân Diệu, Huy Cận, v.v. đều là những thi sĩ thiên tài, nhưng không có đủ tất cả tính kiện hay kiện tính trong thơ họ để tính dưỡng và thành tựu thi cuộc mà Nguyễn Du đã mở đầu cho thi ca Việt Nam”. Cũng trong cuốn ấy, Phạm Công Thiện viết về Hàn Mặc Tử: “Hàn Mặc Tử vỗ cánh phượng hoàng và bay xuống đậu giữa Thiên Thanh, Rimbaud và Hoelderlin đứng dậy chắp tay, đứng về phía trái; Keats và Leopardi đứng dậy chắp tay, đứng về phía mặt; Hàn Mặc Tử bay sà xuống đậu ngay chính giữa; ngay lúc ấy, lập tức hai Thi Sĩ bên trái và hai Thi Sĩ bên mặt quì xuống lạy ba triệu lạy; khi bốn Thi Sĩ lạy xong và ngước mặt lên thì Hàn Mặc Tử đã vụt biến mất và hoả diệm sơn biến thành một quả trứng phượng hoàng khổng lồ: quả trứng phượng hoàng cô liêu xoay tròn năm vòng và thu hình nhỏ lại thành trái đất; từ ấy, trái đất liên tục xoay tròn giữa vũ trụ vô biên và con người không còn làm thơ nữa.” Những kiểu phát ngôn như thế này rất phổ biến trong văn chương Phạm Công Thiện: “Chỉ một câu thơ của Nguyễn Du cũng đủ phá huỷ trọn tư tưởng Nam hoa kinh của Trang Tử. Một bài thơ của Trần Cao Vân (bài Vịnh tam tài) đủ thu gọn tất cả Tống Nho. Một vài câu thơ Hàn Mặc Tử đủ nói hết trọn sự nghiệp tư tưởng thánh Thomas d’Aquin và thánh Augustin. Một câu thơ của Rimbaud hay một dòng văn của Henry Miller đủ nói hết Kierkegaard, Paul Tillich hay Heid gger.” Với những tên tuổi lớn, Phạm Công Thiện vung bút như thế, kể cũng dễ hiểu. Với một số nhà thơ có tầm vóc nhỏ hơn, chỉ hơn mức trung bình một tí, Phạm Công Thiện cũng rất hào phóng lời khen ngợi. Trong cuốn Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, giải Nobel văn chương 1995, nhắc đến hai câu thơ của Hoài Khanh “Con sông nào đã xa nguồn / Thì con sông ấy sẽ buồn với tôi”, ông hạ bút: “Câu thơ bất hủ”; nhắc đến bốn câu “Tôi đứng bên này bờ dĩ vãng / Thương về con nước ngại ngùng xuôi / Những người con gái bên kia ấy / Ai biết chiều nay có nhớ tôi” của Hoàng Trúc Ly, ông bình: “bốn câu thơ bát ngát như đất trời quê hương” (tr. 29).

Phạm Công Thiện là như thế. Lúc nào cũng nồng nhiệt. Lúc nào cũng rộng rãi. Lúc nào cũng cực đoan.

Có người cực đoan vì đần. Phạm Công Thiện cực đoan nhưng vẫn toát lên vẻ thông minh và rất thông thái. Sự cực đoan ở nhiều người khác gợi lên ấn tượng hẹp hòi và hung bạo. Phạm Công Thiên cực đoan một cách hồn nhiên và vô hại. Bao trùm lên tất cả, ông cực đoan một cách chân thành và duyên dáng. Đọc, thấy ngay ông cực đoan, nhưng không ai nỡ bắt bẻ. Bắt bẻ, tự nhiên có cảm giác là mình tỉnh táo một cách nhỏ nhen.

Một trong những đặc điểm nổi bật khác của Phạm Công Thiện là ám ảnh về hình ảnh và ám ảnh về chữ. Văn Phạm Công Thiện có nhiều hình ảnh và ẩn dụ. Đoạn văn viết về Hàn Mặc Tử ở trên là một ví dụ. Phượng hoàng và hoả diệm sơn. Ở những nơi khác, hết núi lửa thì đến hố thẳm, hết ngày sinh của rắn thì đến những con chim biết nói tiếng Phạn, hết đòi giết các con kiến trong ý thức thì đến giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng, v.v... Đâu đó, Phạm Công Thiện tự nhận “ngôn ngữ của tôi là ngôn ngữ của thi sĩ. Ai muốn hiểu sao thì hiểu.” Là ngôn ngữ của thi sĩ, giọng văn của Phạm Công Thiện lúc nào cũng thơ mộng. Thơ mộng ngay cả khi ông bàn chuyện triết lý hay Phật pháp. Thơ mộng ngay cả khi ông hục hặc gây hấn phản kháng, thậm chí, chửi bới ầm ĩ. Sự thơ mộng ấy đến, một phần, từ hình ảnh, nhưng phần khác, quan trọng hơn, theo tôi, từ nhạc điệu. Văn của Phạm Công Thiện rất giàu nhạc tính. Câu văn của ông biến hoá đa dạng, thường thì dài hơn mức cần thiết. Để cho chữ có âm vang. Ông không ngại lặp lại, dưới hình thức này hay hình thức khác, dường như để những âm vang ấy không bị tắt quá sớm. Thấy rõ nhất là qua các câu văn dịch của Phạm Công Thiện. Trong cuốn Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, ông dịch chữ “recollections” của Yeats thành “hồi tưởng, truy tưởng, hoài tưởng, mặc tưởng, nhớ tưởng”; (tr. 14); câu “The end of art is peace” thành “Cứu cánh của nghệ thuật là sự hoà bình, sự an bình, thanh bình” (tr. 46). Dịch, như thế. Ông viết cũng thế. Thiếu một chút cô đúc. Bù lại, câu văn trở thành nhẹ nhàng và vang hưởng.

Tôi có cảm tưởng một trong những ám ảnh lớn nhất của Phạm Công Thiện là chữ. Rải rác trong nhiều bài viết khác nhau, chẳng hạn, trong cuốn Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988), ông nói về sự say mê học tiếng và học chữ của ông. Quả thật, khả năng học tiếng và học chữ của Phạm Công Thiện là một kỳ tích ở Việt Nam. Cho đến nay có lẽ cũng chưa có ai vượt qua ông được. Tuy nhiên, ở đây, tôi chỉ xin giới hạn trong phạm vi văn chương: ở Phạm Công Thiện, ám ảnh về chữ có thể thấy rõ trong cách viết văn. Có thể nói văn Phạm Công Thiện có khi chỉ là một dòng liên tưởng bất tận gợi lên từ những con chữ. Chữ này gọi chữ nọ. Ngỡ như chữ chứ không phải là ý đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cấu trúc của đoạn văn. Nhưng chữ, dưới ngòi bút của Phạm Công Thiện, thật ra, cũng tức là ý. Chữ đẩy đưa, luyến láy nhưng không thừa thãi. Cũng trong cuốn Khơi mạch… ông viết: “Thơ là linh hồn của tất cả âm nhạc; hình ảnh của Thơ là vô hình đột chuyển thành ra hiện hình và hiện ảnh: hiện hình và hiện ảnh của Thơ chính là hiện cảnh linh động và hiện thực hơn tất cả cảnh sắc và phong cảnh hiện tiền” (tr. 7). Xin lưu ý: những chữ “hiện” trong đoạn này cũng như các đoạn sau là do tôi in nghiêng. Để độc giả dễ thấy. Ám ảnh về từ tố “hiện” ấy kéo dài sang mấy trang sau: “Một bài thơ hốt nhiên xuất hiện, đột hiện; một tia chớp ngang trời, một sự xuất hiện thình lình như tiếng sét bất ngờ. Thơ là xuất nhập, tất cả rạng ngời của một sự Xuất Hiện, tất cả oai lực lặng lẽ của sự Linh Hiện. Sự Xuất Hiện, Linh Hiện là suối nguồn của tất cả mọi ý nghĩa, ban bố ý nghĩa và khai mở vạch đứt giữa mọi ý nghĩa và mọi vô nghĩa. Từ đó có vô hạn nghĩa” (tr. 9). Chưa hết, sau đó, nhắc đến mấy câu thơ của Archibald MacLeish: “… wordless / as the flight of birds… / A poem should not mean / but be.” Ông viết: “Cái chữ ‘be’ đơn sơ ở trên xuất đầu lộ diện như một tiếng sét, cái ‘là’ hiện hữu, nói lên sự xuất hiện của Tính thể và Thể tính: sự hiện thể, hiện tính, hiện tính thể của chính tính thể, sự hiện thân nguyên vẹn, sự hiện diện sung mãn của cái ‘là’, cái ‘có’; sự hiện diện ở đây chính là sự thị hiện bất ngờ từ cái không đến cái có, từ cái không là đến cái là, thoáng hiện, thoáng mất như tia chớp. […] Bài thơ là sự hiện diện, hiện tính, thị hiện; sự hiện diện chẳng những là hiện diện của chính sự hiện diện mà lại còn hiện diện ngay cả sự khiếm diện, ngay cả sự mất tích và xa vắng.” (tr. 10-11). Cách viết như thế đã xuất hiện ngay từ Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965), một trong những tác phẩm đầu tay của ông. Sau khi nêu lên năm chữ: chay, cháy, chày, chảy và chạy trong tiếng Việt, Phạm Công Thiện viết:

“Tất cả tư tưởng triết lý đạo lý của Việt Nam đã nằm trong năm chữ trên. Con đường của tinh thần Việt Nam phải đi trên năm bước tuần tự: trước nhất phải trong sạch thuần khiết, phải giữ nguyên tính thuần tuý, sạch sẽ, không pha trộn với ngoại chất (CHAY), nhờ thế thì sức mạnh tâm linh mới bừng cháy dậy như cơn hoả hoạn thiêng liêng thiêu đốt cho tan hết mọi nhỏ nhoi tầm thường rác rưởi (CHÁY) và nhờ ngọn lửa thiêng liêng bùng cháy trong tim cho nên sống hồn nhiên liều lĩnh, không cần tranh đua lý sự gì nữa cả, vượt lên trên mọi dự trù tính toán và lồng lộng phăng phăng, ngang dọc, đầu đội trời chân đạp đất, liều lĩnh, không sợ hãi (CHÀY), vì sống như thế, nên sức sống ào ạt phăng mạnh như nước lũ (CHẢY) cho nên không vướng mắc gì nữa, không vấp, không kẹt vào trong bất cứ cái gì trên đời này (CHẠY).

Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.” (tr.xi-xii)

Thì cũng yêu chữ, nhưng ở nhiều cây bút khác, chúng ta chỉ được dẫn đến những điệu ầu ơ cũ rích. Ở Phạm Công Thiện, chúng ta bắt gặp những ý tưởng thật thâm trầm và thú vị. Rõ ràng bên cạnh tình yêu đối vối chữ, ông còn có một tình yêu gì khác nữa. Đó là tình yêu gì? Giới hạn trong phạm vi văn học, không chừng đó là tình yêu đối với cái khó, cái phức tạp và cái trừu tượng. Trong tập Mặt trời không bao giờ có thực (1967) của ông, tôi thích hai đoạn này:

“Cái gì làm tôi không hiểu nổi, cái ấy làm tôi say sưa yêu dấu.” (Số XXXVI)

và:

“Tôi yêu những gì khó khăn, những gì khô khan, những gì rắc rối. Tôi yêu đọc những quyển sách khó hiểu và nặng nề. Tôi thích đọc những quyển tiểu thuyết khô khan lượm thượm dài dòng, tôi ưa những cánh cửa đóng kín, những hàng rào cao.” (Số XXXVIII).

Nói đến chuyện khó hiểu, không thể không nghĩ ngay đến chính các cuốn sách của Phạm Công Thiện. Không ít người vẫn cho văn của Phạm Công Thiện là tối tăm. Tôi nghĩ ngược lại. Vấn đề không chừng là ở cách đọc. Có thể vận dụng kinh nghiệm đọc Kafka của Phạm Công Thiện vào việc đọc chính Phạm Công Thiện: “Một thi sĩ đọc tác phẩm của Kafka sẽ hiểu gấp ngàn lần hơn một triết gia, học giả hay nhà phê bình.” Lâu nay, tôi vẫn đọc Kafka từ góc độ của một nhà nghiên cứu và nhà phê bình. Và tôi không chắc các nhà thơ trung bình có thể biết và hiểu Kafka nhiều hơn tôi. Nhưng riêng với Phạm Công Thiện thì tôi tin cách đọc từ góc độ một nhà thơ sẽ có hiệu quả lớn.

Tôi đã đọc (lại) các tác phẩm của Phạm Công Thiện như đọc những bài thơ. Với một tâm cảm thơ. Và tôi thấy mọi thứ đều dễ dàng. Trong vắt.

Melbourne 5 tháng 1.2009

________

Trích dẫn:

Phạm Công Thiện (1965), Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Sài Gòn: An Tiêm; tái bản lần thứ ba (1966). [Xem bản điện tửdo talawas thực hiện].

Phạm Công Thiện (1967), Mặt trời không bao giờ có thực, Sài Gòn: An Tiêm. [Xem bản điện tửdo talawas thực hiện].

Phạm Công Thiện (1967), Hố thẳm của tư tưởng, Sài Gòn: Phạm Hoàng xuất bản. [Xem bản điện tửdo talawas thực hiện].

Phạm Công Thiện (1967), Im lặng hố thẳm, Sài Gòn: An Tiêm; tái bản lần thứ hai (1969). [Xem bản điện tửdo talawas thực hiện].

Phạm Công Thiện (1988), Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất, California, USA: Trần Thi.

Phạm Công Thiện (1996), Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, California, USA: Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới.

Phạm Công Thiện (1996), Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, Giải Nobel Văn Chương 1995, California, USA: Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới.

----------------

Những tác phẩm của Phạm Công Thiện đã đăng trên Tiền Vệ:

I-VIII(truyện / tuỳ bút)

Đường trước là đường sau, đường trên là đường dưới, đường cao là đường tháp và đường thấp, đường thẳng là đường tròn. Trước đường hay đường trước? Đường hay đàng? Đàng trong và đường ngoài. Lên đường hay trên đường? Lạc đường không hẳn là lộn đường. Liệng ra ngoài đường, liệng ra trong đường, tự quăng lên đường, thảy ra một cái, phải liệng rồi, có con én nào nó liệng? Những con đường liệng ngang qua trí nhớ. Ném lên một mối liên tố giữa con đường và con chim... (...)

“... Trong 22 năm trời (với mấy trăm ngàn triệu người đã chết im lặng trên mặt đất) mà chỉ cho xuất hiện có một tập thơ mong manh với 12 bài thơ thực ngắn, như thế thì cũng đã nói quá nhiều đối với một người đang còn sống sót trong đôi phút phù du nữa và đang học hoài học mãi sự im lặng nào đó trên cao?”...

Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”, xe lửa bắt đầu chạy chậm lại và ông nói thầm: “Trên tất cả đỉnh cao...” (...)

Bôn ba ngoài vạn dặm / Cũng chỉ một trăng rằm / Bao nhiêu là hố thẳm / Xoáy về nốt ruồi đậm...

Thôi nôi con trường giang mọi rợ / tôi mọi mãi mỗi trường an / con diều hâu chạy bắt con chim / con chim lòn qua kẽ núi / lọt ra gió Hải Nam thổi hiu hắt về trường sơn / nước trường giang mẹ ru chim ngủ / con lớn khôn rồi bỏ mẹ bay xa...

Anh sẽ hiện ồ anh sẽ hiện / Cả rừng cây không ai lên tiếng / Bóng tối tràn vũ trụ tan hoang / Tiếng thơ kêu trên đầu con kiến...

Chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài, gái thổ gài tổ chim trên lưng ngựa thồ. Vùng núi cao thổ phồn sinh sôi nẩy nở phôi châu của ngút ngàn bông đậu tía. Cơn giông tố rã rượi trên thiên đảnh tuyết sơn, hốt nhiên vùng dậy tung hoành, làm sụp ngã những cây tùng lạc diệp, và bao dong con chim dồng dộc hong thơ trên cửa sài...

flowerba


Cái gì làm tôi không hiểu nổi, cái ấy làm tôi say sưa yêu dấu.

Nhà thơ Phạm Công Thiện

Tôi yêu những gì khó khăn, những gì khô khan, những gì rắc rối. Tôi yêu đọc những quyển sách khó hiểu và nặng nề.

Nhà thơ Phạm Công Thiện

microphone


(nghe âm thanh)

phamcongthien-3

Giã từ nhà thơ triết học Phạm Công Thiện

Mặc Lâm, phóng viên RFA
2011-03-12

Chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm xin chuyển một tin buồn đến với quý vị đó là nhà thơ, nhà nghiên cứu triết học và là một giảng sư về Thiền tông Phạm Công Thiện vừa qua đời hôm 8/3/2011 tại Thành Phố Houston, Texas, hưởng thọ 71 tuổi.

Nói đến Phạm Công Thiện độc giả trẻ trong nước có lẽ nhiều người không biết về ông, nhưng thế hệ lớn lên vào thập niên 60 nhất là các sinh viên đại học hình như không ai là không biết tên ông qua những tài năng mà ông thể hiện trong các tác phẩm được xem là khai mở một vùng đất hoang sơ chưa ai khai phá trong hoàn cảnh chiến tranh Việt Nam lúc bấy giờ. Mời quý vị theo dõi sau đây.

Thần đồng ngôn ngữ, triết học

Nhà thơ Phạm Công Thiện. Photo courtesy of wikivietlit.

Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại Mỹ Tho. Học vấn của ông là cả một bí ẩn. Tuy chưa bao giờ có một mảnh bằng tú tài trong tay nhưng ông đã được nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới mời giảng dạy trong đó có trường đại học Yale của Mỹ và Sorbonne của Pháp.

Ở lứa tuổi chưa tới 16, ông đã trở thành cộng tác viên trẻ nhất của tạp chí Bách Khoa. Năm 15 tuổi, ông đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Phạn và tiếng La Tinh. Tất cả những điều này đều được chứng nhận qua các vị học giả và các chuyên gia ngôn ngữ học của nhiều trường đại học.

Ngoại ngữ là một chìa khóa giúp ông mở nhiều cánh cửa triết học Tây phương để ông thai nghén và cho ra đời tác phẩm “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học” được ông viết khi chưa tới 19 tuổi. Tác phẩm này đã đưa tên tuổi ông trở thành một hiện tượng mà thời gian ấy người ta gọi là thần đồng triết học của Việt Nam.

Nhà thơ Viên Linh, chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Khởi Hành, người theo sát với Phạm Công Thiện từ những năm đầu tiên khi ông xuất hiện cho biết những năm đầu khi ông nổi tiếng tại Việt Nam:

“Thật ra Phạm Công Thiện nổi tiếng trước khi đi ngoại quốc. Theo như tôi nhớ Phạm Công Thiện được Hòa thượng Thích Minh Châu cử đi du học vào năm 1969 vì Phạm Công Thiện đã nổi tiếng từ năm 1965! Phạm Công Thiện nổi tiếng từ cuốn “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”, cuốn này in năm 1965 tức là 4 năm trước khi ông ra nước ngoài.

Tôi còn nhớ khi ra cuốn sách thì tôi đã có dịp làm việc với Phạm Công Thiện vài tháng vào năm 1964 khi nhà thơ Nguyễn Vỹ xuất bản nhật báo Dân Ta. Trước đó nhà thơ Nguyễn Vỹ xuất bản tạp chí Phổ Thông thì Thiện đã viết trên Phổ Thông rồi. Khi tờ Dân Ta ra đời thì Nguyễn Vỹ nhờ Phạm Công Thiện về cộng tác lúc đó thì chúng tôi gặp nhau.”

