Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 315: Phẩm Chơn Thiện Hữu 03

13/07/201514:51(Xem: 12622)
Quyển 315: Phẩm Chơn Thiện Hữu 03

Tập 06

Quyển 315

 Phẩm Chơn Thiện Hữu 03

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm

Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

 

 

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ông nói. Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của sắc không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc; trong cái rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thọ, tưởng, hành, thức.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhãn xứ không có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn xứ; trong cái rốt ráo của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của sắc xứ không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc xứ; trong cái rốt ráo của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhãn giới không có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn giới; trong cái rốt ráo của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của nhĩ giới không có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ giới; trong cái rốt ráo của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tỷ giới không có sự phân biệt thế này: Đây là tỷ giới; trong cái rốt ráo của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của thiệt giới không có sự phân biệt thế này: Đây là thiệt giới; trong cái rốt ráo của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của thân giới không có sự phân biệt thế này: Đây là thân giới; trong cái rốt ráo của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của ý giới không có sự phân biệt thế này: Đây là ý giới; trong cái rốt ráo của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của địa giới không có sự phân biệt thế này: Đây là địa giới; trong cái rốt ráo của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của vô minh không có sự phân biệt thế này: Đây là vô minh; trong cái rốt ráo của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bố thí Ba-la-mật-đa không có sự phân biệt thế này: Đây là bố thí Ba-la-mật-đa; trong cái rốt ráo của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp không nội không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không nội; trong cái rốt ráo của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của chơn như không có sự phân biệt thế này: Đây là chơn như; trong cái rốt ráo của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới, cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của Thánh đế khổ không có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế khổ; trong cái rốt ráo của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bốn tịnh lự không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn tịnh lự; trong cái rốt ráo của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tám giải thoát không có sự phân biệt thế này: Đây là tám giải thoát; trong cái rốt ráo của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của bốn niệm trụ không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn niệm trụ; trong cái rốt ráo của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát không không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát không; trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của mười địa Bồ-tát không có sự phân biệt thế này: Đây là mười địa Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của năm loại mắt không có sự phân biệt thế này: Đây là năm loại mắt; trong cái rốt ráo của sáu phép thần thông cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là sáu phép thần thông.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của mười lực Phật không có sự phân biệt thế này: Đây là mười lực Phật; trong cái rốt ráo của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của pháp không quên mất không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không quên mất; trong cái rốt ráo của tánh luôn luôn xả cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tánh luôn luôn xả.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của trí nhất thiết không có sự phân biệt thế này: Đây là trí nhất thiết; trong cái rốt ráo của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Đà-la-ni không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni; trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả Dự-lưu không có sự phân biệt thế này: Đây là quả Dự-lưu; trong cái rốt ráo của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng không có sự phân biệt thế này: Đây là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả vị Độc-giác không có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị Độc-giác.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của tất cả hạnh đại Bồ-tát không có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả hạnh đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Trong cái rốt ráo của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Này Thiện Hiện! Đây là việc khó khăn của đại Bồ-tát, đó là tuy quán tất cả pháp đều là tướng tịch diệt nhưng tâm không chìm đắm trong nghĩ thế này: Ta đối với pháp ấy, hiện đẳng giác rồi, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, vì các hữu tình tuyên thuyết, khai thị pháp vi diệu tịch diệt như vậy.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì muốn tạo con đường rốt ráo cho thế gian nên phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì muốn tạo cù lao cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Thí như ở trong biển cả, sông ngòi lớn nhỏ, có chỗ nhô cao lên khỏi mặt nước, có thể ở được thì gọi đó là cù lao.

