Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 263: Phẩm Khó Tin Hiểu 82

10/07/201510:44(Xem: 13168)
Quyển 263: Phẩm Khó Tin Hiểu 82

Tập 05

 Quyển 263

 Phẩm Khó Tin Hiểu 82

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

 

 

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn tịnh lự thanh tịnh; vì bốn tịnh lự thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn tịnh lự thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tám giải thoát thanh tịnh; vì tám giải thoát thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tám giải thoát thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn niệm trụ thanh tịnh; vì bốn niệm trụ thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp môn giải thoát không thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát không thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát không thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên mười địa Bồ-tát thanh tịnh; vì mười địa Bồ-tát thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc mười địa Bồ-tát thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên năm loại mắt thanh tịnh; vì năm loại mắt thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc năm loại mắt thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sáu phép thần thông thanh tịnh; vì sáu phép thần thông thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sáu phép thần thông thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên mười lực Phật thanh tịnh; vì mười lực Phật thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc mười lực Phật thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp không quên mất thanh tịnh; vì pháp không quên mất thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp không quên mất thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tánh luôn luôn xả thanh tịnh; vì tánh luôn luôn xả thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tánh luôn luôn xả thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên trí nhất thiết thanh tịnh; vì trí nhất thiết thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên Dự-lưu quả thanh tịnh; vì Dự-lưu quả thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc Dự-lưu quả thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên quả vị Độc-giác thanh tịnh; vì quả vị Độc-giác thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc quả vị Độc-giác thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh; vì tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh; vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh nên cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh, hoặc cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên nhãn xứ thanh tịnh; vì nhãn xứ thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc nhãn xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc xứ thanh tịnh; vì sắc xứ thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên nhãn giới thanh tịnh; vì nhãn giới thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc nhãn giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên nhĩ giới thanh tịnh; vì nhĩ giới thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc nhĩ giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tỷ giới thanh tịnh; vì tỷ giới thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tỷ giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thiệt giới thanh tịnh; vì thiệt giới thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thiệt giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thân giới thanh tịnh; vì thân giới thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thân giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên ý giới thanh tịnh; vì ý giới thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc ý giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên địa giới thanh tịnh; vì địa giới thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc địa giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thủy, hoả, phong, không, thức giới thanh tịnh; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên vô minh thanh tịnh; vì vô minh thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc vô minh thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; vì bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp không nội thanh tịnh; vì pháp không nội thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp không nội thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh; vì chơn như thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh; vì Thánh đế tập thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên Thánh đế diệt, đạo thanh tịnh; vì Thánh đế diệt, đạo thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc Thánh đế diệt, đạo thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn tịnh lự thanh tịnh; vì bốn tịnh lự thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn tịnh lự thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tám giải thoát thanh tịnh; vì tám giải thoát thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tám giải thoát thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn niệm trụ thanh tịnh; vì bốn niệm trụ thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp môn giải thoát không thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát không thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát không thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên mười địa Bồ-tát thanh tịnh; vì mười địa Bồ-tát thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc mười địa Bồ-tát thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên năm loại mắt thanh tịnh; vì năm loại mắt thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc năm loại mắt thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sáu phép thần thông thanh tịnh; vì sáu phép thần thông thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sáu phép thần thông thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên mười lực Phật thanh tịnh; vì mười lực Phật thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc mười lực Phật thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp không quên mất thanh tịnh; vì pháp không quên mất thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp không quên mất thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tánh luôn luôn xả thanh tịnh; vì tánh luôn luôn xả thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tánh luôn luôn xả thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên trí nhất thiết thanh tịnh; vì trí nhất thiết thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên Dự-lưu quả thanh tịnh; vì Dự-lưu quả thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc Dự-lưu quả thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên quả vị Độc-giác thanh tịnh; vì quả vị Độc-giác thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc quả vị Độc-giác thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh; vì tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh; vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh; vì sắc thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên nhãn xứ thanh tịnh; vì nhãn xứ thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc nhãn xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc xứ thanh tịnh; vì sắc xứ thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên nhãn giới thanh tịnh; vì nhãn giới thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc nhãn giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên nhĩ giới thanh tịnh; vì nhĩ giới thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc nhĩ giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tỷ giới thanh tịnh; vì tỷ giới thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tỷ giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thiệt giới thanh tịnh; vì thiệt giới thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thiệt giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thân giới thanh tịnh; vì thân giới thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thân giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên ý giới thanh tịnh; vì ý giới thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc ý giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên địa giới thanh tịnh; vì địa giới thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc địa giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên thủy, hoả, phong, không, thức giới thanh tịnh; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên vô minh thanh tịnh; vì vô minh thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc vô minh thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; vì bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp không nội thanh tịnh; vì pháp không nội thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp không nội thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh; vì chơn như thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên Thánh đế khổ thanh tịnh; vì Thánh đế khổ thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc Thánh đế khổ thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên Thánh đế diệt, đạo thanh tịnh; vì Thánh đế diệt, đạo thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc Thánh đế diệt, đạo thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn tịnh lự thanh tịnh; vì bốn tịnh lự thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn tịnh lự thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tám giải thoát thanh tịnh; vì tám giải thoát thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tám giải thoát thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn niệm trụ thanh tịnh; vì bốn niệm trụ thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp môn giải thoát không thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát không thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát không thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh nên mười địa Bồ-tát thanh tịnh; vì mười địa Bồ-tát thanh tịnh nên Thánh đế tập thanh tịnh. Vì sao? Vì hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc mười địa Bồ-tát thanh tịnh, hoặc Thánh đế tập thanh tịnh đều không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt

 

Quyển thứ 263

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2014(Xem: 7025)
Lễ nhập quan được cử hành tại Bình Quang Ni tự vào lúc 18g00 cùng ngày. Lễ phúng viếng bắt đầu từ 8g00 ngày 9-7 Giáp Ngọ (4-8-2014). Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 4g00 sáng nay, 12-7 Giáp Ngọ (7-8-2014); lễ phụng tống kim quan vào lúc 6g00 sáng cùng ngày. Nhục thân cố Ni trưởng tới đài hỏa táng núi Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm lễ trà-tỳ. Tro cốt của Ni trưởng sẽ được nhập bảo tháp tại Bình Quang Ni tự. Được biết, cố NT.Thích nữ Huyền Tông thế danh Dương Thị Ngọc Cúc, sinh năm 1918 tại P.Đức Thắng, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Vì sớm giác ngộ lý vô thường, nên năm 17 tuổi (1936), Ni trưởng cùng người cô của mình là cố Ni trưởng Huyền Học quyết tâm vào Sài Gòn xuất gia với cố Ni trưởng Diệu Tịnh tại chùa Hải Ấn. Đến năm 1940, Ni trưởng được thọ giới Cụ túc tại Giới đàn chùa Vạn An (tỉnh Sa Đéc). Suốt hơn 2/3 thế kỷ tu học và hành đạo, Ni trưởng đã tham gia vào phong trào đấu tranh yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945, đấu tranh đòi quyền bình đẳng tô
31/07/2014(Xem: 15109)
An Cư Kiết Đông đã qua, Nhưng lời thuyết pháp đậm đà vẫn vương Thích Ca tái thế tình thương Thầy về giảng Pháp con nương nơi Thầy
27/07/2014(Xem: 8025)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh. Tình thương yêu của Ôn luôn tưới tẩm và lan tỏa trong toàn thân con mỗi ngày khi được sống bên Ôn.
24/07/2014(Xem: 12253)
Mới đó mà một năm sắp trôi qua và hai năm cũng sẽ đến ngày viên tịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Giáo Hội Âu Châu mong mỏi thực hiện một Kỷ Yếu nhân lễ Đại Tường (2015) nên đã giao phần gom góp và biên tập bài vở cũng như trang trí quyển Kỷ Yếu nầy cho Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ) và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu) thực hiện. Lâu nay chúng ta đã có một số bài tiêu biểu đã được đăng trên các trang nhà như : quangduc.com, viengiac.de, hoavouu.com và một số trang nhà khác.
22/07/2014(Xem: 32449)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
12/07/2014(Xem: 8654)
Thời gian mãi trôi qua, không gian chưa bao giờ ngừng sự chuyển động và con người cũng phải già thêm, vì không thể cưỡng lại định luật vô thường vốn tự có. Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế Ngài hay dạy cho các vị đệ tử rằng: Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ, nhưng thật ra cái khổ nó cũng không có thật tướng, vì bản thể của mọi hiện tượng đều là không. Sở dĩ có, vì có ái và thủ chấp hữu, nên mới có những tướng sanh diệt. Khi nào không duyên vào bất cứ một hiện tượng hay hình thức nào bên ngoài, thì lúc ấy chúng ta sẽ chứng được thực tướng của Niết Bàn vô sanh vô diệt.
05/07/2014(Xem: 7075)
Hôm nay, dẫu Ni trưởng Thích nữ Viên Minh duyên trần đã mãn nhưng tâm hạnh và sự nghiệp tu tập của Người mãi là kho tàng vô giá, là ngọn Hải đăng cho Ni chúng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đồng tôn ngưỡng hướng về. Ni trưởng thế danh Nguyễn Thị Khiêm Tốn, húy thượng Tâm hạ Huệ, tự Viên Minh, hiệu Trí Uyên, sinh năm Giáp Dần (1914) tại thôn Động Giả, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội (tức tỉnh Hà Đông).
01/07/2014(Xem: 9422)
Ni sư Thích nữ Hải Triều Hạnh, Pháp Hiệu Hoằng Hạnh, Tự Liễu Như, thế danh Trần Duy Hạnh. Sinh năm Ất Mùi 1955 tại Gia Định sài gòn. Ni Sư sinh trưởng trong 1 gia đình gia giáo. Thân phụ là cụ ông Trần Duy Ninh PD: Hoằng Ninh, vốn là em kết nghĩa của Thầy Hải Triều Âm là một y sĩ cùng làm chung một sở y tế với Thầy, khi Thầy chưa xuất gia cụ ông luôn theo Thầy làm trưởng đoàn công tác từ thiện xã hội và Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Hoa Truật, pháp danh Mỹ Dung, sau Hòa Thượng Pháp Chủ đổi tên là Cát Tường vốn là vị hộ pháp thân tín trong thời gian Thầy xuất gia, nhập thất và suốt chặng đường hoằng Pháp của Thầy.
30/06/2014(Xem: 12058)
Video: Hòa Thượng Thích Huyền Quang Một Đời Thao Thức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]