Một kỳ tích thứ hai của ông là năm 18 tuổi, Phạm Công Thiện được mời giữ chức giảng viên môn Triết học của Viện Đại học Vạn Hạnh. Sau đó không lâu ông phụ trách soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968 - 1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Khai phá Thiền Tông Phật giáo

Thật ra tác phẩm quan trọng nhất của ông là tập tiểu luận mang tên “Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông”. Tác phẩm này thật sự mở một cánh cửa cho Phật giáo Việt Nam khai phá mảnh đất Thiền Tông lúc bấy giờ còn quá mới mẻ đối với người Việt, với hơn 80% theo Phật Giáo. Nhà văn Viên Linh nói về tác động của tác phẩm này đối với Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ:

“Một trong những tác phẩm song song với “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học” là cuốn “Bồ Đề Lạt Ma, tổ sư của Thiền Tông” in năm 1964. Phật giáo sau khi thay đổi chế độ thì phong trào Thiền Tông lan tràn khắp nơi từ người lớn cho tới người trẻ. Phạm Công Thiện tôi gọi là nhóm Vạn Hạnh, hay là những trí thức trẻ xuất gia, mà lớp đi tu trẻ lúc ấy thì gồm có Phạm Công Thiện, Tuệ Sĩ, Chơn Phát, Nguyễn Hữu Hiệu, Chơn Hạnh, Trần Vân Tiên, Ni cô Trí Hải và Bùi Giáng. Bùi Giáng thì nhiều tuổi hơn cả.

Nhóm này xông vào các tờ báo như tạp chí Tư Tưởng, hay là Giữ Thơm Quê Mẹ của ông Nhất Hạnh, cũng như những nhà xuất bản, dịch thuật nhiều tác phẩm Phật giáo như Hessman Hess hay Suzuki. Trong lớp đó thì Phạm Công Thiện và Tuệ Sĩ là hai người có thể nói là dẫn đầu. tất cả những người này đều rất trẻ lúc ấy chỉ khoảng 24 -25 tuổi đã đóng góp rất nhiều cho văn hóa Phật Giáo Việt Nam thời kỳ đó.

Sau khi cuốn sách đó ra thì nổi lên một phong trào sinh viên đi tìm hiểu những khai phá mới sau một thời gian dài 9 năm dưới chế độ cũ. Khi thay đổi một chế độ thì chế độ kế tiếp người ta đi tìm cái gì phản nghịch lại quá khứ hay mở mang những chân trời mới.

Thiện chỉ là một thành phần trẻ xung kích lúc ấy chứ đầu não của sự thay đổi văn hóa lúc ấy là những bậc thầy ở Đại học Vạn Hạnh. Lúc đầu thì có Thượng tọa Nhất Hạnh, giáo sư Nguyễn Đăng Thục là những người ảnh hưởng nhiều nhất vì trước khi có đại học Vạn Hạnh thì những tờ báo Phật Giáo lúc ấy từ trường Cao đẳng Phật học ra gồm ông Nhất Hạnh, Hòa thượng Thanh Từ, Thanh Kiểm là những bậc thầy của Phật giáo lúc ấy.”

phamcongthien-4











Nhà thơ

Nhà thơ Phạm Công Thiện. Photo courtesy of blog.hophap.com.

Bên cạnh những tác phẩm nặng về tư tưởng Phạm Công Thiện còn làm thơ và tác phẩm nổi tiếng khác của ông là “Ngày Sanh Của Rắn” đã được nhà xuất bản An Tiêm ấn hành lần đầu năm 1966 tại Sài Gòn, tác giả đã từ chối không cho tái bản trong suốt hơn 20 năm sau đó mà không cho biết lý do.

Tập thơ chia làm 12 khúc và khúc thứ 8 có lẽ hay và dễ cảm thụ nhất. Bài này đã được phổ thành ca khúc“Tôi đứng trên đồi mây trổ bông”

Khúc thứ 8

mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông


Nhà thơ Viên Linh thì lại tâm đắc với một bài thơ mới sáng tác sau này của Phạm Công Thiện, tựa bài thơ mang một từ vỏn vẹn là “Đi”mà ông đọc sau đây:

Đã đi rồi đã đi chưa?
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Đã đi mất hẳn đi rồi
Hà phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuẩn hình thiên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Đại huyền biến ngưỡng phiêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Áng nga nga nặng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.

Đây là bài thơ nói về sự ra đi của chính mình của Phạm Công Thiện. Bài thơ này mới in vào năm 2009 trong tập thơ mới nhất của anh tên “Trên đỉnh cao tất cả là im lặng.”

Nhận xét về cá tính của Phạm Công Thiện nhà thơ Viên Linh nói:

“Phạm Công Thiện là người Mỹ Tho trong nhóm bạn trẻ đó đều là người Bắc và Trung nhưng anh có tài và là người đa năng nên được rất nhiều người yêu mến. Phạm Công Thiện là người mang lại sự phát triển cho Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn sau năm 1963.”

Chúng tôi xin mượn lời của nhà thơ nói về mình như một lời từ giã ông, một nhân tài ngôn ngữ, tư tưởng và thi ca Việt Nam:

“Cái gì làm tôi không hiểu nổi, cái ấy làm tôi say sưa yêu dấu.” :

“Tôi yêu những gì khó khăn, những gì khô khan, những gì rắc rối. Tôi yêu đọc những quyển sách khó hiểu và nặng nề. Tôi thích đọc những quyển tiểu thuyết khô khan lượm thượm dài dòng, tôi ưa những cánh cửa đóng kín, những hàng rào cao.”

flowerba
phamcongthien-4

TRIẾT GIA PHẠM CÔNG THIỆN

Ra đi giữa cuộc Vô Thường

~~o0o~~

Thầy Phạm Công Thiện - một Triết gia; một nhà giáo dục; một nhà văn hóa; một thi sĩ Phật tử thuần thành quy y Tam Bảo với ôn Già Lam, pháp danh Nguyên Tánh tại Phật Học Viện Hải Ðức Nha Trang, đầu thập niên 60.

Giờ đây Thầy đã xả bỏ báo thân, nhưng chưa từng một lần xả bỏ, như lời Thầy nói. Thầy đến trong cuộc đời này như “Hố Thẳm Tư Tưởng” và hôm nay Thầy ra đi như “Im Lặng Hố Thẳm”. Tất cả đều là “Hố Thẳm” của vô ngôn, không đi và không đến. Ðến và đi với Thầy chỉ là một ngôn ngữ của “Hố Thẳm”, một thứ ngôn ngữ của “Im Lặng”, của “hoang vu trên mặt đất”. Hiện thân của Thầy trong cuộc đời này như sự hiện thân của đất trời man nhiên, sương mù, khói đá, biển xanh và đỉnh cao.

Bảy mươi mốt năm ở với đời, Thầy đi bằng đôi chân của một Triết gia, “thần đồng của thời đại”; một thi sĩ “Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất”; một nhà giáo dục đã dẫn tuổi trẻ đi vào tư tưởng mông lung huyền nhiệm và một nhà văn học có sức thu hút đến từng trái tim của thế hệ đôi mươi của nhiều thập niên về trước. Trong cuộc đời nhiều cảnh trạng vô thường, Thầy đã lên thác xuống ghềnh bằng bút tích dị thường để ghi lại những mảnh đời tan rồi hợp, thành rồi vỡ đầy ắp trong những tác phẩm phi thường lưu lại cho hậu thế.

Trong tầm cỡ lỗi lạc của một Triết gia được chuyên chở qua hai nền Triết học Ðông Tây, Thầy đã đột nhập và phá tung cánh cửa ngôn ngữ của loài người trên mặt đất.

Nếu chịu khó đi lần vào những tác phẩm của Thầy thì sẽ thấy ngay một Triết gia, một thi sĩ, một nhà văn hóa lớn đang tĩnh tọa trên đỉnh núi cao của thế kỷ, và ở nơi đó con người mãi đắm mình trong núi rừng của ngôn ngữ Triết học, thi ca mà Thầy đã phô diễn tài tình, lịch nghiệm.

Sau đôi mươi năm làm thân kẻ sĩ giữa cuộc vô thường, Thầy đã quẳng gánh bụi hồng để bước chân vào thế giới Diệu thường của Phật pháp và từ đó, Thầy đã hóa thân theo hạnh Bồ Tát. Ngôn ngữ Bồ Tát của Thầy đã dệt thành lời để ca tụng con đường Bồ Tát Ðạo, Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Nguyện. Thầy mang cả trái tim của người Tăng sĩ để phụng hiến cho đời. Thầy đã sống và sống một cách thành thiết an nhiên, tự tại trong nền văn hóa giác ngộ của Phật giáo Việt Nam. Thầy được un đúc, trưởng thành trong nền văn hóa giác ngộ đó để rồi hiện thân như một Lạt Ma Tây Tạng, trì chú, bắt ấn với đời sống tâm linh cao vời vượt thoát. Nơi đây, Thầy đã để lòng thương yêu đến cả loài vật, cỏ cây, sỏi đá, Thầy đã nói những lời hy hiến cả đời mình để phụng sự cho chúng sinh, và chỉ có lý tưởng phụng sự cho chúng sinh mới là lý tưởng siêu tuyệt. Lý tưởng của Bố Tát. Thầy đang làm hạnh Bồ Tát.