Này Thiện Hiện! Cũng vậy, khoảng trước, sau của sắc đều dứt, khoảng trước, sau của thọ, tưởng, hành, thức đều dứt; khoảng trước, sau của nhãn xứ đều dứt, khoảng trước, sau của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều dứt; khoảng trước, sau của sắc xứ đều dứt, khoảng trước, sau của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều dứt; khoảng trước, sau của nhãn giới đều dứt, khoảng trước, sau của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của nhĩ giới đều dứt, khoảng trước, sau của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của tỷ giới đều dứt, khoảng trước, sau của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của thiệt giới đều dứt, khoảng trước, sau của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của thân giới đều dứt, khoảng trước, sau của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của ý giới đều dứt, khoảng trước, sau của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đều dứt; khoảng trước, sau của địa giới đều dứt, khoảng trước, sau của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều dứt; khoảng trước, sau của vô minh đều dứt, khoảng trước, sau của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều dứt; khoảng trước, sau của bố thí Ba-la-mật-đa đều dứt, khoảng trước, sau của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều dứt; khoảng trước, sau của pháp không nội đều dứt, khoảng trước, sau của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đều dứt; khoảng trước, sau của chơn như đều dứt, khoảng trước, sau của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều dứt; khoảng trước, sau của Thánh đế khổ đều dứt, khoảng trước, sau của Thánh đế tập, diệt, đạo đều dứt; khoảng trước, sau của bốn tịnh lự đều dứt, khoảng trước, sau của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều dứt; khoảng trước, sau của tám giải thoát đều dứt, khoảng trước, sau của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều dứt; khoảng trước, sau của bốn niệm trụ đều dứt, khoảng trước, sau của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đều dứt; khoảng trước, sau của pháp môn giải thoát không đều dứt, khoảng trước, sau của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều dứt; khoảng trước, sau của mười địa Bồ-tát đều dứt; khoảng trước, sau của năm loại mắt đều dứt, khoảng trước, sau của sáu phép thần thông đều dứt; khoảng trước, sau của mười lực Phật đều dứt, khoảng trước, sau của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều dứt; khoảng trước, sau của pháp không quên mất đều dứt, khoảng trước, sau của tánh luôn luôn xả đều dứt; khoảng trước, sau của trí nhất thiết đều dứt, khoảng trước, sau của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều dứt; khoảng trước, sau của tất cả pháp môn Đà-la-ni đều dứt, khoảng trước, sau của tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều dứt; khoảng trước, sau của quả Dự-lưu đều dứt, khoảng trước, sau của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán đều dứt; khoảng trước, sau của quả vị Độc-giác đều dứt; khoảng trước, sau của tất cả hạnh đại Bồ-tát đều dứt, khoảng trước, sau của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đều dứt.

Này Thiện Hiện! Do khoảng trước, khoảng sau này đều dứt nên tất cả pháp đều dứt.