PhamCongThien_DoanQuocSy_NguyenSieu

Từ trái sang phải: Triết gia Phạm Công Thiện, nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Thầy Nguyên Siêu
(hình chụp trong buổi ra mắt sách Huyền Thoại Duy Ma Cật của Tuệ Sỹ tại Houston, Texas ngày 04.11.07)

Một buổi sớm mai, tách café vừa cạn, điếu thuốc cũng vừa tàn, Thầy lại hóa thân vào cuộc vô thường, huyễn ảo, nhiều mộng mị. Thầy đi, đi từ thế giới phương Ðông qua thế giới phương Tây và đi khắp mọi nơi trên mặt đất. Từ những dấu chân đi ấy, Thầy đã lưu lại nhiều vô kể những tư tưởng cao siêu cả đời lẫn đạo, cả Tăng lẫn tục, cả hữu ngôn lẫn vô ngôn. Thầy đã gõ cửa từng vị triết gia, tư tưởng thời ấy. Triết gia của phương Ðông, tư tưởng của phương Tây như là những người bạn chí thân, tri kỷ. Thầy đọc, Thầy viết những tư tưởng của loài người như đọc và viết những tư tưởng của chính Thầy, vì đó mà Thầy được tôn xưng là Triết gia, thần đồng hay nhà văn hóa lớn của thế kỷ. Nhưng, có lẽ vì Triết gia thần đồng hay nhà thơ nhiều mộng mơ mà Thầy đã dẫm nát cả thế giới tục đế, như “những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng” và thực sự Thầy đã im lặng ra đi như chưa một lần ra đi nào cả. Thầy chỉ đau nhẹ, tự mình điều hòa hơi thở, bắt ấn tam muội đi vào thiền định.

Nơi đây, những gì đã có với Thầy một thời sinh tiền như là một kỷ niệm chỉ có thể cảm nhận mà không thể nói ra như một thứ ngôn ngữ phiêu bồng.

Giữa cuộc đời vô thường hay diệu thường, giữa cảnh giới tục đế hay chân đế, giữa bậc Thánh giả hay phàm phu, Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên.

Nguyên Siêu

Xuân Tân Mão

flowerba
phamcongthien-3

Từ Biệt Một Nhà Thơ

Trần Khải


Thế gian hằng như mộng... Đời người chỉ trong vòng một thế kỷ rồi biến dạng hẳn, như tia chớp tới rồi đi, như bọt nước hiện ra rồi tan vỡ, như hơi thở không biết từ đâu tới và cũng không biết sẽ tan biến về đâu.
Trong cõi mỏng manh như thế, thi sĩ là người thâm cảm được những cơn lạnh hư vô từ xương tủy, và rồi chữ viết ghi lại sẽ làm buốt giá những trang giấy cho đời sau. Nhà thơ Phạm Công Thiện là một người như thế -- sau những thời tuổi trẻ sôi nổi trong Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học, rồi một thời trung niên đi giữa những quán xá và các sân chùa hải ngoại, và rồi tới một thời lặng lẽ của những tháng, những năm nhập thất tại Chùa Viên Thông ở Long Beach, qua đó để lại những trang giấy thi ca lặng lẽ trước khi từ biệt vào cõi vô cùng.
Nhà thơ Phạm Công Thiện đã từ trần ngày 8-3-2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi. Theo lời kể qua điện thoại của nhà thơ Lê Giang Trần, GS Phạm Công Thiện đã dặn dò một số việc trước, rồi trì một khóa thần chú, nhập định và ra đi nhẹ nhàng.
Mọi chuyện có lẽ không chỉ là dặn dò mới vài ngày trước, như Lê Giang Trần kể lại. Nhà thơ Phạm Công Thiện như dường đã dặn dò từ nhiều năm trước, qua tập thơ nhan đề “Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im.” Nơi đó, những dòng thơ hiu hắt như những làn gió chiều của hư vô.
Trong bản in năm 2000, do nhà xuất bản Viên Thông ở California, trong Lời Mở Đầu, nhà thơ Phạm Công Thiện v iết, “Tôi đã bỏ quên đâu mất rất nhiều bài thơ của mình trên 35 năm lang thang lưu lạc khắp thế giới; tập thơ này chỉ còn lại những gì vẫn còn lại với sự Lặng Im hiu hắt nào đó trên cao...” (trang 6).
Đó cũng là số phận chung của đời người, của nhân loại: lang thang, lưu lạc, chỉ còn lại sự Lặng Im hiu hắt...
Như bài thơ “Cuốc”:
Cuốc kêu đầu xương rồng
Dương xỉ rụng trăng rằm
Vỗ mạnh vào thạch động
Rồi lui mất biệt tăm. (trang 8)
Đó là định mệnh người thi sĩ, mở miệng kêu, trăng rằm rụng, và rồi chàng lui mất biệt tăm...
Nhưng đâu có phải là biệt tăm hẳn. Lời đã kêu lên, chữ đã viết xuống... Khi “ông già cô độc ngồi đọc Kim Cương” sẽ tất nhiên có lúc thấy được “Nhật nguyệt lang thang thiên di ngàỳ tháng.” (trang 70)
Do vậy, như dường nhà thơ Phạm Công Thiện đã tiên tri tới những ngày khi cõi đất tàn phai, như bài “Ứng hiện”:
Thất bại giữa đời này
Chết sáng ngời trên cao
Bông tàn phai cõi đất
Mọc lại giữa trăng sao.(trang 71)
Thi sĩ cũng như Thiền sư, đều phảỉ qua những cơn chết lớn, như bông tàn phai cõi đất mới thực sự thấy mình ứng hiện trên cao.
Sau này, nghe nói trong lần tái bản tập thơ “Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im” tại Sài Gòn, có thêm phần Lời Dẫn của nhà sư thi sĩ Tuệ Sỹ.
Theo trang nhà Phật Giáo Hoavouu.com, Thầy Tuệ Sỹ viết Lời Dẫn trích như sau:
“Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình. Khi mọi người ca tụng anh như một thiên tài, anh vất bỏ thần tượng để đi như một tên lãng tử vô lại. Khi người đời khinh miệt, khi những người thân yêu thù ghét, căm hận, anh đốt lửa soi đường độc hành bằng ánh sao Mai lẻ loi...
...Có gì trong những bước đi, và còn gì trong những bước đi? Chỉ một khoảng ngắn cần vượt qua, khoảng ngắn được đo bằng chính tự ngã của ta. Anh nhảy qua hố thẳm. Hố thẳm như là, vì chính là, ý hướng tính của ta phóng xuất ra đó; bóng tối của thời gian tích tụ ảo ảnh ngông cuồng của tuổi trẻ. Anh nhảy qua hố thẳm, nhảy qua cái bóng của chính mình. Những bước nhảy vẽ thành chuỗi thất bại liên tục trong đời, trong dòng tương tục vô hạn của thời gian, lan tràn qua biên độ vô biên của thế giới:
Đã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Cái đã đi, một cái gì đó vô nhân, vô ngã, đã đi qua trong tôi, trong người, trong đâu đó, hữu biên và vô biên, hữu hạn và vô hạn; cái đã đi ấy chưa hề được thực hiện, chưa hề được đi. Khoảnh khắc đột nhiên ngừng lại. Quá khứ biến mất. Cái đã đi, cái tôi nào đó đã đi, con đường nào đó đã được đi, ngày tháng nào đó đã trải đi; thời gian và thế gian ngưng tụ, ngưng đọng. Không quá khứ; phóng ảnh vị lai chợt dừng lại, như bị đẩy lùi lại sau, đẩy lui vào quá khứ, rồi biến mất...
...Hết thảy hiện tượng thảy đều thanh tịnh, tự tánh xuất hiện trong hư không pháp tánh...
...Như huyễn tượng, như chiêm bao, như thành phố giữa hư không, cũng vậy, những gì xuất hiện, tồn tại, rồi hủy hoại.
Đã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời.”(hết trích)
Như thế, có phải nhà thơ Phạm Công Thiện đã hóa thân trở thành giải lụa trắng đong đưa giữa trời? Nhưng, có phải giảỉ lụa trắng cũng vẫn như huyễn tượng, như chiêm bao?
Không, đây không phải là hư vô. Tuy là huyễn tượng, tuy là chiêm bao, tuy là một bước nhảy vọt để rồi biến mất... vẫn không phải là hư vô.
Chính nơi đây, Kinh Lăng Già mới viết rằng khi thâý thế gian này như huyễn, bấy giờ dấy lên lòng thương xót cho mọi người, bấy giờ tâm đạị bi mới sinh khởi, Tâm Bồ Đề mới khởi dậy.
Nhà thơ Phạm Công Thiện trong một bài rất dài, nhan đề “Lên Đường” nơi trang 104-108, đã viết, trích:
Chim ca lăng kêu sương
Tôi sụp lạy cúng dường
Lôi bồ đề tâm dậy
Chấn động khắp mười phương...
*
Chim ca lăng kêu sương
Tôi sụp lạy đaị dương
Lôi bồ đề tâm dậy
Sấm sét nổ mười phương...
Trong một bài viết năm 1988, nhan đề “Một Buổi Sáng Đọc Thơ Tuệ Sỹ,” nhà thơ Phạm Công Thiện đã viết về thiền sư Tuệ Sỹ, nhưng cũng như dường viết cho chính bản thân mình:
“...thơ Tuệ Sỹ chính là tiếng thơ đổi giọng của một loài chim đi từ cõi xa xưa của vô biên tế kiếp trong lòng sâu thẳm của Tính Mệnh Quê Hương.”
Và để trân trọng gửi lời từ biệt nhà thơ Phạm Công Thiện, bài viết này xin khép lại bằng cách chép lại bốn dòng (đọc nghe như lờì dặn dò của nhà thơ họ Phạm từ những thập niên trước) nơi trang 152 của tập “Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im”:
Nhảy thẳng vào sự việc
Chẳng có gì đáng tiếc
Sự việc lớn lao nhất
Là hiện tiền tịch diệt.

flowerba
phamcongthien2

Đọc thơ Phạm Công Thiện

(1941 - 2011)

Vĩnh Hảo

Ðời gọi ông là thần đồng, là triết gia, là phù thủy văn chương hay gì gì đi nữa thì tôi vẫn thích đọc ông như một thi sĩ, và nhìn ông như một nghệ sĩ, vác một trời tư tưởng mênh mông, ôm một bầu tâm thức tịch lặng, nói những gì muốn nói, làm những gì muốn làm, và rồi... chẳng bao giờ nhìn lại cái gì đã nói, đã làm; chẳng bao giờ đứng lại. Ông sống trên đời như một du tử hết sức giàu có, và hết sức trắng tay, lang thang mãi... cho hết những đêm hoang vu trên mặt đất.(*)

Hình như trong số mấy chục tác phẩm đã xuất bản, ông chỉ cho ra đời mỗi một tập thơ duy nhất là Ngày Sinh Của Rắn. Ðó là nói theo đúng cách phân loại bài bản của học đường; chứ nhìn ở khía cạnh rung cảm nghệ thuật thuần túy, ngay cả những tập văn xuôi nặng triết lý của ông vẫn mang cả một trời thơ dị thường.