Này Thiện Hiện! Khoảng trước, sau của tất cả pháp này đều dứt tức là tịch diệt, tức là vi diệu, tức là như thật, đó là không, không có sở đắc, con đường dứt ái hết, lìa nhiễm không có gì, vĩnh viễn Niết-bàn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát cầu chứng quả vị giác ngộ cao tột, muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp vi diệu tịch diệt như thế.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm cù lao cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm ánh sáng cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì phá tan đêm dài vô minh, đập vỡ vỏ trứng che khuất hữu tình nhiều lớp đen tối, vì trị liệu mắt nhặm vô tri của hữu tình, khiến cho trong sáng, vì tất cả hữu tình ngu tối làm ánh sáng chiếu soi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm ánh sáng cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm ngọn đuốc cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình tuyên thuyết sáu phép Ba-la-mật-đa, và kinh điển tương ưng bốn nhiếp pháp, nghĩa thú chơn thật để phương tiện giáo hóa dẫn dắt, khuyên họ tu học mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm ngọn đuốc cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm đạo sư cho thế gian, mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn khiến cho hữu tình đang hướng về tà đạo, bỏ làm bốn việc chẳng nên làm; vì họ nói con đường duy nhất khiến về chánh giáo; vì muốn kẻ tạp nhiễm được thanh tịnh; vì muốn kẻ lo sầu được vui vẻ; vì muốn người khổ não được an vui; vì muốn hữu tình phi lý chứng pháp như lý; vì muốn hữu tình lưu chuyển được nhập Niết-bàn mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm đạo sư cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm tướng soái cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị giác ngộ cao tột là muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, sáu phép thần thông vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tánh luôn luôn xả vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm tướng soái cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tại sao đại Bồ-tát vì làm nơi hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị giác ngộ cao tột muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc lấy hư không làm chỗ hướng đến, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ lấy hư không làm chỗ hướng đến, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ lấy hư không làm chỗ hướng đến, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới lấy hư không làm chỗ hướng đến, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh lấy hư không làm chỗ hướng đến, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ lấy hư không làm chỗ hướng đến, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát lấy hư không làm chỗ hướng đến, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không lấy hư không làm chỗ hướng đến, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt lấy hư không làm chỗ hướng đến, sáu phép thần thông cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật lấy hư không làm chỗ hướng đến, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất lấy hư không làm chỗ hướng đến, tánh luôn luôn xả cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết lấy hư không làm chỗ hướng đến, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni lấy hư không làm chỗ hướng đến, tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu lấy hư không làm chỗ hướng đến, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát lấy hư không làm chỗ hướng đến; muốn vì hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật lấy hư không làm chỗ hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn xứ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhãn xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị sắc xứ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhãn giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhãn giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sắc giới cho đến tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nhĩ giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nhĩ giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thanh giới cho đến tánh của các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tỷ giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tỷ giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của hương giới cho đến tánh của các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị thiệt giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thiệt giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của vị giới cho đến tánh của các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị thân giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thân giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của xúc giới cho đến tánh của các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị ý giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của ý giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp giới cho đến tánh của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị địa giới chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của địa giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị vô minh chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của vô minh là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của hành cho đến tánh của lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh giới Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tịnh giới Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị an nhẫn Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của an nhẫn Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tinh tấn Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tinh tấn Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tịnh lự Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tịnh lự Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của phương tiện thiện xảo Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị nguyện Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của nguyện Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị lực Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của lực Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị trí Ba-la-mật-đa chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí Ba-la-mật-đa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không nội chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không nội là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không ngoại cho đến tánh của pháp không không tánh tự tánh là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị chơn như chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của chơn như là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp giới cho đến tánh của cảnh giới bất tư nghì là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị Thánh đế khổ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế khổ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn tịnh lự chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn tịnh lự là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tám giải thoát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tám giải thoát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị bốn niệm trụ chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn niệm trụ là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn chánh đoạn cho đến tánh của tám chi thánh đạo là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp môn giải thoát không chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát không là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị mười địa Bồ-tát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của mười địa Bồ-tát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị năm loại mắt chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của năm loại mắt là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; sáu phép thần thông cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của sáu phép thần thông là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị mười lực Phật chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của mười lực Phật là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của bốn điều không sợ cho đến tánh của mười tám pháp Phật bất cộng là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị pháp không quên mất chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của pháp không quên mất là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tánh luôn luôn xả là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị trí nhất thiết chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí nhất thiết là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả Dự-lưu chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả Dự-lưu là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của Quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị Độc-giác chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả vị Độc-giác là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải chỗ hướng đến, chẳng phải chỗ chẳng hướng đến. Vì sao? Vì tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không; trong tánh không, không có chỗ hướng đến, không có chỗ chẳng hướng đến.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm chỗ hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

 

Quyển thứ 315

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2019(Xem: 8194)
Thượng Toạ Thích Hải Tịnh, pháp danh : Quảng Thiện Phú, Thế danh Hồ Quý Souvannasoth Bounkent. Nối dòng pháp Lâm Tế đời thứ 45. Sanh : ngày 15 tháng 04 năm 1951 - Tân Mão. Trụ thế : 69 năm và 30 Hạ Lạp.
07/04/2019(Xem: 7809)
Trong quyển “Việt Nam Phật giáo sử luận” có đoạn viết về cư sĩ Tâm Minh như sau: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”.[1] Với nhận xét như thế, chúng ta đã cảm nhận được đạo hạnh mẫu mực của một “Pháp sư cư sĩ”, Bác đã tận hiến đời mình cho xã hội, cho đạo pháp.
05/04/2019(Xem: 7903)
Nghệ Sĩ Hài Anh Vũ là một Phật tử thuần thành, Nghệ sĩ hài Anh Vũ chiến đấu với bệnh ung thư nhiều năm nay, song anh vẫn tinh tấn tham gia các hoạt động từ thiện và dự án thiện của giới Phật giáo. Ngày 16.3 vừa qua, Nghệ sĩ Anh Vũ cùng nhóm bạn trong chuyến đi từ thiện ở Bình Phước.
28/03/2019(Xem: 7791)
Phạm Lam Anh là con gái duy nhất của danh thần Phạm Hữu Kính. Bà tên là Phạm Thị Khuê, tự Lam Anh, hiệu Ngâm Si, sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, người làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Huyện Diên Khánh thuộc phủ Điện Bàn có hai tổng là Uất Lũy và Mông Lĩnh, thời Chúa Nguyễn, làng Mông Nghệ nằm trong tổng Mông Lĩnh của huyện Diên Khánh (Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, trang 82). Năm 1823 huyện Diên Khánh đổi tên thành huyện Diên Phước.
27/03/2019(Xem: 6342)
Bài Minh Nói Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế
27/03/2019(Xem: 5312)
Tín Nghĩa tui vào đầu sư học đạo, bổn sư là ngài Viện chủ Trúc Lâm tức Trưởng lão Hòa thượng Thích Mật Hiển, không sớm nhưng cũng không muộn. Tính đến nay cũng trên năm mươi năm hơn. Ngôi Tổ Đình Tây Thiên Di Đà Tự và Ngôi Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh đều do nhà Nguyễn sắc phong. Tuy thế, Tây Thiên là vai cha và Trúc Lâm là vai con. Tây Thiên do Tổ Tâm Tịnh khai sơn, Trúc Lâm do Tổ Giác Tiên, (đệ tử của Tổ Tâm Tịnh) khai sơn. Tổ Tâm Tịnh có Chín vị đệ tử lớn gọi là Tây Thiên Bác học Thạc đức Cửu Giác, đó là :
20/03/2019(Xem: 5667)
Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019), Nhà thơ W. S. Merwin vừa từ trần trong một giấc ngủ hôm 15/3/2019. Trong gần nửa thế kỷ, ông cũng nổi tiếng là một Phật tử, thực tập theo Thiền Tông Nhật Bản. Cuộc đời ông là một điển hình của giới trí thức Hoa Kỳ thập niên 1960-1970s, nhiều người nghiêng về Phật giáo khi nhìn thấy xã hội Hoa Kỳ tranh cãi về Chiến Tranh Việt Nam và khắp thế giới chiến tranh như dường bất tận.
18/03/2019(Xem: 6703)
Vào sáng ngày 17/03/2019, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 Mc Laughlin Avenue, thành phố San Jose đã long trọng tổ chức lễ húy nhật lần thứ 20 Sư Bà Thích Đàm Lựu, người đã khai nguyên chùa Đức Viên vào năm 1980. Đến dự buổi lễ, có Đại lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan, Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Hòa thượng Thích Nhật Huệ, Thượng tọa Thích Từ Lực, Thượng tọa Thích Từ Đức, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Sư Bà Thích Nữ Như Trí cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni và thiện nam tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ và một số tỉnh thành ở Việt Nam.
04/03/2019(Xem: 6922)
Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.
15/02/2019(Xem: 5386)
Trong cuộc sống, người ta thường chọn cho mình một mục tiêu để tiến tới. Riêng tôi, thường tìm về những mưu cầu tâm linh để thăng hoa cuộc sống của mình. Điều làm cho cuộc đời tôi thay đổi khi tôi cảm nhận được ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp đã sáng soi khởi nguồn từ thuở ấu thơ. Có thể nói sự đưa đẩy tìm về ánh sáng Phật pháp đã đến với tôi rất sớm bắt nguồn từ sự thiếu thốn tình thương một người Mẹ của đứa bé vừa lên một tuổi đã mồ côi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]