Dù sao, cũng chỉ nên đọc thơ ở đây mà thôi:

Mười năm qua gió thổi đồi tây

Tôi long đong theo bóng chim gầy

Một sớm em về ru giấc ngủ

Bông trời bay trắng cả rừng cây

Gió thổi đồi tây hay đồi đông

Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng

Trong mơ em vẫn còn bên cửa

Tôi đứng trên đồi mây trổ bông

Gió thổi đồi thu qua đồi thông

Mưa hạ ly hương nước ngược dòng

Tôi đau trong tiếng gà xơ xác

Một sớm bông hồng nở cửa đông.

(Ngày Sinh Của Rắn, VIII)

Những tập sách dày cộm triết lý của ông, có lúc ta đọc say mê quên ăn quên ngủ, mà có lúc cũng muốn bể đầu. Thơ ông cũng đầy mùi triết lý, nhưng cái triết lý đã được kết tinh, cô đặc lại thành những hình ảnh.

Rắn trườn vỡ trứng chim rừng

Tôi nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm

Khuya buồn tủi nhục môi em

Mưa bay nhỏ nhẹ qua thềm bơ vơ

Tiếng ru chín đỏ điện thờ

Hoang vu tôi đứng đợi chờ chim kêu

Tay còn ôm giữ tình yêu

Tôi về phố động những chiều hư vô

Ðời đi trên những nấm mồ

Ðau tim em hát cơ hồ khăn tang

Phố chiều tôi bước lang thang

Nuôi con sông nhỏ mơ màng biển xanh

Nửa đêm khói đốt đời anh

Yêu em câm lặng khô cành thu đông

Lời ca ru cạn dòng sông

Trọn đời chạy trốn mống vồng cầu điên

Bỏ mình nước chảy đồi tiên

Theo con chim dại lạc miền thiên hương

Về đâu thương những con đường

Lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa.

(Ngày Sinh Của Rắn, IX)

Vì vậy, khi đọc, ta không cần phải suy tư, triết lý gì nữa. Ta chỉ đọc thơ mà thôi. Và cõi thơ ấy, thật trong sáng; đôi khi thơ dại...

Tôi nằm cho rã chiếu cạp điều

Nước chảy lên vùng phố tịch liêu

Tôi nhớ một lần cây quế mọc

Tôi đứng gọi hương trọn buổi chiều.

(Ngày Sinh Của Rắn, II)

Ðôi khi đơn giản mà đẹp lạ lùng. Ðẹp một cách bất ngờ. Ðẹp hết ý...

Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn

Cây khế đồi cao trổ hết bông.

(Ngày Sinh Của Rắn, III)

Một bài khác, càng giản dị hơn, lời lẽ đơn sơ đến mộc mạc, đơn sơ đến trẻ thơ, chẳng khác gì đi ngược về quá khứ mà làm một bài thơ bằng lời lẽ của tuổi thơ ấu vậy.

Tết Xưa

Lơ lửng bông mồng gà

Chiều ba mươi tết ta

Tôi ôm gà tre nhỏ

Chạy trốn tuổi thơ qua.

Ðến như bài sau này thì hết lời bàn. Cả một đời trăn trở, vật mình với triết lý, ông vẫn cứ như vậy... vẫn bên này nhìn bên kia, đồi này ngóng đồi nọ; vẫn mây trắng bay, vẫn gọi nhau nhỏ nhẹ nỗi nhớ, vẫn sông sâu và ngày tháng đợi chờ ... và vẫn một đêm, một tháng, một năm, một đời, trôi lang thang...

Thiên Sương

Mộng ở đầu cây mơ lá cây

Dòng sông ngừng chảy đợi mây bay

Kêu nhau nhỏ nhẹ sầu năm ấy

Chim hải hồ bay trắng tháng ngày

Tình nhỏ quên rồi em ở đâu

Mây bỏ trời đi tìm sông sâu

Em về lồng lộng như sương trắng

Hồn chết trôi về Thương Hải Châu.

__________

* Tựa đề một tác phẩm của ông: Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất.

flowerba

Trên đỉnh tịch lặng

Rắn trườn lên đồi tây

Rung hết cả rừng cây

Gió về bên đồi đông

Tịch liêu. Chiều. Ráng hồng.

Lang thang ngày mây trắng

Rộn ràng như trẻ thơ

Đêm về trên ngõ vắng

Một mình. Im. Như tờ.

Một đêm đã qua chưa

Hoang vu đất lạnh tăm.

Trên đỉnh tịch lặng ấy

Lật nhẹ bảy mươi năm.

Một đêm đã qua rồi

Anh về, lời buông hết.

Đồi cao. Ngồi. Lặng im.

Hoa trắng rợp phương trời.

(Kính tiễn Thầy Phạm Công Thiện)

Học trò nhỏ của Thầy,

Vĩnh Hảo

flowerba
phamcongthien-3

Phạm Công Thiện,
Con chim lạ lạc miền hoang lương

Lê Ngọc Trác

Vào thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ 20, Phạm Công Thiện là một hiện tượng dị thường trong hoạt động văn học nghệ thuật và triết học ở miền Nam nước Việt. Nhiều người, trong đó có nhà thơ Nguyễn Vỹ đã công nhận Phạm Công Thiện là thần đồng. Sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho, 15 tuổi đầu, Phạm Công Thiện đã thông thạo nhiều ngoại ngữ: Pháp, Anh, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, tiếng Latinh và cả tiếng Phạn. Từ năm 13 đến năm 16 tuổi, Phạm Công Thiện đã có những bài viết về văn học, triết học đăng trên tạp chí Bách Khoa – một tờ báo lớn có uy tín trong giới trí thức ở miền Nam. Ngoài hai mươi tuổi đã viết trên 20 cuốn sách về ngôn ngữ học, văn học, triết học. Phạm Công Thiện còn soạn sách Anh ngữ Tinh âm. Tính đến năm 2000, Phạm Công Thiện đã viết và xuất bản ở trong nước và nước ngoài 30 tác phẩm. Giới trẻ ở miền Nam say mê tác phẩm của Phạm Công Thiện và xem ông như thần tượng của mình. Các tác phẩm của Phạm Công Thiện như: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học(1965), Im lặng phố thẳm(1967), Hố thẳm của tư tưởng(1967), Ý thức bùng vỡ(1970), Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc(1996)... Có sức cuốn hút người đọc một cách kỳ lạ. Phần đông thanh niên miền Nam xem những tác phẩm của Phạm Công Thiện là sách gối đầu giường của mình.

Phạm Công Thiện là một thiên tài. Về học hành, ông không tốt nghiệp một trường đại học nào. Thậm chí, mảnh bằng tú tài cũng không có. Nhưng, với tài năng và tác phẩm của mình, Phạm Công Thiện được mời dạy ở một số trường đại học trong và nước ngoài. Từ năm 1966 đến 1970, Phạm Công Thiện giảng dạy và làm khoa trưởng khoa Văn học và Nhân văn của đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn). Phạm Công Thiện là một trong những người sáng lập và điều hành tạp chí "Tư tưởng" của đại học Vạn Hạnh. Năm 1970, làm giáo sư triết học phương Tây của trường đại học Toulouse (Pháp). Năm 1983, làm giáo sư Phật giáo viện College of Buddhist Students ở Hoa Kỳ. Từ đó đến nay Phạm Công Thiện lúc thì sống ở Hoa Kỳ, lúc thì sống ở Úc, tiếp tục viết sách. Phần lớn tác phẩm của ông là nghiên cứu về Phật giáo.

Cuộc đời Phạm Công Thiện có những dị thường hơn người. Từ một tín đồ Thiên Chúa giáo, đến năm 1964, ông trở thành thầy chùa với pháp danh Nguyên Tánh. Năm 1970, sống tại Pháp, Phạm Công Thiện cởi bỏ áo cà sa, lấy vợ- một người theo đạo Cơ Đốc.

Trong tác phẩm của mình, Phạm Công Thiện đã phủ nhận và lên án các triết gia và các học thuyết từ thời cổ đại đến hiện đại. Có lúc, Phạm Công Thiện còn nặng lời phủ nhận cả Đức Phật Thích Ca và Đức Chúa Giêsu. Cuộc sống Phạm Công Thiện đầy những mâu thuẫn. Phải chăng cuộc đời của thiên tài Phạm Công Thiện gặp nhiều bi kịch: Bi kịch chiến tranh của đất nước, bi kịch của gia đình, bi kịch của bản thân. Từ đó, bùng vỡ ý thức phản kháng thể hiện trên tác phẩm của mình. Nhiều người gọi Phạm Công Thiện là triết gia. Nhưng Phạm Công Thiện chưa bao giờ nhận mình là một triết gia cả. Phạm Công Thiện thường tự nhận mình là nhà thơ. Năm 1966, tập thơ "Ngày sinh của rắn"của Phạm Công Thiện phát hành đầu tiên tại Pháp. Đến năm 1967 được tái bản và phát hành tại Việt Nam. Năm 1988 được tái bản lần nữa và phát hành tại Hoa Kỳ. Đến năm 2000, Phạm Công Thiện cho ra đời tập thơ thứ hai với tựa đề "Trên tất cả đỉnh cao là im lặng"tại Hoa Kỳ, đến năm 2009 được tái bản và phát hành rộng rãi tại Việt Nam.

Phạm Công Thiện quan niệm: "Thơ ca bí nhiệm như một tôn giáo. Thơ ca làm cho chúng ta luôn mơ mộng và suy tư". Trong thơ, Phạm Công Thiện không còn vẻ phản kháng, ngông nghênh như trong các tác phẩm biên luận, phê bình, triết học hay tùy bút. Thơ Phạm Công Thiện mới lạ, mỗi bài là một nét riêng, chuyên chở ý tưởng, cảm xúc, tràn ngập những cung bậc tình cảm đầy tha thiết, đưa người đọc vào những khám phá mới, bắt gặp những sắc màu mông mênh hư ảo.

.................................................. ...........


Năm 1980, Phạm Công Thiện cho ra đời bài thơ "Trường giang Mỹ Tho"với lời thơ mới mẻ, ý thơ sâu sắc. Bài thơ gần với hơi thở của một trường ca. Đây là bài thơ đẹp của Phạm Công Thiện. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã xếp bài thơ "Trường giang Mỹ Tho"vào những bài thơ hay nhất của nền thi ca Việt Nam hiện đại:

"...Thôi nôi con trường giang mọi rợ
tôi mọi mãi mỗi trường an
con diều hâu chạy bắt con chim
con chim lòn qua kẽ núi
lọt ra gió Hải Nam thổi hiu hắt về Trường Sơn
nước Trường Giang mẹ ru chim ngủ
con lớn khôn rồi bỏ mẹ bay xa
Cha con già Trường Sơn con ơi
trường giang đi chảy mãi nửa đời
trường sơn già ngồi đứng hứng mưa
mưa đi từ dưới chân đỏ bồ câu thượng thủy Tây Hồ
con lớn khôn rồi quên đất quên sông
con sông nào Cửu Long chảy từ thượng tứ
Mỹ Tho buồn thây chết trôi sông
Súng nổ bên cầu quay
Mẹ bồng con đóng cửa
Lính Tây dương đang say rượu giao thừa
Bông cúc vàng đầy sân ướt máu
Ba con già con trẻ đi xa
Súng nổ trên mái lầu
Nhà cháy bên hông
Mấy dì con chơi tứ sắc
Con còn nhỏ quá con ơi
..."
(Trích bài thơ "Trường giang Mỹ Tho")

Viết về tình yêu, Phạm Công Thiện viết với một tâm hồn chân thật, đầy cảm xúc, âm điệu nhẹ nhàng gợi cho chúng ta một nỗi niềm cô đơn, xa vắng:

"cô đơn về trắng sương rừng
anh nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm
khuya buồn tủi nhục môi em
mưa run lặng lẽ trên thềm bơ vơ
tiếng em vàng xuống đôi bờ
hoang vu anh đứng đợi chờ chim kêu
tay gầy ôm chặt tình yêu
anh về phố gục những chiều hư vô
đời đi trên những nấm mồ
đau thương em hát cơ hồ khăn tang
phố chiều tôi bước lang thang
như con sông nhỏ mơ màng biển xanh
nửa đêm khói đốt đời anh
yêu em câm lặng như cành thu đông
đời em như một dòng sông
đôi bờ anh đứng giữa lòng hoa niên
mưa chiều nước chảy triền miên
một con chim dại lạc miền hoang lương
về đâu thương những con đường
lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa"
(Bài thơ "Ca sĩ")

Qua thơ, Phạm Công Thiện như "một con chim lạ lạc miền hoang lương". Con chim kỳ lạ ấy từ biển lớn đã bay qua những cánh đồng mênh mông bát ngát của miền châu thổ Cửu Long giang, bay qua những đỉnh núi cao lộng gió giữa trời, hát lên những khúc ca kinh động cả đất trời ngân vọng mãi đến ngàn sau ./.

flowerba

PhạmCông Thiện - Khi thi ca thành tôn giáo
Nguyễn Mạnh Trinh



Phạm Công Thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? phamcongthien7Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời?

Vào những năm thập niên 60 ở Sài gòn, Phạm Công Thiện xuất hiện như một hiện tượng. Sách vở của ông đã được đón đọc nồng nhiệt và trong giới sinh viên học sinh đọc sách của ông là một thời thượng. Họ thích nói về “Ý thức mới trong văn nghệ... triết học”. Họ tán thưởng “Ngày sinh của rắn”. Có người thú nhận thích đọc ông dù chẳng hiểu bao nhiêu. Và trong cái gọi là “họ” ấy có tôi. Một cậu sinh viên mê sách vở và tràn ứ mơ mộng lãng mạn.

Lúc đó, tôi đã nghĩ Phạm Công Thiện là một người viết phê bình như viết tùy bút và viết tùy bút như viết bằng thơ. Tóm lại, với tôi, ông là một thi sĩ dù ông làm thơ không nhiều lắm.

Ðọc lại những bài viết về những nhà thơ của ông, tôi thấy điều đó tới bây giờ vẫn còn chính xác. Ông viết về thơ với cả tâm hồn mình và với những thi sĩ, ông cũng đồng cảm trong cái chia sẽ không cùng của những sợi đàn rung cộng hưởng vì chung tần số.

Tôi đọc thử một đoạn viết về Cung Trầm Tưởng để dẫn tới thơ tình yêu của Appollinaire. Những trang sách cũ đã ố vàng của “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”.

“...Tôi ngạc nhiên. Tim tôi máy động. Cung Trầm Tưởng là ai mà làm thơ tài hoa vậy. Tôi mơ màng. Tôi hình dung những chiếc lá rơi. Tôi nhìn thấy dòng sông Seine lững lờ trôi chảy. Kia là tả ngạn River Gaucheà Kia là đường phố Aumont- Thieville và L' Avenue des Ternesà Kia là những quán cà phê và những kẻ tứ chiếng giang hồ... Kia là cầu Mirabeauà Kia là Mùa Thu mưa rơi kia là Pont Neuf. Oi Oparis. Souvenir. Souvenir. Remember to remember.

Cung Trầm Tưởng làm tôi nhớ đến Appollinaire. Ừ, chỉ có Appollinaire mới có những dòng thơ bất tuyệt để làm sống lại Paris. Nói đến Paris là nói đến Kỷ Niệm, là nói đến Nghệ sĩ, là nói đến tình yêu và tuổi trẻ. Paris là thành phố của những kẻ tứ chiếng giang hồ, của những clochards, của những femmes de joie, của những Henry Miller, những Hemingway, những Gertrude Stein, những Picasso, những Appollinaire.

“Mùa Thu nơi đâu
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín giỏ trái sầu”.
Cung Trầm Tưởng làm tôi nhớ đến Appollinaire:
“'J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'Automne est morte souviens t'en
Nous ne nons verrons plus sur terre
Ordeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toique fe attends...”

Cũng vào Mùa Thu, Cung Trầm Tưởng ngóng chờ người yêu “kiên khổ phút giờ” và “chín đỏ trái sầu” ngóng chờ mong đợi như Appollinaire đã ngóng chờ mong đợi giữa hương thời gian và mùi lá cỏ

Ordeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je attends

Trời đã tối hẳn rồi. Tôi bước vào giường nằm ngủ, mắt nhắm lại, những dòng thơ của Hàn, của Cung, của Appollinaire chan hòa thướt tha đưa tôi vào giấc ngủ triền miên...

Viết về thơ, theo như Phạm Công Thiện không phải là phê bình xếp loại mà phải là ca tung khen ngợi thơ. Ông khẳng định “Nói đến Thơ không khác gì nói đến Thượng Ðế. Phê bình Thơ là làm việc phạm thánh là blasphème.”
Những thi sĩ không phải là loài người họ là những Thiên Thần, những thánh hoặc những quỉ ma. Nếu ta không chấp nhận họ được thì ta phải im lặng; còn nếu chấp nhận họ thì ta phải ca tụng cho hết lời. Ta không được quyền có thái độ của học giả hoặc giáo sư hoặc nhà phê bình. Phải giết hết những nhà phê bình để cho Keats sống, để cho Chatterton đừng chết lúc mới 18 tuổi xanh.

Anh không thể cảm thơ của người ta thì anh hãy im lặng; còn nếu cảm được thì anh hãy thiết tha ca ngợi, đừng e dè giữ gìn gì cả. Không nên có những nhà phê bình thơ mà chỉ nên có những kẻ ca tụng thơ. Thơ là của riêng từng người; không có ai làm thầy ai cả. Phê bình văn nghệ ư? Buồn lắm... Thi sĩ ca tụng thi sĩ? Ðúng quá rồi. Và trong cái bí nhiệm như của một tôn giáo, thi ca đã làm cho chúng ta luôn luôn mơ mộng và suy tư.
Như khi nhìn những con sông cạn cợt của quận Cam.

Không hiểu sao mỗi lần lái xe đi ngang qua những con sông cạn ở thành phố Westminster hay Santa Ana tôi lại thấy bồi hồi. Có một liên tưởng nào từ lòng sông tráng xi măng ở giữa chơ vơ một dòng nước chảy nhỏ nhoi cạn cợt. Cái cảm giác của thiên nhiên bị khuất phục ấy của một dòng nước mùa nắng nhắc tôi tới nguồn nước ào ào sục sôi sau những cơn mưa. Một thi sĩ đã viết:

“Ừ, ta bây giờ như sông cạn
Nước vũng làm sao thành biển khơi
Chí lớn dưng không thành chuyện vãn
Mỉm cười còn mất chuyện muôn đời”

Có hay không, cái tượng hình của Dịch Kinh, hà trung vô thủy? Sông mà không có nước, có phải là sông không? Hay chỉ là gợi ý tới những đi mà không đến. Một câu thơ của Seamus Heaney, thi sĩ giải Nobel Văn Chương năm 1995 trong thi tập The Haw Lantern, chỉ có hai câu:

“The riverbed, dried up, half full of leaves
Us, listening to a river in the trees
(Lòng sông, cạn khô, một nửa phủ đầy những chiếc lá
Cho chúng ta, đang lắng nghe một dòng sông chảy trong cây)

Thi sĩ Phạm Công Thiện đã viết như sau về hình ảnh sông cạn rất thơ mộng này mà chúng ta nhiều khi ít quan tâm khi ngang qua trong nhịp đời hối hả mỗi ngày:

“...Tiếng nói của thơ là dòng nước tuôn chảy bất tận, dù lòng sông có cạn khô chăng nữa thì hồn sông vẫn chảy mãi trên cao Sông đang chảy trên cây và trong cây lá, và sự lắng nghe ở đây đã nhập lưu (sơ ư văn trung/nhập lưu vong sở), không phải chúng ta lắng nghe dòng sông mà chính dòng sông đã chảy vào trong thi nhân, lòng sông khô cạn ở dưới đã nhập vào con sông chảy trên cây; lòng sông khô cạn nửa đầy những chiếc lá thả hồn rào rạt với sông lá trên cao (Hồ Dzếnh: “có một nghìn cây rũ rượi buồn/Một nghìn sông rét vạn hoàng hôn.” Vũ Hoàng Chương: “Ðáy sông bừng dựng Lầu Thơ? Giấc mơ Hồ Ðiệp chẳng mơ cũng thành”...) Tại sao phải làm thơ? Tại sao phải lắng nghe một lần như chưa từng biết nghe trọn đời? Tại sao phải nhìn thấy được một lần duy nhất như chưa từng biết thấy bao giờ? Thi nhân đã một lần nhìn thấy; còn chúng ta thì hãy lắng nghe một dòng sông chảy bất tận trong rặng cây rào rạt chiều hôm nay.

Phạm Công Thiện khi viết về kỷ niệm với nhà văn Võ Hồng, trong tập thơ Ngày Sinh Của Rắn có hai câu thơ, tả cảnh mà tả tình, đẹp một cách đơn giản như phong vị của những câu Hai-Ku:

“Mưa chiều Thứ Bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông”

Và, hình như từ hai câu thơ này, Võ Hồng đã viết truyện ngắn “Hoa khế lưng đồi” như một cách thế đáp tạ người tri kỷ.

Trong một lá thư gửi cho tác giả “Hoài Cố Nhân”, thiền sư thi sĩ họ Phạm viết:

“...Anh V.H. ạ, anh có cần gì phải thuyết giảng philo? Tất cả những trang văn anh, những trang văn rất từ tốn khiêm nhượng kia đều tiềm tàng những tư tưởng triết học rất sống. Nó cao hơn philo nữa, bởi nó là sagesse của quả tim.

Và một Triệu trang giấy Triết Học cũng không đáng giá bằng một tiếng đập của con tim. Anh có nghe rõ chưa? Tôi muốn hét to lên như vậy.
Anh có nghe tim con người đập trong những trang ‘Xuất hành năm mới’, trong ‘Trận đòn hòa giải?’ ‘Xuất hành năm mới’ còn cảm động muôn vạn lần hơn những chuyện mà người ta cho rằng buồn nhất! Những đứa nhỏ Hằng, Hào, và Thủy trong ‘Xuất hành năm mới’ và ‘Trận đòn hòa giải’ là những hình ảnh đau thương nhất trên đời, là những hình ảnh tượng trưng cho tất cả những đứa trẻ ở trần gian này”.

Phạm Công Thiện tâm sự như thế, dù trong ngôn ngữ của ông có một chút gì hơi phấn khích nhưng cũng khá thành thật.

Phạm Công Thiện là một khuôn dáng văn chương rất có ảnh hưởng với những lớp sinh viên học sinh ở miền Nam của thập niên 70, 80. Thời gian ấy, những cuốn sách như “Ý Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết Học”, “Hố Thẳm của Tư Tưởng”, “Ngày Sanh của Rắn”, là những cuốn sách cầm tay của giới trẻ. Từ tác phẩm của ông, mở ra nhiều những cánh cửa. Trước hết, ông là một người sáng tạo nhiều suy tư về cái Mới, về những ngả đường có thể khá lạ lùng đến khi kỳ dị nhưng hấp dẫn. Văn học sẽ phải có những thay đổi, nhất là trong hoàn cảnh một đất nước chiến tranh như Việt Nam. Ngay cả khi làm thơ, thi sĩ như người của hành tinh lạ lạc đến, với ngôn từ khá lạ lùng như đoạn VI của tập “Ngày Sanh của Rắn”.

“Tôi chấp chới
Ðắng giọng
Giữa tháng ngày mơ mộng
Nốt ruồi của hương
Hay nốt ruồi của rigvéda
Tôi mửa máu đen
Trên nửa đêm paris
Tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng
Tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người
Cho quế hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ
Mặt trời có thai!
Mặt trời có thai!
Sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt”.

Nếu bảo giải thích từng câu từng chữ thì có lẽ chính cả tác giả cũng lúng túng. Thơ là những hình ảnh rải rác, thoạt tưởng không liên quan với nhau nhưng trong trình tự cảm nhận lại có một ý nghĩa nào len vào bất chợt những liên tưởng. Có người cho rằng những từ ngữ như thủ dâm thương đế, giao cấu mặt trời, mặt trời có thai... tạo ra cảm giác tức thì với hình tượng có hơi dung tục ấy. Ðó là một cảm nhận. Nhưng, ngay ở thời điểm bây giờ, đọc lại câu thơ, chúng ta vẫn có thể bắt gặp được nét khai phá một cách rõ ràng. Thơ là một cái gì, khác thường lắm, có lúc rất gần cận cuộc sống mà có lúc lại xa nghìn trùng.

Tôi nhớ có lần nhà thơ Phạm Công Thiện nói chuyện với tôi về kinh nghiệm đọc thơ của ông. Lúc ấy, đêm đã khuya và ông có ngôn ngữ của một Lưu Linh đang trong cơn đồng thiếp. Ông đọc thơ Pháp, thơ Anh, thơ La tinh, thơ Việt Nam tiền chiến và hiện đại. Ðọc xong rồi bình, hình như văn chương đã lôi ông vào một cơn mộng.

Nói về kinh nghiệm để có thể tiếp cận với thơ ông đọc một bài thơ thật nhiều lần và sau mỗi lần đọc như thế đều tìm ra những cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy bắt nguồn từ giây phút rất thiêng liêng để con người bắt gặp được những sáng ngời lộng lẫy. Sự kiện ấy James Joyce đã gọi là “a sudden spiritual manifestation” (biểu hiện tâm linh bất ngờ) hay “epiphany” (sự linh hiện). Tương tự, như Xuân Diệu: “phất phơ hồn của bông hường/trong hơi phiêu bạc còn vương máu hồng/nghe chừng gió thoáng qua song...” đó, chính là hồn của thơ, của những giây phút linh hiện mà chỉ có những người tài tử cảm nhận được.

Ở Phạm công Thiện, cái chất thơ đã thành nét đặc thù tinh tế cho văn chương ông. Viết khảo luận, ông mang cái kiến thức rộng lớn tích tụ từ sách vở cùng với hồn thơ để thành những bước đi lãng mạn vượt qua những khô khan câu thúc. Là một triết gia, cái nhận thức để thành những trang giấy cũng có chút thi ca bồng bềnh vào để thành một triết gia thi sĩ. Cái chất lãng tử trong văn chương là một nét thấy rõ. Phạm Công Thiện viết:

“...Tất cả đời sống văn xuôi tẻ nhạt, những công thức, những danh vọng, những khuôn mòn lối cũ, những địa vị xã hội, những mẫu mực khuôn xếp đã thụt lùi ra đằng sau, chỉ còn lại nước chảy của dòng sông và mây chiều của đại dương: mây ở trên cao trôi dưới dòng nước rong rêu của khe biển nho. Thi nhân từ bỏ tất cả lại đằng sau lưng và bước tới trước băng qua cây cầu gỗ mong manh”.

Viết về thơ Seamus Heaney, nhưng trong dòng chữ có cảm khái riêng của một người mà thi ca đã thành máu xương da thịt cho đời sống. Viết những cuốn sách triết học giữa hồn thơ lai láng, cũng giống như viết những trang tùy bút mà chữ nghĩa đã thành những trân trọng nâng niu nhất. Cầm cây bút trong trạng thái tuy phong trần từng trải nhưng vẫn còn sót nét ngây thơ của một người tin tưởng vào những điều nghĩ rằng cần phải tìm kiếm được bằng suy tưởng. Với đời thường, ông sống như lạc lõng bất kể. Nhưng với văn chương, ông là người tinh tế và có can đảm rũ bỏ tất cả để đi lại những bước khởi đầu.

Nhà thơ Nguyên Sa đã có bài thơ vẽ lại chân dung của một nhà thơ tiêu biểu cho một phong cách sống đặc biệt của một người cũng đặc biệt trong một thời kỳ văn học mà sự khao khát những phương trời mới những vóc dáng mới đã thành động lực mạnh mẽ cho sáng tạo. Bài thơ “Nói chuyện phải quấy với Phạm Công Thiện”:

“Người vào tịnh thất sống ba năm
Cất tiếng không lời để nói năng
Buổi sáng thinh không chiều tới chậm
Tiền kiếp chen vô cạnh chỗ nằm
Ta muốn cùng người một tối nay
Ðầu sông uống rượu cuối sông say
Người từ trên núi ta từ biển
Từ giấc mơ nào đã tới đây
Dưới bóng tường im, giữa nhạc không
Ðời như phía trước bỗng mông lung
Thơ như hữu thể mà vô thể
Có cũng xong mà không cũng xong
Sáng dậy ta nhìn tục lụy ta
Những đi không tới đến không ngờ
Xóa luôn thì dứt những tâm thức
Kinh Pháp Hoa nào dậy cách xa?
Trong chín ngàn âm có hải triều
Còn thêm một kiếp nữa phiêu lưu
Này người bỏ sóng sang thuyền tĩnh
Nhớ đứng chờ ta ở cõi siêu”

Nhưng không phải tất cả thơ ông chỉ chuyên chở ý tưởng. Mà, còn chuyên chở cảm giác nữa. Thơ để mang tới những giây phút linh hiện, để người đọc thơ và làm thơ một giây phút tình cờ nào đó gặp nhau trong giao thoa cảm xúc. Có một bài thơ trong tập thơ mỏng về số trang nhưng dầy về ý tưởng, Ngày sanh của rắn, VIII, có những hình ảnh nối liền nhau để thành một chuỗi sinh động liên tưởng luôn biến dịch. Gió, như một cuộc hành trình đi qua đồi tây, đồi đông, đi qua những chặng thời gian tưởng ngắn như một sát na nhưng dài vô tận. Thế mà, trong cái lãng đãng tâm thức ấy, ngôn ngữ nhẹ nhàng như một hồi tưởng để níu kéo cảm nhận của người đọc trong một cảnh giới mơ hồ:

“Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một sớm em về ru giấc ngủ
Bông trời bay trắng cả rừng cây
Gió thổi đồi tây hay đồi đông
Hiu hắt quê hương bến cỏ bồng
Trong mơ em vẫn còn bên cửa
Tôi đứng trên đồi mây trổ bông
Gió thổi đồi thu qua đồi thông
Mưa hạ ly hương nước ngược dòng
Tôi đau trong tiếng gà xơ xác
Một sớm bông hồng nở cửa đông”

Với suy nghĩ của tôi, Phạm Công Thiện là một thi sĩ nghệ sĩ. Không phải là cung cách một phù thủy chữ nghĩa hoa tay bùa chú vào hư vô để thành một văn phong khúc mắc khó hiểu. Mà, là một người ôm tất cả những rộng khắp vào lòng và đi vòng quanh để tìm chân lý. Cái tâm thức vốn tịch lặng của một người thâm cứu Phật Giáo pha trộn vào ý thức muốn nổi loạn phá bỏ cung cách cũ khiến văn chương trở thành một hành trình của một người luôn xông tới đằng trước và không dừng lại. Trong đời sống, phong cách du tử, làm những điều mình thích khiến ông thành một người luôn thấy đêm ngày là hoang vu...

Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm”, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:

Sinh ngày 1 Tháng Sáu 1941 tại Mỹ Tho. Trong gia đình, Thiện là người anh cả. “Người anh không giúp ích gì được cho gia đình nhìn thấy mọi người cha mẹ em út đang lâm vào cảnh sa sút túng bấn. Mà mình thì lận đận lao đao chẳng giúp ích được gì.”

Ðó cũng là một lý do, khiến có lúc Thiện bỏ đi tu ngoài Nha Trang. Thiện đã có lần cùng chúng tôi đem bán từng va ly “Anh Ngữ Tinh Âm” của anh soạn để lấy tiền ăn bánh mì trong những lúc đói rách nhất. Mặc dầu lúc đó báo Phổ thông và Dân ta của Nguyễn Vy bán chạy, lương của Thiện trên mười lăm ngàn (bằng khoảng 150 ngàn đồng bây giờ mỗi tháng) tiền lãnh ra, thiện đem uống rượu say rồi gọi tất cả đám trẻ nít đánh giày lại, các bọn bán báo nghèo đói phân phát tất cả cho chúng trong một khắc đã hết sạch. Qua ngày hôm sau, kiếm lại vài chục uống cà phê là sự thường.

Có người cho ông là thần đồng, soạn “Anh Ngữ Tinh Âm” lúc 16 tuổi. Có người cho ông là một triết gia, tư tưởng gia luôn luôn vật vã với suy tư. Có người cho ông có hiểu biết rộng thông hiểu nhiều ngoại ngữ. Có người cho ông là một người đọc sách chuyên cần với óc thông minh và nhớ lâu không quên. Cũng như có người gọi ông là lãng tử, là một người thích gì làm nấy và luôn miệt mài trên con đường độc hành tìm kiếm những điều bất khả trong cuộc sống.

Với tôi, ông là một thi sĩ và là người viết về thi ca mà tôi yêu thích. Dù, ông “đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất” để tìm “ý thức mới trong văn nghệ và triết học” qua “hố thẳm của tư tưởng” để “im lặng hố thẳm” và, cứ thế hành trình.

flowerba

(xem tác phẩm của Giáo Sư Phạm Công Thiện)

----o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2025(Xem: 516)
Khi lên 11 tuổi, Hòa Thượng được Ngài Thích Nguyên Thần, hiệu Tịnh Thông (vốn là người cậu trong gia đình) dẫn đến Tu Viện Nguyên Thiều, Thôn Đại Lễ, Xã Phước Hiệp, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định để xuất gia tu học. Ngày 15 tháng 4 năm 1970 : Cố Hòa Thượng Thích Đồng Thiện, Đệ Nhất Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều, làm Lễ Xuất Gia chính thức, thế phát cho Hòa Thượng, đặt Pháp Danh là Thị Anh (Hồng Anh), là đệ tử của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Vị Trưởng Ban Sáng Lập và là Giám Viện của Tu Viện Nguyên Thiều.
15/12/2024(Xem: 860)
Lễ Tưởng Nguyện Cố Hòa Thượng Thích Giải Quảng tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (14/12/2024)
06/11/2024(Xem: 1099)
Vào lúc 08h30 sáng nay, ngày 05/11/2024 (nhằm mồng 5 tháng 10 Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức đại lễ Tưởng niệm huý nhật lần thứ 3 (2019-2024) Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Ý, huý Trừng Huệ, hiệu Ấn Bảo, nguyên Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn các chùa Linh Sơn Pháp Bảo (X.Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang), Linh Sơn Pháp Ấn (X. Suối Cát, Cam Lâm) và chùa Linh Sơn Phước Điền (X. Phước Đồng, TP. Nha Trang).
30/10/2024(Xem: 758)
Hòa thượng họ Trần, húy Văn Vinh, pháp danh Chơn Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Thích Bích Lâm. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Giáp Tý (1924) tại phường Đệ Nhị- Nha Trang- Khánh Hòa, thân phụ là cụ Trần Đức Tựu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đủ. Sớm có nhân duyên với Phật pháp, Ngài được Hòa thượng Thích Phước Huệ, chùa Sắc Tứ Hải Đức cho quy y ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thân (1932), pháp danh Chơn Phú. Đến ngày 15 tháng 10 năm Kỷ Mão (1939), Ngài được Hòa thượng cho thế độ, phú pháp tự là Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm. Năm 1945, Ngài thọ Tam đàn Cụ Túc tại chùa Sắc Tứ Hải Đức do Hòa thượng Phước Huệ tái thí, truyền trao giới pháp. Năm 1946 Ngài được đề cử trụ trì Tổ đình Nghĩa Phương.
22/10/2024(Xem: 752)
Hòa Thượng thế danh Lê Đình Nam, sinh năm Mậu Thân (1908) trong một gia đình trung nông, có truyền thống Nho học. ở làng Đại An, xã Kỳ Long (nay là xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Lê Văn Thơ, Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mới. Những năm đầu của thập niên 40, Ngài mới có nhân duyên gặp Phật Pháp và cũng trong thời gian này Ngài cùng với người anh là Lê Trọng Hoàng, em là Lê Tấn Phước cùng với Phật tử Nguyễn Quế phát tâm sáng lập chùa Đại An tại quê nhà vào năm 1944.
21/10/2024(Xem: 637)
Trong đêm dài vô minh, với nổi khổ vô biên của chúng sanh, Chư Phật, Chư Tổ sư, liệt vị Tăng-già đã truyền thắp cho nhau ngọn đèn vô tận để soi sáng cung ma, biến uế độ thành tịnh độ. Trong sự tiếp nối chí nguyện thù thắng đó, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Đệ lục Tăng thống GHPGVNTN đã đem bi tâm phổ hóa quần sanh, thắp đèn tuệ dẫn người ra khỏi rừng tà, vận đức dũng giữ nền đạo thống, dựng đứng dậy những gì đã sụp đổ, mang lý tưởng Bồ-tát đạo dưỡng nuôi chánh tín trong lòng tứ chúng.
20/10/2024(Xem: 960)
Để tưởng niệm, ngày giáp năm của một bậc Tôn Túc mà suốt đời đã phụng hiến cho Đạo Pháp, dân tộc và nhân loại; đã hiến dâng con đường giáo dục tri thức cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau; đã phát nguyện cho công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh được sớm thành tựu viên mãn: “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng.” Dù Hòa Thượng đã chích lý Tây quy, nhưng hình hài và âm hưởng vẫn luôn tồn tại sâu xa trong tâm khảm của mỗi chúng ta, hàng tứ chúng đệ tử Phật. Do vậy, Ban Tổ Chức, nhất tâm đảnh lễ và kính thỉnh chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni từ bi hoan hỷ quang lâm chứng minh, tham dự buổi lễ được tổ chức tại: Địa Điểm: Chùa Kim Quang tại số: 3119 Alta Arden Expy, Sacramento, CA 95825 Thời Gian: 10:00 sáng – 1:00 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 17/11/2024 (nhằm ngày 17 tháng 10 năm Giáp Thìn) Số điện thoại liên lạc: Phó Trưởng BTC HT. Thích Từ Lực số: (510) 331-6899 (tiếng Việt) và phụ tá Thư ký: HTr. Tâm Thường Định: (916) 607-4066 (tiếng Anh)
20/10/2024(Xem: 1024)
Thầy đi rồi cơ nghiệp vẫn còn đây Đại tạng kinh in dấu ấn sâu dày Khúc dương cầm, những áng văn trác tuyệt Tấm lòng son đầy nhiệt huyết quan hoài
10/10/2024(Xem: 1937)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]